Đây là bài viết về các khái niệm chiêm tinh học nội môn để giải thích phần luận giải các Huấn Thị Cá Nhân của FCD. Lúc đầu, chúng tôi định gói gọn trong một bài viết giải thích các thuật ngữ chiêm tinh học mà GS Michael D. Robbins dùng, nhưng sau khi cân nhắc, chúng tôi thấy cần viết thành một loạt bài về chiêm tinh học nội môn. Cũng xin nói trước, chúng tôi không phải là những nhà nghiên cứu chiêm tinh chuyên nghiệp hoặc thành thạo chiêm tinh, và chúng tôi chỉ trong quá trình tìm hiểu học hỏi môn học còn mới lạ. Do đó, loạt bài này là đúc kết những gì chúng tôi tìm hiểu về chiêm tinh học nói chung, và chiêm tinh học nội môn theo giáo lý của đức DK. Chiêm tinh học là một môn khoa học phức tạp, nghiên cứu về tương tác của các lực vũ trụ lên con người, và như đức DK đã nói, “chiêm tinh học về mặt bản chất là cách trình bày thuần khiết nhất của chân lý huyền môn trên thế gian vào lúc này, bởi vì nó là khoa học bàn đến các năng lượng và các lực đang chi phối và cai quản, chúng tác động qua và trên toàn thể lĩnh vực không gian và tất cả những gì nằm trong lĩnh vực đó.”
Chiêm tinh học nội môn bắt đầu với quyển sách “Esoteric Astrology” của đức DK, và từ đó các nhà Chiêm tinh học mới bắt đầu nghiên cứu một khoa chiêm tinh mới: chiêm tinh học của linh hồn. Các tác giả cận đại viết nhiều về đề tài này là Douglas M. Baker, người Anh với bộ sách Esoteric Astrology 10 quyển, cộng với bộ Tự Điển Chiêm tinh học đồ sộ 3 quyển; Alan Oken với các quyển Soul-centered Astrology và Complete Book of Astrology; các bộ sách của Dane Rudhya; các bài khảo luận của GS Michael D. Robbins. Các giảng viên của Trường Morya Federation như Leoni Hodgson, Elena Dramchini … cũng là các nhà tinh thông chiêm tinh học nội môn, các quyển sách viết về Chiêm tinh học nội môn của Leoni Hodgson như the Journey of the Soul, OM – Union through Astrology là tài liệu học tập của học viên của trường. Các bài viết này có thể xem là như là các compilation từ các quyển sách của các tác giả trên. Bài 1 là phần trích dịch từ quyển Esoteric Astrology I của Douglas M. Baker. Trong phần giới thiệu, tác giả nói về kinh nghiệm bản thân khi trải qua các biến cố lặp đi lặp lại trong cuộc đời sau 29 năm. 29 năm là thời gian để Mặt trăng tiến trình (progressed moon) đi đến cùng vị trí cũ trên lá số chiêm tinh. Tuy nhiên, do Ông đã thay đổi, đã tiến hóa trên con đường tinh thần nên Mặt trăng không còn ảnh hưởng như trước, mà phải thay thế bằng Vulcan như Chân sư DK nói. Đối với người đệ tử thì Mặt trăng được thay bằng Vulcan, và với điểm đạo đồ thì Mặt trăng thay bằng Uranus. Cũng thế, các chủ tinh của các cung Hoàng đạo trong chiêm tinh học ngoại môn sẽ được thay bằng chủ tinh nội môn đối với người đệ tử; với điểm đạo đồ thì thay bằng chủ tinh huyền giai (hierarchical rulers). Phần giới thiệu này cũng sẽ cần được diễn giải để người chưa quen với chiêm tinh học hiểu cặn kẻ hơn, và chúng tôi sẽ quay trở lại trong bài tiếp theo.
******************
GIỚI THIỆU
Carl Jung, nhà tâm lý học nổi tiếng, là một người ngưỡng mộ chiêm tinh. Ông cũng đã có một kinh nghiệm cận tử sau một cơn đau tim, trong đó ông thấy mình thoát ra khỏi cơ thể khoảng một ngàn hai trăm dặm trên mặt đất. Ông thường nói rằng người ta có thể nghe được nhiều điều bất thường, ngay cả từ những nhân vật có thẩm quyền nhất, nhưng chỉ khi nào chính bạn trải nghiệm hiện tượng (ý ông muốn nói là tâm linh) khi đó bạn mới thực sự chấp nhận chúng là có giá trị.
Các nhà chiêm tinh đều biết rằng chỉ thị chiêm tinh chính của các sự kiện lặp đi lặp lại là sự di chuyển hoặc tiến trình của mặt trăng xung quanh lá số. Mặt trăng thực hiện một tiến trình như vậy khoảng mỗi 28 năm, và có thể kích hoạt các sự kiện tái diễn.
Năm 1941, tôi ở trong quân đội Anh tại Abysinnia. Một ngày nọ, trong một trận bão lớn, tôi trú bên cạnh một chiếc xe quân đội. Một tia sét loé lên và ngay lập tức tôi bị hất ra khỏi chiếc xe tải mà tôi đang tựa vào. Tôi không bị thương tích gì cả nhưng tôi không một chút nghi ngờ gì tôi đã rất may mắn khi thoát khỏi tai nạn. Tôi có thể đã không bao giờ nhớ lại sự kiện này nếu thực tế là gần 29 năm sau, vào năm 1970, tôi đang nhìn một trận bão điện đang tiến gần từ một sườn núi gần nhà tôi. Cứ vài giây bầu trời bốc lên và một tiếng sét đánh sập xuống khu vực. Cơn bão tiến gần và một người bạn ở bên tôi đã nhận xét rằng nó có thể dễ dàng tấn công ngôi nhà. Và nó đã làm điều đó. Một tia chớp loé lên và tiếng nổ làm tôi điếc tai trong vài phút khi căn phòng mà chúng tôi đang đứng bị sét đánh. Thực ra thì vật thu hút sét là một chiếc ghế kim loại dùng cho điều trị bên cạnh cửa sổ mà chúng tôi đứng nhìn cơn bão. Rèm cửa bị cháy, đường dây điện thoại cũng bị cháy gần trăm feet, và đồ gỗ xung quanh cửa sổ đã vở vụng từng mảnh.
