CÁC QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO — PHẦN 5

Các Qui Luật của Đường Đạo — P5

Lược dịch từ bình giảng của Thầy Hiệu Trưởng Michael D. Robbins

(Rules of the Road)

Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình.

Đoạn 2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ.

Đoạn 3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Thế nhưng cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình.

Đoạn 4. Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ.

V. Each Pilgrim on the Road must carry with him what he needs: a pot of fire, to warm his fellowmen; a lamp, to cast its rays upon his heart and show his fellowmen the nature of his hidden life; a purse of gold, which he scatters not upon the Road but shares with others; a sealed vase, wherein he carries all his aspiration to cast before the feet of Him Who waits to greet him at the gate—a sealed vase.

Đoạn 5. Mỗi Khách hành hương trên Đường đạo phải mang theo những gì y cần: một bầu lửa, để sưởi ấm các bạn đồng hành; một ngọn đèn với những tia sáng chiếu lên tâm của mình, cho các bạn đồng hành thấy bản tính sự sống ẩn tàng nơi mình; một túi vàng, y không vung vãi trên Đường, mà để chia sẻ cho người khác; một chiếc bình niêm kín, trong đó y mang theo toàn cả tâm nguyện của mình để đặt dưới chân Đấng đang chờ chào đón y ở cửa Đạo—một chiếc bình niêm kín.

Bình giảng

Mỗi Khách hành hương trên Đường đạo phải mang theo những gì y cần: Mỗi người hành hương trên đường phải tự mang theo bên mình những gì anh ta cần: một bầu lửa, để sưởi ấm các bạn đồng hành; một ngọn đèn với những tia sáng chiếu lên tâm của mình, cho các bạn đồng hành thấy bản tính sự sống ẩn tàng nơi mình; một túi vàng, y không vung vãi trên Đường, mà để chia sẻ cho người khác; một chiếc bình niêm kín, trong đó y mang theo toàn cả tâm nguyện của mình để đặt dưới chân Đấng đang chờ chào đón y ở cửa Đạo—một chiếc bình niêm kín. Chúng ta lưu ý, chân sư DK lặp lại hai lần một chiếc bình niêm kín, vì vậy nó phải quan trọng.

Trước tiên, một bầu lửa Chúng ta đang nói về Lửa Thái dương (Solar Fire) ở đây, không phải là một bầu của Lửa do Ma Sát (Fire By Friction). Đây là sự ấm áp của tình đồng đội, đồng chí và của lòng nhân ái. Chân sư DK đã nói, “Hãy ngọt ngào, tử tế, và nhân ái. Hãy giữ im lặng và ánh sáng sẽ tuôn vào”[1]. Vì vậy, toàn bộ ý tưởng là với Lửa Thái dương từ trái tim. Chúng ta giúp đỡ đồng đội của mình bằng cách đánh giá cao họ, bằng cách để cho tình thương và thiện chí được thể hiện. Họ không cảm thấy lạnh lẽo khi ở bên chúng ta vì chúng ta có một ngọn lửa trong trái tim.

Tôi nhớ khoảng 40 năm trước đây, một lần tôi đã qua Aspen Colorado với những con của tôi. Tôi dừng lại ở một địa điểm, và người phụ nữ điều hành nơi đó là một người Đức. Tôi để ý đến một dấu hiệu trên chiếc bàn làm việc. Những từ này có nghĩa là “Hãy để mặt trời trong trái tim của bạn”, và tôi đã ồ lên, “Đây đúng là bài học cho tôi!”. Nó đã gây cho tôi một ấn tượng rất sâu đậm.

Do đó, chúng ta sẽ phải làm gì khi ở bên bạn đồng hành của mình? Vâng, bạn hãy có Mặt trời trong trái tim của bạn, và hãy sử dụng bình lửa đó để sưởi ấm bạn đồng hành bởi vì hơi ấm cho phép mọi thứ phát triển và khai mở, nhưng đó phải không là sức nóng dữ dội có thể đốt cháy mọi thứ, hoặc không cò gì cả bgao5i trừ sự lạnh lẽo. Vâng, bình lửa Thái dương thúc đẩy và ấm áp.

Một ngọn đèn là ánh sáng của giác ngộ với những tia sáng chiếu lên tâm của mình, những gì bạn mong muốn sâu sắc, cho các bạn đồng hành thấy bản tính sự sống ẩn tàng nơi mình; bạn là tấm gương cho các bạn đồng hành. Vì vậy, bạn mời các bạn đồng hành vào bên trong bạn, cho họ biết bạn là ai. Những người bạn gặp trên đường dạo, bất kể là ai, cũng có thể nhìn thấy bạn và thấy động lực và mong ước sâu sắc nhất của bạn, và bạn cho phép điều đó xảy ra. Dù bạn dễ bị tổn thương tại thời điểm đó—bị tổn thương vì tình thương của bạn, thế nhưng bạn tham gia vào khả năng phát triển này bởi vì nó sẽ giúp đỡ người khác.

Có rất nhiều thứ chúng ta có thể suy ngẫm về điều đó, và cách thức chúng ta thực hiện yêu cầu thứ hai này. Rất nhiều người đã sợ hãi về điều này.

