CÁC QUI LUẬT CỦA ĐƯỜNG ĐẠO — PHẦN 3

Các Qui Luật của Đường Đạo — P3

Lược dịch từ bình giảng của Thầy Hiệu Trưởng Michael D. Robbins

(Rules of the Road)

 

III. Upon that Road one wanders not alone. There is no rush, no hurry. And yet there is no time to lose. Each Pilgrim, knowing this, presses his footsteps forward, and finds himself surrounded by his fellowmen. Some move ahead; he follows after. Some move behind; he sets the pace. He travels not alone.

Đoạn 3. Trên Đường Đạo hành giả không đi lang thang một mình. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Thế nhưng cũng không có thời gian bỏ phí. Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình.

Trên Đường Đạo, hành giả không đi lang thang một mình ngay cả khi bạn thuộc cung 1. Trong Công thức Tích hợp của Loại Cung 1, linh hồn cung 1 tàn phá tất cả mọi người trên đường đi, và sau đó nhận ra không còn ai sót lại. Y nhận ra những gì được gọi là “Ánh sáng gây sốc”. Khi đó, bạn chỉ có một mình. Bạn quay quanh, không có ai ở bên cạnh vì bạn đã tiêu diệt tất cả mọi người. Và bạn phải quay vòng quanh sân khấu, vươn rộng vòng tay và cảm nhận tình thương, cầu khẩn tình thương, và bước đi trên con đường với những người khác, chứ không chỉ đơn độc một mình.

Trên Đường Đạo, hành giả không đi lang thang một mình Điều này thật dễ dàng. Có thể hàng xóm của bạn không ai làm điều này như bạn, bạn không tiếp xúc với mọi người. Đây thường là trường hợp trước khi có các phương thức liên lạc mới này xuất hiện. Bạn là người chí nguyện bị cô lập, và bạn có cảm giác rằng tôi đang làm điều này nhưng không ai khác giống tôi. Nhưng điều đó không đúng. Mọi người đều di chuyển ngay cả khi bạn không nhìn thấy họ. Có rất nhiều người di chuyển.

Bây giờ, đến điều rất quan trọng vì nó liên quan đến Con Đường Trung Đạo cao quý. Không có gì hấp tấp, hay vội vàng. Chúng ta biết câu thành ngữ “Haste make waste”, “Vội vàng là lãng phí” hay “Dục tốc bất đạt”, Thế nhưng cũng không có thời gian bỏ phí. Chân sư Morya đã từng nói rằng “Đừng lãng phí một giờ nào”. Và tôi hy vọng Ngài sẽ không nói “Đừng lãng phí phút giây nào!” 😊, vì chúng ta đánh mất vô số phút giây trên đường đi! Nhưng thái độ của chúng ta đối với thời gian phải thay đổi, thời gian là quý giá, và tôi đã nói trước đây, “Nếu bạn lãng phí thời gian của người khác, bạn mang tội giết người, và nếu bạn lãng phí thời gian của chính bạn, bạn mang tội tự sát!”

Vì vậy, thái độ của chúng ta đối với thời gian phải được điều chỉnh. Nhưng nếu chúng ta chạy vòng quanh một cách điên cuồng mà không thực sự nhìn thấy những gì chúng ta đang làm, chúng ta sẽ rơi vào Maya, vào ảo lực, cái mà Chân sư DK gọi là “mớ cảm xúc hỗn độn không suy nghĩ” (unthinking emotional mess). Chúng ta có rất nhiều hành động mà không có sự suy nghĩ sâu sắc, không mang lại kết quả tốt. Vì vậy, không nên có sự vội vã bất hợp lý. Thế nhưng cũng không có thời gian bỏ phí. Tôi nhớ tôi đã ở trong văn phòng với bà Mary Bailey[1] vào những năm 1980, và chúng tôi đã thảo luận về cách chúng tôi sẽ xử lý một vấn đề nào đó, những gì chúng tôi sẽ làm, và cơ bản, bà nói, giống như trong một cuộc chiến, “Chúng ta tiến lên với tất cả tốc độ một cách có chủ ý” (deliberate). Từ “chủ ý” mà bà dùng hàm ý có sự suy nghĩ cẩn thận, được hoạch định kỹ càng. Ý chí được áp dụng ở đây nhưng theo một cách ổn định. Đó là con đường trung đạo. Bà Mary Bailey là linh hồn cung 1 nhưng bà đã học được rằng nó phải được tôi luyện. Bạn không chạy vòng quanh và lãng phí năng lượng.

Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; y dẫn lối. Y không tiến bước một mình.

Hiểu được điều này, mỗi khách hành hương dấn bước tiến lên, bạn tiến bước nhưng cùng lúc bạn không phung phí năng lượng và thấy quanh mình có các bạn đồng hành. Đây có thể là một bất ngờ lớn, bởi vì bạn nghĩ có lẽ chỉ mình bạn đang tiến bước, rằng bạn là một trong số rất ít, và bạn không biết có ai khác đang di chuyển. Nhưng thực tế tất cả đều hội tụ lại. Bạn thấy những người khác đang tiến bước theo lối riêng của họ về phía trước, và bây giờ bạn thấy mình đi cùng với những người chí nguyện và đệ tử đồng hành. Chân sư DK nói rằng một trong những điều chúng ta phải làm là “sắp xếp tốc độ” (organize speed)[2]. Trên thực tế, cụm từ Ngài dùng là tổ chức lại tốc độ, và chúng ta đã không làm điều đó tốt lắm. Nhưng nó không có nghĩa là một chuyển động hỗn loạn. Nó không phải thế chút nào. FCD, một đệ tử lớn của Chân sư DK, một linh hồn cung 2 mạnh mẽ với thể trí cung 1, rất hay lặp lại cụm từ La tinh cũ, “To make haste slowly”—Hãy làm vội vã chậm lại.

Sau đó là sự đánh giá. Khi bạn chỉ là một người chí nguyện đơn độc, bạn không đi cùng ai, bạn không thể thực sự đánh giá vị trí bạn đứng hoặc những gì bạn phải đạt được, hoặc những gì người khác đã đạt được hoặc không đạt được. Nhưng bây giờ, bạn được bao quanh bởi những người chí nguyện đồng hành, những người cũng đang tiến về phía trước như bạn, vì chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những người đó nếu bạn đi theo cùng một mục đích và cùng một con đường.

Một số tiến phía trước; y theo sau. Điều này đòi hỏi sự khiêm tốn Một số đi sau; y dẫn lối và đó là một sự tiến bước về phía trước giống như y. Hermann Hesse là một tiểu thuyết gia người Đức, đạt giải Nobel Văn chương. Trong quyển sách Hành trình về phương Đông, vốn có nghĩa là đi vào ánh sáng, vào ánh sáng vĩ đại, tất cả những người nổi tiếng, những người đã làm rất nhiều cho nhân loại, tất cả đều đang đi về phương Đông , mỗi người ở vị trí riêng của họ. Vì vậy, bạn nhập đoàn với họ. Ai sẽ là người hướng dẫn và chỉ đạo cho tơi vì họ rõ ràng đã đạt được những gì tôi chưa đạt được. Họ đang tiến lên phía trước và tôi học cách làm theo, bắt chước theo, và làm tương tự.

Có một quyển sách xưa tên The Imitation of Christ (Bắt chước theo Chúa) mà Chân sư Morya rất khuyến khích đọc. Ngài nói rằng đó không phải là cuốn sách được gọi là “Thờ phụng Chúa”, mà nó được đặt tên là “Hãy bắt chước Chúa”, Do đó, nó tạo ra áp lực rất lớn cho bạn khi bạn muốn làm giống như đấng Cao Cả Vĩ đại đã làm. Chúng ta hãy đánh giá bản thân mình chính xác, không theo bất kỳ cách thức nhỏ nhen nào, không với sự tự tôn nào đó mà chúng ta muốn chúng ta cao hơn và mạnh hơn chúng ta thực sự là. Càng thực tế nhiều càng tốt, thực tế tối đa như có thể.

Một số tiến phía trước; y theo sau. Một số đi sau; vâng, không có sự kiêu ngạo ở đây, và nói, “Này, hãy lắng nghe tôi vì bạn ở phía sau tôi. Bạn phải làm mọi thứ tôi nói!” Mọi người phải xác định những điều này trong chính họ và nhận cảm hứng từ những người có thể soi rọi ánh sáng vào họ và trên đường đạo, và đó là những gì Chân sư DK đã làm khi Ngài viết các thư cá nhân cho các đệ tử. Ngài rọi ánh sáng vào họ, vào con đường họ đi, và Ngài soi rọi ánh sáng theo cách mà họ có thể bước đi tốt hơn trên đường đạo.