Biến cố thứ hai này đã chấm dứt trong tôi ý tưởng cũ cho rằng sét không bao giờ đánh cùng một chỗ hai lần. Tôi là trường hợp ngoại lệ đó và tôi đã bị đánh hai lần. Bây giờ, là một nhà huyền bí học thực hành (thuật ngữ ‘nhà huyền bí học’ được dùng theo nghĩa cổ điển của nó là người biết và sử dụng các lực bí ẩn của tự nhiên) trong nhiều năm, điều tự nhiên là tôi suy ngẫm về sự kiện và tôi sớm đi đến kết luận rằng điều này liên hệ với sự dịch chuyển của mặt trăng qua một khía cạnh tàn phá mà tôi có trong lá số sinh của mình: Hỏa tinh gần như đồng vị với Thiên vương tinh trong Song Ngư trong nhà thứ sáu. Nó khiến cho tôi nhận ra rằng tôi sắp gặp lại các sự kiện có thể phản chiếu những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 1941 đến 1944, giai đoạn nguy hiểm nhất đến tính mạng của cuộc đời tôi. Tôi trở nên rất thận trọng. Nhưng sự cảnh giác không cứu tôi khỏi bị bắt giữ nhầm và giam vào một nhà tù ở Los Angeles vì những cáo buộc sau đó được nhanh chóng thu hồi. Mặc dù việc giam giữ của tôi ít hơn 24 giờ, nhưng nó rõ ràng khó chịu. Nó xảy ra sau một bài giảng mà tôi diễn thuyết trong cùng thành phố về chủ đề từ tính và những hiệu ứng của nó mà chúng tôi ghi nhận trên một số bệnh nhân ở Anh. Những kẻ thù bí mật trong dịp này là các đặc vụ của FDA trà trộn trong khán giả.
Tâm trí tôi quay lại với những sự kiện nguy hiểm trong những năm chiến tranh đó. Tôi nhớ lại một lần nữa sự kiện sét đánh, và chưa đầy một năm sau đó, tôi đã bị bắt giữ trong trung đoàn của tôi vì một sự dại dột. Nếu tôi nhớ chính xác đó là do bị qui tội ‘láo xược ngầm’! Trong những ngày đó, một cáo buộc như vậy có thể xảy ra trong Quân đội Anh nếu bạn liếc xéo một sĩ quan bất tài! Chỉ cần nhìn thoáng qua hồ sơ chiến tranh của tôi và so sánh với hồ sơ của viên sĩ quan liên quan khiến tôi sớm được miễn tội từ vị Tư lệnh Quân đoàn.
Đây là hai sự kiện có tính chất đáng tiếc đã được lặp lại 29 năm sau, khi mặt trăng tiến trình đi qua cùng một khía cạnh trong lá số chiêm tinh của tôi. Hai vụ việc năm 1941, tức là bị bắt giữ và sét đánh, một năm sau lại bị tiếp theo bằng ba giai đoạn, mỗi giai đoạn cách nhau vài tháng, trong mỗi giai đoạn đó tôi bị thương, hai lần rất nghiêm trọng … thương tích mà tôi chưa bao giờ thực sự hoàn toàn hồi phục. Ý nghĩ rằng mô hình sắp được lặp lại khiến tôi cảnh giác. Tôi lập tức tìm kiếm lời khuyên từ các nhà chiêm tinh. Tôi bắt đầu thực hiện những gì mà tôi coi là biện pháp phòng ngừa cần thiết. Rốt cuộc, sự hiểu biết về các lực bí ẩn của tự nhiên có ý nghĩa gì nếu bạn không sử dụng kiến thức đó vào cuộc sống hàng ngày của bạn?
Tôi tìm kiếm sự bảo đảm nhưng đã được hỏi tôi muốn tự bảo vệ mình như thế nào. Tai nạn à? … Tai nạn nào? … Ở nước ngoài? … nước nào? Và như thế. Sau đó, tôi tìm kiếm một nhà chiêm tinh giỏi. Tôi tiếp cận một số nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất ở phương Tây. Không ai có thể đưa ra lời khuyên nào cho dù thời gian sinh của tôi được biết chính xác.
Khi các sự kiện phát triển, mặc dù tôi gặp lại gần như chính xác xu hướng của công việc trong hai mươi chín năm trước, không có thương tích nghiêm trọng xảy ra. Có kẻ thù bí mật, ở nước ngoài … nhưng họ đã không gây hiệu quả. Tôi đã có xu hướng nghĩ rằng chiêm tinh học mà tôi đã bảo vệ trong nhiều năm đã làm tôi thất vọng. Thực tế, đã có sự thay đổi hoàn cảnh trong cuộc đời tôi khiến cho chiêm tinh học của ba mươi năm đầu tiên không thích hợp để giải thích ba mươi năm tiếp của tôi. Tôi đã thay đổi! Bởi vì tôi đã thay đổi, cũng như tất cả mọi người cuối cùng phải thay đổi, lá số của tôi cần những chủ tinh mới. Đây là cơ sở để truyền bá các giáo lý của chiêm tinh học nội môn. Khi người ta đi theo Con Đường Của Sự Khai Mở Tinh Thần, những thay đổi xảy ra trong phạm vi tâm thức và các thể tế vi khác nhau của họ rộng lớn đến mức các chủ tinh cũ (chủ tinh ngoại môn) không còn tác dụng nữa, ngoại trừ trong những lãnh vực phàm ngã thay đổi ít nhất! Sự tăng trưởng tinh thần, ngay cả ở mức độ trí tuệ, có thể rất sâu rộng dù chỉ trong một năm. Giờ đây, từ những quan sát cẩn thận, tôi biết rằng trong giai đoạn 1969 đến 1973 ảnh hưởng của mặt trăng trong lá số của tôi suy yếu đáng kể và gần như tương ứng với mức độ mà tôi đã cống hiến bản thân mình cho công việc của Con Đường Tinh Thần mà tôi đang theo. Ở cấp độ trí tuệ và tình cảm, mặt trăng không còn là một yếu tố nguy hiểm trong lá số của tôi, và ngay cả ở mức độ thể chất ảnh hưởng của nó đã giảm đi đáng kể. Thay vào đó, các hành tinh Uranus (Thiên Vương Tinh), Vulcan, và Saturn (Thổ Tinh) đã đảm nhận vai trò của mặt trăng đối với tôi.
