Trong bài này, chúng tôi ôn lại các kiến thức về các yếu tố (element) hay hành, và các Thập Giá (hay Modes, Qualities) của chiêm tinh học. Trong các bài giảng luận vừa qua về các dấu hiệu hoàng đạo, các tác giả vận dụng tính chất hành và thể thức (modes) hay Thập Giá mà một dấu hiệu hoàng đạo nằm trên đó. Các yếu tố này rất quan trọng để hiểu các tính chất của dấu hiệu hoàng đạo.
Với một lượng kiến thức đồ sộ về chiêm tinh học như thế, việc nắm bắt những nguyên lý cơ bản để nhớ nó là điều cần thiết. Chẳng hạn làm sao ta có thể nhớ được dấu hiệu hoàng đạo này thuộc hành nào, nằm trên thập giá nào, chủ tinh ngoại môn, nội môn và Huyền Giai của nó là những hành tinh nào. Mỗi người học sẽ có một cách để ghi nhờ điều đó. Bản thân chúng tôi thấy rằng trước tiên cần thuộc thứ tự của vòng hoàng đạo: Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử … Song Ngư. Tốt hơn nữa là thuộc vị trí của nó trên hoàng đạo: Bạch Dương số 1, đối xứng của nó Thiên Bình số 7. Kim Ngưu số 2 và đối xứng của nó là Hổ Cáp số 8, v.v..
Sau đến, ta phải nguyên tắc mà người xưa đã phân chia các dấu hiệu hoàng đạo này thành các bộ 2 (âm, dương), bộ 3 (các hành), bộ 4 (các Thập giá: chủ yếu, cố định và khả biến). Hình dung trong trí bạn sẽ nhận diện được dấu hiệu hoàng đạo nào thuộc hành nào, thuộc thập giá cố định hay chủ yếu …
Bài viết sau được biên tập từ quyển Astrology Illumined, các hình vẽ minh họa là của chúng tôi nhằm giúp các bạn hình dung cách nhớ các tính chất của các dấu hiệu hoàng đạo.
Sau bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục viết về các dấu hiệu hoàng đạo còn lại.
**************
Các Yếu tố hay “hành”—The Elements
Các yếu tố (elements) hay hành là một trong những nền tảng của chiêm tinh học. Người ta có thể coi chúng là bốn hòn đá tảng hoặc những khối đá đầu tiên mà trên đó toàn bộ cấu trúc của chiêm tinh học được xây dựng. Mỗi hành tinh và dấu hiệu hoàng đạo thể hiện một yếu tố chính. Giống như các trạng thái vật chất, phẩm tính của một yếu tố trong chiêm tinh học khá dễ nhận ra.
Các yếu tố tượng trưng cho bốn trạng thái vật chất: lửa—năng lượng ion hóa rực rỡ; đất—rắn; khí—chất hơi; nước—chất lỏng.
Mọi thứ chúng ta nhận biết và kinh nghiệm đều bao gồm các yếu tố. Bất cứ thứ gì được kích động, năng động, hoặc bùng phát trào phản ánh yếu tố của lửa (hành hỏa). Tính ổn định hoặc cấu trúc phản ánh yếu tố đất (hành thổ). Hài hước, không thực tế hoặc định hướng về mối quan hệ phản ánh yếu tố khí (hành khí). Bất cứ điều gì nhạy cảm hoặc hấp thụ phản ánh yếu tố nước (hành thủy).
