Các giai đoạn trên Con Đường Đệ tử: Phần 5 – Giai đoạn Đệ tử trên Đường Dây

Trong bài này chúng ta học tiếp về giai đoạn thứ tư trên Con Đường Đệ Tử, giai đoạn có tên gọi “Disciple on the Thread”— “Đệ tử trên Đường Dây”. Như những bài trước, chúng tôi vẫn sử dụng bản dịch của dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt, bổ sung những đoạn Ông không dịch, và hiệu chỉnh đôi chỗ cho sát với nguyên tác. Sau đây là những điểm cần lưu ý:

  1. Trong giai đoạn này, người đệ tử được truyền dạy phương pháp giao tiếp trực tiếp với Chân Sư khi cần thiết. Nó liên hệ với quyền năng thông linh bậc cao, khác hẳn với quyền năng thông linh bậc thấp như nhãn thông và nhĩ thông cõi trung giới.
  2. Trong phần mở đầu, Ngài nói qua về tính chất của của hai loại quyền năng thông linh cao và thấp. Chúng tôi nghĩ đây là dịp để chúng ta ôn lại và nhận thức sâu sắc sự khác biệt giữa hai loại quyền năng. Do ảnh hưởng của những quyển sách best-seller như “Tây Tạng Huyền Bí”, nhiều người cứ lầm tưởng rằng “thần nhãn” (nhãn thông) là quyền năng thần thông siêu đẳng. Có lẽ những ngộ nhận và ảo tưởng như thế phải được gạt bỏ, và người học đạo phải hiểu rằng đó là những quyền năng thông linh bậc thấp, thuộc dạng “không đáng mong cầu”. Chúng tôi thấy có một số bạn học đạo sau một thời gian phát triển những dạng quyền năng như thế, và họ chưa hay không ý thức được sự nguy hiểm đi kèm với sự khai mở quyền năng bậc thấp đó. Đây là lời của Chân sư DK:

Những Đạo sinh sơ cơ cần phải được cảnh giác nghiêm nhặt về vấn đề này. Vấn đề càng khó khăn hơn vì những ai có năng khiếu thông linh bậc thấp lại không dễ gì tiếp xúc được để cảnh cáo họ, và họ luôn luôn cho rằng những quyền năng nhãn thông và nhĩ thông của họ là dấu hiệu của sự tiến bộ tâm linh thượng đẳng. Tâm trí của họ khép chặt đối với mọi sự cảnh cáo và họ thường hành động đằng sau bức rào tự mãn, tự tôn. Họ quên rằng tất cả những giống người bán khai và loài thú đều có năng khiếu thông linh và tiếp nhận các cảm giác mà những loại người mở trí không tiếp nhận được. Những giống người đó đều có năng khiếu giao tiếp với cõi trung giới trong những hoạt động, cách diễn đạt, các hiện tượng và thái độ của họ. Bởi vậy, cần phải tăng gia sự cảnh cáo và thức tỉnh những kẻ có năng khiếu thông linh trung bình về tính chất bất hảo của hiện tượng này.

Chúng tôi nghĩ không gì xác đáng hơn những cảnh cáo của Chân sư DK. Nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng ta bài bác hoàn toàn những quyền năng đó, chúng có giá trị của chúng nhưng chúng ta phải đặt chúng vào đúng vị trí của chúng. Sau đây cũng là lời dạy của đức DK:

Tuy nhiên, người đệ tử không loại trừ khía cạnh biểu lộ thiêng liêng nào ra ngoài vùng kinh nghiệm của họ. Họ biết rằng năng khiếu thông linh trong những giai đoạn thấp kém nhất cũng là một khía cạnh biểu lộ thiêng liêng, có tính chất cao hơn những tiến trình thuần vật chất của thể xác. Người đệ tử không thể nói rằng bởi vì y đã là đệ tử, y sẽ không còn phải trải qua loại kinh nghiệm này hay loại kinh nghiệm khác. Y phải sẵn sàng trải qua mọi thứ kinh nghiệm và đối diện với sự kiện rằng rốt cuộc tất cả các đệ tử đều phải trở nên thông linh, kể cả loại cao lẫn loại thấp như Đức Christ ngày xưa. Cái bí quyết an toàn duy nhất mà y cố gắng đạt tới là ngăn chận sự khai mở những huyền năng loại thấp cho đến khi nào những khả năng thông linh thượng đẳng đã thức động. Chừng đó thì loại năng khiếu hạ đẳng được kiểm soát, chế ngự và được sử dụng do sự điều khiển từ mức độ tâm thức cao siêu.

Vâng, Ngài dạy cái bí quyết để sử dụng an toàn những quyền năng thấp đó là khai mở những quyền năng bậc cao trước đã, vì cái cao lúc nào cũng bao hàm cái thấp hơn.

  1. Giai đoạn đệ tử trên đường dây chỉ đến với những ai đã là đệ tử chính thức ít nhất là một kiếp.
  2. Một từ đặc biệt mà dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt đã dịch ý rất hay là “point of tension”—trụ điểm. Nếu dịch nghĩa đen đúng từng chữ thì point of tension có nghĩa là điểm căng thẳng, điểm tập trung. Trụ điểm là thuật ngữ đặc biệt mà các bạn nên làm quen vì Chân sư DK sử dụng rất thường trong giáo huấn của Ngài.
  3. Trong đoạn cuối cùng, đức DK giải thích về cách thức liên hệ giữa Chân sư và Đệ tử trên Đường dây. Đoạn này có đôi chỗ khá khó hiểu, chúng tôi xin diễn giải thêm cho rõ.

