Hai sự Khải Thị (Chương XII DDTNLVTDH)

Bản dịch phần bình giảng chương 12 của Điểm Đạo Trong Nhân Loại Và Thái Dương Hệ của Thầy Hiệu trưởng Michael Robbins do một số học viên trường Morya Federation Việt Nam thực hiện.

********************************

Chương 12

HAI SỰ KHẢI THỊ

1. Bây giờ chúng ta bước vào một lĩnh vực thảo luận liên quan đến vấn đề những gì được nhìn thấy và nghe thấy trên các cõi giới bên trong trong quá trình điểm đạo.

2. Trong nhiều trường hợp, chúng ta không có khả năng xác minh chính xác những gì chân sư Tây Tạng nói. Quá trình hành động thích hợp của chúng ta là cố gắng hiểu các hàm ý và liên kết.

Giờ đây, chúng ta có thể xét đến các giai đoạn của cuộc lễ điểm đạo, tất cả có năm giai đoạn như sau: —

1. Sự khải thị “Bản tính Thiêng liêng.”

2. Thấy được “Linh ảnh.”

3. Việc áp Thần trượng, ảnh hưởng đến: —

a. Các thể.

b. Các luân xa.

c. Thể nguyên nhân.

4. Sự tuyên thệ.

5. Truyền thụ “Bí nhiệm” và Linh từ.

3. Ở đây chúng ta thấy một phác thảo tuần tự của quá trình bên trong. Quá trình này sẽ áp dụng cho mỗi lần điểm đạo theo một cách thức cụ thể.

Các điểm này được đưa ra theo đúng thứ tự, và chúng ta nên nhớ rằng thứ tự này không phải được sắp xếp không mục đích,

4. Toàn bộ quá trình điểm đạo diễn ra tuân theo luật và trật tự mà không được vi phạm.

mà nhằm đưa điểm đạo đồ tiến tới từ sự khải thị này đến sự khải thị khác, cho đến giai đoạn kết thúc, khi y được truyền một trong các bí nhiệm và một trong năm quyền lực từ để mở ra cho y các cõi khác nhau, với tất cả những trường tiến hoá của chúng.

5. Quá trình điểm đạo có cấu trúc xác định dẫn đến một thời điểm cao trào.

6. Mỗi cuộc điểm đạo đều có quyền linh từ cụ thể. Mặc dù đôi khi chương này đề cập đến tất cả bảy cuộc điểm đạo, nhưng chủ yếu thảo luận về năm cuộc điểm đạo đầu tiên.

Những gì trình bày ở đây đều nhằm nêu lên năm phần chính mà lễ điểm đạo vốn dĩ phân chia, và người môn sinh cần ghi nhớ rằng chính mỗi giai

đoạn trong năm giai đoạn này, trong chính nó, là một nghi lễ đầy đủ, và có thể có sự phân chia chi tiết hơn.

7. Đây là một tuyên bố quan trọng cho thấy sự phức tạp của quá trình.

8. Mỗi phần của lễ điểm đạo có thể được chia nhỏ hơn nữa và mỗi phần trong số các phần này, tự nó, là một buổi lễ hoàn chỉnh.

9. Chúng ta có thể thấy phương pháp này được nghi thức hóa hoá một cách phi thường như thế nào để nâng các ứng viên vào trạng thái sống động hơn và tham gia vào các kế hoạch của Thánh đoàn.

Giờ đây chúng ta hãy xét đến các điểm khác nhau này, vắn tắt bàn qua từng điểm, và nhớ rằng ngôn từ chỉ làm cho thực nghĩa bị giới hạn.

10. Chân sư DK luôn cảnh báo chúng ta rằng những gì chúng ta sắp tiếp nhận từ Ngài không thể được coi là toàn bộ sự thật chính xác. Việc sử dụng ngôn từ vốn quá dễ gây hiểu nhầm, quá không đáng tin cậy, hạn chế và gò bó việc truyền đạt ý nghĩa thực sự.

[113]

Sự tiết lộ “Sự Hiện Diện”

11. Về mặt kỹ thuật, “Sự Hiện Diện” thường được coi là Đấng ẩn sau “Đĩa Ánh sáng Vàng kim” — vốn chính là bản thể thuần khiết.

12. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng thuật ngữ “Sự Hiện Diện” có thể thay đổi được và có thể đề cập đến một số “Sự Hiện Diện” khác nhau.

Qua các giai đoạn sau của chu kỳ luân hồi, khi hành giả đang dao động với các cặp đối lập, và nhờ tính phân biện, y trở nên ý thức được điều chân, lẽ giả, trong trí y có sự nhận thức ngày càng tăng, rằng bản thân y là một Sự Sống bất tử, một vị Thượng Đế vĩnh cửu, và là một phần của Vô Tận (Infinity).

13. Chân sư DK đang định nghĩa Sự Hiện Diện là:

a. “Sự Hiện Hữu Bất Tử”

b. “Một vị Thượng đế vĩnh cửu”

c. “Một phần của Vô Tận”

14. Đó là (theo nghĩa cao nhất) nhận thức về “Thượng đế nội tại”, hay bản thể thuần khiết vốn vượt qua tất cả các biến thể của tâm thức (vì những điều mà chúng ta thường nhận thức không có gì ngoài các biểu hiện khác nhau của rung động đối với tâm thức).

15. Được định nghĩa theo cách này, “Sự Hiện Diện” không phải là linh hồn trên cõi của chính nó mà là cái đứng phía dưới linh hồn — một thứ gì đó tối hậu không thể rút gọn hơn được nữa.

16. Tuy nhiên, về mặt thực tế, trong khi con người đang vật lộn với các cặp đối lập và cố gắng phân biện cái thực với cái không thực, cái mà con người dần dần nhận thức được là Chân ngã trên cõi giới của chính nó chứ không phải là “Sự Hiện Diện” cốt yếu, cái mà đứng bên dưới hay đàng sau với Bản thể này (hoặc Thái dương Thiên thần).

17. Vì vậy, trong giai đoạn thảo luận này về quá trình điểm đạo, trước tiên chúng ta có thể nghiên cứu cách thức mà con người nhận thức về “Chân ngã” của mình, Chân ngã bất tử (hay đúng hơn là bán bất tử) trên cõi thượng trí.

18. Nói cách khác, vì những mục đích thực tế, trước tiên chúng ta sẽ thảo luận (về “Sự Hiện Diện”) là nhận thức ngày càng tăng về Thái dương Thiên thần khi nó đại diện cho Chân ngã của con người.

Mối liên kết giữa con người ở cõi trần và vị Chủ Thể nội tâm ngày càng sáng tỏ hơn cho đến khi thiên khải quan trọng xảy ra.

19. Mặc dù Chân thần cuối cùng là “Vị Chủ Thể nội tâm”, Chân ngã (Cái Tôi Cao hơn) chiếm vị trí này trong mối quan hệ với các cuộc điểm đạo trước lần thứ tư.

Bấy giờ, đến một lúc trong cuộc sống của y, khi y hữu thức đứng mặt đối mặt với Chân Ngã (real Self) của y và tự biết y thực ra là Bản Ngã đó chứ không chỉ trong lý thuyết; y trở nên ý thức được Thượng Đế nội tâm, không phải qua thính giác, hoặc nhờ sự chú ý vào tiếng nói nội tâm điều khiển và kiểm soát, và được gọi là “tiếng nói của lương tâm.”

20. Đối với người tiếp cận điểm đạo (hoặc giữa các cuộc điểm đạo), Chân ngã tạo nên ảnh hưởng của chính nó thông qua:

a. Thính giác

b. Một tiếng nói bên trong được gọi là “tiếng nói của lương tâm”

21. Trong buổi lễ điểm đạo thực sự, con người đối mặt với “Bản ngã thực sự của mình” và biết Bản thể đó theo cách không qua trung gian — “thông qua thị giác và linh thị trực tiếp”. Chúng ta có thể tranh luận về ý nghĩa của “Bản ngã thực sự của y”, nhưng vì mục đích thực tế, chúng ta nhận ra rằng Chân Sư DK đang nói về Thái dương Thiên thần chứ không phải về Chân thần.

22. Do đó, chúng ta phải lưu ý rằng trong phần đầu tiên của chương này, chân sư DK không nói theo cách hoàn toàn kỹ thuật. Ngài không phân biệt giữa ‘Bản ngã như Chân thần’ và ‘Bản ngã như Chân ngã / cái Tôi cao hơn’.

23. Chúng ta chỉ đơn giản là đang thảo luận về việc đối mặt với một “Vị Chủ Thể nội tâm” — trong trường hợp này là Thái dương Thiên thần (trong các hình thức xuất hiện khác nhau của nó).

Lần này, sự nhận thức là qua thị giác và linh thị trực tiếp. Giờ đây, y không chỉ đáp ứng với những gì được nghe, mà còn đáp ứng với những gì mà y thấy.

24. Thị giác được coi là một giác quan tổng hợp. Về mặt phát triển, nó theo sau thính giác và xúc giác, và thường được coi là xác nhận sự thật hơn hai giác quan còn lại.

Chúng ta biết rằng các giác quan đầu tiên được phát triển nơi đứa trẻ là thính giác, xúc giác, và thị giác; đứa bé sơ sinh nhận biết âm thanh và quay đầu về hướng đó, nó cảm giác và sờ soạng; cuối cùng nó nhìn thấy một cách ý thức, và phàm ngã được phối kết trong ba giác quan này.

25. Ở đây, chân sư DK đang thảo luận thuần về các giác quan vật lý.

26. Sự phát triển của thị giác có ảnh hưởng mang tính tích hợp đến phàm ngã. Thứ được nhận thức trở thành một nhất thể, điều này không xảy ra với thính giác và xúc giác.

27. Thị giác là ‘giác quan Aryan’ và tương quan với tâm thức Aryan với sự nhấn mạnh vào khả năng kiểm soát trí tuệ và sự tích hợp của phàm ngã.

28. Liên quan đến trình tự phát triển của các giác quan, chân sư DK nói với chúng ta rằng điều gì đúng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng đúng với căn chủng đang phát triển của loài người.

29. Có một câu ngạn ngữ cổ được áp dụng ở đây: “thấy là tin”. Người ta không bao giờ nói rằng “nghe là tin” và trên thực tế, chúng ta được cảnh báo không chấp nhận sự thật của “lời nói được nghe thấy”. Cũng không có câu ngạn ngữ nào, “chạm là tin”. Thị giác chắc chắn xác nhận sự thật hơn hai giác quan kia, mặc dù trong thời đại các hình ảnh được điều khiển bằng máy tính, ngay cả thị giác cũng dễ dàng bị đánh lừa.

Đây là ba giác quan thiết yếu.

30. Chúng ta có thể nói về những giác quan này rằng chúng “quan trọng” đối với con người khi con người hiện tại đang phát triển.

Vị giác và khứu giác phát triển sau, nhưng chúng ta có thể sống mà không có hai giác quan này, và nếu thiếu chúng, con người vẫn thực sự không bị trở ngại trong các giao tiếp ở cõi trần.

31. Vị giác và khứu giác đôi khi được coi là những giác quan còn sơ khai hơn (đặc biệt là khứu giác). Chúng không được coi là “quan trọng” bởi vì con người có thể sống mà không có chúng.

32. Tuy nhiên, các tương ứng cao hơn với vị giác và khứu giác phát triển muộn hơn so với các tương ứng cao hơn với thính giác, xúc giác và thị giác.

33. Một nghiên cứu về “Sự tiến hóa của Giác quan Vi mô” trong Luận về Lửa Càn khôn (TCF 188) sẽ làm cho nhiều điều này thành rõ ràng hơn.

Trên đường phát triển nội tâm, trình tự cũng giống như vậy.

34. Chúng ta đang song song phát triển giác quan khách quan và chủ quan. Chân sư DK nói với chúng ta rằng trình tự phát triển giống nhau cho cả hai: thứ tự là — thính giác, xúc giác, thị giác, vị giác và khứu giác.

Thính giác – đáp ứng với tiếng nói của lương tâm, khi nó hướng dẫn, điều khiển và kiểm soát. Điều này bao gồm thời kỳ tiến hóa hoàn toàn bình thường.

35. Thính giác tương ứng với cung ba, và giai đoạn tiến hóa do cung ba chi phối là lâu nhất.

36. Chúng ta có thể nói rằng thính giác tương quan với sự mở ra của lớp cánh hoa tri thức và bao hàm sự phát triển trung bình của con người từ trạng thái sơ khai đến trạng thái trí thông minh đang phát triển.

37. Về mặt chủ quan, “tiếng nói của lương tâm” tương quan với thính giác bên trong.

38. Lương tâm chân chính là tiếng nói thầm kín của linh hồn bởi khi nó

a. Hướng dẫn

b. Chỉ đạo

c. Kiểm soát

39. Nhờ công cụ của lương tâm, con người không bao giờ bị bỏ rơi hoàn toàn mà không có hướng dẫn. Tiếng nói của lương tâm là “tiếng nói của cứu cánh bên trong”. Người ta luôn có thể quay lại với nó khi gặp bối rối.

Xúc giác – đáp ứng với sự kiểm soát hay rung động, và sự nhận thức những gì ở bên ngoài đơn vị con người riêng biệt [114] trên cõi hồng trần.

40. Ở đây chân sư DK đang nói đến xúc giác ở các khía cạnh tinh vi hơn của nó.

41. Ngài định nghĩa xúc giác theo cách này:

a. Đáp ứng với kiểm soát hoặc rung động.

i. Nhận biết một mãnh lực kiểm soát bên ngoài, có thể vừa không nghe thấy vừa không nhìn thấy, nhưng không nhất thiết vậy.

ii. Tất cả những thay đổi được nhận thức là thay đổi trong rung động. Đối với xúc giác, rung động được cảm nhận trực tiếp.

b. Nhận biết điều đó nằm bên ngoài đơn vị con người tách biệt trên cõi vật chất

i. Ở đây chúng ta đang đề cập đến vấn đề nhận biết tinh tế

ii. Điều mà các giác quan bình thường không thể cảm nhận được thì lại được xúc giác tinh tế nắm bắt.

