Thái dưong hệ – Phần 8: TDH trong giáo lý của đức DK (I)

Trong các bài trước chúng tôi đã trình bày Thái dương hệ theo giáo lý của Thông Thiên học. Trong bài này và các bài tiếp theo chúng tôi sẽ lần lượt trình bày thái dương hệ theo giảng dạy của đức DK trong các quyển sách của Ngài. Nhân tiện chúng tôi xin nói qua là từ Thông Thiên học trước đây dùng để dịch chữ Theosophy, là một từ của lịch sử để lại, không phản ánh đúng lắm ý nghĩa của chữ Theosophy. Theosophy bao gồm hai từ đơn ghép lại: theos=gods, thần thánh, thiêng liêng và sophy: wisdom=minh triết. Do đó TheosophyMinh Triết Thiêng Liêng thì sát nghĩa hơn là Thông Thiên Học. Ông La Văn Thu trước đây có dùng chữ Thần Triết để dịch Theosophy cũng trong ý nghĩa đó. Tuy nhiên, vì đó là một từ của lịch sử để lại, chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng nó trong các bài viết của mình.

Các bạn có thể hỏi giữa giáo lý của Thông Thiên Học và giáo lý của đức DK về Thái dưong hệ có gì khác biệt nhau nhiều không? Theo chúng tôi, đức DK trong các quyển sách của Ngài vẫn nhất quán trong cách giảng dạy: Ngài đưa ra rất nhiều chi tiết và giáo lý mới mẻ, khác hẳn những gì được giảng dạy từ trước đến nay, nhưng đồng thời Ngài cũng giữ lại nhiều điều không nêu rõ ra, tất cả điều nhằm khai mở trực giác của người học đạo. Do đó, khi đọc các sách của Ngài, chúng ta không thể gặp được sự trình bày rõ ràng như trong sách của Ông C.W. Leadbeater hay bà Annie Besant, mà những tiết được phân tán rải rác đó đây, chúng ta phải đọc, nhớ, liên kết lại, suy diễn mới hiểu được những gì Ngài nói. Một ví dụ là Ngài không nói rõ cấu tạo của các dãy hành tinh trong một hệ tiến hoá như thế nào, mà chúng ta chỉ suy đoán nó trong một vài ám chỉ của Ngài mà thôi.

I. Đức Thái dương Thượng đế (The Solar Logos)

Đấng chủ quản thái dưong hệ của chúng ta là đức Thái dương Thượng đế (Solar Logos), đấng cao cả nhất mà con người trong thái dưong hệ này có thể hình dung được. Ngài là đấng bao gồm tất cả các thiên thần, nhân loại và mọi giới loài trong vòng biểu lộ giới hạn của Ngài. Tất cả sống, hiện hữu, và chuyển động trong Ngài như câu thuật ngữ huyền linh học hay dùng là “In Him we live, move, and have our being”. Đức DK gọi Ngài là the Grand Heavenly Man hay The Grand Man of the Heaven, đấng Thiên Nhân vĩ đại. Sau đây là đoạn trích dịch trong A Treatise on Cosmic Fire nói về Ngài:

[1] Đức Thái Dương Thượng Đế, đấng Thiên Nhân Vĩ đại, cũng có hình thể hình cầu. [1] Vòng giới hạn của Ngài bao gồm toàn thể chu vi của Thái dương hệ và tất cả trong phạm vi ảnh hưởng của Mặt Trời. [2] Mặt Trời giữ một vị trí tương tự như hạt nhân của sự sống ở tâm nguyên tử. Hình cầu này bao gồm trong chu vi của nó 7 dãy hành tinh cùng với 3 dãy tổng hợp, tạo thành số 10 của sự hiển lộ của Thượng Đế. [3] Mặt Trời là thể hồng trần của Thái Dương Thượng Đế, là thể biểu lộ của Ngài, và sự sống của Ngài quét qua 7 hệ thống tiến hoá theo chu kỳ trong cùng ý nghĩa như sự sống của một Hành Tinh Thượng Đế quét 7 lần xung quanh hệ thống 7 dãy hành tinh của Ngài. [4] Mỗi dãy giữ một vị trí tương tự như một bầu trong một dãy hành tinh. Các bạn hãy lưu ý vẻ đẹp trong sự tương đồng này, tuy nhiên vẫn thiếu sự tương đồng trong chi tiết. [5] (GLBN I, 136).