Những “đệ tử trên đường dây” dùng một kỹ thuật lạ kỳ tùy theo cung của họ. Họ luôn luôn hoạt động xuyên qua luân xa đỉnh đầu. Qua luân xa này, họ phát ra lời thỉnh nguyện (vô âm thinh đối với thính giác phàm trần) rung động dọc theo sợi dây và đến với Đức Thầy. Tuy nhiên kỹ thuật này được truyền dạy trực tiếp cho người đệ tử khi sư phụ xét thấy y có quyền được ban đặc ân đó. Tôi không thể chỉ bí thuật đó cho chư môn đệ. Khi nào “đi trên đường dây” chư môn đệ sẽ được truyền thụ bí pháp đó.

Sợi dây này không phải là đường antahkarana, mà là một sợi dây kết nối bằng ánh sáng sống động. Chân sư phóng ra sợi dây này khi người đệ tử thỉnh cầu một sự đáp ứng từ Ngài. Khi người đệ tử xây dựng đường antahkarana nối phàm ngã và Tam Nguyên tinh thần thì sự đáp ứng này sẽ gia tăng sức mạnh. Cuối cùng thì người đệ tử trên đường dây có được sợi dây sự sống (sinh mệnh tuyến)—một khía cạnh của đường antahkarana—nối liền với sợi dây Đạo viện, và do đó thiết lập sự kiểm soát của Chân thần lên cá nhân, giống như sự kiểm soát của Shamballa với Thánh Đoàn trên bình diện tập thể. Ta phải luôn ghi nhớ mối liên hệ giữa cái lớn và cái nhỏ.

Đối với người đạo sinh trung bình, ý nghĩa của giai đoạn này trên Con Đường đệ tử chỉ có giá trị từ góc độ nhấn mạnh những gì chưa đạt được. Do đó, những hàm ý hoàn toàn tiêu cực. Đối với người đệ tử thực thụ mà thái độ là tích cực và thông minh, đây là những gì thường đáng mong cầu. Định Luật của các Mối Quan Hệ giữa Dương và Âm nằm sau tất cả những giai đoạn này. Ban đầu thì cái cao hơn luôn là âm đối với cái thấp; kế đến có sự thay đổi, cái cao hơn trở thành dương với cái thấp hơn, và do đó dẫn đến sự thăng tiến đều đặn của của Con Đường của Sự Sống (Sinh Lộ—the Way of Life) và Nấc Thang Thăng tiến Tinh thần.

Ngài nói định luật về mối quan hệ giữa Dương và Âm nằm đằng sau tất cả giai đoạn trên Con Đường Đệ tử. Giống như trong một nguyên tử, hạt nhân ở trong là dương đối với electron xoay quanh bên ngoài, thu hút hạt electron xoay quanh nó. Chân sư là hạt nhân dương của Ashram (Đạo viện của Ngài), thu hút các đệ tử tiến gần đến Ngài. Nhưng lúc đầu do người đệ tử chưa đáp ứng được với sức hút của Chân sư, Ngài vẫn là âm đối với người đệ tử–là cái thấp hơn trong mối liên hệ này.

  1. Từ những gì Ngài dạy trong bài này, ta có thể suy diễn giai đoạn này nằm trong cuộc điểm đạo thứ hai và thứ ba. Giai đoạn đệ tử chính thức nằm giữa cuộc điểm đạo thứ nhất và thứ hai.

*********************

Giai đoạn IV – Người đệ tử trên đường dây – Stage IV. The Chela on the Thread.

Với những lưu ý sơ khởi này, giờ chúng ta hãy đi qua một giai đoạn khác của Các Giai đoạn trên đường đạo. Giai đoạn thứ tư này được diễn tả như sau:

“Trong giai đoạn này, người đệ tử được truyền dạy phương pháp kêu gọi đến sự chú ý của Chân Sư trong những trường hợp khẩn cấp. Nó có cái tên kỳ lạ là ‘Người đệ tử trên đường dây’”.

Giai đoạn này có liên quan đến toàn bộ vấn đề nhạy cảm thông linh loại cao. Những tác phẩm của tôi đã có nói rõ ràng và dứt khoát về tính cách không đáng mong cầu của những kinh nghiệm thông linh bậc thấp. Những Đạo sinh sơ cơ cần phải được cảnh giác nghiêm nhặt về vấn đề này. Vấn đề càng khó khăn hơn vì những ai có năng khiếu thông linh bậc thấp lại không dễ gì tiếp xúc được để cảnh cáo họ, và họ luôn luôn cho rằng những quyền năng nhãn thông và nhĩ thông của họ là dấu hiệu của sự tiến bộ tâm linh thượng đẳng. Tâm trí của họ khép chặt đối với mọi sự cảnh cáo và họ thường hành động đằng sau bức rào tự mãn, tự tôn. Họ quên rằng tất cả những giống người bán khai và loài thú đều có năng khiếu thông linh và tiếp nhận các cảm giác mà những loại người mở trí không tiếp nhận được. Những giống người đó đều có năng khiếu giao tiếp với cõi trung giới trong những hoạt động, cách diễn đạt, các hiện tượng và thái độ của họ. Bởi vậy, cần phải tăng gia sự cảnh cáo và thức tỉnh những kẻ có năng khiếu thông linh trung bình về tính chất bất hảo của hiện tượng này.

With these preliminary remarks, let us pass on to another of the Stages on the Path of Discipleship. The fourth stage is described as follows:

“The stage wherein the disciple is taught how (in emergencies) to attract the Master’s attention. This has the peculiar name of the Chela on the Thread.”

The whole question of psychic sensitivity of the higher kind is involved at this stage. I have taught in my writings most clearly and definitely the undesirability of the lower psychic experiences. This has been done as the need to warn aspirants anent this matter is great. The difficulty is enhanced by the fact that lower psychics are not easily reached and warned as they are ever determined that their clairvoyant and clairaudient powers are indicative of the advanced type of high spiritual unfoldment. Their minds are closed to all warnings and they function often behind a barrier of smug self-satisfaction. They forget that the aboriginal races and animals are all psychic and register that which the more mental types fail to record. The rank and file of the people are inherently astral in their activities, their interpretations of phenomena and their attitudes and focus. It is necessary, then, to enforce the warnings and awaken the average psychic to the undesirability of his astral life.