Các yếu tố được phân thành hai nhóm:
dương | âm |
hỏa và khí | nước và đất |
các dấu hiệu số lẻ | các dấu hiệu số chẵn |
tích cực, tự thể hiện | thụ động, tiếp nhận |
năng lượng dương | năng lượng âm |
Sự tập trung của một yếu tố—hoặc sự thiếu hụt một yếu tố trong biểu đồ sinh—cho thấy một mô hình năng lượng mà người chủ lá số sẽ sống hàng ngày. Với sự trưởng thành và tiến hóa, mô hình đó có thể và thường thay đổi. Một người không có một yếu tố đặc biệt nào đó (ví dụ như không có hành tinh trong các dấu hiệu hành thổ) sẽ làm việc rất chăm chỉ để mang yếu tố đó vào cuộc sống của họ, hoặc họ sẽ chọn cách “nhờ nuôi dưỡng”—phụ thuộc vào những người khác. Khi định đưa các yếu tố vào bản thân, vào cuộc sống của mình, những người này thường có thể làm việc tốt hơn với yếu tố còn thiếu so với những người thực sự có nó trong biểu đồ của họ. Lý do của điều này là họ không xem yếu tố đó là điều hiển nhiên. Đó là một thứ tài sản quý giá, cái gì đó được đánh giá cao và được hiểu một cách nguyên sơ. Ở đầu ngược lại của quang phổ là người tìm kiếm người khác để bù đắp yếu tố đó. Người chủ lá số khi đó có thể thu hút những người có yếu tố đó phát triển cao trong hệ thống của họ vào cuộc sống của mình, và do đó bù cho sự thiếu hụt này. Tuy nhiên, không có nỗ lực để thay đổi hoặc điều chỉnh mô hình sinh, người đó sẽ sống một cuộc sống nhận thức được sự thiếu hụt, luôn cảm thấy rằng có cái gì đó vượt quá tầm với. “Cái gì đó” được cảm nhận trực giác. Đôi khi có một nhận thức rằng “cái thiếu hụt” này có thể sẽ thay đổi mọi thứ, làm cho cuộc sống dễ dàng hơn, hoặc ít làm việc ít hơn. Nỗ lực là cần thiết để thay đổi, thế nhưng lý do một người được sinh ra với một cấu hình cụ thể của các yếu tố chính xác là để thực hiện thay đổi này, và không còn lý do nào khác. Tất cả chúng ta đều phải học cách sử dụng những gì chúng ta có một cách hiệu quả hơn, cũng như sử dụng những gì là mới đối với chúng ta.
Các đặc tính được phát triển qua các hành:
Hỏa
|
|
Thổ
|
|
Khí
|
|
Thủy
|
Các Thập Giá, hay Thể Thức, Phẩm tính (Crosses, Modes, Qualities)
Bốn hành hay bốn yếu tố là bộ phận đầu tiên của phẩm tính thể hiện qua Vòng Hoàng đạo và các hành tinh. Các Thập Giá hình thành đơn vị cơ bản tiếp theo của vòng Hoàng đạo. Các Thập giá dựa trên bộ ba ý chí, ham muốn và hoạt động. Mỗi dấu hiệu hoàng đạo được tìm thấy trên một thập giá. Vì vậy, cốt lõi của mỗi dấu hiệu cơ bản liên quan đến ý chí, mong muốn, hoặc hoạt động. Điều này không có nghĩa là những dấu hiệu trên thập tự giá khác không diễn tả cả ba khía cạnh của tính duy nhất này, tuy nhiên, nó có nghĩa là những dấu hiệu của thập giá liên kết các năng lượng của ý chí, mong muốn và hoạt động một cách đặc biệt và trọn vẹn.