Điều này bao gồm thời kỳ khai mở tinh thần dần dần, Con Đường Dự Bị và Con Đường Đệ Tử, thẳng lên đến cửa điểm đạo.

42. Sự phát triển của xúc giác tinh tế hơn này tương ứng với giai đoạn tiếp sau quá trình tiến hóa bình thường của con người.

43. Giác quan nội xúc giác tương ứng với:

a. Con đường dự bị

b. Con đường Đệ tử

c. Việc tiếp cận hướng đến cánh cửa điểm đạo. Liệu có bao gồm con đường đệ tử được chấp nhận như tương ứng liên quan đến xúc giác này không?

44. Đây là một trong những trường hợp rất khó để biết liệu “cánh cửa điểm đạo” được tham chiếu là lần đầu tiên hay lần điểm đạo thứ ba.

45. Về mặt kỹ thuật, Con đường Dự bị (trong các giai đoạn cao cấp của nó) kết thúc với sự bắt đầu của Con đường của Đệ tử được Chấp nhận, và điều này luôn luôn (trừ những trường hợp ngoại lệ rất hiếm) diễn ra sau lần điểm đạo đầu tiên.

46. ​​Con đường của Đệ tử được Chấp nhận dẫn đến cuộc điểm đạo thứ hai hoặc thứ ba, và con đường đệ tử được chấp nhận là con đường đệ tử chính thức. Do đó, điều này sẽ biện minh cho việc coi “cánh cửa điểm đạo” ở đây được gọi là cánh cửa dẫn đến điểm đạo bậc ba.

Hành giả tiếp xúc ngắt quãng với những gì cao siêu hơn chính y;

47. Y nhận ra sự tiếp xúc này là sự thay đổi rung động được ghi lại bởi các vận cụ phàm ngã của y — bởi vận cụ này hay vận cụ khác, hoặc tất cả.

48. Thông qua xúc giác, ta chắc chắn nhận ra “người khác” — dù là “người khác” này hữu hình hay vô hình.

y trở nên ý thức “sự tiếp xúc” với Chân sư, với rung động của chân nhân và với rung động của tập thể, và qua xúc giác huyền bí này, y làm quen với những điều nội tại và tinh tế. Sau đó y vươn ra những gì liên quan đến chân ngã, và nhờ tiếp xúc với những sự việc vô hình, y tập làm quen với chúng.

49. Người ta phải học cách phân biệt những sự tiếp xúc khác nhau này.

50. Dưới đây đề cập đến ba loại tiếp xúc cần được phân biệt:

a. “Tiếp xúc” của Chân sư

b. Tiếp xúc của rung động chân ngã

c. Tiếp xúc của rung động nhóm

51. Những lần tiếp xúc khác nhau này có thể diễn ra tuần tự. Sự tiếp xúc của rung động chân ngã có thể xảy ra đầu tiên, sau đó nhanh chóng là sự tiếp xúc của rung động nhóm. Hoặc những kiểu tiếp xúc này có thể xảy ra ở vị trí gần nhau. Chân ngã luôn là tâm thức nhóm và sự tiếp xúc của nó cho thấy sự hiện diện của nhóm.

52. Sự tiếp xúc thực sự của Chân sư đến muộn hơn sau khi rung động của chân ngã và nhóm đã được thiết lập.

53. Phần ngay trên đây đề cập đến quá trình hình thành thói quen. Một khi tiếp xúc xảy ra, một người phải quen với nó và tích hợp thông tin mà nó mang lại vào mô hình sống đang tiến hóa của người đó.

54. Để đáp lại những sự tiếp xúc tinh tế này, con người sẽ tự nhiên vươn tới cội nguồn của họ. Trình tự hợp lý phải là sự tiếp cận đến Chân ngã hoặc Cái Tôi Cao hơn và cuối cùng (sau khi tương tác giữa Chân ngã và phàm ngã được thiết lập) là hướng đến Chân sư.

55. Nói chung, xúc giác có thể tương quan với sự mở ra của những cánh hoa bác ái của hoa sen chân ngã.

56. Tuy nhiên, xúc giác bên trong dường như đưa chúng ta đi qua Con đường Đệ tử và đến ngay cánh cửa điểm đạo. Ở lần điểm đạo đầu tiên (và hai lần tiếp theo), việc khai mở các cánh hoa hy sinh diễn ra tuần tự.

57. Nếu cụm từ, “ngay đến cửa điểm đạo” có nghĩa là ngay tới cánh cổng của cuộc điểm đạo thứ ba, thì việc mở ra của những cánh hoa hy sinh cũng tương quan với xúc giác.

58. Nếu “cánh cửa của cuộc điểm đạo” (trong ngữ cảnh này) có nghĩa là lần điểm đạo đầu tiên, thì đó chỉ là những cánh hoa bác ái tương quan với xúc giác.

59. Thực tế, “bác ái” và “sự tiếp xúc” là các khái niệm tương quan chặt chẽ với nhau.

Cuối cùng là Thị giác – là linh thị bên trong được tạo ra qua tiến trình điểm đạo, tuy nhiên đó vẫn chỉ là việc nhận thức một quan năng luôn luôn hiện hữu nhưng chưa được biết.

60. Quá trình điểm đạo tương quan trực tiếp với thị giác.

61. Cơ quan thị giác bên trong (và các cơ quan bên trong khác) luôn hiện diện, nhưng vẫn tiềm ẩn hoặc không được bộc lộ.

Như đứa trẻ từ lúc mới sinh đã có đôi mắt hoàn toàn tốt và trong sáng, nhưng phải đến một ngày nào đó lần đầu tiên nó mới hữu ý nhận thức, ghi nhận được những điều nó thấy, thì cũng thế với con người trải qua sự khai mở tinh thần.

62. Câu quan trọng ở đây là, “nhưng phải đến một ngày sự nhận biết hữu thức về điều được nhìn thấy mới lần đầu tiên được ghi nhận”. Sự “nhìn thấy” luôn luôn xảy ra, nhưng nó không được “chú ý” — nhận biết, ghi nhận, nắm bắt.

63. Cứ như thể “cái thấy” (trong trường hợp này là “nội nhãn/cái nhìn bên trong”) liên tục diễn ra, truyền đạt những ấn tượng của nó (qua đôi mắt bên trong “hoàn toàn tốt và rõ ràng”). Tuy nhiên, cái mà đã được chuyển tải thông qua cảm nhận của thị giác bên trong đã không được nhận biết và do đó, vẫn giữ nguyên như thể tâm thức có liên quan không tồn tại.

64. Ở đây chúng ta đang đề cập vấn đề nhận biết hữu thức điều mà các giác quan (trong trường hợp này là các giác quan bên trong) đã liên tục truyền đạt.

Phương tiện của nội nhãn vẫn luôn luôn hiện hữu, và những điều có thể được thấy vẫn luôn luôn có sẵn, nhưng cho tới nay phần đông mọi người vẫn chưa nhận thức.

65. Các đối tượng được ghi nhận bởi các giác quan bên trong đã từng có mặt; sự ghi nhận bởi các giác quan bên trong xảy ra; nhưng sự nhận biết cái đã được ghi nhận với giác quan phải được hé lộ hoặc sẽ không có nhận biết hữu thức về cái mà các giác quan bên trong truyền đạt.

66. Vấn đề hơi tế nhị.

Sự “nhận thức” này của điểm đạo đồ là bước quan trọng đầu tiên trong cuộc lễ điểm đạo, và tất cả các giai đoạn khác đều phải đợi cho đến khi đã qua được bước này. Trong các cuộc điểm đạo khác nhau, cái được nhận thức cũng khác nhau, và có thể tóm tắt khái quát như sau: —

67. Chân sư DK nói về “sự nhận biết” (một hành động ghi nhận hữu thức) như là giai đoạn đầu tiên trong buổi lễ điểm đạo. Không có nó, các giai đoạn còn lại của buổi lễ không thể diễn ra.

68. Bây giờ Chân sư DK nêu chi tiết các nhận biết khác nhau liên quan đến các cuộc điểm đạo khác nhau:

Chân nhân, là phản ánh của Chân thần, trong chính nó là một tam nguyên, như mọi thứ khác trong thiên nhiên, và phản ánh ba trạng thái thiêng liêng,

69. Có khẳng định chắc chắn rằng mọi vật trong tự nhiên đều là phản ánh tam phân của ba trạng thái thiêng liêng.

cũng như trên cõi cao, Chân thần phản ánh ba trạng thái—ý chí, bác ái-minh triết, và thông tuệ linh hoạt—của Thượng Đế. Do đó:

70. Thông thường tam nguyên của Chân thần được gọi là: Ý chí, Minh triết và Hoạt động, hoặc đôi khi Ý chí, Minh triết và Trí thông tuệ linh hoạt. Ở đây, cũng phù hợp, yếu tố Bác ái được thêm vào Minh triết như là đại diện cho trạng thái thứ hai của chân thần.

Ở cuộc điểm đạo thứ nhất, điểm đạo đồ ý thức được trạng thái thứ ba, thông tuệ linh hoạt, là trạng thái thấp nhất của Chân nhân.

71. Chúng ta lưu ý rằng chân sư DK đang chuyển đổi giữa việc đề cập đến Chân thần và thảo luận về Chân ngã (hay Cái Tôi cao hơn).

Y được đưa tới mặt đối mặt với sự biểu lộ đó của Thái Dương Thiên Thần cao cả (Pitri) vốn là chính y, là bản ngã đích thực (real self).

72. Chúng ta chắc chắn đang nói về cuộc gặp gỡ với Thái dương thiên thần (“Thái dương thiên thần vĩ đại {Pitri} là chính y, bản ngã đích thực). Không có gì phải bàn cãi về Chân thần, Đấng mà đối với con người, là Chân Ngã đích thực nhất.

73. Sự đồng nhất giữa Thái dương Thiên thần và danh tính Chân thần ẩn trong vận cụ thể nguyên nhân rất mạnh mẽ (ở giai đoạn phát triển này) đến mức có thể coi sự kết hợp của hai yếu tố này là “bản ngã đích thực”.

[115] Giờ đây, không còn mọi bối rối, y biết rằng sự biểu lộ đó của trí thông tuệ là Thực Thể vĩnh cửu mà, qua bao thời đại, đã đang thể hiện các quyền năng của nó trên cõi trần, qua các kiếp sống liên tiếp của y.

74. Ở lần điểm đạo đầu tiên, ‘Thái dương Thiên thần như là Chân ngã’ được coi là “biểu hiện của trí thông tuệ”. Đó là sự nhấn mạnh ở lần điểm đạo đầu tiên về ánh sáng bên trong.

75. Chúng ta lưu ý rằng Thái dương Thiên thần được gọi là “Thực thể vĩnh cửu”. Từ “vĩnh cửu” đang được sử dụng theo một cách đặc biệt, vì ‘Thái dương Thiên thần như là Chân ngã’ không tồn tại mãi mãi. Trên thực tế, Chân thần được hiểu là “Bản thể cao hơn” hoặc “Chân ngã cao hơn” vào thời điểm cuộc điểm đạo thứ tư được thực hiện, và Thái dương Thiên thần được giải phóng trở lại Trái tim Mặt trời hoặc Mặt trời Tinh thần Trung ương.

76. Cụm từ “bây giờ y biết vượt qua mọi bối rối” rất thú vị vì nó gợi ý rằng những khoảnh khắc sáng suốt của chúng ta có thể bị quấy rầy bởi các mãnh lực và dao động khác làm gián đoạn sự hiểu biết của chúng ta và mang lại sự không chắc chắn và nghi ngờ.

77. Tại điểm nhận thức được thảo luận ở đây, xảy ra trong buổi lễ điểm đạo bên trong thể nguyên nhân, Thái dương Thiên thần được trực tiếp nhìn thấy, và người ta nhận ra rằng Thực thể vĩ đại này đã thể hiện sức mạnh của mình trong suốt các lần lâm phàm liên tiếp của ứng viên. Nói cách khác, sự thật về Thái dương Thiên thần được xác lập nằm ngoài mọi khả năng nghi ngờ.

Ở cuộc điểm đạo thứ hai, y thấy Sự Hiện Diện vĩ đại này là một nhị nguyên, và một trạng thái khác chói rạng trước y.

78. Không có câu hỏi nào ở đây về ý nghĩa của từ “Hiện diện”. Nó không có nghĩa là Chân thần. Nói cách khác, nó có nghĩa là “Thiên thần Hiện diện”, cho đến lần điểm đạo thứ tư, nó như một ‘tấm màn che’ phủ lên Chân thần.

79. Với bản chất kỳ diệu của Thực thể Thái dương Bên trong vĩ đại này, nó là, ngay cả khi không phải là Sự Hiện Diện thực sự (vốn là Chân thần), nhưng dù sao thì “Sự hiện diện” này được thấy rất rõ ràng.

80. Bởi vì cuộc điểm đạo được đề cập là thứ hai, Sự Hiện Diện này được xem như là một nhị nguyên.

Y trở nên ý thức rằng Sự Sống chói rạng này, vốn được đồng nhất với chính y, không chỉ là sự thông tuệ đang hoạt động, mà còn có nguồn gốc là bác ái-minh triết.

81. “Sự hiện diện” của Thái dương thiên thần được th ở cấp độ thứ hai vừa là ánh sáng vừa là tình thương — tức là “trí thông tuệ trong hành động” và là “bác ái-minh triết trong nguồn cội”.

82. Bản sắc phân biệt giữa con người và Thái dương Thiên thần được làm rõ một chút, vì ở đây chúng ta được biết về “Sự sống chói rạng này vốn được đồng nhất với chính y”. Điều đó không nói rằng “Sự sống chói rạng” này là chính y. Đây là một điểm khác biệt quan trọng và cần phải ghi nhớ khi các tham khảo khác gọi Thái dương Thiên thần một cách bí ẩn là “Thái dương thiên thần vĩ đại (Pitri) là chính y, chân ngã đích thực”.

Y hòa hợp tâm thức của y với Sự Sống này và trở nên hợp nhất với nó, sao cho, ở cõi trần, qua trung gian của phàm ngã, Sự Sống này được thấy là bác ái thông tuệ (intelligent love) đang tự biểu lộ.