Tuy nhiên, người đệ tử không loại trừ khía cạnh biểu lộ thiêng liêng nào ra ngoài vùng kinh nghiệm của họ. Họ biết rằng năng khiếu thông linh trong những giai đoạn thấp kém nhất cũng là một khía cạnh biểu lộ thiêng liêng, có tính chất cao hơn những tiến trình thuần vật chất của thể xác. Người đệ tử không thể nói rằng bởi vì y đã là đệ tử, y sẽ không còn phải trải qua loại kinh nghiệm này hay loại kinh nghiệm khác. Y phải sẵn sàng trải qua mọi thứ kinh nghiệm và đối diện với sự kiện rằng rốt cuộc tất cả các đệ tử đều phải trở nên thông linh, kể cả loại cao lẫn loại thấp như Đức Christ ngày xưa. Cái bí quyết an toàn duy nhất mà y cố gắng đạt tới là ngăn chận sự khai mở những huyền năng loại thấp cho đến khi nào những khả năng thông linh thượng đẳng đã thức động. Chừng đó thì loại năng khiếu hạ đẳng được kiểm soát, chế ngự và được sử dụng do sự điều khiển từ mức độ tâm thức cao siêu. Theo sự hiểu biết của người đệ tử, chỉ có sự sống và hình thể, và y đang tập điều khiển những phương thức của sự sống qua trung gian của hình thể để tạo nên sự biểu lộ thiêng liêng.

Disciples, however, put no aspect of the divine manifestation outside their range of experience. They know that psychism in its lowest phases is a part of the divine expression and is of an essentially higher nature than the purely physical processes of living in the body. A disciple cannot say that now because he is a disciple, he will not be subject to this, that or the other experience. He has to be prepared for all experiences [742] and to face the fact that eventually all disciples have to become psychics, both higher and lower, as was the Christ. The only safeguard for which he works is to prevent the lower powers demonstrating until the higher psychic faculties are functioning; then the lower are controlled and operated (if I might so express it) from the level of the higher consciousness. There is, to the mind of the disciple, only life and form and he is learning to handle the life processes through the medium of the form so as to produce a divine manifestation.

Ngày nay, thế giới đang bước vào một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm. Các đệ tử phải tự luyện mình để chuẩn bị giúp đỡ. Sự dịch chuyển tâm thức của những cá nhân bình thường sẽ diễn ra trên cõi trung giới và bức màn ngăn cách giữa thế giới hữu hình với cõi vô hình sẽ biến mất một cách mau chóng. Làm sao các đệ tử có thể phụng sự, giúp đỡ trong thời kỳ khó khăn đó nếu họ không có kinh nghiệm diễn đạt những khía cạnh khác nhau của mọi hiện tượng thông linh? Làm sao họ có thể cứu giúp và bảo vệ những kẻ khác nếu họ e ngại không dám bước vào những cõi giới ngự trị bởi những hiện tượng thông linh thấp kém? Tôi không bảo chư môn đệ phải luyện tập các phép thần thông mà bảo chư môn đệ hãy giữ mình trong tư thế sẵn sàng để thấy và nghe trên tất cả mọi giai tầng phụng sự, hiểu biết những gì mình nghe thấy và nghe để có sự diễn đạt đúng đắn, không bị mù quáng bởi thành kiến và sợ sệt. Đường Đạo của người đệ tử không phải dễ dàng êm ái, nhưng nó được bù trừ xứng đáng. Sự nhạy cảm thông linh là điều cần thiết để hiểu rõ giai đoạn này trên đường Đạo.

The world today is entering a phase of extreme sensitivity. Disciples must train themselves to help. The shift of the consciousness of ordinary and mediocre individuals will be on to levels of conscious astralism and the veil between the seen and the unseen will rapidly disappear. How can disciples be of service in that difficult period if they have no experience in the distinction and interpretation which must exist between aspects of phenomena? How can they rescue and safeguard others if they fear to enter into realms of life where the lower psychism rules? I am not asking you to cultivate psychic powers, but I do ask you to hold yourselves in guarded readiness to see and hear on all levels of service, and to know what you see and hear, interpreting it correctly, unblinded by prejudice and fear. The Path of Discipleship is not an easy one but its compensations are adequate. Psychic sensitivity is involved in the understanding of this phase of discipleship.

Tất yếu phải có một mối liên hệ giữa đệ tử, Đạo viện và vị Chân sư trong tư tưởng của bạn khi bạn cố gắng thật ngắn ngủi để nghiên cứu giai đoạn này. Mối tương quan và sự phát triển của liên hệ tam giác này được tạo ra thông qua việc tạo ra một trụ điểm. Đã có nhiều điều được giảng dạy về đề tài sợi dây, sutratma và antahkarana. Sợ chỉ này xuất phát từ Thánh đoàn, từ một trụ điểm (point of tension) trong đó (giống như Chân sư là trụ điểm ở trung tâm của bất kỳ ashram nào), tới những nơi xa xôi, tới nhiều cảnh giới và đi vào nhiều trái tim. Sợi dây này khiến người đệ tử—nếu y đã được phép học cách sử dụng nó—quay trở lại ngay lập tức tới trung tâm của công việc và gặp “Đức Thầy của đời y” vào bất kỳ thời điểm nào mà y muốn. Mối quan hệ tam giác này có thể được diễn tả như sau:

In your thoughts as you endeavour very briefly to study this stage, there must exist a correlation between the chela, the Ashram in which he is working and the Master. This correlation and the growth of this triangular relationship is always brought about through a realisation of tension. There has been much given to students upon the theme of the thread, the sutratma and the antahkarana. This thread leads from the Hierarchy and a point of tension in that Hierarchy (such as the Master at the centre of any Ashram) to distant places, to many planes and into many hearts. This thread enables the disciple (if he has been permitted to learn how to use it) to return instantaneously to his centre of work and to reach at any desired moment the “Master of his life.” This triangular relation might be depicted thus: [743]

 

3

Một mở rộng của ý tưởng bày ẩn phía sau nhiều điều mà tôi đã dạy liên quan đến lễ Wesak và bạn cần ghi nhớ khi bạn chuẩn bị tham dự lễ đó

An extension of this idea lies behind much that I have taught anent the Wesak Festival and should be in your minds when you prepare to participate in it.

