Hỏi đáp về Huyền Linh Học – Phần 2: Lập hạnh và diệt trừ ảo cảm

Hỏi đáp về Huyền Linh học – Phần 2

Câu hỏi: Ở nơi tôi những phàm tính như: sự sân hận, ghen ghét, đố kỵ … trong cuộc sống hàng ngày nó diễn ra rất nhanh. Khi nhận biết được thì đã trượt một đoạn dài rồi. Làm sao để kiểm soát và loại bỏ?

Trả lời:

Tất cả chúng ta còn là những phàm nhân, ít nhiều vẫn còn những tính xấu… Nhận diện và diệt trừ các tính xấu là quá trình lâu dài, có thể qua nhiều kiếp sống. Nhưng có nhiều phương pháp giúp ta loại bỏ các tính xấu nhanh chóng hơn mà Chân sư DK đã dạy cho ta. Tóm tắt, có hai phương pháp chính được nêu ra trong các sách của Chân sư. Phương pháp đầu tiên tương đối đơn giản, nêu ở trang 147 của Thư về Tham thiền Huyền Môn, và chúng tôi đã có bài viết về nó: Tham Thiền để lập hạnh. Phương pháp thứ hai được gọi là Technique of Light, là phương pháp khó hơn, cao cấp hơn, nhưng cũng hiệu quả nhanh hơn, đòi hỏi người học viên phải có kinh nghiệm về tham thiền. Phương pháp này được Chân sư dạy trong quyển Glamour, a World Problem. Dưới đây là trích dịch về phương pháp thứ hai này. Bạn chú ý phương pháp này khá phức tạp, Ngài diễn giải rất dài,  nhưng khi thực hành chúng ta chỉ cần làm theo bản rút gọn ở cuối trang. Những điểm quan trọng mà Ngài lưu ý chúng ta là:

  1. Chúng ta có rất nhiều ảo cảm, những ảo cảm này có nguồn gốc từ bao kiếp sống. Do đó, không nên ôm đồm xử lý toàn bộ ảo cảm một lần, mà phải chọn một ảo cảm tiêu biểu nhất để xử lý mà thôi. Ví dụ, nếu chúng ta có nhiều ham muốn vật chất, thì chúng ta chọn ảo cảm này để xử lý. Ở một bạn khác là tính thù hận hay nóng giận (sân), thì chọn ảo cảm thù hận để giải quyết trước.
  2. Trọng tâm của phương pháp là nối kết với linh hồn, và dùng ánh sáng của linh hồn chiếu rọi vào thể trí của ta. Nguyên tắc diệt trừ ảo cảm là dùng ánh sáng của thể trí để xua tan ảo cảm. Ta không dùng ánh sáng của trực giác, vì ánh sáng trực giác lại làm tăng ảo cảm. Nhưng đối với ảo tưởng thì phải dùng ánh sáng trực giác để phá huỷ nó, không thể dùng ánh sáng của trí tuệ. Nguyên tắc của diệt trừ ảo cảm là dùng ánh sáng của thể liền kề cao hơn để xua tan nó. Khi hình dung luồng ánh sáng rọi vào thể trí, ta hình dung thể trí được chiếu sáng đó như ngọn đèn pha rực sáng, sẵn sàng phá tan ảo cảm đó.
  3. Ngài cũng lưu ý, khi bắt đầu hướng ngọn đèn pha trí tuệ này vào ảo cảm để phá tan nó, chúng ta phải hướng nó vào cõi cảm dục (cõi trung giới), chứ không hướng vào thể cảm dục của ta. Làm sai cách ta có thể phá tan thể cảm dục của mình.
  4. Trong phương pháp ta sử dụng trí tưởng tượng sáng tạo rất nhiều, do đó nó chỉ thích hợp với những ai đã có kinh nghiệm về tham thiền huyền môn. Trong trường Morya Federation, phương pháp này được dạy ở năm thứ hai của khoá học Quest Universal.
  5. Cuối cùng Ngài nhắc chúng ta là ảo cảm không bao giờ bị xua tan ngay tức khắc. Ảo cảm có nguồn gốc quá lâu đời. Nhưng khi ta kiên trì sử dụng công thức này sẽ làm yếu ảo cảm và nó sẽ từ từ và chắc chắn biến mất, con người sẽ tự do bước khỏi chướng ngại đặc biệt đó.

