CÁC QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO — PHẦN 4

Các Qui Luật của Đường Đạo — P4

Lược dịch từ bình giảng của Thầy Hiệu Trưởng Michael D. Robbins

(Rules of the Road)

Đoạn 1. Mỗi người tiến trên Đường đạo trong ánh sáng thanh thiên bạch nhật, tỏa chiếu trên Đường bởi những Vị hướng đạo hiểu biết. Bấy giờ hành giả không thể che giấu điều gì, và đến mỗi khúc quanh trên Đường Đạo y phải đối diện với chính mình.

Đoạn 2. Trên Đường Đạo, những điều che giấu được phô bày. Mỗi người thấy và biết điều quấy của mình. Thế nhưng, sự phô bày đó không khiến họ lùi bước, bài bác lẫn nhau, hoặc chao đảo trên Đường Đạo. Đường Đạo trở nên sáng tỏ.

Đoạn 3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Thế nhưng cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình.

IV. Three things the Pilgrim must avoid. The wearing of a hood, the veil which hides his face from others; the carrying of a water pot which only holds enough for his own wants; the shouldering of a staff without a crook to hold.

Đoạn 4. Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ.

Bình Giảng

Đoạn 4. Khách hành hương phải tránh ba điều. Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; mang theo bình nước chỉ đủ cho mình dùng; vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ.

Khách hành hương phải tránh ba điều. Khách hành hương là Chân thần. Bạn là người hành hương, tôi là người hành hương, và chúng ta là “Chân thần nối dài” (Monad in extension). Một cách suy nghĩ khác, chúng ta—những khách hành hương—là các linh hồn đang nhập thế (soul in incarnation). Các quy luật này cho chúng ta biết những gì chúng ta phải làm và những gì chúng ta không được làm.

Đội mũ trùm đầu, hoặc dùng mạng che mặt không cho người khác thấy; Nếu chúng ta che giấu đời sống tinh thần của chúng ta với người khác, nếu chúng ta không muốn mọi người biết, tò mò, hiểu quá trình bên trong của chúng ta, chúng ta sẽ tước đoạt của họ rất nhiều. Tất nhiên, tất cả phải được thực hiện một cách thận trọng, nhưng chúng ta không nên che giấu những phát tiết của đời sống nội tâm chúng ta, vốn kêu gọi sự chú ý đến bản thân chúng ta vì những điều này có thể giúp đỡ. Rất nhiều biểu hiện trên khuôn mặt chúng ta phản ánh trạng thái tinh thần của chúng ta, trạng thái của các khí thể, trạng thái tích hợp mà chúng ta đã đạt được. Rất có thể, chúng ta có thể đi vòng quanh, che giấu những điều này khỏi những người khác, và do đó họ không biết gì về những gì chúng ta đang làm. Nhưng trong số bạn bè của chúng ta, các huynh đệ của chúng ta, những người mà chúng ta làm việc cùng, có một cái nhìn của nhóm—a group gaze—và chúng ta phải cởi mở với cái nhìn đó, bởi vì nhiều thứ có thể được học hỏi vì lợi ích của nhóm.

Điều này không có nghĩa là bạn đi khắp nơi, nói ra những gì bạn đang làm với những người không quan tâm, không thể quan tâm, chưa đến thời điểm khi mà tiếng gọi của linh hồn là quan trọng với họ. Vì vậy, việc tiết lộ những phẩm tính bên trong với những người tiếp cận và làm việc với bạn, là một yếu tố của sự trung thực. Đôi khi, chúng ta sợ nói về chính mình, và theo một cách nào đó, đó là thành thực, bởi vì chúng ta biết chúng ta không hoàn hảo, chúng ta có nhiều điều sai. Nhưng có những lúc chúng ta nên tiết lộ. Hãy nhìn vào những gì mà Chân sư DK đã làm và bạn sẽ học hỏi về điều này.