 

4

Toàn bộ chủ đề đệ tử trên đường dây và các kỹ thuật có liên quan trong trạng thái tâm thức này tất cả đều liên hệ đến khả năng của con người, dưới sự kiểm soát của linh hồn, trở nên từ tính và “phát ra lời kêu gọi rung động có thể thâm nhập vào tai của Đấng đang giữ sợi dây”. Câu này trích trong một bản viết tay rất cổ trong Lưu Trữ Văn Kiện của Thánh đoàn đề cập đến giai đoạn này trên con đường đệ tử. Đây là lần đầu tiên tôi trình bày—dưới hình thức ẩn ý, ngắn ngủi, và bất toàn này—cho chư môn đệ đang tụ họp lại theo tiếng gọi của Thánh đoàn trong chu kỳ này. Chỉ những ai đang ở trong giai đoạn này của Con đường Đệ tử mới thật sự hiểu được những gì tôi nói và hưởng được lợi ích của những lời ẩn dụ.

The entire subject of the chela on the thread and the techniques involved in this state of consciousness are all related to the capacity of the human being, under soul control, to be magnetic and to “emit the vibratory call which can penetrate to the ear of the One Who holds the thread.” This is quoted from a very ancient manuscript in the Archives of the Hierarchy, dealing with this stage of discipleship. I am for the first time making this information available in a brief and necessarily veiled and inadequate form to the disciples, assembling this cycle at the call of the Hierarchy. Only those who are at this stage of discipleship will really comprehend what I say and profit by the hints.

Giai đoạn thứ tư này chỉ có thể đến với người nào đã từng là đệ tử chính thức trên một kiếpđã chứng tỏ khả năng phụng sự với tinh thần vô kỷ và trung kiên. Những điều kiện được kể ra dưới đây:

This fourth stage is only possible to a disciple who has been an accepted disciple for more than one life and who has demonstrated his ability to work with selflessness and pertinacity. The requirements can be stated as follows:

1) Người đệ tử đã thành công trong việc tách khỏi bản ngã và không còn bận rộn quá đáng với cái tôi bé nhỏ của mình. Y không còn bận tâm với bản chất xúc cảm của mình, và sự chú trọng quá đáng đến cá nhân mình—vốn là điều thường thấy nơi một số đông người—không còn chế ngự tư tưởng và nguyện vọng của y.

The disciple has succeeded in decentralising himself and is no longer the point of dramatic interest on his own little stage. He is no longer preoccupied with his feeling [744] nature and the excessive self-interest, evidenced by so many, no longer controls his thoughts and aspiration.

2) Người đệ tử đã có thể làm việc một cách vô tư bất luận rằng tính chất cá nhân của y có thể phản ứng cách nào. Điều này có nghĩa là những xúc cảm, tư tưởng, yêu ghét và dục vọng riêng tư không còn là những yếu tố quyết định trong đời sống của y nữa, mà y bị chi phối trong những hoạt động thường ngày và trong các mối quan hệ chỉ bởi những hoạt động hữu ích và ý tưởng tốt lành vì lợi ích chung cho cả nhóm. Y sẽ không hy sinh một cá nhân nào vì lợi ích tập thể cho đến khi nào y đã cố gắng trợ giúp người ấy hiểu biết vấn đề và chứng minh một mối tương quan đúng đắn, nhưng y sẽ không do dự mà hành động quyết liệt khi cần và khi có dịp.

The disciple can now work with impersonality, no matter how his own personal nature may be reacting. This means that his own feelings, thoughts, likes, dislikes and desires are no longer the controlling factors; he is conditioned in his daily activities and relationships only by those intentions and activities which are for the good of the group. He will not sacrifice any individual to the group good until after due effort to help that individual understand and demonstrate right relationship; but he will not hesitate to take firm action as need and opportunity arise.

3) Người đệ tử đã có một ý thức tỷ lệ về công việc, về giá trị tương đối của sự đóng góp của y vào công việc của Sư phụ và đời sống của Đạo Viện. Y say mê với công việc và cơ hội phụng sự chớ không bận tâm nghĩ đến Chân sư và vị thế cá nhân của y trong tư tưởng của Chân Sư. Phần nhiều đệ tử trong các giai đoạn đầu của thời kỳ sơ cơ không bao giờ quên rằng họ là những đệ tử. Đó là điều mà ĐỨC THẦY MORYA, gọi là sự “tự mãn của cái trí bám bíu lấy phàm ngã”. Đó là một hình thức che đậy của thói kiêu căng mà những kẻ sơ cơ khó tránh khỏi. Họ không bao giờ quên, dù chỉ một phút, cái địa vị đệ tử của họ và sự kiện họ được gần Sư phụ, dù cho họ bận rộn bao nhiêu đến công việc. Tuy nhiên, nếu họ thật sự hoạt động từ một trụ điểm tâm linh, họ sẽ quên đi thậm chí cả sự hiện diện của Ngài trong công việc cần phải làm để phụng sự nhân loại.

