Chiêm tinh học nội môn -2-

Giải thích các khái niệm Chiêm tinh học

Trong bài thứ hai này, chúng ta tìm hiểu các thuật ngữ sử dụng trong chiêm tinh học thông thường. Sau đó, chúng ta sẽ đi vào các thuật ngữ của chiêm tinh học nội môn.

Các thành phần của lá số chiêm tinh

Các bạn thử nhìn qua một lá số chiêm tinh tiêu biểu (do phần mềm Solar Fire 9.0 lập), và nhận diện các thành phần trên lá số.

Hình 1. Một lá số chiêm tinh tiêu biểu với các thành phần khác nhau thể hiện

Vòng Hoàng đạo (Zodiac):

Thái dương hệ bao gồm mặt trời và các hành tinh nằm gần như trong cùng một mặt phẳng. Trái đất và các hành tinh quay quanh mặt trời theo những chu kỳ khác nhau, nhanh nhất là Thuỷ tinh 88 ngày (ngày trái đất), và lâu nhất là Diêm Vương Tinh 248 năm. Nhìn từ trái đất, mặt trời dường như quay quanh trái đất hết một vòng quĩ đạo mất (gần đúng) 365 ngày. Trong khi quay quanh trái đất trên một quĩ đạo hình tròn, mặt trời lần lượt đi ngang qua 12 chòm sao khác nhau. Cách nay hơn bốn ngàn năm (2160 BC, thời kỳ các khái niệm chiêm tinh mới hình thành), từ ngày xuân phân (vernal equinox, 21/3) đến ngày 20/4, mặt trời ở vị trí của chòm sao Bạch Dương, và sau đó mỗi 30-31 ngày, vị trí của mặt trời lại chuyển đến một chòm sao khác. Quĩ đạo biểu kiến của mặt trời trên bầu trời được gọi là đường hoàng đạo, và người ta nhận thấy các hành tinh và các chòm sao nằm trong dãy băng 8 độ hai bên của đường hoàng đạo. Người ta gọi dãy băng này là dãy băng hoàng đạo. Thật ra thì bề rộng các chòm sao không đều nhau, không phải tất cả đều bằng 30 độ, nhưng người ta chia dãy băng thành 12 phần đều nhau, mỗi phần 30 độ, và dùng tên chòm sao gần đúng với vị trí dãy băng đó để gọi tên cho cung hoàng đạo 30 độ mà mặt trời ở trong đó.

We are surrounded by stars. Because Earth orbits in a flat plane around the sun, we see the sun against the same stars again and again throughout the year. Those constellations, which have been special to people throughout the ages, are the constellations of the Zodiac. Image via Professor Marcia Rieke

the 12 traditional zodiac constellations

Chuyển động tuế sai:

Tuy nhiên, do chuyển động tuế sai của trái đất, trục trái đất đảo như một con vụ quay và vẽ một vòng tròn trên bầu trời trong khoảng 25.920 năm. Kết quả là các điểm phân (xuân phân và thu phân) sẽ dịch chuyển dần qua các chòm sao của vòng hoàng đạo. Vào năm 1 Công nguyên, vị trí của điểm xuân phân (đánh dấu khởi đầu của cung Bạch Dương) nằm trong chòm sao Song Ngư, và do đó mới có tên gọi thời đại Song Ngư. Sau hơn 2000 năm (khoảng năm 2117) điểm xuân phân sẽ dịch chuyển vào chòm sao Bảo Bình, và ta có thời đại mới—thời đại Bảo Bình. Thời gian để điểm xuân phân đi qua một cung Hoàng Đạo là 25920/12 = 2160 năm. Cũng do tuế sai mà trục trái đất hướng tới trong vài ngàn năm nữa sẽ chuyển sang một ngôi sao khác thay vì ngôi sao Bắc đẩu.

C:\Users\Lamkiet\AppData\Local\Temp\SNAGHTML10defc76.PNG

Vị trí của cực Bắc trái đất tại những năm khác nhau.

 

Lá số Chiêm tinh (Horoscope):

Lá số là hình ảnh của bầu trời (bao gồm các Hành Tinh và Ngôi sao) nhìn từ Trái đất, mặt hướng về Phương Nam. Nhìn theo hướng đó, phương Đông ở bên trái của bạn, phương Tây ở bên phải; mặt trời và các Hành tinh di chuyển theo chiều kim đồng hồ, một vòng tròn mất 24 giờ. Gần đúng, Mặt trời sẽ xuất hiện trên đường chân trời khoảng 6 giờ sáng, và lặn khỏi đường chân trời lúc 18 giờ. Người ta chia bầu trời thành 12 phần được gọi là Nhà hay Cung Địa Bàn, đánh số thứ tự từ 1 đến 12, và cứ mỗi 2 giờ, mặt trời sẽ đi qua một Nhà. Thứ tự các nhà ngược chiều di chuyển của Mặt trời. Cạnh bắt đầu của một nhà gọi House Cusp (nóc hay đỉnh nhà). Buổi sáng, mặt trời mọc, ra khỏi đường chân trời, đi vào nhà 12, đến nhà 11, 10.

Mặt trời mọc buổi sáng, vào nhà 12.

 

Hai tiếng sau đó, mặt trời đi vào nhà 11.

