Tính phân biện và đức tin

Hội viên hội Theosophia đều thuộc như nằm lòng bốn đức tính căn bản của người học đạo được Krishnamurti nêu ra trong quyển Dưới chân Thầy, đó là:

  • Tính phân biện (Discrimination)
  • Hạnh vô dục (Desirelessness)
  • Hạnh kiểm tốt (Good conduct)
  • Lòng từ ái (Love)

trong đó tính phân biện được xếp đứng đầu, điều đó nói lên tầm quan trọng của tính phân biện. Về một phương diện khác ta có thể xem bốn đức tính nêu trên hướng đến việc làm chủ và chinh phục phàm ngã của ta: thể xác, thể tình cảm, và thể trí, trong đó phát triển tính phân biện là một bước trên con đường phát triển thể trí. Nếu bạn chỉ có đức tin, bạn chỉ có thể là nhà thần bí học (mystic), nhưng để tiến xa trên con đường đạo bạn cần phải trở thành nhà huyền bí học (occultist). (Xem Thư về tham thiền huyền môn, Trân Châu dịch, trang 146-153). Nói thì dễ nhưng thực tế thì rất khó thực hiện. Lịch sử Hội Theosophia thế giới và Việt Nam cho thấy một trong trở ngại mà hội viên thường mắc phải là sự sùng tín quá mức. Sùng tín quá mức dẫn đến huyễn cảm về đức tin (glamour of creeds), huyễn cảm về lòng sùng đạo (glamour of devotion), và huyễn cảm của sự cuồng tín (glamour of fanaticism). Đây vốn là những huyễn cảm đặc trưng của cung 6 và cũng là của thời đại Song ngư vừa qua. (Xem Glamours: a World Problem trang 123). Biểu hiện của các huyễn cảm là tuyệt đối tin tưởng vào những vị các vị giáo chủ, lãnh đạo tinh thần nói mà thiếu sự phán đoán, phân biện và chứng nghiệm nội tâm. Ta có thể kể ra một vài ví dụ của điều nầy trong lịch sử hội Theosophia thế giới và Việt nam như sau:

Hai phát biểu gây tranh cải của bà Blavatsky:

1. Trong huấn thị cho Bộ phận Bí giáo năm 1888 bà Blavatsky cho rằng sau khi bà mất thì Thánh đoàn (The Hierarchy) sẽ không đưa ra bất cứ giáo lý nào qua bất kỳ ai cho đến năm 1975:

Không một vị Chân sư Minh triết nào của phương đông sẽ tự thân xuất hiện hay gởi bất kỳ ai đó đến Âu châu hay Mỹ châu sau thời kỳ đó, và những ai châm trễ sẽ phải từ bỏ cơ hội tiến hóa hơn trong kiếp hiện tại của mình cho đến năm 1975. Đó là Định Luật, bởi vì chúng ta đang ở trong chu kỳ Mạt pháp—Kali Yuga—và 5000 năm đầu tiên của chu kỳ nầy sẽ chấm dứt vào năm 1897. Những giới hạn của chu kỳ nầy quá lớn và hầu như không thể vượt qua được… (Esoteric Papers of Madame Blavatsky, trang 55-56) 

No Master of Wisdom from the East will himself appear or send any one to Europe or America after that period, and the sluggards will have to renounce every chance of advancement in their present incarnation—until the year 1975. Such is the Law, for we are in Kali Yuga—the Black Age—and the restrictions in this cycle, the first 5,000 years of which will expire in 1897, are great and almost insuperable.

Chính điều nầy đã dẫn đến việc hội phủ định tất cả những gì mà bà A.A. Bailey làm trung gian cho đức D.K đưa ra cho thế gian từ 1920-1949; cũng như phủ định tất cả những gì mà các vị Thần triết gia sau bà như Ông C.W. Leadbeater, bà A. Besant … nói và dạy khác với bà. Một sự tin tưởng tuyệt đối vào điều đó đóng kín mọi cánh cửa khác dẫn đến chân lý và thật sự là một huyễn cảm lớn. Sự thật thì trong hội vẫn có hội viên có đầu óc cởi mở vẫn tìm đọc và so sánh, kết luận cho riêng mình. Một ví dụ là Ông Geoffrey Hodson có những nhận xét rất tích cực về tác phẩm The Soul and Its Mechanism của bà A.A. Bailey (Xem Hodson, Geoffrey, World Theosophy Magazine, February 1931 – June 1931, The Theosophical Society, 1931). Nhưng trên danh nghĩa chính thức, hội vẫn tránh né những tác phẩm của A.A. Bailey.

Bài báo Ông Geoffrey Hodson review quyển The Soul and Its Mechanism của bà Bailey.