83. Điều được mô tả ở đây là những gì xảy ra tại và sau lần điểm đạo thứ hai.

84. Con người (‘đứng’ trong thể nguyên nhân) “hợp nhất tâm thức của mình với Sự sống này”.

85. Kết quả của việc làm đó là “trên cõi hồng trần” và thông qua phương tiện của phàm ngã của y, “Sự sống đó [Thái dương Thiên thần] được xem như là bác ái thông tuệ tự biểu lộ”.

86. Ở lần điểm đạo đầu tiên, kết quả của một sự hợp nhất tương tự sẽ là một cái gì đó giống như sau: ‘rằng Sự sống được xem như sự thông tuệ trong hành động đang tự biểu lộ’.

87. Do vậy, lần điểm đạo thứ hai tiếp theo, có hai biểu lộ của những quyền năng được thể hiện của Thái dương Thiên thần trên cõi hồng trần — thông qua phàm ngã.

Ở cuộc điểm đạo thứ ba, Chân nhân đứng trước điểm đạo đồ như một tam nguyên (triplicity) hoàn thiện.

88. Chúng ta đang thảo luận về sự tiết lộ dần dần về bản chất của Thái dương Thiên thần trước mắt điểm đạo đồ trong buổi lễ điểm đạo.

Không những y biết Đại Ngã (the Self) là bác ái thông tuệ, linh hoạt mà nó cũng được tiết lộ như là một ý chí hay chủ đích cơ bản mà y lập tức tự đồng nhất với Đại Ngã này,

89. Trong buổi lễ điểm đạo cấp độ thứ ba, Thái dương Thiên thần nổi bật như bác ái thông tuệ linh hoạt và như là “một ý chí hoặc mục đích cơ bản”.

90. Chúng ta lưu ý rằng khi thiên khải này xảy ra, con người ngay lập tức đồng hóa mình với ý chí hoặc mục đích đó. Con người một lần nữa, và là lần thứ ba, hợp nhất tâm thức của mình với “Sự sống” này, với “Thực thể” này, “Sự Hiện Diện” —tất cả các thuật ngữ chúng ta đã sử dụng để thảo luận về Thái dương Thiên thần.

và biết rằng trong tương lai, ba cõi thấp đối với y không còn có quyền gì nữa, mà chỉ dùng như là một lĩnh vực cho việc phụng sự tích cực, được thể hiện trong bác ái, hướng đến việc hoàn thành một chủ đích đã được ẩn tàng trong tâm của Đại Ngã qua nhiều thời đại.

91. Một hiểu biết mạnh mẽ đến với điểm đạo đồ. Y gần như hoàn toàn tách rời (không đồng hóa) với tam giới. Y chỉ coi chúng như một cõi để phụng sự có mục đích tích cực, đầy yêu thương. Y nhận ra rằng mục đích đó từ bao đời nay đã được giấu kín trong “trái tim của Chân ngã”.

92. “Trái tim của Chân ngã” có nghĩa là tâm thức bên trong của Thái dương Thiên thần, hay có nghĩa là tâm thức bên trong của con người được sở hữu bởi một Bản thể Chân thần.

93. Đối với các mục đích thực tế, nó không có gì khác biệt. Y chỉ đơn giản là nhận ra chiều sâu rất lớn của bản chất thiêng liêng của chính mình và bản chất đó là ánh sáng, bác ái và quyền năng, và sở hữu một mục đích nhân từ đã tồn tại qua nhiều thời đại — một mục đích thúc đẩy y phụng sự nhân loại và thế giới.

94. Điều quan trọng là phải nhận ra thái độ của điểm đạo đồ bậc ba: y không muốn gì từ tam giới thấp hơn. Y chỉ mong muốn có thể cho đi và phụng sự.

Giờ đây, chủ đích này được tiết lộ, có thể được cộng tác với một cách thông minh, và như thế được hoàn thiện.

95. Điểm đạo đồ cấp độ thứ ba là một cá nhân tâm linh/tinh thần trưởng thành. Y đã đạt đến “đa số” [ND: chất liệu cõi phụ nguyên tử] của mình (ba phần năm của năm phần năm) và do đó, được gọi là “một thanh niên giàu có”. Điểm đạo đồ bậc hai được gọi là “thanh niên”. (xem DINA I 77)

Những khải thị thâm sâu này chói rạng trước điểm đạo đồ theo một cách tam phân: —

96. Chân sư DK bây giờ không còn chỉ nói về cuộc điểm đạo thứ ba mà nói về mỗi cuộc điểm đạo, tất cả đều là những tiết lộ sâu sắc cho điểm đạo đồ tiến lên.

Như một vị thiên thần sáng ngời. Nội nhãn thấy được vị này với sự chính xác như nhau về cái thấy và sự phán đoán, như khi một người đứng mặt đối mặt với một thành viên khác trong gia đình nhân loại. Vị Thái Dương Thiên Thần cao cả, hiện thân cho Chân nhân, và là sự biểu lộ của Chân nhân trên cõi thượng trí, theo sát nghĩa là tổ phụ thiêng liêng của y, “Vị Trông Nom,” mà qua các chu kỳ luân hồi lâu dài, đã tuôn đổ chính Ngài ra trong sự hy sinh, để con người có thể HIỆN TỒN (BE). [116]

97. Chính “con mắt bên trong” nhận thức được Thái dương Thiên thần.

98. Thái dương Thiên thần xuất hiện có hình tướng không hoàn toàn khác với con người.

99. Từ “mặt đối mặt” gợi ý rằng Thái dương Thiên thần có một khuôn mặt.

100. Chúng ta được biết rằng “Thái dương Thiên thần vĩ đại” “hiện thân của chân ngã đích thực và là biểu hiện của y trên cõi thượng trí”. Con người đích thực là Chân thần, nhưng hiện thể của Chân thần trên cõi thượng trí là do Thái dương Thiên thần cung cấp.

101. Chúng ta hãy liệt kê các hồng danh củaThái dương Thiên thần:

a. Hiện thể của “con người đích thực”

b. Biểu hiện của một người đích thực trên cõi thượng trí

c. “Tổ phụ thiêng liêng” của con người

d. Đấng “Trông nom”

e. Đấng xả thân hy sinh để con người có thể hiện tồn.

102. Chúng ta hiểu điều gì đó về bản chất hy sinh to lớn của Thái dương Thiên thần.

103. Thái dương Thiên thần, thực sự, là một Chân sư, và trên thực tế, vượt qua các Chân sư Minh triết của chúng ta trong sự phát triển. Đối với con người, Thái dương Thiên thần như một vị thượng đế.

Như một khối cầu lửa chói rạng, được nối kết với điểm đạo đồ đứng trước nó bởi sợi dây từ lực bằng lửa, sợi dây này đi xuyên qua tất cả các thể của y, và tận cùng ở trung tâm của não bộ hồng trần.

104. Sự Sống vĩ đại đứng trước con người theo cách thứ hai: “như một khối cầu lửa chói rạng”.

105. Chúng ta được cung cấp một số kiến ​​thức huyền bí quan trọng — rằng Thái dương Thiên thần (như một khối cầu lửa) được liên kết với điểm đạo đồ bằng một sợi dây lửa đi qua tất cả các thể của điểm đạo đồ và kết thúc ở trung tâm của não bộ vật lý.

106. Đầu tiên, chúng ta lưu ý rằng điểm đạo đồ đang “đứng” trước Thái dương Thiên thần. Chúng ta có nên hiểu điều này theo nghĩa đen không? Điểm đạo đồ đứng như thế nào trong thể nguyên nhân trong quá trình điểm đạo?

107. Chúng ta cũng được cho biết ở nơi khác (IHS 15-16) rằng những cuộc điểm đạo này thực sự được thực hiện trong thể nguyên nhân. Các vận cụ khác của con người có được chú ý hoặc ‘đi cùng y’ trong buổi lễ điểm đạo không? Có vẻ như chúng phải như vậy bởi vì “sợi dây lửa” từ thái dương thiên thần đi qua “tất cả các thể của y” (tức là xuyên qua tất cả các thể của điểm đạo đồ) trước khi chấm dứt ở trung tâm của não bộ vật lý của y.

108. Khi một người nhìn thấy quả cầu lửa chói rạng này, y có thấy “sợi dây lửa từ tính” xuyên qua tất cả các thể của mình và chấm dứt bên trong não bộ vật lý của y không? Y có nhìn thấy những điều như vậy khi được điểm đạo bên trong thể nguyên nhân không? Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đang phải đối mặt với những bí ẩn ở đây, và phải tự hỏi làm thế nào những linh thị này là khả thi.

109. Chúng ta cũng được nhắc nhở về cách mà “tia lửa của trí tuệ” tìm thấy nơi neo đậu trong não bộ vật lý của con người. Liệu “sợi dây lửa từ tính” có phải là sợi dây dẫn đến “tia lửa” khi tia lửa đó ảnh hưởng đến mọi vận cụ của con người — thể chất, dĩ thái, cảm dục và hạ trí không?

110. Chúng ta có thấy bao nhiêu thông tin có thể được gợi ý chỉ trong một vài từ không?

Sợi “chỉ bạc” này (như được gọi phần nào thiếu chính xác trong Kinh Thánh, khi mô tả nó tách rời thể xác và sau đó rút khỏi thể này) phát ra từ luân xa tim của Thái Dương Thiên Thần, như vậy liên kết tim và não, —là nhị nguyên vĩ đại của bác ái và trí thông tuệ, biểu lộ trong thái dương hệ này.

111. Kinh thánh gọi “sợi dây lửa từ tính” là “sợi dây bạc”. Chân sư Tây Tạng nhấn mạnh rằng đó là một cái tên khá không chính xác.

112. Vẫn còn nhiều sự huyền bí mang tính kỹ thuật sẽ xuất hiện.

113. Nếu Thái dương Thiên thần có một “khuôn mặt”, thì có vẻ như Ngài cũng nhất định có một “trái tim”.

114. Về mặt giải phẫu, chúng ta không biết trái tim này có thể nằm ở đâu, nhưng thực tế về nó được Chân sư Tây Tạng gợi ý.

115. Các Thái dương Thiên thần được gọi là “Trái tim của tình thương rực lửa”. Mối liên kết từ trái tim của thái dương thiên thần với cái trí con người là mối liên kết mà theo đó thái dương thiên thần ban tặng món quà dành cho con người.

116. Liệu Thái dương Thiên thần có vận cụ biểu hiện trên cõi vật chất vũ trụ khác với thể nguyên nhân không? Có vẻ như vậy. Thể nguyên nhân là vận cụ của con người, và giáo lý đã giúp chúng ta quen thuộc với một số cấu trúc của nó. Dáng vẻ của Thái dương Thiên thần gợi ý (trong các mô tả này) còn các vận cụ hoặc hình tướng khác.

117. Khi trái tim của Thái dương Thiên thần được nhận biết, nó được nhận biết trong mối quan hệ với linh thị thứ hai này (một khối cầu lửa chói rạng) hay liên quan đến “sự tồn tại của thiên thần chói rạng” (lần xuất hiện đầu tiên)? Không có gì chỉ ra rằng một trung tâm tim sẽ được tìm thấy trong khối cầu lửa.

Khối cầu lửa này cũng được liên kết với nhiều khối cầu khác thuộc cùng nhóm và cung, và do thế nói rằng trên cõi cao chúng ta là một, là một sự kiện thực tế.

118. Liên kết từ khối cầu rực lửa xảy ra, có lẽ, dọc theo các đường cung.

119. Trong bản chất chân ngã của chúng ta, có nhiều sợi dây lửa từ tính liên quan đến bản chất nguyên nhân của những người mà chúng ta thậm chí có thể không biết họ về mặt phàm ngã.

Sự sống duy nhất đập nhịp và lưu chuyển qua tất cả, xuyên qua những dây lửa. Đây là một phần của sự khải thị xảy ra với một người trụ vào “Chân Thần” (the “Presence”) với đôi mắt của y được mở ra về mặt huyền bí.

120. Khi chúng ta đứng trước Thái dương Thiên thần (trong bất kỳ ba biểu hiện thể nào của Ngài), chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của nhiều người mà chúng ta được liên kết trong bản chất chân ngã của mình.

Như một Hoa Sen Chín Cánh đa sắc. Các cánh hoa sen này được xếp thành ba vòng quanh một bộ ba cánh hoa khép kín ở trung tâm, che chở cho “Bảo Ngọc trong Hoa Sen” như tên gọi trong các kinh sách Đông phương.

121. Đây là biểu hiện thứ ba của “Sự sống” vĩ đại.

122. Biểu hiện thể thứ ba này được liên kết theo một số cách với cung ba, cũng như hiện thể thứ hai (khối cầu lửa với nhiều sợi dây lửa liên kết với nhau của nó) có liên quan đến cung hai, và “sự tồn tại của thiên thần chói rạng” liên quan đến hiện thể đầu tiên.

123. Số chín là số của cung ba, và Hoa sen, như được mô tả ở đây, chắc chắn là cửu phân.

Hoa Sen này là một thứ có vẻ đẹp hiếm có, đập nhịp với sự sống và chói rạng với mọi màu sắc của cầu vồng,

124. Chúng ta phải xem xét những màu sắc được cho là màu sắc của những cánh hoa sen chân ngã. Thật kỳ lạ, chỉ có màu xanh lá cây không được liệt kê.

125. Màu xanh lá cây thường liên quan đến thân, cuống và lá chứ không liên quan đến hoa. Hoa màu xanh lá cây trong tự nhiên rất hiếm.

và trong ba cuộc điểm đạo đầu tiên, ba vòng này được mở ra theo thứ tự, cho đến cuộc điểm đạo thứ tư, điểm đạo đồ đứng trước một sự khải thị còn lớn lao hơn nữa, và học được sự bí mật của điều nằm trong nụ hoa ở trung tâm.