 

Lúc 12 giờ trưa, mặt trời lên đến đỉnh, rời nhà 10 vào Nhà 9

 

Lá số Chiêm tinh. Các số 1-12 là các Nhà. Hướng Đông ở bên trái. House cusp Nhà 1 và nhà 9 được tô đậm

NOON.gif SUNSET.gif MIDNIGHT.gif

Lá số sinh (Birth Chart)

Là lá số vào thời điểm một người sinh ra. Nó bao gồm vị trí của các hành tinh của hệ mặt trời, mặt trời, Mặt trăng, các dấu hiệu của vòng hoàng đạo trên bầu trời. Người ta còn đưa vào lá số sinh các ngôi sao cố định, các tiểu hành tinh của hệ mặt trời như Chiron…. Trên là số sinh, vòng tròn ngoài cùng chứa các cung hay dấu hiệu Hoàng Đạo, vòng tròn giữa là các nhà và các hành tinh được vẽ trong đó. Vị trí của các hành tinh (bao gồm cả mặt trời và Mặt trăng) được xác định so với dấu hiệu hoàng đạo. Ví dụ, trong lá số chiêm tinh đơn giản hóa sau đây (chỉ bao gồm mặt trời và Mặt trăng), được lập tại Sài Gòn lúc 6 giờ sáng ngày 21 tháng năm 2107 (ngày xuân phân), các bạn thấy ghi mặt trời ở vị trí 0°31 Bạch Dương, Mặt trăng tại 3°44 Ma Kết, ghi trên biểu đồ là 0 ♈  31 và 3 ♑ 44

E:\Dropbox\DK Teachings\Pictures\p1.png

Chúng tôi lấy thêm lá số chiêm tinh cũng ngày trên vào lúc 12g trưa, các bạn thấy gần như mặt trời chỉ thay đổi vị trí vào nhà 10, còn vị trí với cung Bạch Dương thay đổi rất ít (0°46 so với 0°31). Lí do mặt trời di chuyển rất chậm quanh vòng hoàng đạo.

 

Lá số chiêm tinh lập một tháng sau đó, lúc 6 giờ sáng cho thấy mặt trời đã vào cung Kim Ngưu:

E:\Dropbox\DK Teachings\Pictures\p4.png

12 Nhà

Có một “câu thiệu” trong chiêm tinh học làm cơ bản cho việc giải đoán lá số chiêm tinh là: các hành tinh (planets) tương ứng với WHAT—lực tác động lên chủ thể, các Cung Hoàng đạo tương ứng với HOW—cách thức các lực đó tác động, và Nhà (Houses)—là WHERE, nơi các lực đó tác động vào. Đó là nơi hay phương diện của đời sống của một cá nhân, một lãnh vực trong sự tồn tại trên thế gian, mà năng lượng thể hiện bởi cấu trúc hành tinh / cung tự thể hiện với cường độ cao nhất.

Cho dù bạn lựa chọn hệ thống Nhà nào đi nữa (có nhiều hệ thống Nhà khác nhau), lá số sinh bao gồm mười hai nhà. Mỗi nhà hay cung địa bàn này tương ứng với một số hoạt động tập hợp lại với nhau dưới tên gọi chung, chẳng hạn như “nhà của bản ngã” hoặc “nhà của sự hợp tác”. Tiêu đề đó tượng trưng cho ý niệm chính đằng sau ảnh hưởng đặc biệt của mỗi nhà.

Cũng giống như các Cung Hoàng đạo được chia thành Cung Chính (Cardinal), Cung Cố định (Fixed), và Cung Khả biến (Mutable), các Nhà cũng được chia làm ba loại chính: Các Nhà Góc (Angular Houses), Nhà Kế Tiếp (Succedent Houses) và Cadent Houses. Phần sau đây trình được biên dịch từ quyển Alan’s Complete Book of Astrology của Alan Oken, trình bày các quan điểm ngoại môn về các nhà. Ở một bài khác, các quan điểm nội môn sẽ được trình bày.

Các Nhà Góc (Angular Houses)

A picture containing dart, projectile Description generated with high confidence

Khi các hành tinh nằm ở các Nhà Góc (Nhà 1, 4, 7, 10), các năng lượng khác nhau mà chúng thể hiện trở thành những ảnh hưởng tích cực và quan trọng nhất trong lá số chiêm tinh. Nói ngắn gọn, các hành tinh nằm ở nhà thứ nhất đại diện cho một nguồn năng lượng tiềm năng liên tục có mặt trong mối quan hệ của một người với môi trường gần gũi của mình. Hành tinh trong Nhà thứ Mười đại diện cho những năng lực đó sẽ được sử dụng để thúc đẩy thành công của một người trong lĩnh vực nghề nghiệp của cuộc sống hoặc là các lực ngăn cản sự thành công đó. Hành tinh trong Nhà thứ bảy đại diện cho năng lượng tác động đến hôn nhân và các quan hệ đối tác gần gũi; Chúng cũng liên hệ rất nhiều đến loại người chúng ta gặp phải và bản chất của các hoàn cảnh xung quanh lối vào của chúng vào cuộc sống của chúng ta. Các hành tinh trong Nhà thứ tư cho thấy các động cơ thúc đẩy cơ bản đằng sau hoạt động bên ngoài của chúng ta, mang một ý nghĩa tâm lý to lớn. Chúng cũng chỉ ra bản chất của nhà riêng và các vấn đề trong nhà nói chung cũng như các sự kiện bao quanh khoảng hai mươi năm cuối cùng của cuộc đời một người.