Tôi đã học chiêm tinh với một người rất thông thái và tài năng, đã mất từ lâu, người đã được huy chương vàng do Margaret Hone, tác giả của quyển The Modern Text Book of Astrology trao tặng. Tôi đã học được nhiều, và cũng học để bỏ đi nhiều. Đối với tôi, dường như ngay những năm đầu của thập niên 50 đã có nhiều sai lầm với chiêm tinh học khi nó được phổ biến. Người phụ nữ tốt bụng đã dạy cho tôi chiêm tinh học có những loé sáng nổi bật, nhưng điều đó đan xen với những điều vô nghĩa. Bà là một tín đồ của một nhà chiêm tinh lục địa nổi tiếng thời kỳ đó là Troinski. Troinski đã đoan chắc rằng sẽ có một cuộc chiến tranh ở châu Âu vào đầu những năm 1960. Nó sẽ là một cuộc tàn sát tàn phá tất cả. Tôi đã xem xét các khía cạnh khác nhau và không thấy dấu hiệu nào cho cuộc chiến như vậy, và tôi đã nói như thế. Thay vào đó, tôi bắt đầu sử dụng một số phương pháp bí truyền để tính toán một vấn đề sắp xảy ra, một loạt các thảm hoạ không khí chưa từng thấy kéo dài trong một tuần. Tôi công bố kết luận của tôi tại một bài giảng công cộng được đưa ra hai tuần trước khi những tai nạn đáng kinh ngạc bắt đầu. Dự báo được đưa ra trong tuần san cuối tuần lớn nhất trong nước. Thầy giáo chiêm tinh của tôi tức giận. Bà tuyên bố, “bất kể ông dùng cái gì, đó không phải là chiêm tinh học”. Tôi đã sử dụng chiêm tinh học, nhưng tôi sử dụng các chủ tinh nội môn.
Nói nội môn tôi không chỉ muốn nói là những gì đến từ bên trong mà còn là cái đã là một phần của Minh triết Cổ Thời. Có những định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản thuật ngữ đề cập đến những điều phát sinh từ các nguyên nhân bên trong. Khi chúng ta nói về chữa bệnh nội môn, chúng ta không có nghĩa là việc áp dụng phương pháp điều trị bên ngoài một cách đặc biệt bất thường. Đó không phải là chữa bệnh nội môn hay bí truyền. Sự chữa bệnh nội môn đến từ bên trong, thông thường thông qua các luân xa hoặc hệ thống thần kinh, và điều này đúng với bất kỳ khoa học bí truyền nào, bao gồm cả chiêm tinh học. Chiêm tinh học nội môn luôn luôn liên quan đến một yếu tố đầu vào chủ quan từ các khả năng vượt quá trí tuệ của nhà chiêm tinh.
Bí truyền cũng đề cập đến những vấn đề quá sâu sắc đến mức không thể thấu hiểu trừ phi có kiến thức đặc biệt. Có những yếu tố của chiêm tinh bí truyền rất trừu tượng và mơ hồ thực sự, và đòi hỏi phương pháp giải thích đặc biệt. Tôi đề cập đến ở đây việc sử dụng thượng trí hoặc trí trừu tượng để thấu đạt được những đỉnh cao của cái trí khi ý nghĩa sâu xa được phổ biến. Nếu không có các chìa khoá thích hợp, ta không thể mở cửa vào nhận thức nội tại và một số vấn đề vẫn còn che giấu và ẩn khuất.
Lá số chiêm tinh
Những giáo lý của Minh triết Cổ Truyền cho chúng ta biết rằng hệ mặt trời của chúng ta là hiện thân của đức Thái dương Thượng đế. Mọi thứ tồn tại trong hệ mặt trời là một phần của cơ thể và tâm thức của Ngài. Đến phiên mình, Thái dương Thượng đế sống trong cơ thể của một thực thể thậm chí còn lớn hơn bao gồm các khu vực khác của thiên hà, và cứ như thế lên đến toàn thể vũ trụ. Đấng Thái dương Thượng đế cũng được biết đến như là “Đấng Thiên Nhân Vĩ Đại” và đang biểu lộ thông qua một xoáy năng lượng hoặc luân xa tương ứng với trái tim bên trong một Thực thể lớn hơn. Do đó, hình dạng của hệ mặt trời có thể được xem như một bánh xe hoặc đĩa quay. Nó bao gồm một trung tâm là mặt trời, xung quanh là các hành tinh quay quanh các quỹ đạo hình ellipse trên một mặt phẳng, và theo cách có thể được mô tả như là ngược chiều kim đồng hồ, khi nhìn từ phương Bắc thiên văn.