Ngài kể cho các đệ tử, và cũng cho chúng ta, một câu chuyện về một kiếp sống trước đây của Ngài. Khi đó, Ngài là một thanh niên, một đệ tử của Chân sư KH, đầy lòng tự hào và một phức cảm về quyền lực. Có lẽ lúc đó Ngài là một điểm đạo bậc 2,nhưng tôi không chắc lắm và tôi không ở vị trí để nói.

Nhưng Ngài có sự sùng kính vô cùng với Sư Phụ của Ngài là đức KH. Chúng ta không biết câu chuyện xảy ra chính xác khi nào. Phải chăng nó xảy ra vào thời ký mà Chân sư KH là nhà triết học Pythagoras và Chân sư DK lúc ấy là Kleineas học trò của Ngài, hay nó đã xảy ra vào một thời điểm khác bởi vì các Ngài đã ở bên nhau trong một quá trình rất lâu? Khi đó, Chân sư DK nghĩ rằng Ngài có lòng sùng kính vô cùng với Thầy mình. Nhưng Chân sư KH đã nhìn thấy điều gì đó trong sự sùng kính này, và cơ bản hiểu rằng đức DK, vào lúc đó, khá sùng kính bản thân mình, tự hào về bản thân như một đệ tử xuất chúng của Chân sư. Đức KH lưu ý điều này với Chân sư DK, và đức DK phản đối, cho rằng thầy mình đã không hiểu đúng mình, rằng thực tế là Ngài hết sức tận tụy sùng kính Thầy, Ngài không chút nào nghĩ về bản thân. Nhưng cuối cùng, như Ngài kể lại với chúng ta, Chân sư KH đã chính xác, và Ngài đã “rơi xuống mặt đất với sức nặng của chính mình”. Đó là câu chuyện mà Chân sư DK đã chia sẻ với chúng ta về quá trình sống nội tâm của Ngài. Ngài chia sẻ để chúng ta có thể học được điều gì đó về cách chúng ta có thể tránh những sai sót tương tự.[1]

Có những thí dụ tương tự trong đó Ngài chia sẻ kinh nghiệm khác của mình, Ngài không che giấu khuôn mặt của mình với người khác vì những sai sót. Ngài sẵn sàng thừa nhận những sai sót này vì mục đích giúp đỡ nhóm và giúp đỡ những người khác.

Mang theo bình nước về cơ bản, anh biết con đường đạo là gian nan, do đó, anh đã chuẩn bị chi anh một bình nước để giải tỏa cơn khát trên con đường nóng bỏng, bụi bặm và chông gai đó, chỉ đủ cho mình dùng; nhưng anh chỉ mang đủ cho mình dùng, để giải cơn khát của mình. Anh không phải là một Samaritan tốt bụng sẵn lòng chia sẻ nó với người khác, với bạn đồng hành. Có sự ích kỷ tinh thần ở đây. Tôi biết những gì cần thiết, tôi sẽ làm nó, tôi có thể uống nó. Thế còn người khác thì sao? Không. Anh chỉ mang đủ nước phục hồi cho nhu cầu của anh, không vì nhóm. Có một sự thể hiện việc chú ý vào bản thân và không đi vào tâm thức nhóm.

Thế nhưng “bình nước” là gì? Đôi khi nước không phải là nước. Nước là vật chất, nước là năng lượng, nước là tất cả gì liên quan đến “nước của sự sống” … tôi chỉ quan tâm đến việc có đủ những năng lượng đó cho chính mình. Còn người khác thì sao? Không, tôi quan tâm đến tôi nhiều hơn và người khác sẽ lo chuyện đó!

