CÁC QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO — PHẦN 6

Các Qui Luật của Đường Đạo — P6

Lược dịch từ bình giảng của Thầy Hiệu Trưởng Michael D. Robbins

(Rules of the Road)

Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình.

Đoạn 2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ.

Đoạn 3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Thế nhưng cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình.

Đoạn 4. Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ.

Đoạn 5. Mỗi Khách hành hương trên Đường đạo phải mang theo những gì y cần: một bầu lửa, để sưởi ấm các bạn đồng hành; một ngọn đèn với những tia sáng chiếu lên tâm của mình, cho các bạn đồng hành thấy bản tính sự sống ẩn tàng nơi mình; một túi vàng, y không vung vãi trên Đường, mà để chia sẻ cho người khác; một chiếc bình niêm kín, trong đó y mang theo toàn cả tâm nguyện của mình để đặt dưới chân Đấng đang chờ chào đón y ở cửa Đạo—một chiếc bình niêm kín.

Đoạn 6: Khi dấn bước trên Đường, Khách hành hương phải có tai nghe tỏ rõ, bàn tay giúp đỡ, chiếc lưỡi im lặng, trái tim tự chủ, tiếng nói vàng, chân nhanh nhẹn, mắt rộng mở đón nhận ánh sáng. Y biết mình không độc hành.

Đây là câu cuối cùng. Khi dấn bước trên Đường, Khách hành hương chúng ta đều là người hành hương, chúng ta là Chân thần hành hương qua năm cõi giới tiến hóa của con người và của các đấng siêu phàm. Lưu ý ở đây, câu huấn thị không nói khách hành hương chạy trên đường[1], mà chúng ta là những khách hành hương đang bước đi trên đường. Và sau đây là những gì mà chúng ta phải có, những biểu tượng tai nghe tỏ rõ, bàn tay giúp đỡ, chiếc lưỡi im lặng, tâm hồn tự chủ, tiếng nói vàng, chân nhanh nhẹn, mắt rộng mở đón nhận ánh sáng. Y biết mình không độc hành. Đó là một tổng kết tuyệt vời những gì cần có đối với một khách hành hương, đúng thế không? Với tất cả tốc độ có chủ tâm (all deliberate speed), không vội vàng, không lo lắng—như những gì chúng ta đã học ở phía trước—người hành hương bước đi trên đường.

Tai nghe tỏ rõ đó là sự thấu hiểu. Ý của tôi là nếu ai đó tiếp cận chúng ta, liệu chúng ta có dừng lại để lắng nghe? Liệu chúng ta có thực sự lắng nghe không, hay chỉ giả vờ lắng nghe? Rõ ràng, chúng ta phải thực sự tiếp nhận những gì được nói với sự thấu hiểu. Các đệ tử của Chân sư DK, trong cách nào đó, luôn mong đợi được Ngài lắng nghe, cả trong suy nghĩ của họ, và trả lời thích hợp. Vì vậy, không ai có thể giúp bạn trừ khi họ hiểu bạn, và để hiểu, phải lắng nghe.

Bàn tay chìa ra (bàn tay giúp đỡ) ý nghĩa của cụm từ này khá rõ ràng. Bàn tay chìa ra là biểu tượng của việc phụng sự. Tôi nhớ bà Mary Bailey nói về cái nắm tay nắm chặt, nó không thể cho và cũng không thể nhận. Tất nhiên, đây là biểu tượng cung 1, giống như sao Vulcan. Mary Bailey là người có linh hồn cung 1, nhưng tôi nghĩ bà cơ bản có Chân thần cung 2, và phong cách bà diễn giải thể hiện điều đó.

Nhưng chúng ta có thể cho ra những gì? Vâng, có nhiều thứ mà bạn có thể cho ra, chứ không chỉ có tiền. Chúng ta có rất nhiều tặng phẩm mà chúng ta có thể ban tặng cho những người cần chúng ở các cấp độ khác nhau. Chúng ta có thể cho sự thấu hiểu, chúng ta có thể cho ra tình thương, sự đồng cảm, ánh sáng, tri thức, ý thức về sự tổng hợp của chúng ta… Có rất nhiều cách để có chia sẻ, từ những khí thể mà chúng ta có, và cung cấp cho người hay cho nhóm cần đến chúng một cách tương xứng.