126. Khi “Sự sống chói rạng” như là “Sự Hiện diện” được nhìn thấy trong hình dạng của Hoa sen, sự mặc khải diễn ra tuần tự:

a. Đầu tiên, ba cánh hoa được tiết lộ/biểu lộ ở lần điểm đạo đầu tiên

b. Sau đó, sáu cánh hoa, được tiết lộ/biểu lộ ở lần điểm đạo thứ hai

c. Sau đó, chín cánh hoa, được tiết lộ/biểu lộ ở lần điểm đạo thứ ba

d. Cuối cùng, mười hai cánh hoa cộng với viên ngọc ở lần điểm đạo thứ tư.

127. Bí mật nằm trong nụ trung tâm là gì? Chúng ta có thể nói rằng đó là bí mật của sự sống — bí mật của Chân thần khi nó thể hiện qua Bảo ngọc không?

Về phương diện này, cuộc điểm đạo thứ ba hơi khác với hai cuộc điểm đạo trước, vì nhờ quyền năng của một Vị Đạo Trưởng còn cao cấp hơn Đức Bồ-Tát, lần đầu tiên điểm đạo đồ được tiếp xúc với lửa điện của Tinh thần thuần khiết tiềm tàng ở tâm của Hoa sen.

128. Kim cương rực lửa là Quyền trượng (Rod of Initiation) được sử dụng bởi Đức Sanat Kumara với tư cách là Đấng Điểm đạo trong lần điểm đạo thứ ba.

129. Chúng ta học được một điều quan trọng: “ngọn lửa điện của Tinh thần thuần khiết” tiềm ẩn trong trái tim của Hoa sen. “Trái tim của Hoa sen” là nụ trung tâm và là thứ mà nó che giấu.

130. Không phải lửa điện phải được truyền cho Hoa sen, mà ngọn lửa điện vốn có bên trong nó phải được khai thác.

Trong tất cả các từ này, “Thái Dương Thiên Thần,” “khối cầu lửa,” và “hoa sen,” che giấu một trạng thái nào đó của bí nhiệm trung tâm của sự sống con người, nhưng nó sẽ chỉ hiển nhiên đối với những ai có mắt thấy được.

131. Điều này có nghĩa là những ai có nội nhãn vốn có thể tiết lộ ba dạng “Sự sống chói rạng” này, sẽ học được điều gì đó về “bí nhiệm trung tâm của cuộc sống con người”.

132. Tại sao “Sự sống chói rạng” phải thể hiện dưới ba dạng? Đây, có lẽ, là một trong những bí mật của “bí nhiệm trung tâm”.

133. Ba dạng, theo thứ tự, tương quan với ba cung đầu tiên.

Ý nghĩa huyền nhiệm của các nhóm từ hình tượng này sẽ chỉ tỏ ra là một cái bẫy hay là một cơ sở cho sự hoài nghi đối với người nào [117] tìm cách cụ thể hóa chúng một cách quá mức.

134. “Các cụm từ tượng hình” phải được coi là có ý nghĩa thần bí và biểu tượng. Người nhìn thấy những điều này sẽ hiểu làm thế nào ba dạng thức thực sự là những đại diện của một Bản thể.

Trong các thuật ngữ này có ẩn chứa ý tưởng về một sự hiện tồn bất tử, về một Thực Thể thiêng liêng, về một trung tâm vĩ đại của hỏa năng (fiery energy), và về sự bừng nở toàn vẹn của cuộc tiến hóa, và ta phải xem xét chúng theo các ý nghĩa đó.

135. Khi chúng ta nghĩ về “cụm từ tượng hình”, chúng ta sẽ nghĩ đến những điều sau:

a. Sự Tồn tại bất tử

b. Một Thực Thể thiêng liêng

c. Một trung tâm vĩ đại của năng lượng rực lửa

d. Sự bừng nở toàn bộ của cuộc tiến hóa

136. Có lẽ việc xem xét cách thức mà Thái dương Thiên thần được mô tả sẽ mang lại cho chúng ta sự tôn trọng và tôn kính mới đối với “Sự sống chói rạng” vốn có trong mỗi chúng ta.

Ở cuộc điểm đạo thứ tư, điểm đạo đồ được đưa vào sự Hiện Diện (the Persence) của trạng thái của chính y, vốn được gọi là “Cha của y ở trên Trời.” Y được mặt đối mặt với Chân Thần của chính y, là bản thể tinh thần thuần khiết trên cõi cao nhất thứ nhì, mà đối với Chân nhân hay chân ngã của y thì nó giống như Chân nhân đối với phàm ngã hay bản ngã thấp vậy.

137. Cấp độ thứ tư phải nhìn thấy sự nở rộ trọn vẹn của hoa sen chân ngã cũng như lần đầu tiên mặt đối mặt với Chân thần. Chúng ta cũng phải giới thiệu ý tưởng rằng Đấng điểm đạo ở cấp độ thứ tư được nhìn thấy dưới dạng một con mắt đang quan sát điểm đạo đồ. (R&I 176-177)

138. Chúng ta thấy rằng ý tưởng về đấng “Hiện Diện” sẽ sâu sắc hơn khi chúng ta đạt đến cấp độ thứ tư. “Sự Hiện Diện” không còn là “Sự sống chói rạng” (Thái dương Thiên thần), mà là trạng thái của bản thân, được gọi là “Cha trên Trời”.

139. Một định nghĩa tốt về Chân thần là “bản chất tinh thần thuần khiết”. Trung tâm tinh thần này được tìm thấy trên cõi thái dương hệ thứ hai.

140. Sự tương đồng đáng để suy ngẫm. Chân thần đối với Chân ngã hoặc Cái tôi Cao hơn như Chân ngã đó đối với phàm ngã của bản ngã thấp hơn.

141. Chúng ta có thể thấy tại sao trước tiên cần phải liên hệ với “Sự Hiện Diện” vốn là “Chân Ngã cao hơn”, và chỉ sau này mới liên hệ “Sự Hiện Diện” là Chân thần.

Chân Thần này đã tự biểu lộ trên cõi trí qua Chân nhân (Ego) theo ba kiểu, nhưng giờ đây, mọi trạng thái của trí tuệ, như chúng ta hiểu về nó, thì đang thiếu.

142. Ba phương thức biểu đạt là: trí tuệ, tình cảm, thể xác.

143. Có một sự thay đổi lớn về bản chất trí tuệ khi Chân thần này được đối mặt ở cấp độ thứ tư.

144. Cái trí như chúng ta thường hiểu, không còn nữa. Lý trí thuần khiết (một quan năng bồ đề) đã thay thế nó.

Vị Thái Dương Thiên Thần được tiếp xúc từ trước đến giờ đã tự triệt thoái, và hình tướng mà qua đó vị này hoạt động (chân ngã thể hay thể nguyên nhân) đã mất, không còn lại gì trừ bác ái-minh triết, và ý chí năng động vốn là đặc trưng chủ yếu của Tinh Thần.

145. Đây là một mô tả có ý nghĩa về kết quả của cấp độ thứ tư. Bác ái – minh triết và sự năng động sẽ vẫn còn, nhưng cái trí (theo cách hiểu thông thường) thì không còn nữa. Chúng ta hãy suy ngẫm về điều này.

146. Trong khi Chân thần được coi là bộ ba, người ta thường nói rằng biểu hiện của Chân thần là kép — ý chí năng động và bác ái minh triết (atma và buddhi).

Phàm ngã đã phụng sự các mục đích của Chân Nhân, và đã bị loại bỏ; Chân Nhân cũng đã phụng sự các mục đích của Chân thần, và không còn cần thiết nữa; và điểm đạo đồ trở nên tự do đối với cả hai, hoàn toàn được giải thoát, và có thể tiếp xúc với Chân Thần, như trước kia y đã học cách tiếp xúc với Chân Nhân vậy.

147. Phải đến khi đạt cấp độ thứ tư, điểm đạo đồ mới có thể liên hệ trực tiếp với Chân thần như đã từng tiếp xúc với Chân ngã.

148. Chân thần mới hoạt động ở lần điểm đạo thứ ba nhưng chỉ tiếp xúc trực tiếp ở lần điểm đạo thứ tư.

Đối với những sự xuất hiện còn lại của y trong ba cõi thấp, y chỉ bị chi phối bởi ý chí và mục đích, được tự khởi xướng (self-initiated), và tạo ra thể biểu lộ của y, và như thế kiểm soát các thời cơ và thời gian hoạt động của riêng y (trong các giới hạn nghiệp quả). Nghiệp quả được đề cập ở đây là nghiệp quả hành tinh, chứ không phải nghiệp quả cá nhân.

149. Điểm đạo đồ cấp độ bốn không còn bị nghiệp quả riêng trong tam giới. Tuy nhiên, y phải làm việc trong giới hạn của nghiệp quả hành tinh.

150. Sau cấp độ thứ tư, y có thể tạo ra một thể biểu hiện thông qua sức mạnh của “Kriyashakti”.

151. Nếu điểm đạo đồ đã vượt qua cấp độ thứ tư (vì mục đích phụng sự) quyết định xuất hiện trở lại trong tam giới, y sẽ chỉ bị chi phối bởi ý chí và mục đích tự khởi xướng. Y, trong liên quan đối với tam giới, là Chân thần trong biểu hiện.

Ở cuộc điểm đạo thứ tư này, y tiếp xúc với trạng thái bác ái của Chân thần, và ở cuộc điểm đạo thứ năm thì với trạng thái ý chí, và như thế hoàn tất các tiếp xúc của y, đáp ứng với mọi rung động cần thiết, và là chủ nhân trên năm cõi tiến hóa của nhân loại.

152. Phần này trình bày chi tiết về bản chất của sự tiếp xúc chân thần trải qua ở cấp độ thứ tư.

153. Nếu ở cấp độ thứ tư trạng thái bác ái của Chân thần được tiếp xúc, và ở cấp độ thứ năm, trạng thái ý chí, thì ở cấp độ thứ ba phải là trạng thái trí tuệ hoặc trí thông tuệ của Chân thần.

154. Chân sư Minh triết là người làm chủ ba cõi tiến hóa của con người và hai cõi tiến hóa siêu nhân loại — từ cõi hồng trần qua đến các cõi niết bàn.

155. Chính trạng thái thứ hai của ý chí, là công cụ để hủy hoại thể nguyên nhân. (xem R&I 216)[1] Trạng thái thứ hai này của ý chí, như có thể dễ dàng nhận thấy, phát ra (ít nhất là một phần) từ trạng thái bác ái của Chân thần được tiếp xúc ở cấp độ điểm đạo thứ tư.

Ngoài ra, chính ở các cuộc điểm đạo thứ ba, thứ tư và thứ năm, mà y cũng trở nên ý thức được “Sự Hiện Diện” (“Presence”) vốn bao bọc ngay cả Thực Thể tinh thần, là Chân Thần của chính y.

156. Bởi vì cuộc điểm đạo thứ ba, thứ tư và thứ năm liên quan đến nhận thức về “Sự Hiện Diện” cao quý hơn này, sự mặc khải phải là một sự tiến triển.

157. Chúng ta thấy rằng thuật ngữ “Sự Hiện Diện” có bản chất chung chung, và có thể liên quan đến bất kỳ số lượng Thực thể bao trùm liên tiếp.

158. Trong chương này, “Sự Hiện Diện” đầu tiên gặp phải là “Sự sống chói rạng” được gọi là Thái dương Thiên thần; “Sự Hiện Diện” thứ hai là Chân thần, Đấng mà đối với Ngài, Thái dương Thiên thần là “Thiên thần Hiện diện”. “Sự Hiện Diện” thứ ba được tiếp xúc sẽ là Hành tinh Thượng đế, Đấng bao trùm Chân thần.

159. Có vẻ như nhận thức đích thực đầu tiên về Chân thần xảy ra cùng lúc với nhận thức của điểm đạo đồ về hành tinh Thượng đế, trừ khi có thể nói rằng ở cấp độ điểm đạo thứ hai (rất quan trọng đối với việc khẳng định ý chí vượt qua ham muốn) rằng “Sự Hiện Diện” chân thần bắt đầu được tiếp xúc.

[118] Y thấy Chân thần của y hợp nhất với Đức Hành Tinh Thượng Đế.

160. Đây là một tuyên bố quan trọng nhất. Chân thần không phải là một thực thể riêng biệt và là một khía cạnh không thể thiếu của một trong những luân xa của Hành tinh Thượng đế.

161. Chúng ta hãy suy ngẫm về Sự Hiện Diện của các Hành tinh Thượng đế bên trong Chân thần.

Qua vận hà của Chân Thần của riêng y, y thấy những trạng thái giống hệt (mà Chân thần đó hiện thân) trên một quy mô rộng lớn hơn, và Đức Hành Tinh Thượng Đế, là Đấng phú linh (ensouls) cho mọi Chân Thần trên cung của Ngài, được tiết lộ theo cách đó.

162. Đây là một tiết lộ tuyệt vời. Theo một cách nào đó, Chân thần là một “con mắt”.

163. “Các khía cạnh giống nhau của bản ngã” là các khía cạnh của Tinh thần, và dường như chúng giống hệt nhau trong trường hợp của Chân thần và Hành tinh Thượng đế.

164. Ý nghĩa của thuật ngữ “phú linh” là gì? Hãy để chúng ta nói rằng nó có nghĩa là “sự hiện diện của một tâm thức lớn hơn trong một tâm thức nhỏ hơn”.

165. Thuật ngữ thể hiện thường tương đương với sự phú linh — một cái lớn hơn trong một cái nhỏ hơn.

Chân lý này hầu như không thể diễn tả bằng lời, và liên quan đến mối quan hệ của điểm lửa điện, vốn là Chân thần, với ngôi sao năm cánh, vốn tiết lộ sự Hiện Diện của Đức Hành Tinh Thượng Đế cho điểm đạo đồ. Điều này hầu như không thể hiểu được đối với người trung bình, là đối tượng của sách này.

166. Mặc dù cuốn sách này được viết cho những người bình thường, chúng ta vẫn thấy khá thường xuyên sự bao gồm một số bí nhiệm huyền bí phi thường.