Bạn hãy dẫn lối nhưng bạn không bước đi với tốc độ mà những người đi sau không thể theo kịp. Tôi đã từng làm điều đó và tôi đã trả giá đắt. Cách đây đã lâu, khi tôi còn ở New York và đi bộ với một người bạn hàng ngày. Tôi luyện tập thể dục rất nhiều, và tôi có thể trạng khá tốt, còn người bạn không được khỏe lắm. Tôi liên tục bước nhanh về phía trước trong khi người bạn không theo kịp, gần đuối sức. Sau này, khi lớn tuổi, tôi lại thấy mình ở vị trí của người đó, khi những người khác bắt nhịp và tôi không thể theo kịp họ! Và Karma đã làm việc!

Khi bạn dẫn lối cho người khác, Bạn phải đi vừa phải. Nếu Chân sư nói với chúng ta rằng, “Hãy làm như Thầy đang làm, ngay bây giờ!”, tôi chắc chúng ta không thể làm điều đó. Nhưng các Ngài cho bạn một công việc với một nhịp điệu nhất định, và thế nào đi nữa bạn cũng có thể làm được.

Y không tiến bước một mình. Bởi vì khi bạn tiến bước một mình, bạn mang Ảo Cảm của sự Cô lập, bạn bắt đầu nghĩ mình là người duy nhất trên thế giới, và trước khi bạn biết điều đó, một loại hoang tưởng tự cao tự đại điên rồ đã rơi xuống bạn, như nó đã xảy ra với một số nhà lãnh đạo hiện tại và các nhà lãnh đạo trong quá khứ

Những điều đã thảo luận về ba qui luật đầu có ý nghĩa gì với tôi? Tôi đang nghĩ gì về chúng bây giờ? Rõ ràng là chúng ta sẽ có một ít thời gian để suy ngẫm về nó, bởi vì nếu chúng ta thực sự tuân theo những Quy Luật của Đường Đạo này, chúng ta sẽ không rơi vào tình trạng quá nhiều ảo cảm. Có sự cởi mở, có sự tiến bước về phía trước và sự gắn kết với nhau, sự đồng hành với các anh chị em trên đường đạo, cùng ở với nhau, và có một đánh giá chính xác về bản thân mà không bị biến dạng bởi tham vọng khi tiến bước trên Đường Đạo. Có một thời điểm nào đó trong cuộc đời các đệ tử, có thể là giữa lần điểm đạo thứ hai và thứ ba, họ bị tấn công bởi sự ham muốn quyền lực, và họ phải vượt qua cám dỗ đó. Chân sư DK sẽ nói về điều đó chỉ trong phần sau tiếp theo.

Thế trong suy nghĩ của bạn về ba quy luật đầu tiên của Đường Đạo, điều gì là quan trọng với bạn? Bạn đang làm thế nào với nó? Nó có “nói chuyện” với bạn không? Bạn có thể đo lường bản thân trong việc thực hiện nó hay không? Rất nhiều câu hỏi để chúng ta cùng nhau trả lời.

  1. Vợ sau của Ông Foster Bailey, phụ trách trường Arcane sau khi bà Alice A. Bailey mất.
  2. Thư Chân sư gởi đệ tử R.L.U:

    You are still a constructive and useful person. I am simply here facing you with one of the crises which come in the life of all disciples, wherein choices have to be made that are determining for a cycle, but for a cycle only. It is pre-eminently a question of speed and of organising for speed. This means eliminating the non-essentials and concentrating on the essentials—the inner essentials, as they concern the soul and its relation to the personality, and the outer ones as they concern you and your environment.

    Em vẫn còn là một người xây dựng và hữu ích. Ở đây, Tôi chỉ đơn giản đưa em đối mặt với một trong những khủng hoảng xảy ra trong cuộc đời của tất cả các đệ tử, trong đó phải đưa ra các lựa chọn cho một chu kỳ, nhưng chỉ cho một chu kỳ. Đây là một câu hỏi chủ yếu về tốc độ và việc sắp xếp tốc độ. Điều này có nghĩa là loại bỏ những gì không thiết yếu và tập trung vào những yếu tố cần thiết—Những yếu tố cần thiết bên trong, vì chúng liên quan đến linh hồn, và mối quan hệ của nó với phàm ngã, và những thứ bên ngoài như chúng liên quan đến em và môi trường của em.

Leave Comment