The disciple has developed a sense of proportion as to the work and the relative value of his contribution to the Master’s work and the Ashram life. He is engrossed in the task and the opportunity and not with the Master and with his individual position in the Master’s thoughts. Most disciples in the early stages of their novitiate never forget that they are disciples. This is what the Master Morya has called the “smug recollection of the self-engrossed mind.” It is a form of veiled pride which beginners find it difficult to avoid. Never for a minute do they forget the fact of their discipleship and the fact of the Master, no matter how active their service; yet—if they were truly working from a point of tension—they would forget His very existence in the work to be done for their fellowmen.

4) Người đệ tử đã đạt tới điểm vốn là tương ứng cao của cái được gọi là “đa nhân cách”. Nói cách khác, đó là trạng thái tâm thức mà sự rối loạn đa nhân cách chỉ là cái bóng và một phản ảnh méo mó, xiêu vẹo. Người đệ tử có ý thức đồng loạt về hai trạng thái hay hai điểm hoạt động tập trung.

The chela on the thread has reached a point where the higher correspondence to the so-called “split personality” is to be found, or (to word it otherwise) where that state of consciousness, of which the split personality is the shadow and the distortion, makes its appearance. The disciple is conscious simultaneously of two states of awareness or two points of concentrated activity:

a) Trụ điểm tâm linh, nơi mà y tập trung tinh thần và cố giữ cho được thường xuyên và bất khả xâm phạm.

b) Khu vực hoạt động tập trung trong 3 cõi giới, xuyên qua đó y thực hiện việc phụng sự với tư cách đệ tử.

Hai điểm liên đới nầy thật ra không phải là hoạt động riêng biệt trừ phi chúng xuất hiện trong tâm thức của người đệ tử trên cõi hồng trần, và biểu lộ đời sống ngoại tại và nội tâm của y. Sở dĩ như vậy là vì y phải hoạt động trong thời gian và không gian qua tác động của bộ óc vật chất. Điểm tập trung thứ nhì thật ra phải là một sự xuất lộ ngoại tại của điểm trụ tâm linh nội tại. Trong những dòng chữ trên, chư môn đệ sẽ tìm thấy chìa khoá của khoa học về Con đường Đệ tử, và của mối tương quan đang phát triển giữa nhân loại và Thánh đoan.  Nó cũng liên hệ đến công việc của ĐỨC PHẬT và Christ, vì các Ngài là tiêu biểu cho những trụ điểm của SHAMBALLA và trong Thánh đoàn

a. The point of spiritual tension wherein he is focussed and which he endeavours to preserve inviolate and constant. [745]

b. The focussed sphere of activity in the three worlds, through the medium of which he carries out his work and service as a disciple.

These two related points are not in reality two separated activities, except as they emerge in the consciousness of the disciple upon the physical plane and express his objective and his subjective life. They are incident to his having to work in time and space and through the medium of a physical brain. The second point of focus should be in reality an externalisation of the inner point of tension. In these words, you have the key to the true science of discipleship, to the developing relation of the human centre and the hierarchical. It concerns also the work of the Buddha and the Christ, as They represent the point of tension at Shamballa and in the Hierarchy.

Đa số đệ tử không hoạt động từ một trụ điểm tâm linh, mà từ một điểm tập trung của phàm ngã. Đây tuy thật ra đã là một bước tiến bộ hơn so với người thường thiếu tư duy, nhưng họ bám víu vào đó quá lâu. Bao giờ người đệ tử còn tập trung vào phàm ngã thì trụ điểm tâm linh sẽ còn cách biệt với y. Y sẽ bị thúc đẩy bởi nguyện vọng của phàm ngã, chứ không phải do thần lực của Đạo Viện, và sự tập trung vào hình thể sẽ đưa đến mọi nỗi khó khăn, trắc trở cho y và cho cả nhóm. Trụ điểm tâm linh, kết quả của sự hiến dâng trọn vẹn của phàm ngã cho công việc phụng sự nhân loại, có tác dụng khích động và tăng cường quyền năng chớ không khêu gọi sự sống thấp kém của phàm ngã.

Đó là những nhu cầu bắt buộc mà người đệ tử phải ứng đáp trước khi y được truyền thụ bí quyết giao tiếp với Chân Sư tùy ý muốn trong những trường hợp khẩn cấp.

Most disciples are not working from a point of spiritual tension, but from a point of personality focus—a step forward indeed from that of the average unthinking person but one to which they cling unduly long. As long as a man is focussed in his personality, the point of spiritual tension will evade him. He will be driven by personality aspiration and not by ashramic force and this focus in form will lead to trouble both to the individual aspirant and to his group. Spiritual tension, as a result of complete dedication of the personality to the service of humanity, stimulates and empowers but does not evoke the lower life of the personal self.

These are the requirements which the disciple must meet before he is taught to reach the Master at will and when an emergency arises.

Đến đây, tôi muốn chư môn đệ lưu ý về thái độ của Sư phụ ở giai đoạn này của người đệ tử. Như tên gọi hàm ý, trong giai đoạn này người đệ tử được phép kêu gọi đến sự chú ý của Sư Phụ, nhưng chỉ khi nào y được tin cậy rằng y sẽ sử dụng cái đặc ân này vào những mục đích phụng sự tập thể chứ không bao giờ dùng vào lợi ích cá nhân. Điều này có nghĩa là người đệ tử sẽ tự giải quyết lấy những khó khăn trong đời tư của mình, chứ không để cho những sự việc cá nhân xen vào đời sống của Đạo Viện. Điều ấy cũng ngụ ý rằng người đệ tử đã có được sự thành tín và vô tư đến mức làm cho Đạo Viện xét thấy không cần phải tự bảo vệ chống lại những rung động từ điển của y. Sư phụ biết rằng nếu người đệ tử kêu gọi đến Ngài, Ngài sẽ không bị lãng phí thì giờ để ứng đáp, bởi vì sự kêu gọi đó luôn được phát ra vì nhu cầu tập thể và vì lợi ích của toàn nhóm.