Ba Thập Giá còn được gọi là “Thể Thức” hoặc “Phẩm Chất “. Điều này đề cập đến một chế độ năng lượng cụ thể: cách thức của ý chí hoặc động lực, mong muốn hoặc ham muốn, hoạt động hoặc khả năng thích ứng. Một khi các nguồn năng lượng của các dấu hiệu được học hỏi, người ta có thể thấy được rõ ràng những phẩm chất này trong cuộc sống của một người. Ngoài ra chúng ta có thể nhìn ra thế giới; ví dụ như khi sao Thiên Vương, Kẻ Phá hủy, ở Capricorn—bức tường Berlin sụp đổ. Khi Neptune, người Làm Tan Rả ở Capricorn—trên Thập Giá Chủ Yếu—Chiến tranh Lạnh tan biến và Liên bang Xô viết tan rã thành nhiều quốc gia nhỏ hơn. Có một ý chí mạnh mẽ hơn so với ý chí của các nhà lãnh đạo của một số quốc gia, đã phá vỡ cấu trúc cũ của chính phủ và buộc sự chia rẻ. Không có sự kiện nào khởi sự dễ dàng nhưng thay vào đó đã mang lại một khó khăn mới. Các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết từng suy giảm dần vào tình trạng đói nghèo tồi tệ, và phần lớn vẫn như vậy cho tới ngày nay, và việc tái thống nhất một nước Tây Đức ổn định về mặt tài chính và một nước Đông Đức đang gặp khó khăn về tài chính đã thách thức không chỉ những hệ thống kinh tế xã hội này, mà cũng toàn bộ châu Âu. Tuy nhiên, một ý chí thiên thể sẽ lái những sự kiện này và những người có liên quan
Ba Thập Giá của vòng Hoàng đạo phản ánh Tam Nguyên được tất cả các tôn giáo công nhận, và thể hiện ba giai đoạn của cuộc sống hoặc các khía cạnh của cuộc sống. Shiva, Vishnu, Brahma là ba thể hiện của người Hindu về ý chí, mong muốn và hoạt động. Shiva đại diện cho ý chí. Ngài được cho là nhảy múa để đưa vũ trụ vào hiện hữu. Vishnu được biết đến như là Người Giữ Gìn; và Brahma là người đứng đàng sau công việc của mọi thứ trong Vũ trụ và được xem là Thần Sáng tạo. Ba Vị này thường được gọi là Phương diện thứ nhất, thứ hai và thứ ba của Thượng đế. Trong Cơ Đốc Giáo, ba Phương diện này là Cha, Con và Chúa Thánh Thần. Cha là ý chí thuần túy, Con muốn đem ánh sáng vào thế gian, và Đức Thánh Linh thể hiện tinh thần tích cực di chuyển trên thế giới.
Ba Thập Giá là:
Thập Giá Chủ yếu: Các từ khoá cho Thập Giá Chủ Yếu là ý chí, động lực, và hành động. Các dấu hiệu tạo nên các cánh tay của thập giá này là Bạch Dương, Cự Giải, Thiên Bình và Ma Kết. Bốn dấu hiệu này chia sẻ những nguồn năng lượng Chủ yếu chung.
Thập Giá Cố định: Các từ khoá cho Thập Giá Cố định là mong muốn, dục vọng, sự ổn định, duy trì và độ bền. Những dấu hiệu chia sẻ những phẩm chất này là Kim Ngưu, Sư Tử, Hổ Cáp và Bảo Bình.
Thập Giá Khả biến / chung: Các từ khoá cho Thập Giá Khả biến hay Thập Giá Chung là hoạt động, khả năng thích ứng, linh hoạt và thay đổi. Những dấu hiệu chia sẻ những điểm chung này là Song Tử, Xử Nữ, Nhân Mã và Song Ngư.