167. Chúng ta sẽ phải nhìn sâu vào biểu tượng của ngôi sao năm cánh. Nó đặc biệt là biểu tượng cho lần điểm đạo thứ ba mà tại đó Hành tinh Thượng đế (như một “Sự Hiện Diện”) từ từ được tiết lộ cho điểm đạo đồ.

168. Rõ ràng là có một số ý nghĩa rất sâu sắc đối với ngôi sao năm cánh. Một số ý nghĩa của nó là:

a. Ngôi sao của điểm đạo

b. Biểu tượng của Thái dương Thiên thần

c. Biểu tượng của trí tuệ

d. Biểu tượng của Brahma

e. Biểu tượng của nhân loại

f. Biểu tượng của sao Kim (một hành tinh cung năm trong bản chất linh hồn của nó).

169. Các điểm của ngôi sao năm cánh có thể có ý nghĩa, cho thấy, có lẽ, một số luân xa nhất định trong hành tinh Thượng đế mà trong đó có thể bao gồm các Chân thần.

170. Từ một góc độ khác, Chân thần, với tư cách là nơi ngự của ý chí, sẽ liên quan nhiều nhất đến đỉnh của ngôi sao năm cánh, có vẻ như là nó thể hiện atma (khía cạnh của Tam nguyên tinh thần phân phối ý chí tinh thần).

171. Chúng ta nên ghi nhớ liên quan đến ‘các ngôi sao của sự khải thị’ rằng chúng không bị giới hạn trong các ngôi sao năm cánh. Các ngôi sao bảy cánh được đề cập (TCF 697) và các ngôi sao sáu cánh (EA 305 và các nơi khác) là một khả năng.

Ở cuộc điểm đạo thứ sáu, điểm đạo đồ hoạt động một cách hữu thức như là trạng thái bác ái của Chân thần, được đưa vào (xuyên qua “Cha” của y) một sự nhận thức còn rộng lớn hơn nữa, và trở nên ý thức Ngôi Sao vốn bao trùm ngôi sao hành tinh của y, cũng như trước đây y đã thấy ngôi sao hành tinh bao trùm “Điểm Linh Quang” nhỏ bé của riêng y. Như thế y hữu thức tiếp xúc với Đức Thái Dương Thượng Đế, và nhận thức bên trong chính y tính Đơn Nhất của toàn bộ sự sống và cuộc biểu lộ.

172. Những sự mặc khải trở nên vĩ đại hơn.

173. Chúng ta nhớ rằng, ở lần điểm đạo thứ tư, điểm đạo đồ đã tiếp xúc với khía cạnh bác ái của Chân thần, nhưng đó chỉ đơn giản là “tiếp xúc”. Vào lần điểm đạo thứ sáu, điểm đạo đồ đang hoạt động một cách hữu thức như là khía cạnh bác ái của Chân thần, điều này cao cấp hơn sự tiếp xúc đơn giản nhiều.

174. Việc sử dụng thuật ngữ “ngôi sao” rất thú vị. Trong phần này, Hành tinh Thượng đế được gọi là “ngôi sao” “bao quanh” “Tia lửa” nhỏ bé của chính nó.

175. “Ngôi sao” bao quanh ngôi sao hành tinh của y, tất nhiên, là Thái dương Thượng đế.

176. Từ cách diễn đạt của phần trên, chân sư DK dường như đang ám chỉ nhiều hơn một nghĩa của từ “ngôi sao”. Trong nhiều tác phẩm khác, Chân thần cũng được gọi là ngôi sao. Có vẻ như ngôi sao có nghĩa là khía cạnh thiết yếu nhất của bất kỳ thực thể tự ý thức nào.

177. Có vẻ như sự tiếp xúc hữu thức với Thái dương Thượng đế sẽ tiết lộ “Tính duy nhất của tất cả sự sống và sự biểu hiện”. Nhận thức về Tính duy nhất này không ngừng phát triển trong điểm đạo đồ, và việc tiếp xúc với Thái dương Thượng đế dường như báo hiệu một điểm cao trào trong sự phát triển này.

178. Phần thực sự quan trọng của đoạn này là thực tế rằng điểm đạo đồ tiếp xúc với Thái dương Thượng đế ở lần điểm đạo thứ sáu (một cuộc điểm đạo có liên hệ chặt chẽ với khía cạnh bác ái của Chân thần).

179. Đỉnh cao của sự tiếp xúc của điểm đạo đồ với Hành tinh Thượng đế là lần điểm đạo thứ năm. Ở lần điểm đạo thứ sáu (liên quan đến việc lựa chọn Con đường tới các điểm đến dẫn ra khỏi hành tinh và cuối cùng, trong nhiều trường hợp, ra xa khỏi Thái dương Hệ), phạm vi của Thái dương Thượng đế được hiểu sâu sắc hơn.

Sự nhận thức này được mở rộng ở cuộc điểm đạo thứ bảy, sao cho hai trạng thái của Sự Sống Duy Nhất trở thành các thực tế (realities) đối với vị Phật đã giải thoát.

180. Điều được bắt đầu ở lần điểm đạo thứ sáu (sự công nhận của Thái dương Thượng đế) được kéo dài ở lần điểm đạo thứ bảy.

181. Dấu hiệu Song Tử có liên quan đến cuộc điểm đạo thứ bảy này và thông qua ảnh hưởng của nó, hai khía cạnh của Sự Sống Duy nhất có thể trở thành hiện thực đối với “Đức Phật giải thoát”.

182. Thuật ngữ “vị Phật đã giải thoát” áp dụng cho lần điểm đạo thứ bảy183. Từ quan điểm này, cả Đấng Christ hay Đấng mà chúng ta thường gọi là Đức Phật đều không phải là “Đức Phật giải thoát”.

184. Hai khía cạnh của Sự Sống Duy nhất là gì? Khi nghĩ về chúng theo nghĩa điểm đạo thứ bảy, chúng ta có thể coi chúng là Bác ái và Minh triết, vì “Sự Sống Duy nhất” (trong bối cảnh này) có lẽ có nghĩa là Thái dương Thượng đế.

185. Từ một góc độ khác, vì sự điểm đạo này liên quan đến cái cao nhất và cái thấp nhất trong mối quan hệ với cõi vật chất vũ trụ, chúng ta có thể nghĩ cái cao hơn và thấp hơn là Tinh thần và Vật chất.

Như vậy, nhờ một loạt các bước tiến tăng dần, điểm đạo đồ được đối mặt với Chân lý và Sự Hiện Tồn (Truth and Existence).

186. Quá trình điểm đạo luôn được tăng dần. Cái mà đều nằm ở mỗi cá nhân là Chân lý và Sự Hiện Tồn — tức là Chân thần.

Các môn sinh biết suy tư sẽ hiểu rõ tại sao sự tiết lộ này về Sự Hiện Diện (the Presence) phải có trước mọi sự khải thị khác.

187. Sự tiết lộ về “Sự Hiện Diện” (có thể là bất kì Đấng nào trong số nhiều “Sự Hiện Diện”) tạo ra bối cảnh thích hợp để hiểu những điều mặc khải sau này.

188. Chúng ta phải nhớ rằng, cuối cùng, tất cả các ‘Sự Hiện Diện’ đều là Một Sự Hiện Diện.

Nó tạo ra trong thể trí của điểm đạo đồ các nhận thức cơ bản sau đây: —

189. Ở đây chúng ta đang nói về kết quả của sự tiết lộ về “Sự Hiện Diện”

– Đức tin của y qua nhiều thời đại được chứng minh, và hy vọng và niềm tin hòa hợp lại thành một thực tế xác định. Đức tin bị mất đi trong năng lực thấy, và những gì vô hình thì được thấy và biết. Y không thể còn nghi ngờ nữa, mà thay vào đó, nhờ sự nỗ lực của riêng y, y đã trở thành một người hiểu biết (knower).

190. Ứng viên cho Bí nhiệm Điểm đạo phải chuyển từ bóng tối ra ánh sáng. Trong nhiều kiếp y tin nhưng không biết. Với việc điểm đạo, kiến thức nhất định là của y. Sự nghi ngờ đã kết thúc.

191. Trong danh sách năm từ có sức mạnh đối với điểm đạo đồ cấp cao, từ biết là từ đầu tiên, tiếp theo là thể hiện, tiết lộ, hủy diệt và phục sinh.

—Tính nhất thể của y với các huynh đệ được chứng minh, và y nhận thức mối liên hệ bất diệt vốn ràng buộc y với đồng loại của y ở khắp nơi.

192. Ý tưởng về “tính nhất thể” thường được sử dụng như một sáo ngữ huyền linh chưa được hiện thực hóa. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng với loại tiết lộ thứ hai về Thái dương Thiên thần (như một quả cầu lửa liên kết với nhiều quả cầu khác), mối liên kết tràn đầy năng lượng với tất cả huynh đệ (và cuối cùng, với tất cả các linh hồn) được chứng minh thông qua thị giác bên trong.

193. Chúng ta lưu ý rằng cho dù điều gì xảy ra trên các cõi bên ngoài của sự sống, liên kết bên trong là “bất khả phân ly”.

Tình huynh đệ không còn là lý thuyết mà là một sự [119] kiện khoa học được chứng minh; không còn bàn cãi điều gì nữa so với sự bàn cãi do tính chia rẽ của con người ở cõi trần.

194. Trên cõi vật chất, “sự tách biệt” là hiển nhiên. Những hạn chế trong nhận thức của con người dường như bộc lộ sự ngăn cách của vạn vật. Tình huynh đệ là một sự mặc khải hoàn toàn ngược lại, và thông qua nhận thức nội tâm do nghi thức điểm đạo đưa đến, tình huynh đệ được chứng minh.

195. Ở cấp độ linh hồn, liên kết bất khả phân ly giữa các quả cầu lửa chói rạng đã chứng minh điều đó. Ở một cấp độ cao hơn, sẽ có một ngày xuất hiện nhận thức rằng tất cả các Chân thần là một. Thực tế của tình huynh đệ cuối cùng nằm trong bản chất của Tinh thần và danh tính chung của tất cả các Tinh thần/Chân thần.

—Y được xác định và chứng minh cho thấy tính bất tử của linh hồn và thực tại của các thế giới vô hình.

196. Nếu chúng ta gọi linh hồn là “thể nguyên nhân” hay “hoa sen chân ngã”, chúng ta nhớ rằng sự bất tử của nó là tương đối. Nếu chúng ta gọi linh hồn là “tâm thức”, thì chúng ta được đảm bảo về sự bất tử của nó trong suốt thời gian tồn tại của một vũ trụ.

197. Nói một cách đơn giản, điểm đạo đồ nhận ra (bởi vì y đã khám phá ra mình là linh hồn/Tinh Thần), rằng y là bất tử.

Trong khi, trước cuộc điểm đạo, niềm tin này chỉ căn cứ trên linh thị ngắn ngủi và thoáng qua, và các tin tưởng mạnh mẽ ở nội tâm (là kết quả của suy luận hợp lý và của trực giác phát triển dần), thì nay nó được căn cứ trên thị giác và trên một sự nhận thức về bản chất bất tử của chính y, không cách nào phủ nhận được.

198. Trước khi điểm đạo, các công cụ có sẵn để tăng cường hiểu biết là:

a. Sự tin tưởng

b. Linh thị thoáng qua

c. Niềm tin mạnh mẽ bên trong, dựa trên:

i. Lý luận logic

ii. Phát triển trực giác

199. Có lẽ chúng ta có thể nhận ra những trạng thái này là cơ sở cho bất cứ niềm tin nào mà chúng ta có về sự bất tử của chính mình.

200. Sau khi điểm đạo, niềm tin của y rằng y là bất tử được thiết lập trên cơ sở thị giác và nhận thức không thể đảo ngược.

Y nhận thức ý nghĩa và nguồn cội của năng lượng, và có thể bắt đầu vận dụng quyền năng với sự điều khiển và sự chính xác một cách khoa học.

201. Y hiểu Thái dương Thiên thần (trong ba thể hiệncủa Ngài) là nguồn năng lượng. Y hiểu được bản chất của năng lượng bên trong duy trì y.

Nay y biết rút năng lượng từ đâu, và thoáng thấy những tài nguyên năng lượng khả dụng.

202. Sự tương tác của y với linh hồn (hoặc với chính y-như-linh hồn) trở nên mạnh mẽ hơn, và giờ đây y biết cách thu hút dựa trên linh hồn (hoặc dựa trên “Bản Ngã cao hơn”).

Trước kia, y đã biết rằng năng lượng vốn hiện hữu, và sử dụng nó một cách mù quáng và đôi khi thiếu khôn ngoan; nay y thấy nó theo sự hướng dẫn “của thể trí mở rộng”, và có thể cộng tác một cách thông minh với các mãnh lực của thiên nhiên.

203. Nghi thức điểm đạo cung cấp trí tuệ “mở rộng”.

204. Thông qua quá trình điểm đạo, y hiểu được các mãnh lực bên trong của tự nhiên như những thực tại nhất định mà y có thể làm việc và hợp tác một cách thông minh.

Như thế, theo nhiều cách, sự khải thị về Sự Hiện Diện (the Presence) tạo nên các kết quả rõ rệt nơi điểm đạo đồ, và do đó được Thánh Đoàn phán đoán là phần mở đầu cần thiết cho mọi sự khải thị về sau.

205. Chúng ta vừa xem xét các lý do tại sao “sự mặc khải về Sự Hiện Diện” phải đi trước tất cả những sự mặc khải bên trong khác. Nó là như vậy, bởi vì sự mặc khải này cung cấp:

a. Sự chứng minh về đức tin

b. Sự hiệp nhất và tình huynh đệ đã được chứng minh

c. Sự bất tử đã được chứng minh

d. Nhận ra ý nghĩa và nguồn năng lượng

e. Khả năng sử dụng năng lượng một cách khôn ngoan

Sự Tiết Lộ Linh thị

Sau khi đã đưa điểm đạo đồ mặt đối mặt với Đấng (the One) mà y đã có liên quan trong vô số thời đại,

206. Đây là Thái dương Thiên thần

và sau khi đã khơi dậy nơi y một sự nhận thức không thể lay chuyển về tính duy nhất của sự sống nền tảng khi nó biểu hiện qua tất cả những sự sống nhỏ bé hơn, thì sự khải thị quan trọng kế tiếp là sự khải thị về Linh thị (Vision). Sự khải thị thứ nhất liên quan đến cái không thể định nghĩa, không thể giới hạn, và (đối với thể trí hữu hạn) là vô hạn trong tính trừu tượng và tuyệt đối của nó.

