Trải nghiệm lại các cuộc điểm đạo trong các kiếp trước

Trích bài giảng của Thầy Hiệu Trưởng trong Webinar về Ảo Cảm.
Bản dịch của Thầy MTM

Câu hỏi: Trong mỗi kiếp sống, chúng ta có ôn lại (recapitulate) tất cả các giai đoạn điểm đạo trước đây hay không?

Câu trả lời của tôi là “Cơ bản, có”, và vấn đề chỉ là việc nhận ra việc “ôn lại” đó, vì việc trải nghiệm lại có thể không hoàn toàn mạnh mẽ như khi nhận điểm đạo, nhưng nó sẽ phù hợp với những gì mà nó được cho như là, và một số bạn quay trở ngược lại cuộc sống của bạn và xem những khoảnh khắc tâm linh cao đẹp này là như thế nào. Có thể, chúng là sự trải nghiệm lại một cuộc điểm đạo trước đây, và như tôi đã nói, có rất nhiều sinh viên đang nghiên cứu các tác phẩm của Chân sư DK đã trải qua cuộc điểm đạo đầu tiên, có lẽ không lâu lắm, vì chúng ta phải nhớ rằng ngay cả trong số các đệ tử của Chân sư DK, cũng có một đệ tử chưa được điểm đạo lần đầu.

Nếu như thế, thì những dấu hiệu để bước vào một giai đoạn mới trên Thánh Đạo là gì? Đó là sự Đấu tranh (struggle). Nói cách khác, nếu là sự ôn lại, bạn sẽ “chảy vào dòng kinh nghiệm”, và nó sẽ giáng xuống bạn. Nhưng khi bạn có mục tiêu của một giai đoạn mới, đó sẽ là một cuộc đấu tranh giữa ‘điểm trụ’ mà bạn đã đạt được và điểm trụ ở phía trước, và sự đấu tranh và ‘vùng đất cháy’ trước mỗi cuộc điểm đạo sẽ là dấu hiệu cho thấy đây là một giai đoạn mới. Tất nhiên, bạn phải nhìn vào các hành tinh. Hãy đi đến trang 70 71 của Esoteric Astrology, và bạn sẽ thấy những hành tinh nào có liên quan, những cung nào có liên quan, và hãy phân tích cuộc đấu tranh hiện tại của bạn. Sẽ không có bất kỳ cuộc điểm đạo hay giai đoạn mới nào nếu mà không có sự đấu tranh giữa các cặp đối lập thấp hơn và cao hơn. Vì vậy, đấu tranh và khủng hoảng là dấu hiệu của sự phát triển, đặc biệt nếu có liên quan đến một mục tiêu tinh thần.

Tôi hi vọng điều đó sẽ giúp bạn hiểu thêm chút ít. Hãy điểm lại cuộc sống của bạn vào những lúc cao điểm. Tôi nhớ một thời điểm trong cuộc sống của tôi khi tôi ôn lại cuộc điểm đạo đầu tiên. Tôi nhớ điều đó, và thấy nó giống như là một cái gì đã xảy ra với tôi. Nó đến bất chợt, và tôi nhận ra điều này không phải mới, tôi biết nó là gì. Vì vậy, bạn có thể thấy những điều đó khi bạn trải qua cuộc sống.
Chân sư DK là một Chân sư, và cũng là một Huấn sư , Ngài thực sự mong đợi chúng ta rằng chúng ta sẽ thấy được những gì Ngài đã cung cấp cho chúng ta, và điều đó kích hoạt trong chúng ta điều gì đó mà chúng ta có thể quan tâm. Các nguyên lý rất rõ ràng đối với phàm ngã của chúng ta: chúng ta là linh hồn, chúng ta là Tam nguyên tinh thần, chúng ta là Chân thần. Đây là những nguyên khí và phải có một sự chỉnh hợp trên con đường dẫn từ một người hoàn toàn có ý thức cá nhân thông thường đến một người nhận thức được bản thân mình là một linh hồn, đến một người nhận thức được bản thân mình là một cái gì đó mở rộng hơn về lãnh vực hành tinh, là Tam nguyên tinh thần, và cuối cùng sẽ đến ngày, nhưng đó chưa phải là điểm kết thúc, chúng ta nhận thức được mình là Chân thần, là thực thể bên trong đồng nhất với tất cả các thực thể khác, và cứ thế tiếp tục. Đó là một con đường vô tận bởi vì vũ trụ tiếp tục đến và đi, nhưng nếu xét theo số năm trái đất liên quan đến quá trình này, có thể xem đó là con đường gần như vô tận…

Vì vậy, toàn bộ ý tưởng là chúng ta sống như thế nào? Tôi đặt câu hỏi này cho chính mình—làm thế nào để chúng ta sống như một linh hồn thay vì như một phàm ngã, hoặc nếu chúng ta đang vật lộn đâu đó ở lưng chừng, làm thế nào chúng ta nhận ra điều đó, và chúng ta thực sự phải làm gì để ngày càng sống như thực thể nội tại mà chúng ta gọi là tâm thức trên cõi thượng trí. Đó là mục tiêu của chúng ta, và sau đó các mục tiêu cao hơn sẽ đến.