Tam nguyên này được xem qua các khía cạnh của cuộc sống, diễn dịch thành sinh (ý chí), có, cho, giữ, phát triển (mong muốn), và làm (hoạt động). Mỗi trong số đó là một phần tự nhiên của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ba thập giá được thấy trong mỗi biểu đồ. Một số người có một Thập Giá hoặc một Yếu Tố hay Hành tập trung nhiều hơn những người khác. Trọng tâm này chuyển thành xu hướng sống. Ví dụ một người có nhiều hành tinh trong các dấu hiệu cố định hơn thập giá khác sẽ cho thấy những phẩm chất của Thập Giá Cố Định hơn các phẩm tính của Thập Giá Chủ Yếu hoặc Thập Giá Khả Biến. Người đó sẽ thể hiện sự kiên định, bền bỉ, duy trì và / hoặc nhu cầu ổn định. Đây là những phẩm tính của Thập Giá Cố Định. Mỗi một trong bốn dấu hiệu trên một thập giá nhất định cũng liên quan đến một phần tử đặc biệt (lửa, đất, khí, nước). Ví dụ, nếu chúng ta nhìn vào Thập Giá Khả Biến, sẽ có bốn dấu hiệu khả biến, mỗi dấu hiệu đại diện cho một trong bốn yếu tố: Gemini, hành khí khả biến; Xử Nữ, hành thổ khả biến; Sagittarius, hành hỏa khả biến; Song Ngư, hành thủy khả biến. Mỗi một trong bốn dấu hiệu đó có điểm chung là những tính chất của sự có thể thay đổi, hoạt động và tính đa dạng. Mỗi dấu hiệu sẽ biểu hiện hoặc thể hiện qua yếu tố của nó: hành khí khả biến (Gemini) thể hiện trong sự nhanh nhẹn của lời nói và truyền thông, và khá thường xuyên một phong trào bốc đồng; hành thổ khả biến (Virgo) thể hiện như là một hoạt động linh hoạt trong nhiều phần chi tiết của bất kỳ vấn đề; hành hỏa khả biến (Sagittarius) thể hiện như một động lực để tìm kiếm cái mới trong bất kỳ nỗ lực nào; hành thủy khả biến (Song Ngư) thể hiện như là sự thay đổi linh hoạt của các trạng thái cảm xúc của con người.
Đây là những ví dụ về tính chất chủ động, có thể thay đổi, thích nghi của Thập Giá Khả Biến hoặc Thập Giá Chung. Yếu tố hay Hành chỉ ra tính chất cơ bản sẽ thể hiện ra sao trong một người và trong cuộc sống. Hai yếu tố này hợp lại cho thấy sự đầy đủ của mỗi dấu hiệu. Những người đặt trọng tâm vào Thập Giá Chủ Yếu hướng ngoại, thường là độc lập, và muốn kiểm soát môi trường của họ. Họ bị thúc đẩy bởi ý thức về mục đích và là những người “chuyển động và lay chuyển” nhiệt tình của thế giới. Dấu hiệu cố định thường tiếp cận cuộc sống với sự thận trọng hơn. Tính dự đoán được là quan trọng và sự kiên định và khả năng duy trì quyết định thái độ của họ trên thế giới.
Các dấu hiệu khả biến là các dấu hiệu thích nghi nhất và tự phát nhất của vòng hoàng đạo. Những người nhấn mạnh vào thập tự khả biến sẽ thích ứng với môi trường khá dễ dàng và có một thái độ linh hoạt đối với cuộc sống. Họ cũng sẽ cố gắng điều chỉnh môi trường theo nhu cầu và mong muốn của họ. Điều này giúp cuộc sống trở nên thú vị và bận rộn.
Khi tất cả mọi người có tất cả ba Thập Giá trong biểu đồ của họ, tính chất được cảm nhận nhiều hơn trong cuộc sống sẽ phụ thuộc vào dấu hiệu hoàng đạo mà các hành tinh đang ở đó. Các Thập Giá cũng thiết lập mối quan hệ hình học Pythagoras. Một cây thập giá tạo ra hai bộ đối lập. Nếu chúng ta nối các dấu hiệu đối nghịch bằng một đoạn thẳng—trên và dưới, trái và phải—ta có hai bộ đối lập. Những sự đối nghịch này cung cấp một mối quan hệ tràn đầy năng lượng gây ra sự tăng trưởng thông qua khả năng phát triển của chúng ta để hiểu được năng lượng của những đối cực này. Chúng ta thấy rằng những người khác thường bước vào cuộc sống của chúng ta để giúp chúng ta học hỏi điều này. Nơi hai đối lập này giao nhau, bốn ô vuông được tạo ra. Các hình vuông cho chúng ta cơ hội thử thách. Các hình vuông là kết quả của việc đưa hai năng lượng khác nhau có cùng tính chất vào xung đột. Mặc dù nó có thể gây ra ma sát, nó cũng cung cấp động cơ và chuyển động về phía trước, và khả năng biểu hiện hoặc biểu hiện sáng tạo. Các hình vuông cung cấp cơ hội phát triển tuyệt vời.