Bởi vì các hành tin phản xạ ánh sáng mặt trời, ta có thể nhìn thấy chúng và quan sát được các chuyển động của chúng. Một số tương đối gần mặt trời và một số rất xa. Theo thứ tự khoảng cách, các hành tinh là Vulcan *, Thủy Tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh.
* Vulcan không phải là một hành tinh theo nghĩa bình thường. Nó không được khám phá bởi khoa học vì cấu trúc phân mảnh và gần như là ” giống lượng tử ” của hình thể vật lý của nó. Trong khi phần lớn các mảnh của Vulcan nằm giữa Thủy Tinh và Mặt trời, các bộ phận khác mở rộng ra ngoài vào hệ mặt trời. Để biết thêm xem Tự Điển Chiêm tinh của tác giả Vol. I, trang xxii.
Vì vậy, có khá nhiều khoảng cách, tốc độ và kích cỡ của các thiên thể.
Mặt trời, mặt trăng và hành tinh được biểu diễn bằng các ký hiệu hoặc ký hiệu như sau:
Điều quan trọng là các sinh viên theo học nên ghi nhớ những ký hiệu này để có được những ý nghĩa hình thái từ hình dạng của chúng. Hình dạng của các ký hiệu cho thấy một cái gì đó của những phẩm chất của các hành tinh.
Mô hình Địa tâm và Vòng Hoàng Đạo
Vì sống trên trái đất, chúng ta phải xem xét hệ mặt trời từ góc nhìn của chúng ta. Do đó, chúng ta làm việc với vị trí trung tâm hoặc địa tâm của các hành tinh trong lá số chiêm tinh. Nói một cách nghiêm ngặt thì mặt trời và mặt trăng không phải là các hành tinh theo nghĩa thiên văn, nhưng đôi khi chúng ta đề cập đến chúng như vậy trong chiêm tinh học để thuận tiện. Từ “hành tinh” có nghĩa là “kẻ lang thang” trong tiếng Hy Lạp, và người xưa đã áp dụng từ này cho bất kỳ thực thể nào dường như di chuyển qua các tầng trời, khác với các vì sao tương đối cố định. Dĩ nhiên, trong mô hình địa tâm, mặt trời và mặt trăng luôn đi lang thang. Từ trái đất, chúng ta thấy Mặt trời có chuyển động rõ ràng trên nền của các chòm sao các ngôi sao cố định. Nó dường như chuyển động trên một đường tròn gọi là hoàng đạo, hoàn thành một vòng khép kín trong một năm. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng chúng ta là những người di chuyển chứ không phải là Mặt trời tương đối yên lặng. Mặt khác, Mặt trăng thực sự quay quanh Trái đất, trong cùng một mặt phẳng tương tự Mặt Trời, khoảng mười hai lần mỗi năm. Điều này cho chúng ta tháng âm lịch mà từ đó phát sinh ra mười hai tháng dương lịch dài hơn .
Vị trí của các hành tinh tương đối với Trái đất
Các vị trí của các hành tinh được vẽ trên lá số chiêm tinh.
Trái đất nghiêng một góc 23,5 độ so với đường thẳng đứng. Nếu chúng ta phóng đường xích đạo của trái đất vào bầu trời (đường xích đạo trời) nó không trùng với vòng hoàng đạo mà cắt nó ở hai điểm. Sự bất thường này tạo ra các mùa thay đổi. Khi mặt trời đến vị trí giao nhau này trên hoàng đạo, nó đánh dấu bắt đầu của mùa xuân và mùa thu (các điểm xuân phân và thu phân). Đó là lúc ngày và đêm dài bằng nhau vì độ nghiêng của trái đất không hướng về phía Mặt trời và cũng không xa khỏi Mặt Trời, nhưng đi ngang. Hai điểm mà đường hoàng đạo và xích đạo trời xa nhất đánh dấu giữa mùa hè và mùa đông, khi ngày dài nhất hoặc ngắn nhất.
Vòng Hoàng đạo
Khi chúng ta quan sát chuyển động của các hành tinh, chúng nằm trong một dải hẹp của bầu trời, không bao giờ di chuyển xa khỏi hoàng đạo. Dãy này được đặt tên là vòng ‘hoàng đạo’, mở rộng ra 8 độ ở cả hai bên của đường hoàng đạo, chứa các nhóm sao, hoặc chòm sao, từ đó phát sinh tên của các dấu hiệu (cung) chiêm tinh học. Tuy nhiên, dấu hiệu (cung) không giống như các chòm sao. Vòng Hoàng đạo bắt đầu với 0 độ của Bạch Dương vào điểm xuân phân, được gọi là điểm vernal hoặc điểm đầu tiên của Bạch Dương. Các dấu hiệu tiếp tục theo mười hai phần bằng nhau, 30 độ của dải 360 độ. Theo thứ tự, các dấu hiệu hoặc cung là Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Bò Cạp, Nhân Mã, Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư. Chúng đại diện cho các phẩm chất khác nhau của mười hai giai đoạn trong chu kỳ hàng năm khi Mặt Trời xoay xung quanh vòng Hoàng đạo và quay trở lại điểm xuất phát của nó.
Các ký hiệu của mười hai dấu hiệu của hoàng đạo và tên Latin của chúng như sau:
Vành Hoàng Đạo và vị trí của các chòm sao đối với Mặt trời và trái đất
Các ký hiệu hoàng đạo này và các ký hiệu của các hành tinh nên được thuộc lòng ngay từ đầu vì chúng là bảng chữ cái chiêm tinh mà nếu không có chúng ta không thể bắt đầu học ngôn ngữ của nó được. Như tôi đã đề cập ở trên, điều quan trọng là các sinh viên đang theo học sẽ tạo ra những kí hiệu theo những cách này để có được những ý nghĩa hình thái từ hình dạng của chúng. Hình dạng của các ký hiệu cho thấy một cái gì đó của những phẩm chất của các hành tinh.