Michael Stacy hỏi: Có lẽ thử thách không nằm ở bản thân cuộc đấu tranh, mà ở cách chúng ta phản ứng với cuộc đấu tranh?

Về cơ bản, Chân sư DK nói rằng chúng ta hãy tự tạo ra cuộc đấu tranh [make your own struggle]. Hãy đẩy mạnh về phía trước đến mức nó tạo ra sự phản kháng trong cái mà bạn đang thúc đẩy, và khi đó cuộc đấu tranh sẽ tự động giáng xuống. Và khi cuộc đấu tranh đã đến, và chúng ta đã nhận ra các đối thủ, cho dù đó là linh hồn và phàm ngã, hay linh hồn và kẻ chận ngõ, và khi đó cách chúng ta phản ứng với nó tất nhiên sẽ rất quan trọng. Chúng ta có thể ở giữa một cuộc đấu tranh và lạc lối trong cuộc đấu tranh và không có phản ứng thích hợp nào cả. Ý của tôi là đôi khi bạn nhìn vào nhân loại và bạn nói, “Ôi, trời ơi, ở đây không có ý thức gì về những khả năng thực sự có thể xuất hiện và những tác động tiêu cực có thể xuất hiện”. Vì vậy, đưa ra lựa chọn đúng đắn từ giữa cuộc đấu tranh mà bản thân bạn đã tạo ra là rất quan trọng. Đó là lý do tại sao Thiên Bình thực sự cai quản Thánh đạo, đó là con đường của sự lựa chọn chính xác, và nó cũng cai quản Con đường dẫn đến Shambala. Tất cả những điều đó đều có liên quan, và chúng ta luôn phải lựa chọn đúng tại mọi điểm lựa chọn được đưa đến cho chúng ta

[Cô Tuija nói thêm về việc phát triển trí tuệ]

Tôi nhớ Chân sư DK trong Initiation, Human and Solar, Ngài kể chúng ta về thời kì mà con người chưa được kích thích để phát triển trí tuệ, chưa “được cấy’ tia lửa trí tuệ để nó phát triển sau này. Khi người ta nhìn vào tất cả những điều đó, thì ta sẽ thấy trí tuệ quan trọng như thế nào. Đầu tiên, trí có thể nắm bắt mọi thứ. Nó giống như ‘người giải thích’. Và sau đó nó là vật truyền chuyển những năng lượng cao hơn vào thế giới thấp hơn, mà nếu không có sự hỗ trợ của trí tuệ có tổ chức và phát triển, những năng lượng cao hơn không thể đi vào thế giới thấp hơn được.

Thầy MDR:

Quan năng Phân biện (Discrimination) và Phân biện tinh thần (Spiritual Discernment) nằm ở đây trên đồ hình này, ở phân cảnh giới thứ tư và thứ ba của cõi trí.

Và chúng ta hãy nhìn một người vốn là một thực thể tập trung vào thể chất và cảm xúc trong thời kỳ Atlantean, bước vào căn chủng Aryan, căn chủng thứ năm, thì điều bạn nói trở nên cực kỳ quan trọng.