Vác trên vai chiếc gậy không có móc để cầm giữ Có nhiều cách khác để diễn giải điều này. Nếu bạn đi bộ dài lâu và vất vả trên con đường đầy đá, chông gai, bạn sẽ cần một cây gậy để hỗ trợ các bước chân của bạn, và đó phải là một cây gậy chắc chắn. Đôi khi các nhà huyền thuật cũng mang theo một chiếc gậy huyền thuật của mình. Bạn cũng có thể thấy nó một số vị chức sắc của nhà thờ mang chiếc gậy như thế. Và bạn cũng có thể đã nhìn thấy người chăn chiên mang theo chiếc gậy có móc để chăn giữ đàn cừu, bắt những con cừu bướng bỉnh và giúp đưa chúng trở lại vào đàn để chúng không lang thang, bị lạc, và bị giết chết.

Cây gậy của vị Giám mục

Vì vậy, cái móc là phương diện cung 2 trong trường hợp này, nó cho thấy sự quan tâm của bạn đối với người khác. Nhưng nếu bạn không có điều đó, bạn chỉ thực hiện con đường riêng của mình. Vâng, bạn sẽ đạt đến đó, bạn sẽ giác ngộ, nhưng bạn không phải là vị Bồ tát, vị Bồ tát với cây gậy có móc.

Cây gậy của người chăn chiên

Bạn đang tiến về phía trước và gặp ai đó đang gặp khó khăn. Khi đó, bạn phải dừng lại và dùng cái móc để giúp đỡ. Bạn phải làm những gì bạn có thể—bằng trò chuyện, cầu nguyện, tham thiền, hay bất cứ điều gì—để giúp người đó trở lại Thánh Đạo.

Tôi nhớ một câu chuyện như thế cách đây khá lâu, có thể năm bảy năm cách nay gì đó. Tôi đã nói chuyện với một người bạn đang khó khăn vì tôi phát hiện ra anh hoàn toàn mất niềm tin vào giáo lý bí truyền. Tại sao? Vì cuộc sống đã trở nên quá khó khăn với anh ta trong một vài năm qua, và dù anh ta quan tâm đến giáo lý nội môn, nó không giúp làm giảm bớt những khó khăn mà anh ta đang trải qua. Tôi đã cố gắng nói với anh, giải thích với anh rằng các khó khăn là các thử thách cho những người trên đường đạo. Tôi thấy tôi có trách nhiệm nói chuyện với người bạn đó theo cách thức như thế, không thúc ép hay bất cứ điều gì tương tự, để mời người bạn đó quay trở lại Đường đạo, để anh có thể có được những lợi lạc của những năng lượng tuyệt vời thay vì lang thang bên ngoài con đường, thất vọng vì giáo lý đã làm không cứu anh ta khỏi khó khăn trần gian.

Đối với nhiều người trong chúng ta, điều này dường như quá rõ ràng. Bạn không mong đợi giáo lý nội môn sẽ cứu bạn ra khỏi khó khăn trần gian, đúng không? Nhưng người bạn tôi đã làm thế vì anh ấy có quan niệm sai lầm. Tôi đã nói với anh, “Ok, nào chúng ta hãy nói chuyện với nhau về điều này. 30 phút, 45 phút, hay bất kể bao lâu, và liệu xem chúng ta có thể điều chỉnh gì không.”

Vì vậy, có lẽ trong cuộc sống của bạn, bạn có thể sẽ gặp rất nhiều tình huống đó trên đường đi. Bạn sẽ thấy mọi người lang thang, lạc lối. Có thể họ đã đánh mất chính mình và bạn phải sử dụng tất cả sức mạnh, kiến thức, trực giác của mình để giúp đỡ họ, và điều đó có thể dường như đang ngăn cản bước tiến của bạn, nhưng thực tế không phải vậy.

Nếu bạn nghiên cứu Kỳ Công của Hercules ở Song Tử, bạn sẽ nhận ra rằng Hercules luôn dừng lại để giúp đỡ những người gặp khó khăn trên đường đi tìm các quả táo vàng. Khi đi tìm những quả táo vàng theo chỉ dẫn, chàng chỉ muốn đi thật nhanh, nhưng chàng liên tục bị ép buộc phải đưa ra lựa chọn: chàng sẽ dừng lại để giúp đỡ hay tiếp tục đi, đặc biệt ở hai thử thách cuối cùng của năm thử thách của kỳ công đó.