I would like here to call your attention to the attitude of the Master at this stage of His chela’s progress. As the name implies, the disciple at this point is permitted to call the attention of the Master; this is permissible only when the chela can be trusted to use the privilege solely for purposes of group service and never for himself or his own benefiting. This signifies that the disciple is capable of handling his life and problems himself and is not likely, therefore, to intrude his personal crises into the life of the Ashram. It implies also a chela of such devotion and essential basic selflessness that the Ashram needs no protection from his vibratory activity; he [746] never exacts from the Master any of the potency which rebuffs, as it is esoterically called. The Master knows that if a call comes from the chela on the thread, it will not be a waste of His time to respond, because the call will always be launched on behalf of group need and for the establishing of group purpose.

Dầu Sư phụ đang bận việc gì, Ngài cũng phải ứng đáp lời kêu gọi đó vì người đệ tử tin cẩn đã được ban cho cái quyền kêu gọi đến Ngài trong tình trạng khẩn cấp. Chư môn đệ có thể hỏi làm cách nào mà người đệ tử biết được rằng y có thể “liên thông” với Chân sư. Tôi có thể đảm bảo với chư môn đệ rằng một sự ngăn cản triệt để sẽ tác động lên người đệ tử khi lời kêu gọi không nên phát ra—sự ngăn cản xuất phát từ phía người đệ tử chứ không do sư phụ áp đặt—và y không muốn cũng không cố gắng để kêu gọi sư phụ khi có một câu hỏi trong trí của y. Đó là một vấn đề của sự nhận thức trực giác trong suốt, việc nhận ra một kênh liên lạc không trở ngại và một tác động của ý chí. Đó thật ra là một tiến trình kêu gọi và đáp ứng. Toàn bộ ý niệm của Người đệ tử trên đường dây ẩn tàng phía sau giáo lý méo mó về đặc quyền và đặc ân của giới tu sĩ, của mối liên hệ giữa Giáo Hoàng—lấy ví dụ—và Chúa, hay của những “người ưu tú” và Thượng Đế. Cái lý tưởng ẩn tàng và chưa thực hiện được là mối quan hệ của người đệ tử trên đường dây và Chân sư và Đạo viện của Ngài, được giải thích bằng thuật ngữ của Nhà thờ. Khi tôn giáo tương lai được xây dựng xung quanh công việc và hoạt động của các đệ tử và các thức giả (knowers) thế gian, khi đó ta sẽ thấy các biểu tượng này, được gọi là “đặc quyền và đặc ân của tu sĩ”, sẽ được giải thích và diễn tả một cách đúng đắn. Ta cũng thấy những suy dẫn biểu tượng tương tự trong giai cấp Bà La Môn ở Ấn độ.

No matter what the Master is doing or what His preoccupation, He must respond to that call, for it is the endowed right of the trusted disciple to send it out when emergency demands it. You might ask how the chela knows that he can “get through” to the Master, using here a colloquialism. I can assure you that a complete inhibition rests upon him when the call may not be sounded—an inhibition, arising on his side of the relationship and not imposed by the Master—and he neither wants nor attempts to sound the call when there is a question in his mind. It is a matter of clear intuitive perception, the recognition of an unimpeded channel and an act of spiritual will. It is in reality a process of invocation and evocation. This whole concept of the chela on the thread lies behind the distorted teaching about the prerogatives and privileges of the priesthood and the relation of the Pope, for instance, to God or of the “elect” to the Deity. This latent and unfulfilled ideal is that of the chela on the thread and the Master and His Ashram, interpreted by the ecclesiastical consciousness as the Church. When the coming world religion is built around the work and the activity of the world disciples and knowers, then we shall see these symbols, called the “rights and prerogatives of the priesthood,” correctly interpreted and truly expressed. The same symbolic inferences are also to be seen in the Brahmin caste in India.

Sự liên hệ hỗ tương đó chỉ có thể đạt được sau một thời kỳ hoạt động lâu dài của người đệ tử chính thức ở bên ngoài và sau cùng là ở bên trong Đạo Viện. Nó không phải do kết quả của sự cố gắng nào để đạt tới cái địa vị uy quyền và thế lực trong việc phụng sự. Nó chỉ là cái kết quả im lặng và hầu như đạt được một cách vô ý thức của người đệ tử biết phụng sự trong âm thầm lặng lẽ, tự quên bản ngã của mình chỉ lo thực hiện Thiên Cơ bằng cách tận dụng khả năng của mình đến mức tối đa. Đó là phần thưởng, nếu tôi có thể diễn tả như thế, của người đệ tử nào biết rằng mình đầu thai kiếp này để làm gì và cố gắng làm việc đó với tinh thần hiến dâng trọn vẹn. Động cơ thúc đẩy của cuộc đời y là nhu cầu của nhân loại và sự nhận thức rằng y phải làm gì để thực hiện bước tiến bộ tâm linh tiếp cận trong tương lai.

This responsive relationship and interplay is only attained after a long cycle of the outer relation of the accepted disciple upon the periphery and finally within the Ashram. It does not come about as the result of any effort to fit oneself for this position of power and of influence in service. It is simply the silent and almost unconsciously achieved result of that self-effacement and self-forgetfulness which distinguishes the accepted disciple; he is decentralised and engrossed in the fulfilment of the divine Plan to the best of his ability. It is the reward, if I might so express it, of the worker who knows what [747] he has come into incarnation to do and who is endeavouring with dedication to do it. The driving urge of his life is the need of humanity and his expanding awareness of the immediate next step that man must take.