2. Nhà thứ tư. Ngôi nhà thứ tư là nền móng của cuộc sống trong chừng mực nó cho thấy bản chất của tình huống bên trong nhà của một người. Nó cũng là một yếu tố góp phần cho thấy cách thức những sự kiện trong cuộc sống thường chấm dứt như thế nào.

Nhà thứ tư là trú xứ tự nhiên của Cự Giải và chủ tinh của nó là Mặt Trăng.

3. Nhà thứ bảy. Bản chất của nhà thứ nhất có thể được mô tả như “nhà của bản ngã”.

Còn nhà thứ bảy, đối cực của nó, có thể được gọi là ” nhà của người khác”. Nó liên quan đến hôn nhân và người phối ngẫu, cũng như đối tác kinh doanh. Đó cũng là Nhà của kẻ thù và đối thủ công khai, cũng như của những hoàn cảnh mà trong đó người ta phải phát triển một ý thức hợp tác để đạt được thành công trong mục tiêu của mình.

Nhà thứ bảy là nơi cư trú tự nhiên của Thiên Bình và chủ tinh của nó là Kim Tinh.

4. Nhà thứ mười. Địa chỉ nơi ở này cực kỳ liên quan đến vị thế xã hội của một người và sự nghiệp thông qua đó tạo nên đóng góp xã hội của một người. Đó là Nhà của người cha hay mẹ nổi trội nhất trong cuộc đời của người đó, trong khi Nhà thứ tư đại diện cho người cha hay mẹ còn lại ít có ảnh hưởng hơn.

Nhà thứ mười là nhà tự nhiên của Ma Kết và chủ tinh Thổ tinh.

Các Nhà Kế

A close up of a logo Description generated with very high confidence

Các Nhà kế (succedent Houses) gồm các nhà thứ hai, thứ năm, thứ tám và thứ mười một liên quan đến các nguồn lực và sự tập thể hóa năng lượng theo các cách sau:

1. Nhà thứ hai. Nhà thứ hai bàn đến các phần thưởng do các nỗ lực cá nhân như được chỉ ra bởi Nhà thứ nhất. Nhà thứ hai cũng liên hệ với tài sản và an ninh tài chính cá nhân nói chung.

Đây là trú xứ tự nhiên của Kim Ngưu và chủ tinh của nó là Kim tinh.

2. Nhà thứ năm. Nhà thứ năm liên quan đến các nguồn lực gia đình, dưới hình thức trẻ con, và sự biểu hiện khả năng sáng tạo cá nhân trong nghệ thuật, như kết quả của sự thiết lập vững chắc của bản thân như là một cá thể thể hiện qua Nhà thứ tư. Nhà thứ năm cũng rất quan trọng đối với cuộc sống lãng mạn của một người trong chừng mực mà tình yêu thương của người đó là biểu hiện của tình trạng phát triển tình cảm (Nhà thứ tư).

Nhà thứ năm là trú xứ tự nhiên của Sư Tử và chủ tinh của nó là Mặt trời.

3. Nhà thứ tám. Nhà thứ tám là nhà của nguồn lực của người khác, vì nhà thứ 8 biểu thị khả năng hoặc sự không có khả năng tái tạo bản thân và tài sản vật chất bằng cách khai thác năng lượng có sẵn cho cá nhân thông qua các đối tác và các mối quan hệ xã hội chung. Điều này đặc biệt đúng đối với di sản và các lợi ích khác mang lại thông qua hôn nhân, kinh doanh và quan hệ đối tác hoặc bằng cách mà cá nhân đó không kiếm được trực tiếp. Đó là “Nhà của Chết Chóc” bởi vì đây là giai đoạn của sự tồn tại của con người, trong đó cá nhân trải qua một trạng thái hoàn toàn chuyển đổi và liên kết với năng lực tập thể của loài người. Đây cũng là “Ngôi nhà tình dục” (trái ngược với Nhà thứ năm, “Nhà lãng mạn”), vì sex là một nguyên tắc chuyển đổi khác đang tác động trong cuộc sống của con người.

Đây là trú xứ tự nhiên của Hổ Cáp các chủ tinh, Hỏa Tinh và Diêm Vương Tinh.

4. Nhà thứ mười một. Nhà thứ mười một liên quan đến các mối liên hệ xã hội có được thông qua sự nghiệp hoặc vị trí của một người. Đây là lĩnh vực hoạt động, nơi ý tưởng cá nhân để tự thể hiện được mở rộng thông qua việc thu thập dữ liệu mới và áp dụng sự tăng trưởng trí tuệ đối với tập thể lớn hơn của nhân loại.

Nhà thứ mười một, “nhà bằng hữu và cộng sự” là trú xứ tự nhiên của Bảo Bình và những chủ tinh của nó là Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh.

Các Nhà Cadent

A close up of a logo Description generated with high confidence

Nhà thứ ba, thứ sáu, thứ chín và thứ mười hai liên quan đến các mối quan hệ giữa con người và các trạng thái chuyển tiếp. Những lĩnh vực này của cuộc sống tự biểu hiện như sau.