A solar Logos, the Grand Man of the Heavens, is equally spheroidal in shape. His ring-pass-not comprises the entire circumference of the solar system, and all that is included within the sphere of influence of the Sun. The Sun holds a position analogous to the nucleus of life at the center of the atom. This sphere comprises within its periphery the seven planetary chains with the synthesizing three, making the ten of logoic manifestation. The Sun is the physical body of the solar Logos, His body of manifestation, and His life sweeps cycling through the seven schemes in the same sense as the life of a planetary Logos sweeps seven times around His scheme of seven chains. Each chain holds a position analogous to a globe in a planetary chain. Note the beauty of the correspondence, yet withal the lack of detailed analogy. (S.D., I 136.)

Trong đoạn văn trích dẫn ở trên, chúng tôi thêm những con số 1, 2, 3 … nằm trong dấu ngoặc vuông để diễn giải thêm trong phần giải thích. Trong một đoạn văn ngắn ngủi như trên có rất nhiều điều chúng ta phải suy gẫm sâu xa mới hiểu hết những gì Ngài nói. Và nếu các bạn chưa học qua giáo lý của Thông Thiên Học về Thái dưong hệ thì các bạn cũng không thể hiểu được những gì Ngài nói trong đoạn văn trên.

[1] Đức Dk nói rằng Đức Thái Dương Thượng Đế, đấng Thiên Nhân Vĩ đại, cũng có hình thể hình cầu như một hạt nguyên tử, một con người, một hành tinh… Nguyên tử hình cầu thì khoa học đã cho chúng ta biết, các hành tinh như trái đất, hoả tinh, kim tinh … cũng có hình cầu. Con người trong thể thượng trí hay hoa sen chân ngã của mình cũng có hình cầu. Và đức Thái dương Thượng đế cũng không là ngoại lệ, Ngài cũng có một thể biểu lộ hình cầu.

[2] “Mặt Trời giữ một vị trí tương tự như hạt nhân của sự sống ở tâm nguyên tử. Hình cầu này bao gồm trong chu vi của nó 7 dãy hành tinh cùng với 3 dãy tổng hợp, tạo thành số 10 của sự hiển lộ của Thượng Đế.”

Các bạn lưu ý theo Thông Thiên Học thì thái dưong hệ bao gồm 10 hệ hành tinh (Schemes of Evolution), nhưng ở đây đức DK nói hơi khác đi một chút. Ngài nói vòng giới hạn của Đức Thái dương Thượng đế bao gồm mặt trời tại trung tâm và mười dãy hành tinh. Ta phải hiểu rằng đối với thái dưong hệ thì một hệ hành tinh (schemes) cũng giống như một dãy hành tinh trong mối quan hệ hệ hành tinh, và Ngài dùng lẫn lộn hai thuật ngữ trên trong ý nghĩa đó.

Một chi tiết khác là trong 10 hệ thống hành tinh thì có ba hệ Ngài gọi là hệ hành tinh tổng hợp. Tại sao gọi là hệ hành tinh tổng hợp, chúng ta sẽ tìm hiểu về sau.

[3] “Mặt Trời là thể hồng trần của Thái Dương Thượng Đế, là thể biểu lộ của Ngài, và sự sống của Ngài quét qua 7 hệ thống tiến hoá theo chu kỳ trong cùng ý nghĩa như sự sống của một Hành Tinh Thượng Đế quét 7 lần xung quanh hệ thống 7 dãy hành tinh của Ngài.”