Nhiệm vụ chính của một ĐỨC THẦY khi một đệ tử bước vào Đạo Viện của Ngài là giúp y suy gẫm theo đường lối tách rời bản ngã. Điều này làm cho người đệ tử tập quên bản ngã cá nhân để trụ tâm thức vào việc phải làm và tập giải đáp những câu hỏi sau:

1) Đệ tử có thật biết rõ mình phải làm việc gì trong kiếp sống hiện tại chăng?

2) Đệ tử có thử cố gắng thực hiện việc đó trong đời sống chăng?

3) Mục tiêu chính của người đệ tử phải chăng là lập hạnh và tinh luyện? Nếu vậy, đệ tử có nghĩ rằng mình còn đang đi trên đường dự bị chăng thay vì tự dối mình với ý nghĩa rằng mình đang theo con đường chính thức?

4) Đệ tử có nghĩ đến nhu cầu của nhân loại chăng, hay là bận tâm lo nghĩ về địa vị của mình về những vấn đề khó khăn tâm linh của mình và về những chuyện rắc rối thuộc về đời sống cá nhân của mình?

The major tasks of the Master when a disciple first enters His Ashram is to make him think along the lines of decentralisation. This involves the shift of the disciple’s consciousness from himself to the work to be done and, incidentally, the answering of the questions:

  1. Do you, in reality, know what your life task is?
  2. Have you tried to carry this out in your current life processes?
  3. Is your main objective the building of character and the development of purity? If this is so, do you not think that you should be on the Path of Probation and not deluding yourself with the idea that you are on the Path of Discipleship?
  4. Are you preoccupied with human need or are you engrossed with your own position as a disciple, with your own spiritual problems, and with the delusion of the terrific difficulties in your personal life?

Bao giờ mà chư môn đệ còn cho rằng đời mình là một cuộc đời đầy thích thú và cũng là một cuộc đời rất nhiều nỗi khó khăn, vất vả thì chư môn đệ vẫn chưa dứt bỏ những thói quen tư tưởng cũ kỹ. Những câu hỏi này rốt cuộc phải được giải đáp trước khi người đệ tử có triển vọng tiến xa hơn.

Hãy nhớ rằng Đạo Viện chỉ được xuất lộ ra bên ngoài để làm một trụ điểm tâm linh. Từ Đạo Viện ấy, người đệ tử xuất phát để làm công việc ngoài thế gian. Nhóm đệ tử ngoại môn hoạt động nhập thế, tức Đạo Viện ngoại tại, được xuất lộ bằng cách phản chiếu diệu quang của Đạo Viện nội tại và thiết lập một từ trường của năng lực tâm linh. Điều này được thực hiện khi nào những đệ tử ngoại môn liên kết với Đạo Viện nội tại và phản ứng với cái diệu âm và đặc tính của nhóm đệ tử nội môn quy tụ quanh Sư phụ.

As long as you believe that your life is one of all engrossing interest and also one of exceeding hard places, you are only in the very early stages of accepted discipleship and have not yet cast off ancient habits of thought. These questions have eventually to be answered before the student has what I might call “the full freedom of the Ashram.”

The Ashram, you must remember, is externalised only in so far as it provides a point of spiritual tension. From that Ashram, disciples go out to work in the world. The outer group, working in the world, or the exoteric Ashram, is externalised by reflecting the radiance of the inner Ashram and by establishing a magnetic field of spiritual power. This is done just in so far as the members of the Ashram who are found on its outer periphery relate themselves to the inner Ashram and therefore react to the note and quality of the inner group, gathered around the Master.

Một Đạo Viện không phải là một nhóm người đi tìm sự thể hiện tâm linh. Đó là một trung tâm hoạt động tập thể, có thần lực hỗ trợ để giúp cho nhóm đệ tử thi hành kế hoạch của Sư phụ và ứng đáp nhu cầu của nhân loại. Chư môn đệ có lẽ sẽ tự hỏi tại sao tôi cứ luôn luôn nhắc đi nhắc lại mãi đến nhu cầu này. Đó là vì nhu cầu ấy là nguyên tắc chính đại và khẩn cấp của sự thỉnh cầu. Nó có thể kêu gọi đến sự ứng đáp của Thánh đoàn và như thế sẽ làm cho hai trung tâm nhân loại và Thánh đoàn liên đới nhau. Nó tương xứng trên quy mô tập thể với sự kêu gọi của phàm ngã đối với linh hồn. Bởi vậy một nhóm hay Đạo Viện của Chân Sư là một trung tâm thỉnh nguyện và khi người Đạo sinh trở thành một “Đệ tử trên đường dây”, thì đó cũng như là phần thưởng cho những công quả phụng sự mà người đệ tử đã làm với một tinh thần vô tư và hy sinh tuyệt đối. Chừng đó thì Đạo Viện mới có thể là một trung tâm tiềm lực độc nhất của thế gian.

An Ashram is not a group of people seeking spiritual realisation. It is a centre of group activity, swept by energies which (when given full and proper sway) enable the group to carry out the Master’s plan and meet human need. You may wonder perhaps why I so constantly emphasise this need. I do it because that need is the main and urgent principle of invocation; it can and will evoke hierarchical response and thus put two centres—that of Humanity and the Hierarchy—en rapport. This is a group correspondence to the invocation of the soul by the personality and its subsequent evocation upon the plane of every day living, thus leading to a consequent fusion. An Ashram or Master’s group is, therefore, a centre of invocation and when the individual disciple becomes a chela on the thread, it is as the reward of selfless service—carried forward at any personal cost. Then the Ashram can be a centre of unique world potency.

Những “đệ tử trên đường dây” dùng một kỹ thuật lạ kỳ tùy theo cung của họ. Họ luôn luôn hoạt động xuyên qua luân xa đỉnh đầu. Qua luân xa này, họ phát ra lời thỉnh nguyện (vô âm thinh đối với thính giác phàm trần) rung động dọc theo sợi dây và đến với Đức Thầy. Tuy nhiên kỹ thuật này được truyền dạy trực tiếp cho người đệ tử khi sư phụ xét thấy y có quyền được ban đặc ân đó. Tôi không thể chỉ bí thuật đó cho chư môn đệ. Khi nào “đi trên đường dây” chư môn đệ sẽ được truyền thụ bí pháp đó.