Bài báo Ông Geoffrey Hodson review quyển The Soul and Its Mechanism của bà Bailey.
********

ONCE more Alice Bailey has placed occult students in her debt. In this new book she presents the latest findings of Western psychologists upon the subject of the glands, and such measure of the Ancient Wisdom as will help the student to a deeper understanding of their functions. The book is a well documented work, every statement being thoroughly well supported by numerous quotations from standard writers both ancient and modern. In her introduction she strikes the keynote of her own life work, as well as of the book under review

Một lần nữa Bà Alice Bailey đã khiến những Học Viên Huyền bí học phải mang nợ Bà. Trong cuốn sách mới này, Bà trình bày những phát hiện mới nhất của các nhà tâm lý học phương Tây về chủ đề của các tuyến (glands), và biện pháp của Khoa Minh Triết Cổ Thời giúp người học viên hiểu biết sâu sắc hơn các chức năng của chúng. Cuốn sách này là một tài liệu được trình bày tốt, mỗi phát biểu đều được hỗ trợ kỹ lưỡng bởi nhiều trích dẫn từ các tác giả tiêu chuẩn xưa và nay. Trong phần giới thiệu của mình, bà gióng lên chủ âm của công việc riêng của Bà, cũng như của cuốn sách mà ta đang xem xét.

2. Trong quyển Giáo lý bí truyền quyển I bà tiên tri một phần lớn châu Âu sẽ bị chìm dưới đáy đại dương như châu Atlantis thời cổ đại, nhưng điều nầy đã không xảy ra.

It is simply knowledge and mathematically correct computations which enable the WISE MEN OF THE EAST to foretell, for instance, that England is on the eve of such or another catastrophe; France, nearing such a point of her cycle, and Europe in general threatened with, or rather, on the eve of, a cataclysm, which her own cycle of racial Karma has led her to. (http://www.theosociety.org/pasadena/forum/f22n11p515_the-doctrine-of-cycles.htm page 646-7)

  Sự thực thì bản thân các vị như bà Blavatsky, Ông C.W. Leadbeater, bà Annie Besant vẫn thừa nhận mình có thể sai lầm, và đòi hỏi người đọc phải có một trí phân biện, không cả tin.

Như trong quyển Giáo lý bí truyền quyển III trang 401, bà lập lại lời Phật dạy trong kinh Kalama Sutta như sau:

các con không nên tin điều nào đó vì nó đã được ai đó nói ra, không tin vào truyền thống vì nó được truyền lại từ xa xưa; không tin vào những lời đồn đoán; không tin vào vào những tác phẩm được cho là do các bậc thánh nhân viết ra; không tin vào những điều tưởng tượng mà chúng ta nghi ngờ là do các vị thánh thần cảm hứng lên trong các con; không tin vào các suy diễn dựa vào các giả thuyết mơ hồ; không tin vào những gì trông có vẻ hợp lý; không tin vào những gì chỉ dựa vào thẩm quyền của các bậc đạo sư. Nhưng các con phải tin vào giáo thuyết, câu nói, bài viết khi nó được chứng nghiệm bởi lí trí và tâm thức của con. Đức Phật kết luận: “bởi thế ta dạy các con không nên tin tưởng chỉ vì con đã nghe, nhưng chỉ khi sự tin tưởng đến từ ý thức của con. Khi đó con hãy hành động theo nó một cách viên mãn…

that we must not believe in a thing said merely because it is said; nor traditions because they have been handed down from antiquity; nor rumors, as such; nor writings by sages, because sages wrote them; nor fancies that we may suspect to have been inspired in us by a Deva (that is, in presumed spiritual inspiration); nor from inferences drawn from some haphazard assumption we may have made; nor  because of what seems an analogical necessity; nor on the mere authority of our teachers or masters. But we are to believe when the writing, doctrine, or saying is corroborated by our own reason and consciousness. “For this,” says he in concluding, “I taught you not to believe merely because you have heard, but when you believed of your consciousness, then to act accordingly and abundantly.”

Lỗi có lẽ nằm ở chúng ta thiếu óc phân biện.