Rất nhiều người ngày nay vẫn đang hoạt động trong tâm thức Atlantis, và họ phải được dạy không chỉ các phương pháp trí tuệ, mà sau đó, họ phải được dạy cách sử dụng trí năng dưới ánh sáng của linh hồn, và đó là những gì mà chúng ta gọi là “giữ trí ổn định trong ánh sáng”, và đó là nơi mà Raja Yoga xuất hiện, cùng với các phương pháp tu tập có bản chất tương tự. Đó là lý do tại sao Chân sư DK đưa ra một hệ thống khó khăn vì có rất nhiều người thích cách tiếp cận thần bí của Hải Vương tinh. Ý của tôi là cách tiếp cận đó tốt, nhưng đó chỉ là một phần của toàn bộ bức tranh, và bạn không thể chỉ dừng ở đó. Việc sử dụng trí phân biện và sự phân biện tinh thần này sau rốt sẽ trở chuyển thành một thứ gì đó rất đáng quan tâm. Nó trở thành sự kết hợp của hai hành tinh chính (master planets) là Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương, và một thành viên thực sự của Thánh đoàn sẽ bao gồm cả hai hành tinh đó. Các Ngài có thể nghiêng về bên này hoặc bên kia. Các Chân sư Minh Triết (Masters of Wisdom) sẽ nghiêng về Thiên Vương tinh, và các Đấng Chúa của lòng Từ bi (Lords of Compassion) như Chân sư Serapis và Chân sư Jesus sẽ nghiêng về phía Sao Hải Vương nhiều hơn, nhưng cả hai điều này phải được kết hợp lại với nhau.
Thần bí học (mysticism) khá yếu trong cách xử lý trí tuệ, và đó là lý do tại sao rất nhiều người từ chối Chân sư DK vì nó đòi hỏi rất cao về mặt trí tuệ. Nhưng cũng có thể các sinh viên lại rơi vào cái bẫy chỉ sử dụng trí tuệ chứ không phải trái tim, và đó không bao giờ là điều mà Chân sư DK nói. Sự kết hợp Sao Kim giữa tâm và trí là giá trị quan trọng nhất. Do đó, khi chúng ta chuyển sang một lĩnh vực kỷ luật mới, chúng ta không được quên nền tảng, điểm trụ mà chúng ta vừa bỏ lại phía sau, bởi vì nó vẫn là nền tảng của chúng ta. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ phản ánh tất cả ba hành tinh tổng hợp—Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Thổ — và chúng ta sẽ phù hợp để trở thành thành viên của Thánh đoàn.

Nhưng có người nói rằng Chân sư DK quá trí tuệ. Vâng, chỉ cần giải thích rằng ‘mentality’ thực sự bắt đầu từ cõi giới Atmic, và rằng cần phải đi theo cách đó vào các thế giới cao hơn, và Đức Phật đã có một tiếp xúc với cõi Trí vũ trụ, và tôi sẽ nói với những người đó, những người đã nói “Ngài quá trí tuệ” như sau: “Bạn không muốn giống như Đức Phật à? Đó là những gì mà Đức Phật đã làm”.
Câu hỏi: Thầy có thể nói nhiều hơn về việc trải nghiệm lại quá trình điểm đạo trong các kiếp trước. Làm sao để phân biệt nó với các cuộc đấu tranh cho một giai đoạn phát triển mới?

Tôi nghĩ việc ôn lại lại mang tính “giải trí” (entertainment) nhiều hơn là một cuộc đấu tranh mới. Vì vậy, đối với tôi, trong cuộc sống của tôi, đã có một số nhận thức nhất định khi tôi nói, “À, điều này tôi đã đạt được. Đây là đỉnh cao của tôi”. Còn ở bước tiếp theo, bước xa hơn, sẽ có xung đột giữa các điểm trụ. Ở lần điểm đạo thứ hai, phải có một sự kiểm soát hợp lý thể cảm dục, và bạn cũng phải có sự khai sáng trí tuệ (mental illumination) và thông tuệ tinh thần (spiritual intelligence). Hai điều đó phải được đạt được. Nhưng sau đó, để đạt đến lần điểm đạo thứ ba, nó phải là bản năng trực giác (intuitive instinct), không phải bản năng tinh thần (spiritual instinct). Vì vậy, bạn đang tiến vào phạm vi phát triển trực giác và cố gắng không nhầm lẫn nó với thứ khác. Có rất ít đệ tử của Chân sư DK đã đạt đến lần điểm đạo thứ ba. Khá chắc chắn rằng bà Alice Bailey và Roberto Assagioli FCD đã đạt đến đó. Tôi không thể chắc chắn rằng bất kỳ người nào khác đã đạt đến điều đó. Đó là một trình độ phát triển rất cao… Nhưng vị điểm đạo đồ bậc ba là một biểu hiện tuyệt vời của Ánh Sáng. Khi Đức Christ trong thân xác của đức Jesus dẫn ba môn đồ đó vào sa mạc, Ngài đã xuất hiện trước họ như một Đấng Chói Lọi vĩ đại, và họ cúi lạy, một cách biểu tượng, trước ngài. Ngài đã thể hiện Ánh Sáng, và đó là Ánh Sáng của Sự đồng hoá (light of identification), Ánh Sáng Của Sự Bao Gồm (light of inclusiveness), Ánh Sáng của sự tham gia vào cái nhiều (participation into the many)… Đó là một cuộc đấu tranh đến từ vị trí bình thường của “tôi là tôi”, “bạn là bạn”.