Chelas on the thread employ a peculiar technique, according to their ray; they work always through the head centre. By means of this centre, they sound out the call (an inaudible call, from the physical plane angle) which (vibrating along the thread) reaches the Master. These techniques are, however, taught directly to the disciple by the Master when He recognises His chela’s right to the privilege. I cannot give these techniques direct to you. When you are “on the thread,” you will inevitably have the information given to you.

Sợi dây này không phải là đường antahkarana, mà là một sợi dây kết nối bằng ánh sáng sống động. Chân sư phóng ra sợi dây này khi người đệ tử thỉnh cầu một sự đáp ứng từ Ngài. Khi người đệ tử xây dựng đường antahkarana nối phàm ngã và Tam Nguyên tinh thần thì sự đáp ứng này sẽ gia tăng sức mạnh. Cuối cùng thì người đệ tử trên đường dây có được sợi dây sự sống (sinh mệnh tuyến)—một khía cạnh của đường antahkarana—nối liền với sợi dây Đạo viện, và do đó thiết lập sự kiểm soát của Chân thần lên cá nhân, giống như sự kiểm soát của Shamballa với Thánh Đoàn trên bình diện tập thể. Ta phải luôn ghi nhớ mối liên hệ giữa cái lớn và cái nhỏ.

This thread is not the antahkarana but a linking thread of living light. This the Master projects as the disciple’s service evokes a response from Him. This evocation, however, increases its potency as the disciple builds the antahkarana between the personality and the Spiritual Triad. The chela on the thread eventually has the life thread (one aspect of the antahkarana) connected with this ashramic thread and hence the establishment of monadic control of the individual which (in its group form) signifies the control of the Hierarchy by Shamballa. The lesser and the greater relationship must ever be borne in mind.

Đối với người đạo sinh trung bình, ý nghĩa của giai đoạn này trên Con Đường đệ tử chỉ có giá trị từ góc độ nhấn mạnh những gì chưa đạt được. Do đó, những hàm ý hoàn toàn tiêu cực. Đối với người đệ tử thực thụ mà thái độ là tích cực và thông minh, đây là những gì thường đáng mong cầu. Định Luật của các Mối Quan Hệ giữa Dương và Âm nằm sau tất cả những giai đoạn này. Ban đầu thì cái cao hơn luôn là âm đối với cái thấp; kế đến có sự thay đổi, cái cao hơn trở thành dương với cái thấp hơn, và do đó dẫn đến sự thăng tiến đều đặn của của Con Đường của Sự Sống (Sinh Lộ–the Way of Life) và Thang Thăng tiến Tinh thần.

To the average aspirant, the implications of this stage of discipleship are valuable from the angle of emphasising what has not been achieved. The implications are, therefore, negative. This is frequently desirable where accepted disciples are concerned whose attitude should be positive and intelligent. [749] The Law of Positive and Negative Relationships underlies all these stages. That which is higher is, at first, always negative to that which is lower; then interim changes take place which make the higher positive to the lower and lead, therefore, to the steady ascending of the Way of Life and the Ladder of Spiritual Ascent.

 

 

3 Comments

  1. jupiter nguyen

    Theo suy nghĩ của tôi thì :
    “Disciple on the Thread”— “Đệ tử trên Đường Dây” , có nghĩa là người đệ tử đó đã tạo được sự liên hệ mãi mãi và vĩnh viễn với vị chân sư của mình , và không còn điều gì có thể ngăn cách mối liên hệ đó nữa . Người đệ tử đó cũng sẽ mãi mãi được an toàn trong vòng tay che chở của chân sư.

  2. jupiter nguyen

    Tôi nghĩ rằng câu nói :
    ” … bởi vì sự kêu gọi đó luôn được phát ra vì nhu cầu tập thể và vì lợi ích của toàn nhóm. ”
    thật là tuyệt vời và minh triết làm sao và hiển nhiên là trong cái nhu cầu tập thể và vì lợi ích của toàn nhóm đó là bao gồm luôn cái nhu cầu và lợi ích của riêng ta nữa.

  3. jupiter nguyen

    ” Định Luật của các Mối Quan Hệ giữa Dương và Âm nằm sau tất cả những giai đoạn này. Ban đầu thì cái cao hơn luôn là âm đối với cái thấp; kế đến có sự thay đổi, cái cao hơn trở thành dương với cái thấp hơn, và do đó dẫn đến sự thăng tiến đều đặn của của Con Đường của Sự Sống (Sinh Lộ–the Way of Life) và Thang Thăng tiến Tinh thần. ”
    Tôi nghĩ rằng ” cái cao hơn ” đó là các vị chân sư ( vì trình độ tiến hóa cao tột của các Ngài và vì các Ngài là tinh hoa của nhân loại ) nên các Ngài là Âm còn các đệ tử và người thường như chúng ta là Dương ( vì trình độ tiến hóa còn thấp kém của chúng ta so với các Ngài ) , hay nói một cách khác cho dễ hiểu thì các vị Chân sư thì như ” các cô gái trẻ và xinh đẹp tuyệt trần ” [ Âm ] còn chúng ta ( kém tiến hóa hơn ) thì như những gã đàn ông háo sắc và si tình [ Dương ] nên chúng ta mới bị thu hút tìm đến với các Ngài để được hưởng ” lợi ” nhưng khi ta đạt đến trình độ tiến hóa cao gần bằng hoặc tương đương với các Ngài thì các Ngài lại bị trở thành Dương đối với ta.

Leave Comment