Vì vậy, không cần phải nói nhiều về điều đó. Tôi nghĩ việc chúng ta tham thiền thu hút tiền bạc cho mục đích của Thánh đoàn là việc phụng sự ở mức độ vật chất nhất nhưng rất cần thiết. Việc cho ra áp dụng cho tất cả các mức năng lượng khác nhau.

Chiếc lưỡi im lặng trong các nhóm có tính chất huyền môn này, chỉ trích là một vấn đề lớn, và nói về người khác cũng là một vấn đề lớn. Chân sư DK nói như thế và bà A. Bailey cũng nói thế. Ngài nói, khi bạn nghe những điều xấu xa về một ai đó, bạn nên làm gì? Bạn trở thành một “ngõ cụt”, bất cứ điều gì đến sẽ không thoát ra được. Bạn không thảo luận về người đó, bàn tán về người đó, bất cứ điều gì. Bạn trở thành một “cul-de-sac”. Đó là một kỷ luật khó khăn cho các loại người trí tuệ. Ba lực của ảo cảm là nghi ngờ cung 1, than thân trách phận cung 2, và chỉ trích cung 3. Đây là những nhóm trí tuệ, rất nhiều người đến từ Dãy Mặt trăng, và lưỡi là dụng cụ của cung ba, thật khó để im lặng một cách thích hợp. Không nói khi không cần thiết, nhưng theo tôi nghĩ, không nói những lời chỉ trích phá hoại là điều cần thiết, và tất nhiên nó sẽ bảo tồn năng lượng và sức mạnh.

trái tim tự chủ trái tim của bạn muốn nhiều thứ. Đó là hạt giống của ham muốn. Nhưng trái tim phải biết rằng chỉ những gì linh hồn ham muốn mới có ý nghĩa. Trước tiên, đó là một trái tim tự chủ không vươn tới những thứ có giá trị thấp kém. Nó không thu hút vào chính nó các giá trị nhỏ hơn và các giá trị cá nhân. Nó được rèn luyện để trở thành cơ quan thể hiện “ham muốn của linh hồn” hơn là các ham muốn riêng tư của phàm ngã, và nhiều bài học khó được học ở đây. Và đó là một kỷ luật khó khăn dẫn đến sự buông xả yêu thương. Cuối cùng trái tim phải được rèn luyện.

Và tất nhiên trái tim mang nhiều ý nghĩa: tâm thức, linh hồn, chứ không phải chỉ là một cơ quan…

tiếng nói vàng, là sự pha trộn giữa màu vàng của Hoa sen Chân ngã với Trung tâm cổ họng. Bạn nói những lời vàng ngọc của linh hồn. Bạn nói những lời của linh hồn. Bạn không lãng phí thời gian với tất cả những cuộc nói chuyện vô bổ. Bạn nói những điều thực sự có thể giúp khôi phục con người về bản chất linh hồn thực sự của họ. Trái tim có màu vàng. Trung tâm trái tim trong đầu cũng “phẩm chất vàng “của nó. Nhân Thể hay Hoa sen Chân ngã cũng có phẩm chất vàng. Bạn nên nói những lời dẫn đến những trung tâm cao cả này, và bạn làm điều đó với sự tôn trọng. Và Chân sư cũng chỉ cho bạn cách bạn nói. Bạn phải chú ý thực sự vào việc xây dựng lời nói của mình, nói một cách chính xác, đừng nói thô lỗ… Tất nhiên, ai có thể tuân theo điều này hoàn toàn? Nhưng, dù sao, vàng là màu của chân ngã. Vì vậy, hãy nói những lời dẫn đến chân ngã—chúng là những lời vàng ngọc. Những lời nói sẽ được tán thưởng, được mọi người tiếp nhận và sống với chúng.