Hành tinh cai quản (Rulers)
Trong chiêm tinh, một hành tinh được cho là cai quản một dấu hiệu hoàng đạo. Tuy nhiên, không thể nào một hành tinh “cai quản một chòm sao hoặc dấu hiệu gắn liền với nó”; hành tinh thật nhỏ so với chàm sao. Kích thước của hành tinh Thủy tinh như một con kiến so với kích thước của con cá voi của Mặt Trời. Mặt trời của chúng ta có kích thước trung bình so với nhiều ngôi sao bao trong các chòm sao Hoàng đạo. Như thế, “hành tinh cai quản” nghĩa là gì?
Cai quản là sự cộng hưởng. Những phẩm chất của dấu hiệu hoàng đạo tương tự hoặc hợp tác với những phẩm chất của một hành tinh cụ thể. Bằng cách này, những phẩm tính của dấu hiệu hoàng đạo đi vào hệ mặt trời của chúng ta thông qua môi giới của hành tinh có phẩm chất phù hợp với phẩm chất của dấu hiệu hoàng đạo đó.
Hành tinh cai quản một dấu hiệu hoàng đạo là đại sứ của những tính chất của dấu hiệu đó trong hệ mặt trời này và trên hành tinh này. Hành tinh chủ quản cảm nhận được năng lượng và tính chất của dấu hiệu hoàng đạo vì chúng có tính chất chung. Điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta bàn qua các dấu hiệu hoàng đạo và nói thêm về các hành tinh cai quản.
Hành tinh cai quản này cũng đóng vai trò là bộ biến đổi cho dấu hiệu hoàng đạo. Nói cách khác, năng lượng của dấu hiệu hoàng đạo có năng lượng cao và đòi hỏi sự giảm xuống, đề chuyển tải năng lượng của nó vào cuộc sống của chúng ta. Hành tinh cai quản thực hiện chức năng mang năng lượng và phẩm chất của dấu hiệu hoàng đạo vào mức độ biểu hiện của con người. Do đó, chúng ta bị ảnh hưởng bởi những phẩm chất này và có thể bắt đầu có ý thức phát triển việc sử dụng chúng.
Có ba mức độ cai quản trong chiêm tinh học bí truyền:
Truyền thống / công truyền: liên quan đến bên ngoài và trần gian, cái hiển nhiên; cá nhân hoặc phàm ngã.
Bí truyền: một biểu hiện tinh tế hơn của dấu hiệu hoàng đạo và hành tinh cai quản; cái gì đó bên trong, tinh tế, và liên quan đến linh hồn hoặc nhận thức có ý thức.
Huyền Giai: biểu hiện cao nhất của dấu hiệu hoàng đạo và hành tinh cai quản; ý định tinh khiết nhất của hành tinh. Biểu hiện cao nhất này là thách thức phổ quát và thành tựu cuối cùng cho tất cả mọi người.
Chiêm tinh học nội môn dạy rằng ba cấp độ cai quản “thể hiện bộ ba của mỗi dấu hiệu hoàng đạo và hành tinh, hoặc ba vòng xoắn ốc nguyên mẫu mà qua đó sự tiến hóa của con người xảy ra.”
Chúng ta có thể hoặc không thể cảm nhận hay nhận ra cả ba mức độ cai quản trong cuộc sống của chúng ta. Tự kiểm tra, tự nhận thức và xu hướng tự cải thiện sẽ cần phải hiện diện để các chủ tinh bí truyền và chủ tinh Huyền Giai thực hiện công việc của chúng và tạo ra ảnh hưởng của chúng trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, các chủ tinh này mang đầy tiềm năng để ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lúc. Tất cả mọi người đang phát triển; tất cả đều đã nhập thể để trải qua những niềm vui và thách thức, những khó khăn và những tự do đạt được trong gian khó để là con người. Vòng hoàng đạo, các hành tinh, và năng lượng chảy qua chúng có ý phát triển chúng ta, như mặt trời làm cây cối phát triển.