Hàng ngàn năm trước, trong quá trình xây dựng khái niệm hoàng đạo, các nhà chiêm tinh học thời ấy đã phóng chiếu phẩm tính của các dấu hiệu lên các chòm sao trùng với chúng. Các chòm sao là một cách thuận tiện để chia bầu trời thành các phần. Điều này cho phép họ định vị các dấu hiệu trên bầu trời bằng cách đề cập đến nền của các ngôi sao. Họ cho các chòm sao tên của các con vật thần thoại, con người, hoặc vật thể tượng trưng cho các phẩm chất của hoàng đạo. Nhưng mãi cho đến thế kỷ thứ 3 và thứ 2 trước Công nguyên người Hy Lạp mới phát triển hoàng đạo gồm mười hai dấu hiệu như chúng ta biết ngày nay: Bạch Dương, Con Cừu; Kim Ngưu, Con Bò; Song Tử, cặp Song Sinh; Cự Giải, Con Cua; Leo, Sư tử; Xử Nữ, Trinh Nữ; Thiên Bình, Cân bằng; Hổ Cáp, Bọ Cạp; Nhân Mã, Cung thủ; Ma Kết, Dê; Bảo Bình, Người Mang Nước; Song Ngư, Cá. Chữ zodiac có nghĩa là ‘vòng tròn động vật’ bằng tiếng Hy Lạp.
Sư dịch chuyển của các Điểm Phân
Mười hai chòm sao không phân chia vòng tròn hoàng đạo thành các phần bằng nhau, và vài trong số chúng thậm chí còn không giống với con vật mà chúng được đặt tên. Hơn nữa, một số nhà thiên văn học tin (một cách sai lầm) rằng họ đã bác bỏ chiêm tinh học bằng cách chỉ ra sự tồn tại của một chòm sao thứ mười ba, Ophiuchus, Người chữa lành. Cũng có những tuyên bố được đưa ra nhân danh Arachne Con Nhện, và Cetus Cá Voi. Thật không may, do hiện tượng được gọi là ‘sự tuế sai’ của các Điểm Phân, các dấu hiệu truyền thống của vòng hoàng đạo không còn phù hợp với các chòm sao mà nó mang tên. Tuy nhiên, sự sắp xếp này vẫn hoạt động và đúng theo kinh nghiệm, như tác giả đã khám phá từ nghiên cứu của chính mình. Giải thích như sau:
Trái đất không chỉ nghiêng về một bên khi nó quay quanh mặt trời; Nó cũng xoay chuyển rất chậm giống như một đầu con vụ đang bắt đầu chậm lại và lung lay. Hướng mà nó nghiêng dần dần thay đổi, làm cho trục Trái đất vẽ một vòng tròn trong hàng ngàn năm. Kết quả là, vị trí của điểm xuân phân liên tục di chuyển ngược trở lại qua các chòm sao. Khi lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Hy Lạp Hipparchus cách đây khoảng 2000 năm, thời điểm xuân ở chòm sao Bạch Dương, trùng với dấu hiệu cùng tên. Kể từ đó nó đã di chuyển qua chòm sao Song Ngư, khiến cho có tên Thời Đại Song Ngư. Khi chúng ta bước vào thế kỷ 21, điểm xuân phân đang di chuyển ra khỏi chòm sao Song Ngư và đi vào Bảo Bình. Đây là những gì hàm ý của câu nói ‘bình minh của thời đại Bảo Bình’. Các điểm phân đi qua một chòm sao trong khoảng 2.100 năm, và hoàn thành toàn bộ vòng tròn trong khoảng 25.800 năm.
May mắn là chúng ta không phải đợi cho đến khi các dấu hiệu hoàng đạo và các chòm sao trùng khớp một lần nữa để thực hành chiêm tinh chính xác hoặc để trả lời những lời phê phán về nó. Có hai zodiacs, vốn khá riêng biệt và khác biệt. Các nhà thiên văn học và các nhà chiêm tinh phương Đông dùng vòng hoàng đạo thiên thể (sidereal zodiac), dựa trên vị trí thực tế của các ngôi sao, và được cố định trên bầu trời. Tuy nhiên, các nhà chiêm tinh học phương Tây sử dụng hoàng đạo chí tuyến (tropical zodiac), liên kết với điểm xuân phân, và điểm này di chuyển theo sự thay đổi từ từ của trục Trái đất qua thời gian dài. Vòng Hoàng đạo chí tuyến này thích hợp nhất cho con người ở mức độ tiến hóa hiện tại, nó tạo thành một phần của ảo ảnh vĩ đại mà con người đang phải chịu. Hiện tượng này tương tự như sự biến dạng của ánh sáng khi đi qua một môi trường khúc xạ, để khi chúng ta nhìn, ví dụ một cây bút chì trong ly nước, nó có vẻ bị bẻ cong và ở trong một vị trí ảo khác với thực tế của nó. Người ta nói rằng trong giai đoạn tiến hóa cao trong tương lai của chúng ta, chúng ta sẽ đáp ứng trực tiếp hơn với những thực thể vĩ đại thể hiện qua các chòm sao, và sẽ phải chịu chi phối bởi một hoàng đạo cao hơn.
Điểm xuân phân, vào khoảng ngày 21 tháng 3, luôn là điểm bắt đầu của năm chiêm tinh và đánh dấu vị trí bắt đầu của vòng hoàng đạo chí tuyến ở 0° Bạch Dương. Mười hai dấu hiệu của chiêm tinh theo sau trong phân chia bình đẳng của chu kỳ hàng năm. Ví dụ, khi nhà chiêm tinh nói đến một người có mặt trời ở Sagittarius, họ muốn nói người đó sinh ra trong khoảng thời gian từ 23 tháng 11 đến 21 tháng 12, khi mặt trời nằm ở đoạn thứ chín của hoàng đạo chí tuyến, nghĩa là dấu hiệu Nhân Mã. Họ không nói rằng Mặt Trời ở trong chòm sao có cùng tên. Cung Mặt trời chỉ ra tính cách của một cá nhân, nó sẽ có những đặc tính của giai đoạn mặt trời tương ứng với dấu hiệu.