Images of the god Mercury or Hermes - Google Search | Sketches ...chân nhanh nhẹn, bạn thường nhìn thần Mercury (Sao Thủy) với đôi cánh ở gót chân. Nó có nghĩa tượng trưng là bạn sẵn sàng tiến ra phía trước, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu vì lợi ích của Chân sư hoặc của Thánh đoàn. Chúng ta phải sẵn sàng thay đổi vị trí của chúng ta ngay lập tức khi cần thiết bởi vì Thánh đoàn có thể cần điều gì đó ở một nơi nào đó.

Bàn chân không chỉ là bàn chân. Nó có thể là tư tưởng được phóng xuất ra. Bạn có thể tự phóng chiếu đến những nơi khác một cách nhanh chóng và thực hiện những việc lặt vặt cần được thực hiện. Điều này ngược lại với Tapas, ngược lại với sự trì trệ, quán tính. Do đó, chúng ta không phải là những con sên. Chúng ta sẵn sàng để đi trực tiếp hoặc trong thể trí hay tâm thức đến nơi cần chúng ta. Vì vậy, nếu một nơi nào đó ở xa cần tôi đến, tôi có thể phóng xuất tư tưởng của mình.

mắt rộng mở đón nhận ánh sáng Con mắt của Linh hồn (Eye of the Soul) không phải là con mắt thứ ba (Third Eye) như chúng ta thường nghĩ, không phải mắt phải, mắt trái, v.v. Và linh hồn, theo cách nào đó, là con mắt nhìn ra từ giữa hai. Chúng ta cũng có Con Mắt của Shiva tổng hợp các cặp đối lập, và với con mắt đó, chúng ta sẽ thấy ánh sáng của Linh Hồn, ánh sáng của Thiên Cơ, ánh sáng của Tam nguyên tinh thần, ánh sáng của Chân thần, ánh sáng của Ý Chí Thiêng Liêng. Chúng ta sẽ thấy những điều đó. Và khi nào thì Con Mắt đó mở ra? Vâng, ngay từ lần điểm đạo đầu tiên, nó dần mở ra. Vào thời điểm của lần điểm đạo thứ ba, nó sẽ là một công cụ bán hữu ích, và tiếp tục mở ra cho đến khi nó, với sự hợp tác của con mắt của linh hồn được tìm thấy ở trung tâm đầu, tiết lộ các thế giới nội tại. Nhưng đó là một chủ đề hoàn toàn khác.

Nhưng như chúng ta có thể thấy, tôi vì cái này, bạn vì cái đó; hay bạn vì cái đó, tôi vì cái này, và chúng ta chiến đấu với nhau. Giống như trong chính trị, tôi có giá trị của tôi, bạn có của bạn, giá trị của bạn là xấu, giá trị của tôi là đúng đắn… con mắt tổng hợp bị thiếu, không thấy được sự tổng hợp, thiếu ánh sáng chiếu vào để hòa giải của các mặt đối lập vốn không thực sự đối lập, hoặc là hai phần của một tổng thể. Vì vậy, chúng ta phải khai mở tuyến tùng—không, không phải tuyến tùng mà là đối phần dĩ thái của nó, nhưng nó sẽ có ảnh hưởng đến tuyến tùng và một phần của não nơi mà huyền thuật được thực hiện xung quanh khu vực tuyến tùng. Điều này sẽ cho chúng ta con mắt mở của Shiva, con mắt tổng hợp, con mắt kết nối với Ý Chí Thiêng Liêng, kết nối với Hiện Tồn, và chúng ta sẽ không phải là một người phiến diện, nhìn thấy chỉ một phía. Nó sẽ không phải là cái này hay cái khác. Nó sẽ là cả hai và trong một sự tổng hợp

Và dòng cuối cùng. Y biết rằng y không độc hành, và điều này được lặp nhiều lần trong Các Qui Luật của Đường Đạo, vì vậy nó rất quan trọng. Có lẽ thỉnh thoảng ai đó phải đi một mình. Một số vị Độc Giác Phật Cung 1 thực sự phải đi một mình. Các Ngài không thể chờ đợi và nhiệm vụ của các Ngài là như vậy.