1. Nhà thứ ba. Nhà thứ ba liên quan đến những chuyến đi ngắn (những chuyến đi trong một ngày hoặc ít hơn, hoặc một loạt các chuyến đi ngắn như vậy). Chức năng chính của nó là để mô tả bản chất của mối quan hệ với môi trường kế cận (trái ngược với Nhà thứ nhất, cho thấy sự tự phóng chiếu bản thân lên môi trường kế cận). Nghiên cứu về Nhà thứ ba thường giúp xác định cấu trúc tinh thần chung của một cá nhân. Đây cũng là “Nhà của gia đình kế cận” (không bao gồm cha mẹ, và bao gồm cả những người hàng xóm và bạn bè anh em) và lãnh vực củ lá số dành cho trường trung học.

Nhà thứ ba là trú xứ tự nhiên của Song Tử và chủ tinh của nó là Kim tinh.

2. Nhà thứ sáu. Nhà thứ sáu kiểm soát những công việc làm khác nhau có thể hoặc không phải là những khía cạnh riêng biệt trong sự nghiệp của một người. Nhà thứ sáu liên quan đến tình trạng chung của sức khoẻ, và với những cá nhân là nhân viên. Nó cũng liên quan đến động vật nhỏ, đặc biệt là vật nuôi trong nhà.

Đây là trú xứ tự nhiên của Xử Nữ và chủ tinh Thủy Tinh.

3. Nhà thứ chín. Nhà thứ chín đặc biệt liên quan đến du lịch đường xa, giáo dục đại học, và sự hiểu biết cá nhân về các quy tắc xã hội và những khái niệm mà luật quốc gia bắt nguồn. Đây cũng là nhà của những ước vọng tôn giáo của cá nhân và hiệp hội. Vì đây là nhà thứ ba tính từ nhà thứ bảy, nó liên quan đến họ hàng của một người bạn đời, giống như nhà thứ ba kể từ nhà thứ nhật (nhà số 4) có nghĩa là họ hàng.

Đây là trú xứ tự nhiên của của Nhân Mã và chủ tinh của nó là Mộc tinh.

4. Nhà mười hai. Nhà thứ mười hai ảnh hưởng đến mối quan hệ bí mật và kẻ thù ẩn. Về mặt này, Nhà 12 cũng có thể chỉ ra những yếu tố bên trong có thể đóng góp vào việc hoàn tác của một người. Nhà mười hai được gọi là “Nhà của nghiệp quả” và vì có những lý do tốt. Các tình huống được mô tả qua nghiên cứu về nhà này, chủ tinh của nó và những hành tinh nằm trong ranh giới của nó mô tả hoàn cảnh mà một cá nhân phải vượt qua để vượt qua các ràng buộc và những hạn chế phá hoại, cũng như các mô hình tiêu cực của các mối quan hệ thường xuyên. Các thể chế như nhà tù, tị nạn, và tu viện và các dạng khác nhau của nơi cư trú tách biệt hoặc nơi trú ngụ cũng liên hệ với Nhà Mười Hai.

Đây là trú xứ tự nhiên của Song Ngư và các chiêm tinh của nó là Mộc tinh và Hải vương tinh.

Bốn Bán Cầu:

Các đường xuyên tâm thẳng đứng và năm ngang chia lá số chiêm tinh thành các bán cầu với tên gọi khác nhau (xem hình).

A close up of a logo Description generated with high confidence

Bán cầu đông của Zodiac, bao gồm Nhà số 10, 11, 12, 1, 2 và 3, thể hiện sự phóng chiếu của bản ngã chúng ta vào trong môi trường công cộng, nơi có trao đổi và truyền thông hiệu quả với người khác và chúng ta thu được các phần thưởng cá nhân.

Bán cầu đối diện của (Bán cầu tây) bao gồm các nhà số 4, 5, 6, 7, 8 và 9 liên quan đến các mối quan hệ gia đình và xã hội, hôn nhân, quan hệ đối tác, và quan hệ xã hội chính thức. Ở đây, cần nhấn mạnh đến sự cần thiết của sự hợp tác và sự úng xử khéo léo trong việc đạt được mục đích của chúng ta, làm việc với người khác, và nhu cầu cân bằng giữa cảm xúc cá nhân và và những yêu cầu xã hội thích ứng với người khác.

Dưới chân trời của lá số chiêm tinh là Nhà số 1 đến Nhà số 6 tạo thành Bán cầu bắc, thể hiện các vấn đề cá nhân liên quan đến thời thơ ấu, gia đình và gia tộc. Đây là những giá trị và kỹ năng mà chúng ta đã học được từ gia đình, bạn bè và xã hội của chúng ta từ tuổi thơ và ảnh hưởng của chúng đến khả năng sáng tạo của bản thân. Vai trò của người mẹ và cuộc sống gia đình buổi đầu và môi trường được nhấn mạnh ở đây. Ở bán cầu phía đông, trọng tâm là biểu hiện ý chí cá nhân; Ở bán cầu phía tây, sự hợp tác và mối quan hệ chính thức hoặc khách quan với người khác được thể hiện. Ở bán cầu bắc, chúng ta thấy nền tảng cảm xúc để sinh tồn.