Chúng tôi đã mô tả hoàng đạo như là một dải tưởng tượng của không gian xung quanh Trái đất, được chia thành mười hai phần bằng nhau được gọi là các dấu hiệu hay cung. Từ quan điểm của chúng ta, mặt trời, mặt trăng và các hành tinh di chuyển dọc theo đường tròn này ngược chiều kim đồng hồ trong chu kỳ quỹ đạo, từ một tháng đối với Mặt trăng đến 248 năm đối với Diêm Vương Tinh.
Chuyển động ngược chiều kim đồng hồ của các hành tinh qua các cung hoàng đạo
Cùng với chuyển động của Mặt trời, mặt trăng và các hành tinh qua hoàng đạo là chuyển động ngày đêm. Tất cả các thiên thể và các dấu hiệu của hoàng đạo dường như di chuyển qua bầu trời của chúng ta mỗi ngày do chuyển động quay của Trái đất.
Chuyển động theo chiều kim đồng hồ của các các Cung (dấu hiệu) Hoàng đạo xung quanh trái đất.
Hoàng đạo quay từ hướng đông sang tây (theo chiều kim đồng hồ) quanh Trái đất với tốc độ bốn phút một độ. Chuyển động ngày đêm nhanh hơn nhiều so với sự dịch chuyển tương đối chậm của các hành tinh qua vòng hoàng đạo. Trong 24 giờ, tất cả mười hai dấu hiệu sẽ đi qua bầu trời của chúng ta giống như Mặt Trời. Do đó, chúng ta có thể thấy một dấu hiệu mới xuất hiện phía trên đường chân trời phía đông mỗi hai giờ. Đây là dấu hiệu của hoàng đạo được gọi là một cách thích hợp là Cung Mọc và nó phần lớn chịu trách nhiệm xác định mục đích của linh hồn của một cá nhân. Dấu hiệu mọc là dấu hiệu quan trọng nhất trong Khoa Chiêm tinh bí truyền, cũng như là một trong những tính năng thay đổi nhanh nhất của khoa chiêm tinh. Độ chính xác của giờ sinh rất quan trọng. Nó phải được biết đến trong vòng 10 phút. Nếu thời gian sinh không biết chính xác thì mục đích của Linh hồn không thể được đánh giá bằng các phương pháp chiêm tinh học bình thường; Nhưng khi đó, nó có thể là nghiệp quả của một người không biết mục đích đó. Tuy nhiên, có những phương pháp huyền bí để xác định cung mọc, có sẵn cho các nhà chiêm tinh có giữ nhật ký tâm linh. (Xem Nhật Ký Tâm Linh của tác giả).
Lá số sinh
Giống như bất kỳ sơ đồ nào, một lá số chiêm tinh là một sự trừu tượng hóa một tình huống thực tế. Trên đó, thể hiện tất cả các yếu tố thiên văn cho đến nay được xem xét—đó là bản đồ của hệ mặt trời như được thấy ở một thời điểm cụ thể và từ một nơi cụ thể trên trái đất. Điều này cung cấp cho nhà chiêm tinh đủ thông tin để xác định những ảnh hưởng chiêm tinh hiện diện tại một sự kiện cụ thể. Lá số chiêm tinh có thể được lập cho bất kỳ sự kiện nào, chẳng hạn như việc hạ thủy một con tàu, khai trương một doanh nghiệp, một trận động đất, hoặc thậm chí sự ra đời của một ý tưởng, nhưng chúng thường được sử dụng cho sự sinh ra của con người. Thường được gọi là biểu đồ sinh hoặc lá số sinh, nó được lập vào thời điểm mà đứa trẻ hít thở lần đầu và bắt đầu cuộc sống như một con người độc lập về mặt sinh lý. Các vị trí địa tâm của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh tại thời điểm đó được vẽ trên vòng tròn hoàng đạo. Vì vậy, người ta có thể đề cập đến Mặt trăng như là ở mười tám độ Chòm Song Ngư hoặc mô tả ai đó có sao Mộc của mình ở mười tám độ Bạch Dương, v.v…
Bởi vì Trái đất quay trên trục của nó một vòng trong 24 giờ, sự định hướng của toàn bộ bánh xe hoàng đạo và các hành tinh phụ thuộc vào thời gian chính xác của ngày. Do đó, tầm quan trọng của việc có một thời gian chính xác khi sinh, đặc biệt khi một độ của cung mọc thay đổi mỗi 4 phút. Trong lá số chiêm tinh, “trường” xung quanh, trên và dưới mặt đất ở nơi sinh ra được mô tả như một vòng tròn hoặc bánh xe được chia thành mười hai phân đoạn không gian gọi là Nhà hay Cung Địa bàn. Chính xác hơn, các nhà là những đơn vị thời gian. Trong các hệ thống phân chia nhà khác nhau, hệ thống được sử dụng nhiều nhất trong chiêm tinh học nội môn là ‘Placidus’. Các nóc hay đỉnh nhà (house cusps) (các nan của bánh xe) được phân cách bằng khoảng cách mà Mặt Trời dường như di chuyển trong 2 giờ khi Trái Đất xoay trên trục của nó. Do đó, lá số có thể được chia thành 12 phân đoạn 2 giờ, như minh họa dưới đây:
Do đó, chúng ta có thể điền vào các điểm trên bánh xe biểu đồ trùng với thời gian trong ngày* và các điểm của la bàn (tức là không gian). Để làm cho việc giảng dạy của chúng ta dễ dàng hơn, có thể đề xuất rằng đường nằm ngang kéo dài từ đường chân trời phía đông tới đường chân trời phía tây sẽ chia bánh xe của các nhà và phân cách khu vực có thể nhìn thấy được trên mặt đất đến khu vực ẩn bên dưới nó. Một nửa của hoàng đạo phía trên đường chân trời là phía nam, và một nửa phía dưới là phía bắc. Góc độ của hoàng đạo (Cung Mọc) dâng lên trên chân trời phía đông tại thời điểm sinh được gọi là Ascendant (viết tắt là Asc). Nó đánh dấu đỉnh (hay nóc) của nhà đầu tiên. Từ điểm này các nhà đi theo số thứ tự quanh bánh xe theo chiều ngược kim đồng hồ, mỗi nhà bắt đầu bằng nóc hay tiếp điểm của nó (chúng ta nói là nan bánh xe). Chúng ta gọi chúng là ‘nóc của nhà đầu tiên, nóc của nhà thứ hai, nóc của nhà thứ ba,’ và vân vân. Sau Cung Mọc Ascendant, điểm quan trọng thứ hai là độ của hoàng đạo ở đỉnh biểu đồ được gọi là Thiên Định (Midheaven) hay Medium Coeli (viết tắt là MC). Lưu ý rằng đây cũng là nóc của nhà thứ mười. Một chút kém quan trọng hơn là cusps của nhà thứ bảy và nhà thứ tư, Descendant (Dsc), và Nadir hoặc Imum Coeli (IC). Bốn điểm này tạo thành cái được gọi là các góc của lá số chiêm tinh—những điểm trọng yếu mà toàn bộ lá số có liên quan xoay quanh.