207. Chúng ta lưu ý rằng Chân Sư DK đã sử dụng từ định tính, “tâm thức hữu hạn”, vì “Sự Hiện Diện” được tiết lộ vốn không thực sự vô hạn trong tính trừu tượng và tính tuyệt đối của nó. Nó chỉ có vẻ như vậy do giới hạn tâm thức của điểm đạo đồ.

Sự khải thị thứ nhì thì liên quan đến thời gian và không gian, và bao hàm sự nhận thức của điểm đạo đồ—nhờ thị giác huyền bí mới được khai mở—về [120] vai trò mà y đã đóng và phải đóng trong Thiên Cơ, và về sau, thì là sự nhận thức về chính Thiên Cơ, trong chừng mực nó liên quan đến: —

208. Vì vậy, điều mặc khải đầu tiên liên quan đến điều mà, về cơ bản, nằm bên ngoài thời gian và không gian. Bản thể thuần khiết, là bản chất của “Sự Hiện Diện”, không thể thực sự bị chứa đựng dưới bất kỳ hình thức nào.

209. Sự mặc khải tiếp theo chi tiết hơn, cụ thể hơn và liên quan đến quá khứ và tương lai của điểm đạo đồ trong tương quan với sự thể hiện của Thiên cơ trong thời gian và không gian.

a. Chân nhân của y.

b. Nhóm Chân nhân của y.

c. Nhóm cung của y.

d. Đức Hành Tinh Thượng Đế của y.

210. Chúng ta thấy rằng tầm nhìn thứ hai liên quan đến Chân ngã của điểm đạo đồ, trong bối cảnh nhóm chân ngã của y, nhóm cung của y, và trong phạm vi rộng nhất của tất cả các bối cảnh tức thời — sự sống của hành tinh Thượng đế của điểm đạo đồ.

Trong bốn mức thấu hiểu này, bạn đã miêu tả sự nhận thức tăng dần của điểm đạo đồ trong quá trình của bốn cuộc điểm đạo, trước sự giải thoát cuối cùng.

211. Đây là một phần thông tin huyền bí có giá trị. Bắt đầu từ lần điểm đạo đầu tiên, những thiên khải tiến triển. Bối cảnh mở rộng thêm với mỗi lần điểm đạo.

a. Cuộc điểm đạo đầu tiên — một khải thị liên quan đến Chân ngã của y

b. Điểm đạo lần thứ hai — một khải thị liên quan đến vị trí (như một Chân ngã) của y trong nhóm chân ngã của y.

c. Điểm đạo lần thứ ba — một khải thị liên quan đến vị trí của các nhóm chân ngã của y (trong đó y biết mình là một phần) trong nhóm cung của y.

d. Lần điểm đạo thứ tư — một khải thị liên quan đến nhóm cung của y bên trong Hành tinh Thượng đế của y (tất nhiên, thể hiện mối quan hệ của chính y — như một Chân ngã — với Hành tinh Thượng đế của y).

Ở cuộc điểm đạo thứ nhất, y trở nên ý thức rõ rệt về vai trò, tương đối không dễ thấy, mà y phải thi hành trong đời sống cá nhân của y, trong khoảng thời gian kế tiếp, giữa thời điểm thiên khải và cuộc điểm đạo thứ nhì.

212. Con đường phía trước dẫn đến cuộc điểm đạo thứ hai được tiết lộ ở cuộc điểm đạo đầu tiên. Đó là một tiết lộ tương đối cá nhân và liên quan đến một vai trò được thực hiện khi y sống cuộc sống cá nhân của mình.

213. Chúng ta nhớ rằng số kiếp sống giữa lần điểm đạo thứ nhất và lần thứ hai có thể nhiều.

214. Nhiều kiếp có thể xen vào giữa điểm đạo đầu tiên và lần thứ hai.

“Một thời gian dài của nhiều kiếp sống có thể trôi qua trước khi sự kiểm soát của thể cảm dục được hoàn thiện, và điểm đạo đồ đã sẵn sàng cho bước tiếp theo.” (IHS 84)

215. Tuy nhiên, tuyên bố sau đây được đưa ra về “khoảng thời gian tiếp theo giữa khoảnh khắc thiên khải [ở lần điểm đạo thứ nhất] và khi bắt đầu cuộc điểm đạo thứ hai”.

Điều này có thể cần thêm một hay nhiều kiếp sống.

216. Câu nhỏ này có vẻ như mâu thuẫn với thông tin được đưa ra ở trên (IHS 84) và các thông tin khác liên quan đến số kiếp sống giữa lần điểm đạo thứ nhất và thứ hai.

217. Ở đây chúng ta được biết rằng có thể cần ít nhất một kiếp sống nữa — hoặc nhiều hơn.

218. Suy nghĩ cẩn thận về câu này khi so sánh với các câu khác liên quan đến thời gian (tức là cần phải hóa thân) của các giai đoạn đệ tử của Tiểu đệ tử (Little Chelaship), Đệ tử trong Ánh sáng (Chela in the Light) và Đệ tử được chấp nhận (Accepted Discipleship), sẽ cho thấy khó khăn khi đặt ra bất kỳ quy tắc bất di bất dịch nào về số kiếp sống cần thiết để đi qua các trạng thái này.

219. Một số tuyên bố của Chân sư DK về khoảng thời gian giữa các lần điểm đạo có vẻ mâu thuẫn và sẽ phải được cân nhắc liên quan đến các tình huống có thể xảy ra.

Y biết được chiều hướng mà các kiếp sống này nên theo,

220. Thế nhưng không nhất thiết phải chi tiết cụ thể. Từ quan trọng là “chiều hướng”.

phần nào nhận thức được phận sự của y trong việc phụng sự nhân loại; y thấy Thiên Cơ trong toàn thể, trong đó y là một miếng khảm nhỏ bé bên trong mô hình tổng quát; y trở nên ý thức cách thức mà y—với loại thể trí cụ thể của y, tập hợp các năng khiếu, về trí tuệ và loại khác, và các khả năng khác nhau của y—có thể phụng sự, và điều mà y phải hoàn tất trước khi y lại có thể đứng trong Chân Thần (the Presence) và nhận một thiên khải mở rộng.

221. Chúng ta hãy lập bảng về những tiết lộ dành cho y qua Khải thị:

a. Xu hướng phải được thực hiện trong kiếp sau (hoặc một số kiếp sau) của y dẫn đến cuộc điểm đạo thứ hai.

b. Một số nhận thức về sự chia sẻ của y trong việc phụng sự cho cuộc tiến hóa.

c. Tầm nhìn của toàn bộ Thiên Cơ liên quan đến vai trò của y.

d. Tầm nhìn về vai trò của y trong Thiên Cơ như một bức tranh khảm nhỏ trong một khuôn mẫu chung.

e. Ý thức về những món quà cụ thể của y và cách sử dụng chúng.

f. Phải hoàn thành những gì trước khi y có thể đứng trước “Sự Hiện Diện” một lần nữa.

222. Chúng ta thấy rằng Tầm nhìn được cung cấp là một trong những chi tiết tương đối cụ thể và giúp điểm đạo đồ lập biểu đồ về lộ trình phía trước của mình. Phẩm chất của dấu hiệu Nhân mã dường như có liên quan.

Ở cuộc điểm đạo lần thứ hai, y được cho thấy phần hành mà nhóm chân ngã của y thực hiện trong đại cuộc.

223. Nhóm chân ngã không lớn bằng nhóm cung của y — tức là toàn bộ Đạo Viện Cung của y. Đó là nhóm các Chân ngã mà y, với tư cách là một Chân ngã, có liên quan cụ thể với họ.

Y ngày càng hiểu biết nhiều hơn về các thành viên của nhóm mà y đương nhiên liên kết; y nhận biết cá nhân họ là ai, nếu họ đang lâm phàm, và phần nào thấy được những mối quan hệ nghiệp quả giữa các nhóm, các thành viên và chính y; y được ban cho một sự thấu hiểu về mục đích cụ thể của nhóm, và mối quan hệ của nhóm với các nhóm khác.

224. Chúng ta hãy lập bảng các đầu mục trong Tầm nhìn dành cho y lúc điểm đạo lần thứ hai

a. Bản chất của nhóm chân ngã của y và vai trò của nó trong sơ đồ chung

b. Nhận thức về các đơn vị nhóm cụ thể mà y có liên quan về bản chất

c. Nhận thức về các thành viên trong nhóm chân ngã của y như những phàm ngã, nếu họ lâm phàm

d. Một số tầm nhìn về mối quan hệ nghiệp quả giữa các nhóm, đơn vị liên quan và bản thân y

e. Hiểu rõ về mục đích cụ thể của nhóm chân ngã của y

f. Hiểu rõ bản chất các mối quan hệ giữa nhóm chân ngã của y và các nhóm khác

Giờ đây, y có thể làm việc một cách tự tin hơn, và có quan hệ vững chắc hơn với mọi người ở cõi trần; y có thể vừa giúp họ và chính mình điều chỉnh nghiệp quả, và do thế giúp họ tiến nhanh hơn [121] đến mức giải thoát cuối cùng.

225. Tầm nhìn được ban cho phép y làm việc chắc chắn hơn trên cõi hồng trần. Điểm đạo đồ biết một cách sâu sắc hơn y phải liên hệ với ai, tại sao, và nhằm mục đích gì.

Các mối quan hệ tập thể được củng cố, các kế hoạch và mục đích có thể được tiến hành một cách thông minh hơn. Khi các quan hệ tập thể này thêm củng cố, chúng tạo nên hành động hợp tác ở cõi trần và sự hợp nhất sáng suốt trong mục đích, giúp hiện thực hóa các lý tưởng cao siêu, và sự thích ứng của lực trong việc xúc tiến khôn ngoan các mục tiêu tiến hóa.

226. Chúng ta chắc chắn thấy các hàm ý nhóm của Tầm nhìn được tiết lộ ở cấp độ thứ hai. Các tác động của lần điểm đạo đầu tiên mang tính cá nhân khi so sánh.

227. Lần điểm đạo thứ hai là cuộc điểm đạo của tình bằng hữu. Điểm đạo đồ thực sự trở thành một người làm việc nhóm hiệu quả. Y biết, vượt qua tất cả các cuộc tranh cãi, rằng y không “tiến bước một mình”.

Khi điều này đã đạt đến một giai đoạn nhất định, những thành viên hợp thành các nhóm đã học được cách làm việc với nhau, và do đó đã kích thích nhau; giờ đây họ có thể tiến tới một sự mở rộng kiến thức nhiều hơn, tạo ra một khả năng trợ giúp nhiều hơn.

228. Lần điểm đạo thứ hai diễn ra dưới Sao Kim và Sao Mộc đến mức nó nhằm tạo ra sự hợp tác nhóm và hòa hợp nhóm.

229. Mọi sự mở rộng của tâm thức đều làm tăng thêm khả năng phụng sự.

Ở cuộc điểm đạo thứ ba, điểm đạo đồ được tiết lộ mục đích của cung phụ của cung của y, là cung của Chân nhân. Mọi Chân nhân đều ở một cung phụ nào đó của cung Chân thần.

230. Ở lần điểm đạo thứ ba, Tầm nhìn mở rộng và liên quan đến cung chân ngã của y, được coi như một cung phụ của cung chân thần của y. Tuy nhiên, rõ ràng bản chất chính xác của cung chân thần không được tiết lộ (tại thời điểm này).

231. Tuy nhiên, mục đích đầy đủ hơn của cung phụ chân thần này (cung chân ngã của y) được tiết lộ. Y hiểu được bản chất và mục đích của “nhóm cung” của mình, lớn hơn nhiều so với “nhóm chân ngã” của y.

232. Bây giờ y phải xem xét rằng có một cung khác và cao hơn đang hoạt động liên quan đến cung mà y từng coi là toàn bộ cơ sở của động lực — tức là cung chân ngã của y.

Hiểu biết này được ban cho điểm đạo đồ để giúp y rốt cuộc có thể tự tìm thấy cung Chân thần của y (theo con đường ít trở ngại nhất).

233. Chúng ta lưu ý rằng điểm đạo đồ phải tự mình “tìm ra” cung chân thần của mình. Kiến thức được trao cho y (liên quan đến cung chân ngã của y) ở lần điểm đạo thứ ba cho phép y làm điều này— “dọc theo đường lối ít phản kháng nhất” (mà y phải tự mình khám phá ra).

234. Tìm ra cung Chân thần và học cách làm việc với nó, là điều quan trọng hàng đầu ở lần điểm đạo thứ ba và tiếp sau đó.

Cung phụ này mang trong dòng năng lượng của nó nhiều nhóm Chân nhân, và do đó điểm đạo đồ được cho biết không những nhóm Chân nhân của y và mục đích sáng suốt của nhóm, mà còn biết được nhiều nhóm khác có thành phần tương tự. Năng lượng hợp nhất của họ đang hoạt động hướng đến một mục đích được xác định rõ ràng.

235. Chúng ta thấy rằng Tầm nhìn được cấp thì rộng hơn nhiều so với tầm nhìn được trải nghiệm ở cấp độ thứ hai. Nhiều nhóm chân ngã trên cung của y được tiết lộ cho y.

236. Cứ như thể Tầm nhìn ở cấp độ thứ hai liên quan đến Đạo Viện cụ thể của y bên trong Đạo Viện Cung lớn hơn, và Tầm nhìn ở cấp độ thứ ba liên quan đến toàn bộ Đạo Viện Cung — về cơ bản là Đạo Viện lớn của một Chohan.

Sau khi đã học được phần nào các mối quan hệ tập thể, và đã phát triển khả năng làm việc với các thành viên trong việc hình thành nhóm, giờ đây điểm đạo đồ học đến bí quyết để cả nhóm phục vụ cho lợi ích của toàn thể các nhóm.