Nêu lên những điều nầy không có chút hàm ý nào đánh giá thấp các bậc đại đức nêu trên, vì thực ra các vị ở vị trí cao tột, rất cao so với chúng ta hiện nay, và chúng ta vẫn mang ơn các vị đã mang ánh sáng đến nhân loại. Tuy nhiên, nhắc nhở trên chỉ nhằm thức tỉnh trong ta sự tỉnh táo cần thiết và một trí phân biện mạnh mẽ. Đó là đặc điểm mà một người học đạo trong thời đại Bảo bình cần phải có. Bạn đọc có thể xem thêm những nhận xét rất sâu sắc của nhà Huyền bí học ẩn danh Henry T. Laurency về Hội Theosophia http://www.laurency.com/L3e/L3e5.pdf

6 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    Tôi cảm thấy rằng trong 2 phát biểu gây tranh cải của bà Blavatsky ( mà thời gian trôi qua chứng minh là nó đã sai lầm rồi ). Thì phát biểu thứ nhất thật là vô cùng tai hại và làm nhiều người không tiếp cận được giáo lý mới của master D.K thông qua bà Bailey trong một thời gian rất dài. Cho tới ngày nay vẫn còn một số người vẫn còn thiếu óc phân biện nên họ vẫn còn tin vào lời phát biểu đó của bà Blavatsky . Tôi cảm thấy rằng lời phát biểu đó của bà Blavatsky thật là đáng nguyền rủa . Có lẽ bà Blavatsky đã mang trong mình huyễn cảm lớn và tự cho mình là chân sư chăng khi dám ngạo mạn phát biểu như thế ?

    • Lê Trần Quốc

      Huynh Jupiter dùng từ nghe nặng quá. Chân sư còn nói mình có thể sai, một đức Chưởng Giáo vẫn cũng có thể sai, ngay cả vị Hành tinh Thượng Đế của ta vẫn chưa toàn hảo. Huống hồ bà Bà Blavatsky nói vậy. Ta cũng không thể hiểu được đường tiến hoá trên cấp cao như vậy của bà ấy cần học hỏi những gì, cũng không chắc được Thiên cơ trong việc ấy thế nào ( có khi nào câu nói của bà ấy đã được sắp xếp sẵn, và cho nhân loại học hỏi tính phân biện) .

      • Jupiter Nguyen

        Vâng, cảm ơn Lê Trần Quốc đã góp ý. Tôi biết lỗi của mình và tôi ân hận lắm nhưng đã lỡ lời rồi làm sao xoá bỏ được.

        . Luôn tiện tôi cũng xin nói thật là tôi thấy nhiều comment của tôi có nhiều sai lầm và không thành thật đặc biệt là trong thời gian đầu khi tôi mới vào website này để nghiên cứu học hỏi.

        . Tôi đã nhiều lần có ý định là sẽ cầu xin Webmaster ( chủ nhân của website này ) hãy xoá bỏ tất cả những comments của tôi từ trước đến giờ nhưng rồi tôi nghĩ Webmaster sẽ không làm như vậy và tôi cũng không muốn làm mất thì giờ của Webmaster vì nếu xoá bỏ những comment của tôi thì Webmaster cũng sẽ xoá luôn những câu trả lời rất hay và đầy tình huynh đệ của Webmaster.

        . Vì vậy luôn tiện đây tôi thành thật xin lỗi Webmaster và quý bạn đọc những comment mà tôi mắc nhiều lỗi lầm trong quá khứ và cũng như trong tương lai.

        . Vì tôi chỉ là một người bình thường đang nghiên cứu và học hỏi mà thôi.

        • webmaster

          Một lời tự sự và cầu thị rất chân thành của một người đã thấm nhuần MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG ?! Mong tất cả các bạn đọc thông cảm cho những sai sót buổi ban đầu của bạn Jupiter Nguyễn ?!

  2. webmaster

    Là người học đạo chúng ta không nên dùng những từ như “đáng nguyền rủa“, nhất là đối với một bậc đạo cao đức trọng như bà HPB. Ngay cả Chân sư DK cũng dành những lời khen ngợi và biết ơn khi nói về Bà trong lời mở đầu quyển sách vĩ đại nhất của Ngài:

    DEDICATED WITH GRATITUDE
    TO
    HELENA PETROVNA BLAVATSKY,

    THAT GREAT DISCIPLE WHO LIGHTED HER TORCH
    IN THE EAST AND BROUGHT THE LIGHT TO EUROPE AND AMERICA IN 1875.

    Dâng hiến với lòng biết ơn:
    đến bà HP Blavatsky,

    Người đệ tử lớn đã thắp sáng ngọn đuốc của mình ở Phương Đông và mang nó đến Châu Âu và Mỹ Quốc năm 1875.

    Ngài còn biết ơn Bà vì những gì Bà đã làm thì chúng ta lại vô ơn hay sao? Đức KH có nói rằng:

    “Vô ơn không phải là tật xấu của chúng tôi”

    Ai cũng có thể có những lúc sai lầm, nhưng không vì thế mà ta phủ nhận tất cả, nhất là một con người vĩ đại như bà HPB, mà nhà huyền bí học Douglas M. Baker cho rằng nay đã là một Chân sư.

    Thân mến

Leave Comment