* Cần biết những giờ nào trong ngày được thể hiện trong các nhà như một phương tiện để kiểm tra tính chính xác của lá số chiêm tinh. Ví dụ, biểu đồ mẫu dành cho một người được sinh ra lúc 9 giờ 45 phút, đặt Mặt Trời vào trong nhà nơi mà thời gian đó được thể hiện, tức là ở nhà thứ 11, còn tại thời điểm khác trong ngày, ví dụ 3 giờ chiều, mặt trời sẽ ở một nhà khác, trong trường hợp đó là nhà thứ 8. Do đó, dễ dàng đánh giá gần đúng nhà mà người đó có mặt trời ở nếu bạn biết thời điểm sinh.
Cũng như tính địa tâm, lá số chiêm tinh cũng có tính địa tĩnh. Các nhà được xem như một cấu trúc cố định, được thể hiện bởi một bánh xe có các nan hoa. Các dấu hiệu của hoàng đạo được hiển thị trong một dải bên ngoài và dường như xoay theo chiều kim đồng hồ khi Trái đất quay trên trục của nó. Các hành tinh đi ngược chiều kim đồng hồ qua các dấu hiệu ở tốc độ chậm hơn nhiều, và hiệu ứng chung là các hành tinh dường như di chuyển cùng với các dấu hiệu từ nhà sang nhà khác theo chiều kim đồng hồ, sao cho tất cả các dấu hiệu và các hành tinh quay một vòng hoàn chỉnh của bầu trời trong 24 giờ. Bản đồ cơ bản của lá số chiêm tinh khi đó bao gồm: (a) mười hai nhà ở vị trí tĩnh của chúng: (b) mười hai dấu hiệu quay theo chiều kim đồng hồ qua các nhà, một dấu hiệu cứ mỗi 2 giờ và (c) mười hai hành tinh di chuyển ngược chiều kim đồng hồ qua các dấu hiệu ở tốc độ khác nhau.
Tại thời điểm cụ thể lúc sinh, biểu đồ giống như ‘khung hình đóng băng’ của một hình ảnh động, một cái nhìn thoáng qua về mô hình luôn luôn thay đổi của trời, với các dấu hiệu và hành tinh nằm trong phân đoạn (hay nhà) này hay khác. Như vậy, trong biểu đồ mẫu ở trên, Cung Mọc Ascendant (đỉnh của nhà đầu tiên) là 9 độ Bảo Bình. Điều này có nghĩa là Bảo Bình nằm ở nhà thứ 12 và thứ nhất: 9 độ Bảo Bình nằm trong nhà thứ 12 và 21 độ của dấu hiệu Bảo Bình nằm trong nhà thứ nhất (mỗi dấu hiệu có tổng cộng 30 độ). Ngoài ra còn có 10 độ Song Ngư trong nhà thứ nhất. Tiếp theo, có 20 độ Song Ngư và 12 độ Bạch Dương trong nhà thứ 2, 18 độ Bạch Dương và 14 độ Kim Ngưu trong nhà thứ 3, và như thế tiếp tục các nhà khác. Lưu ý rằng các dấu hiệu ngược lại có cùng góc độ trong các nhà đối diện, ví dụ: Nadir (đỉnh của nhà thứ 4) ở 14 độ Kim Ngưu trực tiếp đối điện với Thiên Đỉnh Midheaven (đỉnh của nhà thứ 10) ở 14 độ Bò Cạp. Tương tự như vậy, Cung Lặn (đỉnh của nhà thứ 7) ở 9 độ Sư Tử đối diện với Cung Mọc 9 độ.