Bán cầu cuối cùng, Bán cầu Nam, có liên quan đến các khía cạnh ít chủ quan hơn bán cầu bắc. Nó xã hội và công cộng hơn là cá nhân và gia đình. Khi chúng ta có đa số hành tinh ở các nhà 7, 8, 9, 10, 11 và 12, thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta có thể đạt được sự nổi bật hoặc nổi tiếng công cộng một cách nào đó. Ở đây, chúng ta thấy nỗ lực cá nhân cho quyền lực, sự công nhận, danh dự và ảnh hưởng—dù tốt hay xấu. Đây là bán cầu nơi mà chúng ta có thể được nhìn thấy dễ dàng nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất —trong mắt công chúng. Những khía cạnh liên quan đến người cha (nghề nghiệp, tham vọng, quyền hạn, luật pháp, và danh dự) là các yếu tố xác định, trái ngược với các mối quan tâm hẹp hòi, mang tính cách người mẹ của bán cầu đối diện, vốn nhấn mạnh đến sự nuôi dưỡng.

Hành tinh đại diện chính xác nhất cho bán cầu nam là Thổ Tinh; Hỏa Tinh ở Bán cầu đông; Mặt trăng ở Bán cầu bắc; và Kim Tinh ở Bán cầu tây. Điều này là do thực tế rằng chúng cũng là những chủ tinh tự nhiên của bốn nhà góc (nhà 10, nhà 1, nhà 4 và nhà 7) tạo thành khung cơ bản cho các ngôi nhà khác của lá số chiêm tinh. Nguyên tắc tứ phân này là nguyên mẫu mà theo đó chúng ta đưa ra thực tiễn. Có bốn mùa, bốn hướng chính, bốn yếu tố, bốn mặt của một kim tự tháp, và bốn loại tâm lý.

Các hành tinh và các cung hoàng đạo mà chúng ở trong bán cầu cho thấy những gì mà cá nhân phải đấu tranh để nhận thức tiềm năng đầy đủ của y. Các dấu hiệu ở các bán cầu thay đổi sáu nhà mỗi ngày. Một cung (dấu hiệu) mới xuất hiện ở chân trời phía đông khoảng hai giờ một lần, thay đổi hình ảnh tổng thể. Vì vậy, hai người sinh ra cách nhau mười hai giờ trong cùng một ngày, tại cùng một nơi, sẽ có hành tinh ở bán cầu đối diện. Mặc dù cuộc sống của họ sẽ giống nhau theo nhiều cách, một sẽ có định hướng khách quan hơn, và một nghiêng về chủ quan hơn.

Các Góc một phần tư

Lá số chiêm tinh cũng được chia thành bốn góc một phần tư. Phần tư đầu tiên, bao gồm các Nhà 1, 2 và 3, tương ứng với mùa xuân và sự nổi lên của cá tính. Chính ở đây các giá trị và ý tưởng cơ bản được hình thành. Đây là góc phần tư của tính tự phát và cá tính lớn nhất, nơi mà trí thông minh bẩm sinh, khả năng thích ứng và truyền thông đều hoạt động vì lợi ích tốt nhất của chúng ta. Đó là góc phần tư mà chúng ta xác định những gì chúng ta muốn có trong cuộc sống. Ở đây, người mẹ và thời thơ ấu cũng là những yếu tố quan trọng.

Phần tư thứ hai, gồm các nhà số 4, 5 và 6, cho thấy chúng ta sẽ làm gì để tạo ra sản phẩm mang lại an ninh cho bản thân và gia đình chúng ta. Nó mô tả các phương tiện mà qua đó chúng ta có được nhiều cơ sở vững chắc hơn và thiết lập mối quan hệ với gia đình và xã hội. Góc phần tư này là nhà và nơi làm việc, những nơi đó là cơ sở cho sự an toàn của chúng tôi.

Góc phần tư thứ ba bao gồm nhà thứ 7, 8 và 9, an ninh được tìm kiếm và thành lập ở góc phần tư thứ hai được mở rộng để bao gồm bạn tình hoặc bạn đời của chúng ta và những người mà chúng ta hợp tác. Trong góc phần tư mùa thu này hạt giống của sự hoàn thành thông qua sự tìm kiếm sự bổ sung phù hợp với tài năng, nguồn lực và ham muốn của chúng ta, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là phần tư của các mối quan hệ, liên minh, và sự mở rộng cá nhân vào những trải nghiệm mới, nơi những chân trời cá nhân được mở rộng và đối đầu những thách thức mới.

Đỉnh (cusp) của nhà thứ 10, Midheaven, bắt đầu góc phần tư cuối cùng. Nó đánh dấu thành tựu cá nhân cao nhất mà chúng ta có thể đạt được. Đây là nơi Mặt trời sẽ ở vào đúng trưa, ở đỉnh cao nhất của nó. Trong góc tư này, các mối quan hệ được hình thành để tiếp tục khẳng định và mở rộng sự thành công của chúng ta càng nhiều càng tốt. Đây là hy vọng thực hiện những hoài bão của chúng ta và nơi những mối quan hệ khách quan quan trọng hơn những mối quan hệ cá nhân hay chủ quan.

Sao Hỏa giống phần tư đầu tiên nhất, Mặt trăng giống phần tư thứ hai, sao Kim giống phần tư thứ ba, và sao Thổ giống phần tư thứ tư. Đây là bốn mùa của cuộc đời, trong đó cây trồng được trồng, vun xới, thu hoạch và sử dụng.