Chiêm tinh học truyền thống hay ngoại môn đã luôn sử dụng các hành tinh có thể nhìn thấy được (Mercury, Venus, Mars, Jupiter, Saturn) như là các chủ tinh. Với sự khám phá ra ba hành tinh bên ngoài, chiêm tinh học hiện đại đã đánh giá lại và đã bổ sung hoặc thay thế một số hành tinh cai quản truyền thống. Ví dụ, trong hơn mười nghìn năm, Saturn đã là chủ tinh của Aquarius. Hiện nay Uranus cai quản Aquarius. Điều đó phải chăng sự cai quản của Saturn hàng ngàn năm là không chính xác? Chiêm tinh học là một khoa học, và giống như tất cả các khoa học, khi những bằng chứng mới được phát hiện và tiết lộ, nó được sử dụng và cái cũ biến mất vào hậu trường của kiến thức và tính áp dụng trong quá khứ.
Thông tin về các Chủ tinh bí truyền và Huyền Giai đã được đưa ra thông qua quyển sách Chiêm tinh học Nội môn của tác giả Alice A. Bailey và Chân sư của Bà, đức Djwal Khul, một Chân sư Tây Tạng về kỷ luật tinh thần và trí tuệ. Thông tin về các chủ tinh này được công bố vào nửa đầu thế kỷ 20 và nhiều nhà chiêm tinh đã khảo sát giá trị và sử dụng chúng trong việc hiểu biết không chỉ biểu đồ của một người mà còn về điều kiện con người và các quá trình của nó như là một tổng thể.
Chúng tôi, các tác giả của cuốn sách này, chắc chắn nhìn thấy giá trị của các hành tinh chủ quản cao hơn này. Chúng tôi thấy chúng đang làm việc trong cuộc sống của khách hàng, bạn bè, và gia đình, cũng như trong cuộc sống riêng của chúng tôi. Chúng tôi cũng gợi ý rằng những người mới đến với chiêm tinh học bắt đầu đơn giản. Tìm hiểu các chủ tinh truyền thống hoặc các chủ tinh ngoại môn trước. Ảnh hưởng của chúng dễ dàng được nhìn thấy. Sau đó thêm một mức độ quan sát và ý nghĩa khác và tìm hiểu để tìm kiếm ảnh hưởng của các chủ tinh bí truyền. Cuối cùng, hãy suy ngẫm về các chủ tinh Huyền Giai trong cuộc sống của bạn và trên thế giới. Ảnh hưởng này sẽ không rõ ràng, nhưng càng hiểu rõ nó càng có ý nghĩa.
Cuối cùng, các hành tinh thường không được tìm trong dấu hiệu rằng chúng cai quản. Ví dụ, khi điều này đang được viết, Pluto ở Sagittarius. Pluto không cai quản Sagittarius, tuy nhiên; điều đó chỉ xảy ra khi Pluto được tìm thấy trên bầu trời. Ngược lại, Thiên vương tinh đã trải qua bảy năm (1997-2004) đi qua Aquarius, và như một điều hiển nhiên, sao Thiên Vương cai quản Aquarius! Khi trong biểu đồ một hành tinh ở trong dấu hiệu hoàng đạo mà nó cai quản, hành tinh này được cho là “vượng” (dignified).
Hành tinh thích nằm trong dấu hiệu nó cai quản; nó cảm thấy tự do và cộng hưởng ở đó. Trừ khi có những tình huống chống lại trong biểu đồ làm cho nó không dễ dàng trong vị trí vượng, hành tinh này cảm thấy mạnh mẽ và không bị trở ngại để di chuyển theo cách tự nhiên của nó trong dấu hiệu mà nó cai quản.