Empire-Building Video Games : civilization vi

Atlas đang gánh cả sức nặng Địa cầu

Prometheus bị xích vào đá

Trước tiên, chàng gặp thần Prometheus đang bị xích vào tảng đá và bị chim kền kền mổ vào gan, đang trải qua một thời gian khủng khiếp. Prometheus—và tất cả chúng ta—đều có những nỗi đau thiêng liêng, và chim kền kền luôn xé toạc gan chúng ta. Hercules dừng lại và giải thoát Prometheus. Prometheus là biểu tượng của Thái dương Thiên Thần đang chịu khổ hình. Chàng phải hợp tác với Thái dương Thiên Thần, giải thoát Ngài để Ngài có thể trở về nguồn cội của mình.

Thử thách kế tiếp cũng không kém gian nan. Chàng tiến bước và gặp Atlas đang rên rỉ dưới sức nặng của địa cầu. Đối với tôi, Atlas là biểu tượng của Hành Tinh Thượng đế với toàn bộ Thánh đoàn. Chúng ta có thể nghĩ, Hercules thích thú với những quả táo, và chàng sẽ đi qua, không đoái hoài Atlas. Nhưng không, chàng dừng lại và nói, “Được rồi, tôi sẽ giúp bạn”. Và chàng gia nhập vào Huyền Giai của Hành Tinh để bảo vệ trái đất, dù có vẻ việc này làm chàng chậm trễ trong hành trình đi tìm những quả táo vàng. Và điều gì xảy ra sau đó? Gánh nặng rời khỏi chàng, và những quả táo vàng lăn đến tay chàng vì chàng đã làm điều đúng đắn, điều vô ngã đúng đắn. Vì vậy, đây là những gì chúng ta không được làm, và chúng ta có thể đo lường mức độ thành công của chúng ta.

Rõ ràng, chúng ta phải tham thiền về những điều này, nhưng chúng ta cũng không quá vội vàng. Tôi đã phạm lỗi này nhiều lần vì với mặt trời Bạch Dương, tôi chỉ muốn lao về phía trước. Điều này nhắc lại cho tôi một câu chuyện đẹp. Một số bạn đã đọc bộ sách 3 quyển Vị Chân Sư, Vị Chân sư trong Thế Giới Mới, Vị Chân sư trong Thời Kỳ Đen Tối, (The Initiate, The Initiate In The New World, The Initiate In The Dark), vốn được cho là do một đệ tử của Chân sư. Trong cuốn sách, có một vị Chân sư được gọi là Justin More Haig, và Ngài viết một câu chuyện gọi là Hành Trình Quanh Co (The circuitous Journey). Nó dài khoảng một trăm trang và có một nội dung tuyệt vời. Dù sao, vị anh hùng của câu chuyện này phát hiện ra người bạn đời cũ của mình, cô đã già đi rất nhiều. Anh và cô cả hai đều mệt mỏi, nhưng họ quyết định rằng họ sẽ đi đến đỉnh của con đường rất quanh co, xung quanh bốn bề gió lộng. Nhưng cô không thể thực hiện được. Cô gần đến đỉnh, nhưng cô không thể ráng được nữa. Anh phải đối mặt với sự lựa chọn của anh. Anh có nên tiếp tục tiến lên nữa không, vì anh có thể đi được nữa, hay anh nên dừng lại và giúp đỡ người bạn? Và anh quyết định dừng lại và giúp cô. Kết quả là cả hai trở nên tự do trong mắt của Chân sư, và cả hai đều đạt được đích của mình. Vì vậy, hãy nghĩ về những người mà chúng ta đi qua, những người mà chúng ta sẽ dừng lại và giúp đỡ, và đó là một điều quan trọng.

  1. Câu chuyện được kể trong Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới I, trang 77-78

Leave Comment