237. Nếu ở lần điểm đạo thứ hai, điểm đạo đồ học được cách hạ mình như một Chân ngã để phục vụ lợi ích của nhóm chân ngã, thì ở lần điểm đạo thứ ba, điểm đạo đồ học được rằng nhóm chân ngã của mình, tương tự, phải phục tùng “điều thiện lành của tập hợp các nhóm”.

238. Điều này thể hiện một bước tiến xa hơn trong quá trình phi tập trung hóa và phục tùng ý chí cao cả hơn.

Điều này sẽ biểu thị ở cõi trần thành một khả năng làm việc khôn ngoan, thông minh và hòa hợp với nhiều mẫu người khác nhau, có thể cộng tác trong các kế hoạch lớn và vận dụng ảnh hưởng rộng rãi.

239. Điểm đạo đồ cấp độ thứ ba đã phát triển khả năng khái quát hóa và nhìn thấy những động cơ và xu hướng tương tự trong các nhóm mà ở hình tướng bên ngoài, chúng có thể xuất hiện khá khác nhau. Y học cách quan tâm đến phẩm tính/ bản chất hơn là vật chất / hình tướng.

240. Chúng ta thấy một số điểm đạo đồ cấp độ ba trên thế giới; họ được biết đến với tính hòa nhập và phạm vi khả năng hợp tác của họ với mọi người và các nhóm hình như rất khác với chính họ hoặc với các nhóm mà họ thuộc về.

241. Một điểm đạo đồ như vậy đang trở thành một “đệ tử thế gian”.

Một phần các kế hoạch của Hành Tinh Thượng Đế được tiết lộ cho y, và linh thị bao gồm sự tiết lộ Thiên Cơ và Thiên Ý dành cho hành tinh này, dù rằng cho đến nay [122] linh thị liên quan đến các kế hoạch đó trong mối quan hệ hành tinh của chúng chưa rõ ràng.

242. Ở cấp độ thứ ba, cuộc sống của điểm đạo đồ đang trở nên phần nào “được hành tinh hóa”. Đây là giai đoạn mà các kế hoạch của Hành tinh Thượng đế đang (nhưng chỉ mới bắt đầu) được tiết lộ.

Điều này đưa điểm đạo đồ qua một loạt các nhận thức tăng dần đến các cửa của cuộc điểm đạo thứ tư.

243. Giữa cấp độ thứ ba và thứ tư có một loạt các tiết lộ được tăng dần. Vì khoảng thời gian này có thể chỉ bao gồm một kiếp sống, kiếp sống đó sẽ thực sự được tiết lộ.

Qua việc điểm đạo đồ được nới lỏng hoàn toàn khỏi mọi chướng ngại trong ba cõi thấp và phá vỡ các xiềng xích của nghiệp quả gây hạn chế, lần này linh thị của y được mở rộng rất nhiều, và có thể nói rằng lần đầu tiên y trở nên ý thức mức độ của mục đích và nghiệp quả của hành tinh bên trong hệ thống.

244. Khi tiếp cận cấp độ thứ tư, sao Diêm Vương đang hoạt động trong mối quan hệ với Song Ngư trong việc “phá vỡ mọi ràng buộc của giới hạn nghiệp quả”. Có một chòm sao ràng buộc hai Con Cá của Song Ngư với nhau; nó được gọi là “Dải Băng”. Đây là biểu tượng chòm sao của dải băng ràng buộc phàm ngã linh hồn bị phá vỡ. Khi dải băng bị tiêu diệt, việc hóa thân vào tam giới không còn là điều bắt buộc.

245. Sự nhận biết của điểm đạo đồ giờ đã vượt ra ngoài nhóm cung của y vào hành tinh nói chung.

246. Chân sư DK nói với chúng ta rằng “lần đầu tiên y [điểm đạo đồ] nhận thức được mức độ của mục đích hành tinh và nghiệp quả bên trong hệ [ND: hệ hành tinh Địa cầu]”.

247. Theo một cách nào đó, đây có thể được coi là một bước nhảy vọt về tâm thức, bởi vì hệ thống hành tinh bao gồm nhiều bầu và dãy các bầu.

Nghiệp quả cá nhân không quan trọng của riêng y nay đang được điều chỉnh, y có thể chú ý đến việc trang trải nghiệp quả của hành tinh và các kế hoạch rộng lớn của Đấng Cao Cả vốn bao gồm mọi sự sống nhỏ bé.

248. Sau lần điểm đạo thứ ba và ở lần điểm đạo thứ tư, nghiệp cá nhân được điều chỉnh hoặc cân bằng. Điểm đạo đồ nhanh chóng trở nên phi ngã và coi mình chỉ là một đơn vị trong một tổng thể lớn hơn thể hiện bản sắc của mình một cách đích thực là bản thân cá nhân nhỏ bé.

249. Điểm đạo đồ đang bỏ lại tính cá nhân và trở thành một ‘nhân tố hành tinh’. Y sẽ luôn luôn là một cá nhân, nhưng coi bản thân (với tư cách là một cá nhân) chỉ là công cụ cho một mục đích hành tinh lớn hơn.

Y không chỉ nhận thức đầy đủ về các mục đích và kế hoạch dành cho tất cả những trường tiến hóa trong hệ thống hành tinh của chính y, là địa cầu, mà còn có khả năng hiểu được hệ thống hành tinh bổ túc hay đối cực của địa cầu chúng ta.

250. Sự tiết lộ đang mở rộng và tăng tốc nhanh chóng. Mục đích và kế hoạch của mọi giới trong hệ thống Địa cầu đều được tiết lộ cho y.

251. Ngoài ra, một số thứ về bản chất của hệ thống sao Kim (“bổ sung hoặc đối cực của hệ địa cầu của chúng ta”) cũng được tiết lộ.

252. Chúng ta phải theo dõi chặt chẽ các từ “bổ sung” và “đối cực”. Không nghi ngờ gì (dựa trên những gì được đưa ra trong bài giảng) rằng sao Kim là đối cực của Trái đất, nhưng ở những nơi khác trong Luận về Lửa Càn Khôn, có gợi ý rằng hành tinh là “phần bổ sung” không giống với hành tinh là đối cực. Sao Hỏa khi đó có thể được coi là “phần bổ sung”. (xem TCF 1018)

Y nhận thức mối tương quan tồn tại giữa hai hệ thống, và mục đích rộng lớn của hai hệ thống được tiết lộ cho y.

253. Điều này cho thấy rằng giữa hệ Sao Kim và hệ Địa cầu, một mục đích kép rộng lớn đang được thực hiện.

Y cũng được cho thấy cách mà mục đích kép này phải trở thành một kế hoạch hợp nhất, và từ đó về sau y dồn hết mọi năng lượng của y vào sự hợp tác hành tinh khi nó được xúc tiến bằng cách hoạt động với và qua hai trường tiến hoá lớn trên hành tinh chúng ta, là nhân loại và giới thiên thần.

254. Một ý tưởng thú vị được đưa ra: mục đích kép rộng lớn “phải trở thành một kế hoạch thống nhất”. Làm thế nào để hỗ trợ quá trình này? Ý tưởng về “sự hợp tác giữa các hành tinh” (sự hợp tác giữa Địa cầu và sao Kim) nằm trong tâm trí của điểm đạo đồ khi y suy nghĩ và làm việc với sự tiến hóa của con người và thiên thần trên Trái đất.

Việc làm này liên quan đến việc thực hiện các điều chỉnh, và việc áp dụng dần năng lượng trong việc kích thích các giới khác nhau trong thiên nhiên, sao cho nhờ sự kết hợp mọi mãnh lực trong thiên nhiên, mà sự tương tác năng lượng giữa hai hệ thống có thể được đẩy nhanh.

255. Có nhiều việc phải làm ngay tại đây trên hành tinh của chúng ta nếu muốn kích thích tương tác năng lượng giữa Địa cầu và sao Kim.

256. Điểm đạo đồ học cách làm việc hăng say với các giới tự nhiên khác nhau trên Trái đất để mãnh lực của các giới này có thể được hòa hợp một cách hài hòa. Điều này sẽ làm tăng thêm tương tác giữa hệ thống Địa cầu và hệ thống sao Kim.

257. Do đó, chúng ta đang thấy rằng ở cấp độ thứ tư, phạm vi quan tâm của điểm đạo đồ không chỉ ngày càng trở thành cấp độ hành tinh, mà còn là ngoài hành tinh.

Theo cách này, các kế hoạch của Đức Thái Dương Thượng Đế, đang được hai vị Hành Tinh Thượng Đế thực hiện, có thể thành tựu.

258. Việc hoàn thành các kế hoạch của Thái dương Thượng đế đòi hỏi một số sự hoàn thành cấp độ hành tinh và liên hành tinh nhất định.

Do đó, giờ đây y có đặc quyền vận dụng năng lượng thái dương trên một quy mô nhỏ bé, và không những y được nhận vào các phòng hội đồng của Thánh Đoàn của chính y, mà cũng được phép tham dự khi các sứ giả từ những hệ hành tinh khác đến hội nghị [123] với Đức Chúa Tể Hoàn Cầu và hai Đấng Cao Cả trưởng ngành.

259. Ở lần điểm đạo thứ tư, lần đầu tiên điểm đạo đồ bắt đầu làm việc với năng lượng thái dương ở quy mô cực nhỏ. Chân sư DK gọi đó là một “đặc quyền”.

260. Điểm đạo đồ cấp độ thứ tư giành được quyền vào các phòng hội đồng của Thánh đoàn của mình và thậm chí, vào các hội nghị oai nghiêm hơn.

261. Sự tương phản giữa các đặc quyền của điểm đạo đồ cấp độ thứ ba và thứ tư là đáng kể.

262. Suy nghĩ về những gì được đưa ra ngay trên đây, chúng ta có thể thấy cuộc điểm đạo thứ tư là điểm quan trọng nhất trong việc mở rộng sự hiểu biết của điểm đạo đồ. Tại thời điểm này, nhận thức của y về các vấn đề lớn hơn dường như có một bước nhảy vọt đáng kinh ngạc.

Ở cuộc điểm đạo thứ năm, linh thị mang cho điểm đạo đồ một tầm nhìn còn rộng lớn hơn nữa và thấy được một hệ hành tinh thứ ba, hợp với hai hệ hành tinh kia thành một trong những tam giác lực cần thiết để thực hiện cuộc tiến hóa thái dương.

263. Các số 3 và 5 có liên quan với nhau cũng giống như các số 2 và 4.

264. Chúng ta có thể suy đoán rằng bản chất của tam giác giữa Trái đất, sao Kim và sao Hỏa được tiết lộ. Nhưng điều này liệu có chính xác?

265. Sao Hỏa là một hành tinh kém phát triển hơn Trái Đất hoặc Sao Kim, vì vậy người ta có thể đặt câu hỏi tại sao tam giác mà nó thuộc về lại được tiết lộ ở lần điểm đạo thứ năm (sau sự tiết lộ của Sao Kim ở lần thứ tư).

266. Có những tam giác quan trọng khác có thể được tiết lộ: Trái đất, sao Kim, sao Thủy là một. Sao Thủy là một hành tinh vẫn còn nhiều điều huyền bí hơn sao Kim và về mặt chân thần, có thể nằm trên cung thứ năm (sau này trở thành cung thứ ba). Vì vậy, sao Thủy sẽ là một hệ hành tinh thích hợp được đưa vào ở bậc điểm đạo thứ năm.

267. Sao Kim và Sao Thủy trong mối quan hệ với Trái Đất của chúng ta giống như những đối phần cao hơn của Đấng Christ và Đức Phật làm trung gian, tương ứng với cõi cảm dục vũ trụ và cõi trí vũ trụ.

268. Một tam giác khác: Trái đất, sao Hỏa, sao Thổ, có tầm quan trọng dọc theo đường lối của cung ba.

Giống như toàn cuộc biểu lộ tiến triển qua nhị nguyên (duality) và tam nguyên (triplicity) trở lại đến sự tổng hợp cuối cùng, thì cũng thế, các hệ thống này, vốn chỉ là các trung tâm lực trong cơ thể của Đức Thái Dương Thượng Đế,

269. Chúng ta lưu ý vai trò của các hệ thống hành tinh như là các trung tâm lực bên trong cơ thể của Thái dương Thượng đế.

trước hết hoạt động như những đơn vị riêng rẽ, sống cuộc sống trọn vẹn của riêng chúng, sau đó hoạt động như những nhị nguyên, nhờ sự tương tác lực qua bất kỳ hai hệ thống nào đó, như thế trợ giúp, kích thích và bổ túc lẫn nhau, và cuối cùng hoạt động như một tam giác thái dương, lưu chuyển lực từ điểm này đến điểm khác, và từ trung tâm này đến trung tâm khác, cho đến khi năng lượng được hòa hợp và được tổng hợp, và cả ba hệ thống cùng hoạt động trong sự thống nhất.

270. Sự tiến triển từ việc phân tách thành lưỡng nguyên, rồi đến tam nguyên, và sau đó là tổng hợp cuối cùng được đưa ra. Như vậy là câu chuyện tích hợp dần dần được kể. Ba cái phải được tổng hợp thành một cái.

271. Khoa học về Tam giác có liên quan sâu sắc đến sự tương tác của các hành tinh cũng như sự tương tác của các luân xa trong hệ thống năng lượng của con người.

Khi vị Chân sư của cuộc điểm đạo thứ năm có thể làm việc phù hợp với các kế hoạch của ba vị Hành Tinh Thượng Đế có liên quan, cộng tác với các Đấng này với khả năng ngày càng lớn, khi thời gian trôi qua, thì Ngài trở nên sẵn sàng để được điểm đạo lần thứ sáu, được nhận vào các hội đồng còn cao cấp hơn nữa.