Độ mạnh yếu hay quan trọng của các nhà

Trên lá số tiêu biểu, các bạn thấy hình vẽ sau:

Hình vẽ trên cho thấy số hành tinh hiện diện trong các phần tư và bán cầu của lá số. Ví dụ phần tư thứ 4 (các nhà 10,11,12) mạnh nhất vì có 8 hành tinh trong đó. Các phần tư 1 và 2 yếu nhất vì chỉ có một hành tinh trong mỗi phần tư.

Hình giữa cho thấy bán cầu đông có 9 hành tinh, bán cầu nam có 11 hành tinh.

Các Cung Hoàng Đạo và các Yếu Tố (hay Hành) – Signs and Elements

Theo Empedocles, nhà triết học, khoa học và thầy thuốc người Hy Lạp sống ở Sicily vào thế kỷ thứ năm trước CN, tất cả vật chất bao gồm bốn yếu tố (element): đất, không khí, lửa và nước. Lửa và không khí là các yếu tố hướng thượng và hướng ngoại, trong khi đất và nước quay vào trong (hướng nội) và hướng xuống. Trong quyển sách Tetrasomia, hay Lý thuyết về Bốn Yếu Tố, Empedocles mô tả những yếu tố này không chỉ là biểu hiện vật chất hay chất liệu mà còn là tinh túy tinh thần. Ông liên kết các yếu tố này với bốn vị thần nam và nữ: không khí với Zeus, đất với Hera, lửa với Hades, và nước với Nestis (được cho là Persephone, nữ thần của Âm Ti). Ý tưởng của ông đã được Aristotle phát triển rộng ra. Kết quả là, mỗi trong mười hai dấu hiệu của Zodiac được gán cho một trong bốn yếu tố.

Carl G. Jung, một trong những người sáng lập tâm lý học hiện đại, đã nghiên cứu văn học huyền bí, chiêm tinh học và thuật giả kim. Lý thuyết của ông về trực giác, cảm giác, suy nghĩ và cảm xúc của ông như bốn thành phần cơ bản của nhân cách rõ ràng là xuất phát từ thuyết cổ xưa của Empedocles về lửa, đất, không khí và nước. Jung tập trung ban đầu vào các cực hướng nội và hướng ngoại.

Trong chiêm tinh học, mỗi trong bốn yếu tố chi phối ba dấu hiệu, tạo thành một bộ ba. Ba dấu hiệu thuộc cùng một phần tử về cơ bản hài hòa với nhau và chia sẻ các đặc điểm tương tự về mặt cá tính, trí tuệ, và tính nhạy cảm bẩm sinh. Các loại là:

Lửa: Bạch Dương, Sư Tử, và Nhân Mã

Đất: Kim Ngưu, Xử Nữ và Ma Kết

Không khí: Song Tử, Thiên Bình, và Bảo Bình

Nước: Cự Giải, Bò Cạp và Song Ngư

Các dấu hiệu lửa và không khí được cho là nam tính, hoặc Dương. Dấu hiệu nước và đất là nữ tính, hoặc Âm, mặc dù có thể chính xác hơn để xếp các dấu hiệu không khí như dương-âm và các dấu hiệu đất như âm-dương, vì hai yếu tố này có xu hướng chia sẻ những phẩm chất lưỡng tính nhiều hơn.

Nói chung, các yếu tố đại diện cho các chức năng cơ bản hoặc các quá trình đặc trưng cho các dấu hiệu thuộc về chúng: lửa tương ứng với trực giác; đất, cảm giác, lý trí, và quan sát thực nghiệm; không khí, tư duy; và nước, cảm xúc.

Các dấu hiệu hành hỏa: Bạch Dương, Sư Tử, và Nhân Mã

Mỗi dấu hiệu hành hỏa đại diện cho các khía cạnh của bản ngã liên quan đến tự biểu hiện và sáng tạo trực quan trong bản chất và dựa trên những xung động nội tâm, động lực để khẳng định và biểu hiện bản thân cá nhân. Bạch Dương tìm cách gây ấn tượng với người khác và được ngưỡng mộ vì sự kiên trì và quyết tâm của nó. Sư Tử tìm kiếm và cần khán giả cho sự tự thể hiện kịch tính của nó, một sự tự thể hiện mà trong đó những phẩm chất khác nhau của cá tính sẽ tìm ra một đáp ứng có hiệu quả. Nhân Mã được thúc đẩy để mở rộng các chân trời của nó, để tìm kiếm sự tự thể hiện thông qua sự tham gia tích cực với những người khác. Về phương diện tiêu cực, các dấu hiệu lửa có thể là tự cao tự đại, bướng bỉnh, hung hăng, và có khuynh hướng nóng nảy.

Dấu hiệu hành thổ: Kim Ngưu, Xử Nữ, và Ma Kết

Các dấu hiệu hành thổ thực tế nhất trong bốn loại và có liên quan đến giác quan và thu thập thực nghiệm các dữ kiện. Quan điểm của họ về thế giới có xu hướng thực dụng, với một mối quan tâm về những gì hữu hình và cụ thể. Xác định, đặt và làm việc trong giới hạn thực tế là một trong những nhiệm vụ chính của họ, và kết quả là họ tập trung vào công việc của họ và thấm nhuần với nghĩa vụ và trách nhiệm. Về phương diện tiêu cực, họ có thể cho thấy một khuynh hướng quá vật chất, quá chú ý các chi tiết nhỏ nhặt và trật tự, không thể hiểu và nắm lấy những ý tưởng mới.