Nhưng đây là điều mà Chân sư DK đã nói với một trong những đệ tử của mình, “Em đã khảo sát tâm lý mọi người, thế em có sẵn lòng chấp nhận trải qua quá trình tâm lý tương tự và chấp nhận cái nhìn của nhóm (group gaze) không?” [2] Đó là một câu hỏi, nhưng vấn đề ở đó. Chính ở đây, sự khiêm nhường cho phép người khác vào, và nói chúng ta là các huynh đệ, chúng ta là những người cùng chí hướng. Hãy bước vào và chúng ta bước đi cùng nhau. Trong thư cho các đệ tử, Chân sư DK rất thường dùng cách xưng hô: Bạn thân mến, và Ngài sử dụng cách xưng hô đó như cách thức cho phép mọi người vào tâm thức Ngài, cho thấy Ngài làm việc rất chặt chẽ với họ—không phải chỉ như là bề trên—mặc dù Ngài thật sự là Sư Phụ và mọi người đều nhận ra điều đó.

Một túi vàng, tượng trưng cho sự hỗ trợ tài chính cho toàn bộ công việc y không vung vãi trên Đường, mà để chia sẻ cho người khác; Vâng, chúng ta có thể là những đứa con lưu lạc (prodigal son) và chúng ta có thể lãng phí. Chúng ta có thể chi tiêu không chính đáng. Chúng ta có một ý thức kém cỏi về giá trị. Chúng ta có thể phung phí năng lượng của mình, phung phí của cải, phung phí prana, vàng, và rất nhiều tài sản khác. Nhưng giờ trên Đường đạo chúng ta không nên như thế nữa. Chúng ta phân bổ tất cả điều đó một cách đúng đắn để những giá trị cao cả nhất mà chúng tôi nhận thức được có thể được nuôi dưỡng.

Đó là trách nhiệm tài chính của mỗi người chúng ta, đó là trách nhiệm năng lượng của mỗi người chúng ta. Nếu một người chữa bệnh phung phí tất cả sinh lực prana của y vào tất cả những thứ không cần thiết, thì khi cần chữa lành thì công việc sẽ ra sao? Do đó, như câu ngạn ngữ cổ, bạn phải gìn giữ năng lượng, thu thập nó, giữ nó để ban phát đúng cách, để thúc đẩy những gì phù hợp với Thiên Cơ.

một chiếc bình niêm kín, trong đó y mang theo toàn cả tâm nguyện của mình để đặt dưới chân Đấng đang chờ chào đón y ở cửa Đạo—một chiếc bình niêm kín. Một chiếc bình niêm kín là một cảnh báo. Chúng ta không chạy đi khắp nơi và tuyên bố, “Này, hãy nhìn xem. Tôi sùng kính như thế nào. Tôi ước vọng những điều tinh thần ra sao. Tôi mong muốn đạt đến Vương Quốc Thiên Đàng biết bao!”. Bởi như thế, chúng ta đang lãng phí khát vọng của mình. Khát vọng giống như nhiên liệu, và nếu chúng ta nói về nó mọi lúc, nó sẽ bị mất.

Có bốn bức màn che trên phân cảnh giới dĩ thái: bức màn của sự xung động, bức màn của sự biến dạng, bức màn của sự chia rẻ, và cái cuối cùng là bức màn của khát vọng. [3] Khát vọng là điều tốt khi nó giống như một ngọn lửa lớn thúc đẩy bạn tiến lên và hướng lên. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng mọi người phải biết điều đó, ngoại trừ khi sự thể hiện là điều khôn ngoan. Bạn luôn phải là người phán đoán về thời điểm mà bạn có thể tự tiết lộ , và nếu bạn giữ chiếc bình khát vọng được niêm kín, khát vọng đó sẽ thúc đẩy bạn ngày càng nhiều hơn để làm điều đúng đắn, học điều đúng đắn, thành công hơn về mặt tinh thần trong việc giúp đỡ nhiều người.

Và ở cuối con đường, Chân sư của bạn chờ đợi. Khi đó, bạn có thể dâng hiến nó khi kiếp sống của bạn kết thúc đã qua. Bạn biết rằng, về cơ bản, bạn đã đặt kho báu tình thương trước Chân sư và sẵn sàng để có một chiếc bình mới sau đó. Nhưng hãy đừng phá vỡ dấu niêm trên chiếc bình đó, vì bạn sẽ đánh mất năng lực và không hoàn thành được nhiều công việc phụng sự như bạn có thể.

  1. Therefore, be sweet and kind and good as far as in thee lies. Keep silence and the light will enter in. White Magic 474
  2. Đệ tử H.S.D— Harriet Richards, sinh ngày 9/30/1884, USA. Nguyên văn trong DINAI 571:

    Have you ever thought, my brother, how enthusiasm, being of an astral nature, can blur the vision? This is the first question which I seek to put before you as you join my group of disciples. The second question is: Are you willing to submit to as intensive a psychologising in your own case as that to which you seek to subject others? Your answer to both these questions will be, I know, in the affirmative, for of your intense sincerity and your one-pointed devotion there is never any question.

  3. “Next to the earthly plane is found the Veil of Impulsion and then the Hall of Concentration. To that succeeds the Veil of Distortion, related to the world of glamour as impulsion is to force. Beyond that veil is found the Hall of Choice. And then we find another veil, the Veil of Separation, and beyond it lies the Hall of Blinded Men—blinded by light but facing towards the final veil, the Veil of Aspiration. Four veils, three halls and many men.” RI 196

Leave Comment