Câu này chúng ta cần phải suy gẫm kỹ. Ngài nói mặt trời giống như thể hồng trần (physical body) của đức Thái dương Thượng đế, chứ Ngài không nói toàn thái dưong hệ là thể hồng trần của Ngài. Ở một đoạn khác trong quyển Cosmic Fire, Ngài xem mặt trời tương ứng với luân xa đáy cột sống trong con người.

In the physical body we have the fires of the lower nature (the animal plane) centralised at the base of the spine. They are situated at a spot which stands in relation to the physical body as the physical sun to the solar system.” (TCF 55)

Một chi tiết khác là Ngài nói “sự sống của đức Thái dương Thượng đế quét qua 7 hệ thống tiến hoá theo chu kỳ trong cùng ý nghĩa như sự sống của một Hành Tinh Thượng Đế quét 7 lần xung quanh hệ thống 7 dãy hành tinh của Ngài”. Đây là chi tiết mới mẻ hoàn toàn so với giáo lý Thông Thiên Học giảng dạy. Trong Thông Thiên Học chúng ta biết sự sống của đức hành tinh thượng đế quét qua các bầu hành tinh của một dãy hành tinh bảy lần mà thôi, gọi là bảy cuộc tuần hoàn, chứ chúng ta không nghe nói đến chi tiết trên. Điều này chứng tỏ ngoài cuộc tuần hoàn qua bảy bầu hành tinh, còn có các cuộc tuần hoàn ở cấp độ hệ hành tinh và cấp độ thái dưong hệ. Các cuộc tuần hoàn này được gọi tương ứng là cuộc tuần hoàn hành tinh (scheme Round) và cuộc tuần hoàn thái dương (solar Round). Chúng tôi sẽ trở lại chi tiết này sau này, vì đây là phần mới mẻ hoàn toàn và khác hẳn những gì mà Thông Thiên Học giảng dạy.

Thêm vào đó, nếu đức DK nói rằng sự sống của một Hành Tinh Thượng Đế quét 7 lần xung quanh hệ thống 7 dãy hành tinh của Ngài thì điều đó hàm ý rằng bảy dãy hành tinh của một hệ hành tinh tồn tại đồng thời nhau, chứ không phải nối tiếp nhau trong thời gian như Thông Thiên Học giảng dạy.

 

[5] Ngài nói rằng giữa dãy hành tinh, hệ hành tinh, thái dương hệ … có một sự tương đồng. Điều này tạo nên vẻ đẹp của toàn thể. Câu cách ngôn huyền bí thường được nhắc đến là “As above, so below”, “trên sau, dưới vậy” … và đó là cách mà con người có thể học hỏi về những gì nằm ngoài tầm hiểu biết của mình. Tuy nhiên Ngài cũng lưu ý tuy có sự tương đồng, nhưng đó là sự tương đồng trong những nết chính yếu, chứ chúng ta không nên tìm kiếm sự tương đồng trong toàn bộ các chi tiết.

2 Comments

  1. jupiter nguyen

    Câu nói ” In Him we live, move, and have our being ” ( chúng ra sống , chuyển động và hiện hữu trong Ngài ) thật là tuyệt vời làm sao . Cũng như một giọt nước chứa đựng trong nó tất cả nước của đại dương vậy thì tôi cảm thấy rằng đức Thái Dương Thượng Đế cũng hiện diện trong mỗi chúng ta.

  2. jupiter nguyen

    Câu cách ngôn Huyền bí ” As above , so below ” ( trên sao , dưới vậy ) , thật là tuyệt diệu và mang nhiều ý nghĩa . Tôi nghĩ rằng vì các Chân sư đã có thần thông nên đã nhìn thấy và đã khẳng định chân lý ( hay sự thật ) đó . Vậy thì khi ta có thể hiểu được cái điều mà ta có thể hiểu được thì ta cũng có thể hiểu được ( cho dù là về mặt lý thuyết ) cái điều bao la và vĩ đại vượt ngoài giới hạn tâm trí của ta. Tôi cũng cảm thấy rằng câu nói đó còn mang nhiều ý nghĩa và nhiều ẩn ý lắm .

Leave Comment