Về mặt lý tưởng, Kim Ngưu làm việc cho chính mình và lợi ích cá nhân, dựa vào tài nguyên và tài năng của chính mình. Xử Nữ làm việc cho người khác, sử dụng các kỹ năng của họ để tăng cường bản thân của mình. Và Ma Kết hoạt động cho xã hội hoặc nhân loại như một toàn thể.

Các Dấu hiệu Không khí: Song Tử, Thiên Bình, và Bảo Bình

Các dấu hiệu không khí đại diện cho các giai đoạn và các hình thức khác nhau của mối quan hệ cá nhân và xã hội. Chúng liên quan đến giao tiếp, hoạt động trí tuệ, và các thoả thuận xã hội, phong tục tập quán và cách cư xử. Các dấu hiệu không khí chủ yếu liên quan đến khả năng tinh thần và các thuộc tính trí tuệ dưới hình thức này hoặc hình thức khác.

Trong Song Tử, chủ nghĩa duy lí này thể hiện bản thân nó như là một khả năng để có được, sử dụng và truyền đạt thông tin thực tế. Trong Thiên Bình, những phẩm chất này được sử dụng để cân đo, cân bằng và so sánh, trong khi ở Bảo Bình chúng ta thấy một nắm bắt trực quan các nguyên tắc và ý tưởng và cách áp dụng vào phúc lợi chung của nhân loại. Về phương diện tiêu cực, các dấu hiệu không khí có thể là hay thay đổi, lưỡng lự, và phân mảnh tinh thần.

Các Dấu hiệu hành thủy: Cự Giải, Bò Cạp và Song Ngư

Các dấu hiệu hành thủy liên kết với tiềm thức, với cảm xúc và các lực tâm linh. Họ dễ tiếp thu và có thể thâm nhập vào những ý nghĩa tiềm ẩn của những bí ẩn của cuộc sống. Bản chất là bảo vệ, họ có thể che chở những người khác, giảm bớt đau khổ và cung cấp những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Cự Giải là mẹ và nhà. Hổ Cáp là sự trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau xảy ra trong các mối quan hệ gần gũi, với cảm giác mạnh mẽ về các tài nguyên chung, cái chết và những huyền nhiệm bí ẩn của cuộc sống. Song Ngư thể hiện sự chăm sóc vị tha người khác, nuôi dưỡng trên phạm vi rộng lớn nhất, có những cảm giác thần bí mạnh mẽ về đấng Vô Biên, và khả năng vô thức để giao tiếp cách cảm với những người khác.

Về mặt tiêu cực, các dấu hiệu hành thủy có thể là quá cảm xúc, bí ẩn, bí mật, sở hữu và có khả năng sử dụng sức mạnh đáng kể của sự đồng cảm và nhận thức tâm linh để lừa dối người khác.

Thống kê độ mạnh yếu của các yếu tố (hành) của lá số

Trên lá số tiêu biểu, các bạn thấy hình vẽ sau

Đó là biểu đồ thống kê độ mạnh yếu (nổi trội) của các yếu tố trên lá số căn cứ vào số hành tinh nằm trong các cung. Dấu hiệu * cho biết điểm số được tính có hệ số tuỳ vào hành tinh. Diễn giải như sau:

 

Góc hợp giữa các hành tinh

Nhìn từ trái đất, hai hành tinh lập thành một góc gọi là aspect—khía cạnh, chúng tôi tạm dịch là góc hợp giữa hai hành tinh. Thật ra có góc hợp giữa hành tinh và một house cusp như Ascendant hay Thiên đỉnh. Tuỳ thuộc vào góc hợp mà các lực hay năng lượng mà các hành tinh thể hiện sẽ tương tác, phối hợp với nhau theo cách thức khác nhau.

Mỗi góc hợp hay khía cạnh có những đặc điểm riêng, và được phân thành góc hợp chính và góc hợp phụ (hay thứ yếu). Tất cả các góc hợp này được tính bằng cách chia vòng tròn theo những con số khác nhau. Nếu chúng ta chia 360 độ của vòng tròn thành 2, chúng ta có hai góc độ 180°; chia cho 3, ta có ba góc 120 °; chia 4, ta có bốn góc 90°… Nếu chúng ta sắp xếp các góc hợp theo các phân chia này, chúng ta sẽ có danh sách sau.

Ngoài ra, một số khía cạnh khác đáng chú ý, quan trọng nhất là inconjunction (hoặc quincunx), đó là góc hợp 150 độ. Một khía cạnh khác, mặc dù có giá trị giải thích thấp hơn, là sesquiquadrate (hay sesqui-square) là góc hợp 135 độ.

Trong nghiên cứu hiện tại của chúng ta về chiêm tinh học địa tâm, trái đất được coi là điểm nhấn cho tất cả các ảnh hưởng của hành tinh. Do đó một góc giữa hai hành tinh cũng tạo ra một mối quan hệ tam giác với Trái đất. Ví dụ: nếu sao Thổ và sao Mộc cách nhau 90 độ, vị trí của Trái đất được coi là ở giữa của hai vật thể này và chấp nhận bản chất của loại năng lượng được chỉ ra bởi hình vuông của hai hành tinh này.