Chúng ta cũng có thể đề cập đến Mặt trăng ở trong nhà thứ hai, hoặc sao Mộc trong nhà thứ ba, v.v… Mỗi hành tinh nằm trong nhà có chứa góc độ và dấu hiệu của hoàng đạo (hiển thị ở bên trong của ký kiệu hành tinh). Kết hợp cả cung và vị trí nhà của các hành tinh chúng ta có: Mặt trăng ở cung Song Ngư trong nhà thứ hai, sao Mộc ở cung Bạch Dương ở nhà thứ ba, vv
Vulcan và Trái đất
Hai hành tinh này không phải lúc nào cũng xuất hiện trên các lá số chiêm tinh được tạo ra bởi máy tính, nhưng chúng là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong Chiêm tinh học Nội môn. Một cách rất đơn giản, Vulcan được đặt cách Thuỷ tinh 3 độ về phía mặt trời, cón Trái đất nằm đối diệnvới Mặt trời. Về các lý do của các vị trí này, xin xem Từ Điển Chiêm Tinh Học của tác giả, Vol. I, trang xx, xxii). Mặc dù biểu đồ là địa tâm, Trái đất được thể hiện theo nhật tâm, nghĩa là, như nó được nhìn thấy từ vị trí của Mặt Trời.
Các Lực của Chiêm tinh
Thực hành chiêm tinh học dựa vào Luật tương ứng, được diễn tả rất súc tích bởi nhà huyền thuật người Ai Cập Hermes Trismegistos: “Trên sao, Dưới vậy.” Nói cách khác, sự thay đổi trên bầu trời được phản ánh trong các sự kiện trên trái đất. Tuy nhiên, chiêm tinh học không nhất thiết phụ thuộc vào niềm tin rằng các hành tinh gây ra các sự kiện. Nhiều nhà chiêm tinh coi các thiên thể chuyển động của bầu trời là một loại ‘đồng hồ’, xác định thời gian lặp lại chu kỳ phức tạp của các sự kiện trên trái đất. Vì vậy, một nhà chiêm tinh nhờ tham khảo cẩn thận hồ sơ quá khứ, có thể dự đoán các sự kiện có thể xảy ra. Chiêm tinh học nội môn sử dụng quan điểm này nhưng đi xa hơn và đề nghị rằng cuộc sống trên hành tinh này bị ảnh hưởng và định hướng đến một mức độ lớn bởi các thiên thể đang di chuyển xung quanh chúng ta, theo một Kế hoạch Thiêng liêng. Nói cách khác, tác động chiêm tinh học là viễn cảnh – nó kích thích đời sống để đạt đến tiềm năng tiến hoá của nó. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ không bao giờ tìm thấy một cơ chế thỏa đáng cho ảnh hưởng chiêm tinh trong vật chất vật lý mà thôi. Chín phần mười vật chất trong vũ trụ mà họ gọi là Vật Chất đen, và khoa huyền môn từ hàng thế kỷ gọi là vật chất vi tế, sẽ phải được nghiên cứu về các tính chất kết nối các ngôi sao, hành tinh và cư dân của chúng. Tuy nhiên, có một lực vật lý liên kết chặt chẽ với lực tế vi, được gọi là “năng lượng được yêu thích của các vị thần”. Tất nhiên nó là từ tính.
Các Nhà
Cho đến giờ, chúng ta đã trình bày một kế hoạch của vũ trụ bên ngoài của con người trên trái đất dưới dạng một vòng tròn hoàng đạo của các chòm sao / dấu hiệu di chuyển theo chiều kim đồng hồ đối với anh ta, và bao quanh là các hành tinh di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng vẫn còn một vũ trụ nhỏ chính là con người. Nó được chỉ định như là một hệ thống mười hai nhà, may mắn thay, vẫn giữ cố định trong hai vòng tròn khác của hoàng đạo và hành tinh, mà chúng ta đã mô tả và minh họa trước đó trong chương này. Chúng ta hãy sử dụng sự tương tự và minh hoạ để mô tả mô hình thu nhỏ này, đó là con người và hệ thống nhà.
Một giọt nước tinh khiết có thể ghi lại trên bề mặt của nó toàn bộ vũ trụ. Mọi thứ xung quanh nó, con người, nhà cửa, cánh đồng, bầu trời, biển, ô tô đi qua được phản ảnh trong hình dạng gần như hình cầu của giọt nước. Tương tự vậy, hoặcmột cách tương đồng, bộ não con người hoạt động như một nơi tiếp nhận của hàng triệu hình ảnh và ấn tượng được chiếu lên bề mặt của nó từ thế giới bên ngoài, qua đó tạo ra các đối xứng nội bộ của mọi hiện tượng khách quan. Mỗi ‘externa’ có một vị trí trong vỏ não hoặc chất xám của não mà bản thân nó, như là cơ quan ý thức của chúng ta, có hình dạng không khác giọt nước. Và những ngoại bào xung quanh này cũng phải được tính đến như là một phần của các lực đa số đã đề cập trước đây bao quanh chúng ta.
Trong chiêm tinh bí truyền, chúng ta phải tính đến hoàn cảnh của con người cũng như thế giới cánh chung của chúng ta, hoạt động của Chân ngã, những kiếp đã qua, trải nghiệm ngoài thân xác, những giấc mơ, thiền định, sự phát triển tinh thần, mục đích và nghiệp quả của linh hồn. Để tạo thuận lợi cho việc ghi nhận và thể hiện tất cả những thành phần có thể có trong tính cách và hành vi của chúng ta, chúng ta lấy hình cầu lớn hay ‘vùng bao quanh’ và xem nó như một đĩa phẳng, chia thành mười hai đoạn mà chúng ta đã mô tả trước đây là ‘các nhà’ của lá số chiêm tinh. Mỗi kinh nghiệm đi ra hoặc đi vào phù hợp với mười hai đoạn này, với ý thức đặt ở trung tâm của nó. Các nhà là những tính năng hữu hình và hướng hình thể nhất định của lá số chiêm tinh, và hàng nghìn hàng nghìn yếu tố ngoại tại ảnh hưởng đến tâm thức của chúng ta được chia ra giữa chúng, như mô tả trong phần sau.
nguoidetu
nguoidetu
webmaster
Jupiter Nguyen
Jupiter Nguyen