Nhưng nói chung, tâm thức nhóm, đi cùng nhau, nắm lấy bàn tay của huynh đệ khi bạn đi qua cánh cửa thực sự của điểm đạo, hơn là đi qua cánh cửa hẹp mà bạn không thể vượt qua, bởi vì đó chỉ là sự tưởng tượng của bạn, và bạn chỉ đang cố gắng vượt qua chính mình vì những mục đích đầy tham vọng. Bây giờ thời đại của tâm thức nhóm đã đến, và chúng ta hành hương cùng nhau, cùng nhau đi qua cánh cổng đó và cùng nhau trải nghiệm sự Chuẩn Nhận của Lửa[2], và đó sẽ là phương thức điểm đạo trong thời đại mới, đặc biệt cho các lần điểm đạo ​​thứ 1 và thứ 2, và một phần cho lần điểm đạo thứ ba sau đó. Với lần điểm đạo thứ ba, có một chút giảm bớt về số lượng ứng viên có thể đi qua cùng một lúc.

Nếu tôi là bạn, và nếu tôi là tôi, tôi sẽ đọc những Qui Luật này ít nhất một lần một tuần. Chúng thật đẹp và thật tốt, và trong cách nào đó, chúng rất cần thiết. Và nếu chúng ta muốn thực sự bước đi trên đường Đạo và nhận ra rằng chúng ta là Con đường, thậm chí chúng ta không phải trở thành con đường, mà chúng ta đã là con đường, chúng ta hãy nhắc nhở bản thân về những dòng thơ cổ này trong ngôn ngữ cổ xưa, và cố gắng thực hiện chúng.

Hỏi và Trả lời

1. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Thế nhưng cũng không có thời gian bỏ phí. Có sự mâu thuẩn gì ở đây không?

Vâng, nó dường như mâu thuẫn. Chúng ta dấn bước về phía trước, không đánh mất một giờ nào, nhưng đồng thời rất thận trọng. Bạn có thể cách làm việc dưới ảo lực (mayavic), chạy lanh quanh như con gà mất đầu trong câu chuyện ngụ ngôn[3]. Bạn có được sự kích thích về tinh thần, và mọi người bắt đầu vỗ cánh và chạy xung quanh sân vườn. Nhưng nếu bạn thực sự biết sự khẩn cấp, cần kíp, có tình trạng khẩn cấp, bạn sẽ tận dụng tối đa khả năng của mình để tiến về phía trước. Chân sư DK nói, “Hãy sắp xếp tốc độ”, nhưng hãy làm điều đó một cách rất thận trọng. Vì vậy, bạn “không dẫm qua dây buộc” [4] và bằng cách nào đó làm cho quá trình chậm hơn do phạm sai lầm khi bạn bước đi. Vì vậy, việc tiến bước về phía trước có nghĩa, như bà Mary Bailey đã nói, “Hãy đi với tất cả tốc độ có chủ ý”, nhanh nhất có thể mà không ảnh hưởng đến độ chính xác và hiệu quả của bạn, và đó là những gì tôi muốn nói.

Trong câu chuyện cổ Rùa và Thỏ, thực sự thỏ có thể chiến thắng cuộc đua, nhưng với sự thiếu đều đặn và bất thường, nó đã thua và con rùa đã thắng vì rùa cứ miệt mài, đều đặn đi với tất cả tốc độ có thể một cách có chủ ý. Đó là cách tôi hiểu điều đó.

2. Luôn có câu hỏi về điều có giá trị lớn hơn, chứ không chỉ là câu hỏi giữa tốt và xấu. Đó là một câu hỏi về điều tốt hơn và tốt hơn nữa, và Ngài cảnh báo chúng ta về điều này, để luôn đưa ra những sự lựa chọn phân biện tốt nhất.