Ngoài cách chia thành góc hợp chính và phụ, các góc hợp có thể được chia thành hai loại khác: các góc cho thấy sự phát triển dễ dàng của năng lượng sáng tạo và những góc cho thấy sự tắc nghẽn và căng thẳng. Chúng ta có thể gọi nhóm đầu tiên này là các khía cạnh của dòng chảy và thứ hai là các khía cạnh của thách thức.

4 Comments

  1. Jupiter Nguyen

    Bài viết thật là công phu, tôi tự hỏi phải mất bao nhiêu thời gian và kiến thức để sửa soạn cho một bài viết như vậy. Tôi cảm thấy Chiêm Tinh Học phải nghiên cứu từ từ và thấm nhuần từng bước một. Bản thân tôi cũng bắt đầu cảm nhận được những khái niệm cơ bản nhất và quan trọng của Chiêm Tinh Học.
    . Cảm ơn tinh thần phụng sự vĩ đại của Webmaster.

  2. Jupiter Nguyen

    Bài viết trên có nói :

    ” . Mặt trời lần lượt đi ngang qua 12 chòm sao khác nhau.

    . Quĩ đạo biểu kiến của mặt trời trên bầu trời được gọi là đường hoàng đạo . ”

    Bởi vì không những trái đất và các hành tinh quay quanh mặt trời mà toàn bộ thái dương hệ của chúng ta cũng di chuyển trên bầu trời theo quỹ đạo của nó và trong lúc di chuyển nó ( thái dương hệ ) đi ngang qua 12 chòm sao khác nhau và chịu chi phối, ảnh hưởng bởi tính chất năng lượng của những chòm sao này.

    . Do đó theo ý tôi thì nên nói là : ” Quĩ đạo biểu kiến của thái dương hệ chúng ta trên bầu trời được gọi là đường hoàng đạo . “

  3. Jupiter Nguyen

    Tôi xin phép được lưu ý một số điều vô cùng quan trọng , hấp dẫn và bí hiểm của bài học trên như sau :


    Tất cả vật chất bao gồm bốn yếu tố (element): đất, không khí, lửa và nước. Lửa và không khí là các yếu tố hướng thượng và hướng ngoại, trong khi đất và nước quay vào trong (hướng nội) và hướng xuống. Trong quyển sách Tetrasomia, hay Lý thuyết về Bốn Yếu Tố, Empedocles mô tả những yếu tố này không chỉ là biểu hiện vật chất hay chất liệu mà còn là tinh túy tinh thần.

    Trong chiêm tinh học, mỗi trong bốn yếu tố chi phối ba dấu hiệu, tạo thành một bộ ba. Ba dấu hiệu thuộc cùng một phần tử về cơ bản hài hòa với nhau và chia sẻ các đặc điểm tương tự về mặt cá tính, trí tuệ, và tính nhạy cảm bẩm sinh.

    Các loại là:

    Lửa: Bạch Dương, Sư Tử, và Nhân Mã

    Đất: Kim Ngưu, Xử Nữ và Ma Kết

    Không khí: Song Tử, Thiên Bình, và Bảo Bình

    Nước: Cự Giải, Bò Cạp và Song Ngư

    ( Chiêm tinh học nội môn -2-
    by webmaster • June 23, 2017 ) ”
    ————————————————————————-

    . Do đó tôi cảm nhận rằng những người nào mà sinh ra trong các cung hoàng đạo ( dấu hiệu hoàng đạo ) mang yếu tố ( element ) lửa ( fire ) hoặc khí ( air ) thì họ thường có khả năng ăn nói và giao tiếp bên ngoài tốt hơn và vì vậy là những người có khả năng lãnh đạo hay đứng đầu một tổ chức, đoàn nhóm với bất cứ quy mô lớn, nhỏ nào …

    . Còn những người sinh ra trong các cung mang yếu tố nước và đất thì thường sống nội tâm và trầm cảm hơn cũng như sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giao tiếp hay xã giao với bên ngoài, do đó họ cũng thuộc hạng người thường ít nói và tuy thế họ có thể nhạy cảm với cảm xúc của người khác tốt hơn, họ cũng có thể có tính chất rụt rè và nhúc nhát …

    . Và một điều lạ lùng và thú vị là những người mà sinh ra tuy khác cung hoàng đạo nhưng cùng chung yếu tố ( element ) thì thường hạp ( hợp ) với nhau và nếu họ có cơ hội gặp nhau hay làm việc chung với nhau thì rất thuận và thường sẽ kết thân với nhau.

    . Phải chăng vì các yếu tố ( element ) hạp với nhau đó thì cách nhau 3 bậc trên dấu hiệu hoàng đạo nên gọi là Tam hợp ?

  4. Jupiter Nguyen

    ” Có một “câu thiệu” trong chiêm tinh học làm cơ bản cho việc giải đoán lá số chiêm tinh là: các hành tinh (planets) tương ứng với WHAT—lực tác động lên chủ thể , … ”

    Tôi nghĩ rằng ” lực ” ở đây chính là tính chất của loại năng lượng sẽ tác động , ảnh hưởng và chi phối lên ý thức , não bộ của đối tượng và khiến cho y sẽ có hành động theo ” lực ” đó.

Leave Comment