272. Một gợi ý được đưa ra rằng một khoảng thời gian đáng kể sẽ trôi qua giữa lần điểm đạo thứ năm và thứ sáu.

273. Chúng ta hãy tóm tắt:

a. Điểm đạo đồ cấp độ ba làm việc trong một mối quan hệ mới với Thượng đế của hành tinh của chính y.

b. Điểm đạo đồ cấp độ thứ tư hoạt động liên quan đến hệ thống hành tinh của chính y đối cực của hệ đó. Đối với hệ Địa cầu, đối cực đó là sao Kim.

c. Đối với điểm đạo đồ cấp độ thứ năm, công việc của Ngài liên quan đến ba hệ thống hành tinh. Hệ Địa cầu và hệ Sao Kim chắc chắn được bao gồm, và người ta giả thuyết rằng hệ Sao Thủy, lâu đời hơn và có phần phát triển đầy đủ hơn so với hệ Sao Kim (cũng giống như Đức Phật lâu đời hơn và có phần phát triển đầy đủ hơn Đức Christ), là hệ thứ ba. Mối quan hệ mật thiết của sao Thủy với cung năm làm tăng thêm sức nặng của lý luận cho đề xuất này.

d. Cả sao Hỏa và sao Thủy đều có thể có Chân thần trên cung năm, nhưng trong khi chúng ta có thể đưa ra giả thuyết về việc chuyển cung năm Chân thần Sao Hỏa thành cung thứ nhất, thì sẽ hợp lý hơn khi đưa ra giả thuyết về việc chuyển cung năm Chân thần sao Thủy thành cung ba. Tất cả các cung chân thần chính là cung thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba.

Ngài trở nên một thành viên tham gia trong các mục đích của thái dương hệ chứ không chỉ các mục đích của hành tinh.

274. Một chút nhỏ năng lượng thái dương được vận dụng bởi điểm đạo đồ cấp độ thứ tư. Khi đạt đến cấp độ thứ năm, điểm đạo đồ đang tham gia đầy đủ hơn nhiều vào việc thực hiện các mục đích năng lượng thái dương (trong bối cảnh của hành tinh của Ngài).

Ở cuộc điểm đạo thứ sáu, Ngài có linh thị kỳ diệu nhất trong tất cả các linh thị. Ngài thấy thái dương hệ là một đơn vị, và có một sự tiết lộ ngắn ngủi, vốn mở ra trước sự hiểu biết đầy ngạc nhiên của Ngài, về mục đích cơ bản của Đức Thái Dương Thượng Đế; lần đầu tiên Ngài thấy toàn bộ các kế hoạch với tất cả các chi tiết của chúng.

275. Chúng ta đã nói đến một loạt các tầm nhìn mở rộng được tăng dần.

276. Cuộc điểm đạo thứ sáu liên quan đến Chân thần (trên cõi thứ sáu, từ dưới lên). Chân Thần có nhà của nó nằm bên trong Mặt trời.

277. Ở lần điểm đạo thứ tư, một số hoạt động với năng lượng thái dương là có thể. Ở lần điểm đạo thứ năm, điểm đạo đồ “trở thành người tham gia vào các mục đích… thái dương”. Ở lần điểm đạo thứ sáu, “mục đích cơ bản của Thái dương Thượng đế” đã được hiểu.

278. Đây là một Tầm nhìn được mở rộng rộng lớn. Rõ ràng là những điểm đạo đồ cấp cao tiếp tục kinh ngạc bởi điều được tiết lộ cho họ qua quá trình điểm đạo.

Ở cuộc điểm đạo thứ bảy, tầm mắt của Ngài vượt xa hơn vòng giới hạn thái dương, và Ngài thấy được điều mà từ lâu Ngài đã nhận thức là sự kiện lý thuyết cơ bản, rằng Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta được bao gồm trong các kế hoạch và các mục đích của một Đấng còn vĩ đại hơn nữa, và thái dương hệ chỉ là một trong nhiều trung tâm lực mà qua đó một Thực Thể vũ trụ cao siêu vĩ đại hơn [124] Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta, đang tự biểu lộ chính Ngài.

279. Cuộc điểm đạo thứ bảy trình bày một Tầm nhìn bao gồm một số hiểu biết về Đấng mà Thái dương Thượng đế của chúng ta chỉ là một luân xa.

280. Tham chiếu đến Luận về Lửa Càn Khôn, trang 293 sẽ tiết lộ một Bản thể như một Vũ trụ Thượng đế. Chúng ta có thể đưa ra giả thuyết về Bản thể này như là Thượng đế của “Bảy Thái dương Hệ mà Chúng ta là Một”. Một số người đã coi Thượng đế này là Thượng đế của “Hệ thống Sirius”.

281. Chúng ta lưu ý rằng Chân sư DK sử dụng cụm từ “một trong nhiều trung tâm lực”, chứ không phải “một trong bảy trung tâm lực”. Trong bất kỳ Bản thể vĩ đại nào này (cũng như ở con người) có nhiều luân xa hơn là chỉ đơn giản bảy luân xa chính.

Trong các linh thị này có một mục đích vĩ đại duy nhất nằm dưới tất cả chúng, —sự khải thị về sự thống nhất cơ bản và sự phô bày các mối quan hệ nội tại, mà khi được biết, sẽ có xu hướng chuyển điểm đạo đồ ngày càng hoàn toàn vào đường lối xả thân phụng sự, và sẽ làm cho y thành người làm việc hướng đến sự tổng hợp, hướng đến sự hài hòa, và hướng đến một sự thống nhất cơ bản.

282. Những tầm nhìn ngày càng rộng lớn cho thấy một sự tổng hợp sâu sắc tiềm ẩn. Điểm đạo đồ đánh giá cao “Sự Hiện Diện” của một Bản thể vĩ đại bao gồm tất cả và “một mục đích lớn lao” tác động đến Bản thể đó.

283. Có vẻ như chúng ta vẫn chưa thảo luận về sự tiết lộ của Đấng Bất Khả Tư Nghị, với Ngài những chòm sao được coi là luân xa.

Trong lễ điểm đạo, việc mở mắt cho điểm đạo đồ để thấy và hiểu, tự chia thành ba phần, nhưng vẫn thuộc về một tiến trình:

284. Ở đây chúng ta được cho ba giai đoạn của mọi Linh thị được ban cho khi điểm đạo.

1. Quá khứ diễn ra trước mắt điểm đạo đồ, y thấy bản thân y đóng nhiều vai trò, và hiểu rằng tất cả chỉ đang từ từ đưa các mãnh lực và năng lực của y đến mức có thể phụng sự cho nhóm và cùng với nhóm. Tùy theo từng cuộc điểm đạo, y nhìn thấy và tự đồng nhất y với

285. Quá khứ được tiết lộ như một sự sáng tạo dần dần của sự thống nhất từ sự đa dạng, của nhất thể từ nhiều bản thể.

286. Tất cả sự huấn luyện của y trong nhiều kiếp đều nhằm mục đích nâng cao khả năng phụng sự nhóm.

287. Tầm nhìn của quá khứ thay đổi một cách tự nhiên tùy theo cuộc điểm đạo cụ thể được trải nghiệm.

a. Chính y trong nhiều kiếp trước.

b. Nhóm của y trong các nhóm của các kiếp trước.

c. Cung Chân nhân của y khi nó tuôn đổ qua nhiều chu kỳ thời gian.

d. Đức Hành Tinh Thượng Đế của y khi Ngài hoạt động trong quá khứ qua nhiều cuộc tiến hoá và giới trong toàn hệ thống,

288. Chúng ta có thể thấy rằng bốn lần mặc khải trong quá khứ liên quan đến bốn thực thể mà chúng ta đã thảo luận trước đó;

a. Điểm đạo đồ như một Chân ngã

b. Nhóm chân ngã của điểm đạo đồ

c. Nhóm cung của điểm đạo đồ

d. Hành tinh Thượng đế trong đó điểm đạo đồ tạo thành một đơn vị nhỏ.

289. Chúng ta có thể thấy sự hiểu biết của điểm đạo đồ tăng lên đáng kể như thế nào thông qua sự mặc khải này về điều đã xảy ra.

và cứ thế cho đến khi y tự đồng nhất với quá khứ của sự sống duy nhất lưu chuyển qua tất cả các hành tinh hệ và các trường tiến hóa trong thái dương hệ.

290. Thông qua tiết lộ mạnh mẽ về quá khứ này, một phần của Thái dương Thượng đế, về lâu dài, được tiết lộ, và điểm đạo đồ học cách đồng hóa bản thân với nó.

Điều này khiến y quyết tâm trả sạch nghiệp quả, và (nhờ thấy được các nguyên nhân quá khứ) y biết cách phải thanh toán thế nào.

291. Nghiệp, quá khứ và cung ba đều có quan hệ với nhau. Nếu muốn được giải thoát, điểm đạo đồ (ở bất kỳ trình độ nào) phải thoát khỏi quá khứ.

292. Tầm nhìn của những phạm trù “quá khứ” ngày càng mở rộng khác nhau tạo ra cho điểm đạo đồ ý địnhthoát khói giới hạn nghiệp lực. Tầm nhìn của Quá khứ đã tiết lộ nghiệp được tạo ra như thế nào. Do đó, kiến thức này gợi ý cách thức mà nghiệp quả có thể được hoá giải.

2. Hiện tại. Y được tiết lộ cho biết công tác cụ thể cần phải thực hiện trong suốt chu kỳ ngắn hạn mà y đang sống. Điều này có nghĩa là y không chỉ thấy được những gì liên quan đến chính y trong bất kỳ một kiếp sống nào, mà y cũng biết đâu là phần việc [125] ngay trước mắt của Thiên Cơ—có lẽ bao gồm nhiều chu kỳ nhỏ bé được gọi là những kiếp sống của y—mà Đức Hành Tinh Thượng Đế muốn thấy được hoàn tất.

293. Điểm đạo đồ đang nhìn thấy những vòng đời nhỏ bé của mình bên trong một bối cảnh hành tinh.

294. “Chu kỳ nhỏ hơn mà y tham gia trực tiếp” có lẽ bao gồm một số kiếp sống.

295. Những mục đích nhỏ của cuộc sống được hiểu là có liên quan đến mục tiêu mà hành tinh Thượng đế tìm kiếm để thấy được hoàn thành.

Bấy giờ có thể nói là điểm đạo đồ đã hoàn toàn biết được công việc của y vượt qua mọi bất đồng, và có thể chuyên tâm vào nhiệm vụ của y, với một sự hiểu biết rõ lý do, cách thức và thời cơ.

296. Thật sự là một đặc ân khi một người biết công việc của mình. Kiến thức nhất định như vậy mang lại sức mạnh và hiệu quả cao hơn trong việc thực hiện công việc được giao của y.

3. Tương lai. Rồi y được khích lệ bằng cách cho thấy hình ảnh sự thành tựu chung cuộc về một sự vinh quang khôn tả, với một số điểm nổi bật, chỉ rõ các bước chính yếu để đi đến đó.

297. Tất cả chúng ta đều cần được truyền cảm hứng, và vì vậy, Tầm nhìn cuối cùng về tương lai này được trao cho điểm đạo đồ để khích lệ và động viên y.

298. Đối với điểm đạo đồ cũng được đề nghị một vài bước bằng cách mà cuối cùng có thể đạt được vinh quang xác định.

Trong một giây ngắn ngủi, y thấy sự vinh quang tiền định, và con đường của sự mỹ lệ chói rạng vốn ngày càng thêm chói rạng cho đến ngày hoàn mãn.

299. Có phải Chân Sư DK ở đây đang nói về ‘sự viên mãn của Thái dương Thượng đế’ hay sự viên mãn thậm chí còn lớn hơn?

Trong các giai đoạn đầu, y thấy sự vinh quang của nhóm Chân nhân hoàn thiện của y; về sau là sự rạng rỡ tuôn ra từ cung vốn đùm bọc những người con hoàn thiện của nhân loại thuộc một kiểu mẫu hay màu sắc riêng biệt; về sau nữa, y lại thoáng thấy sự hoàn thiện của Đấng Cao Cả vốn là Đức Hành Tinh Thượng Đế của y, cho đến khi cuối cùng, sự hoàn thiện với mọi vẻ mỹ lệ và sự rạng rỡ vốn bao gồm mọi tia sáng khác được tiết lộ, —mặt trời chiếu sáng trong sức mạnh của y, Đức Thái Dương Thượng Đế ở thời điểm hoàn thành mục đích.

300. Vâng, đó là sự hoàn thành vinh quang của các kế hoạch và các mục đích của Thái dương Thượng đế là tiết lộ cuối cùng trong loạt bài này. Đương nhiên có rất nhiều tiết lộ khác và cao hơn dành cho những Bản thể cao hơn con người.

301. Tại mỗi cuộc điểm đạo, một sự mặc khải khác nhau về vinh quang được ban ra phù hợp. Từ vị trí thuận lợi của cuộc điểm đạo cụ thể mà người ta đang đi qua, người ta nhìn thấy một vinh quang liên quan đến giai đoạn đó.

a. Cuộc điểm đạo thứ hai liên quan đến nhóm chân ngã, và do đó, vinh quang được tiết lộ liên quan đến nhóm chân ngã hoàn thiện.

b. Cuộc điểm đạo đầu thứ ba liên quan đến sự tiết lộ về mục đích của nhóm cung của một người và do đó, vinh quang trong tương lai của nhóm cung hoàn thiện được tiết lộ.

c. Các Hình ảnh tiếp theo tiết lộ vinh quang định mệnh của hành tinh Thượng đế của điểm đạo đồ và cuối cùng là Thái dương Thượng đế Đấng làm sinh động thái dương hệ mà điểm đạo đồ (và hành tinh Thượng đế của y) tìm thấy vị trí của mình.

302. Chúng ta có thể thấy rằng điểm đạo đồ được dạy tất cả những gì y cần biết để thúc đẩy y hướng tới thành tựu lớn hơn nữa thay mặt cho toàn thể đang phát triển mà y là một phần.

  1. What, therefore, brings about the destruction of the soul body? The destroying agent is the second aspect of the Will. The third or lowest aspect of the Will, working through the mind or the manasic principle, was the sustaining factor in the long cycle of personality development; it was the principle of intelligent synthesis, holding the life principle intact and individualised through the long series of successive incarnations. RI 216

Leave Comment