Do đó, chúng ta phải nghiên cứu trình độ của từng cuộc điểm đạo, và sau đó với sự trung thực nhất có thể, đánh giá mức độ đạt được rõ ràng của chúng ta so với những trình độ đó. Nhưng, như tôi đã nói, câu trả lời chính cho câu hỏi của bạn là việc nhận ra những gì đã đạt được giáng xuống (descend) bạn, chứ không phải sự thể hiện của một cuộc đấu tranh ‘sinh tử’ nào đó cho bước tiếp theo. Bạn đã trải qua vùng đất cháy và bạn nhìn thấy nó, và bạn biết. Đó là những gì tôi muốn nói. Có một sự nhận ra điều gì đó mà bạn đã đạt được, đó là sự tổng kết lại, và sau đó bước tiếp theo là một thách thức lớn, là nhận ra những gì đang diễn ra ở đây, những gì thực sự được đưa đến tôi, và sau đó là sự lựa chọn.

Thầy Hiệu trưởng trích một đoạn trong Chiêm Tinh Học Nội Môn trang 70-71 nói về các hành tinh liên quan đến các cuộc điểm đạo, phần giải thích của Thầy Hiệu trưởng trong ngoặc vuông [].

1. Các đệ tử trên Con Đường Đệ Tử chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Thủy Tinh và Thổ Tinh—một hành tinh đem lại giác ngộ, còn hành tinh kia mang lại cơ hội. [Điều này có đúng cho tôi hay không?]
2. Ở các cuộc điểm đạo khác nhau, ảnh hưởng của các hành tinh tác động vào thí sinh một cách hoàn toàn khác với cuộc điểm đạo trước. Các năng lượng từ các chòm sao tuôn đổ qua các trung tâm lực hành tinh theo chu kỳ.
a. Ở cuộc điểm đạo đầu, đệ tử phải đấu tranh với các lực kết tinh và hủy diệt của Vulcan và Diêm Vương Tinh. Ảnh hưởng của Vulcan đạt đến chính các độ sâu của bản thể của đệ tử, trong khi Diêm Vương Tinh kéo lôi lên trên mặt và hủy diệt tất cả những gì đang cản trở trong các vùng thấp này. [Điều này có đang xảy ra cho tôi hay không?]
b. Ở cuộc điểm đạo thứ hai, ứng viên đến dưới ảnh hưởng của ba hành tinh – Hải Vương Tinh, Kim Tinh và Mộc Tinh. Ba trung tâm lực – tùng thái dương, cổ họng và tim – đều có liên hệ một cách linh hoạt. [Điều gì đang xảy ra trong thể cảm xúc của tôi, mang lại những năng lượng cung 2 để làm yên tĩnh và hài hòa thể cảm xúc?]
c. Ở cuộc điểm đạo thứ ba, Nguyệt Cầu (đang che khuất một hành tinh ẩn giấu) [Tôi cho đó là Vulcan] và Hỏa Tinh mang lại một phân tranh kinh khiếp, nhưng vào lúc kết thúc, con người được tháo lỏng khỏi sự kiềm chế của phàm ngã.
d. Ở cuộc điểm đạo thứ tư [không liên quan nhiều lắm với chúng ta], Thủy Tinh và Thổ Tinh lại mang tới các thay đổi lớn và sự thiên khải duy nhất, nhưng ảnh hưởng của chúng rất khác với kinh nghiệm trước kia. [bởi vì cơ bản bạn đang phân biện giữa Thực và Không Thực]
e. Ở cuộc điểm đạo thứ năm và là cuộc điểm đạo cuối cùng, Thiên Vương Tinh và Mộc Tinh xuất hiện và tạo ra một “cấu tạo có lợi” của toàn thể các năng lượng được tìm thấy trong thiết bị của điểm đạo đồ. Khi sự tái tổ chức này được hoàn tất, lúc đó điểm đạo đồ có thể “thoát khỏi vòng luân hồi (wheel) và lúc đó có thể sống thực sự”.
Vào lúc này năng lượng của mặt trời (đang che lấp một hành tinh thánh thiện, từ trước đến giờ không ai biết) đang sẵn sàng và chắc chắn đi đến con người xuyên qua Thái dương thiên thần. ESOTERIC ASTROLOGY trang 70-71

Leave Comment