3. Nước là biểu tượng của bản chất cảm xúc, của dục vọng, của luân xa tùng thái dương, và cũng là nước của không gian và các năng lượng khác nhau mà Bảo Bình phân phối— “Nước của sự sống cho những người đang khát”. Điều này phải thực hiện với các năng lượng cao hơn được tìm thấy trong không gian nói chung. Do đó, có rất nhiều thứ có thể được ban tặng, và chúng sẽ nuôi dưỡng—trừ khi chúng chỉ dành cho bạn.

4. Là một người chữa lành bạn giúp đỡ rất nhiều người. Vì vậy, đôi khi chúng ta phải đặt ham muốn của mình sang một bên và dành thời gian để giúp đỡ. Đôi lúc tôi cảm thấy bực mình khi phải ngừng công việc, “Chà, tôi phải làm việc này ngay bây giờ à?”. Nhưng đó là bài học của Hercules: bạn dừng lại và giúp đỡ tối đa có thể khi nhu cầu trước mắt được đưa ra. Đó là một bài học tốt. Tôi nghĩ đó là cho tất cả chúng ta, và điều tuyệt vời là người dừng lại và giúp đỡ huynh đệ đang gặp khó khăn, và điều kỳ diệu là y thấy mình tiến bộ hơn, và đó có vẻ là một nghịch lý.

  1. Nguyên văn: as he walks upon the Road—khách hành hương đi (bộ) trên đường
  2. Accolade of Fire: Ý nói trải qua Điểm Đạo.

    Ở đây không thể công bố các chi tiết của giai đoạn kế tiếp, ngoài việc mô tả bằng những lời “lửa từ trên trời giáng xuống.” Nhờ xướng lên một số từ và nhóm từ, vốn là một trong những bí mật của điểm đạo và thay đổi theo từng cuộc điểm đạo, mà điện lực cần được sử dụng giáng xuống trên Thần trượng, truyền qua tâm và bàn tay của Đấng Điểm Đạo, đến với Ba Vị đứng theo hình tam giác trước ngôi của Ngài. Đến lượt các vị này nhận điện lực và dùng tác động của ý chí luân chuyển nó qua tâm các Ngài rồi truyền sang các vị Bảo trợ. Các vị Bảo trợ lại dùng tác động của ý chí, chuẩn bị truyền mãnh lực đó đến luân xa cần được kích thích trong cơ thể điểm đạo đồ (tùy từng cuộc điểm đạo). Kế đến là một thời khoảng thú vị, trong đó ý chí thống nhất của ĐĐCG được hoà hợp để truyền mãnh lực mà Thần trượng đã làm luân chuyển. Đấng Điểm Đạo xướng lên linh từ, và mãnh lực được thực sự phóng vào các thể và các luân xa của điểm đạo đồ, tuôn xuống qua các luân xa trên cõi trí, qua các luân xa cảm dục, đến các luân xa cấp dĩ thái, là nơi cuối cùng nó được hấp thụ. Đây là khoảnh khắc tuyệt diệu đối với điểm đạo đồ, giúp y thấu hiểu chân lý tuyệt đối thực sự của câu nói “Thượng Đế là một ngọn lửa đang thống ngự”. Không còn chút nghi ngờ, y biết rằng hoả năng và điện lực tạo thành toàn thể vạn hữu. Y thực sự tắm trong lửa thanh luyện; y thấy lửa ở mọi phía, tỏa ra qua Thần trượng, luân chuyển quanh Tam giác, và đi qua các thể của hai vị Chân sư bảo trợ. DDTNLVTDH Trang 133

  3. Run like a headless chicken hay run like a chicken without head: câu thành ngữ, mô tả lảm việc mà không có bất kỳ chủ định nào. Ngày xưa, người ta giết gà bằng cách chặt đầu, và con gà mất đầu trước khi chết chạy xiên xẹo trong sân.
  4. The idiom kick over the traces goes back at least to the 1800s and refers to the straps that attach a horse, oxen or other draft animal to the wagon it is pulling, known as traces. If an animal kicks over the traces, it steps over these leather straps. This makes it impossible for the driver to control the animal.

Leave Comment