******************

Tiến trình mà tôi đang khai triển cho bạn là tiến trình xua tan ảo cảm một cách hiệu quả và nhanh chóng, đặt căn bản trên việc chấp nhận giả thuyết về ánh sáng, việc nhận thức được sự kiện rằng cõi cảm dục không thực sự hiện hữu, việc sử dụng trí tưởng tượng sáng tạo đã được huấn luyện, và việc tuân theo các giáo huấn một cách không đắn đo, về mặt cá nhân cũng như tập thể.

Tôi có ý định đưa ra cho bạn hai công thức – một để dùng cho cá nhân và một dùng cho các nhóm, khi các nhóm này đóng góp nỗ lực hợp nhất của họ vào việc xua tan ảo cảm, hoặc ảo cảm của nhóm, hoặc có liên quan với một trạng thái ảo cảm thế gian nào đó hiện có. Đối với bạn, có hai sự việc trở nên rõ ràng:

The process I am developing for you is one of rapid and effective dissipation and is based upon the acceptance of the hypothesis of light, upon the recognition of the fact that the astral plane has no true existence, upon a trained use of the creative imagination and upon the unquestioning following of instructions, individually and as a group.

It is my intention to give you two formulas—one for the use of the individual and the other which groups can use as they contribute their united effort to the dissipation of glamor, either of group glamor or in relation to some aspect of the prevalent world glamor. Two things will be apparent to you:

Thứ nhất: Những ai đang tham dự vào việc xua tan ảo cảm phải có khả năng phân biệt giữa ảo cảm với thực tại. Khi xem xét ở bề ngoài, hai cái này thường rất giống nhau. Họ phải nhận biết rằng trạng thái tình cảm tạo thành bức màn vắt ngang qua chân lý và làm lệch lạc việc đưa ra chân lý hoặc làm lệch lạc sự biểu lộ thiên tính trong cá nhân hoặc trong nhóm. Do đó, họ phải có khả năng nhìn xa trông rộng, suy tư sáng suốt và nhận thức nhạy bén về những gì đang ngăn chận [212] việc thể hiện tầm nhìn xa đó và tiếp nhận chân lý một cách trung thực. Họ cũng phải có khả năng phân biệt giữa ảo cảm lớn và nhỏ. Một ảo cảm nhỏ, một hình tư tưởng chóng tàn, thoáng qua, có bản chất dễ nhận ra, thì không cần phải dùng các công thức này. Một ảo cảm nhỏ như là sự than thân trách phận của một cá nhân hoặc là việc ca ngợi một cá nhân nổi bật nào đó do một cá nhân, một nhóm người hoặc một quốc gia đưa ra. Thời gian và lương tri cũng đủ để xử lý tình trạng như thế. Một ảo cảm chính trên thế giới (trước thời chiến tranh) là sự nhấn mạnh vào sở hữu vật chất và tin tưởng rằng hạnh phúc tùy thuộc vào vật chất, đồ đạc và tiện nghi vật chất.

  • First: that those participating in the eradication of glamor must be able to distinguish between glamor and the reality. These often closely resemble each other on a superficial examination. They must be in a position to recognize that an emotional or astral condition constitutes a veil over the truth and is a distortion of the presentation or the appearance of the individual’s or the group’s expression of divinity. They must, therefore, be capable of vision, clear thinking, and prompt recognition as to what is [212] preventing the materializing of that vision and the accurate reception of the truth. They must also be able to distinguish between a major and a minor glamor. A minor glamor, a passing evanescent thought-form of an easily recognizable nature does not warrant the use of either of the formulas. Such a minor glamor would be a sense of self-pity in an individual or the glorification of some notable individual by an individual, a group or a nation. Time and common sense suffice to take care of such a situation. A major glamor in the world (prior to the war) was the emphasis put upon possessions and the belief that happiness was dependent upon things and upon material good and comfort.

Tuy nhiên, trước hết tôi xin nêu một cách vắn tắt cho những người tìm đạo một công thức để sử dụng, nhờ đó y có thể giúp mình tự thoát khỏi một hay nhiều ảo cảm đặc biệt của mình. Tôi sẽ đưa ra phương pháp, rồi người tìm đạo nên làm đúng theo đó, không quan tâm đến thời gian, sẵn sàng làm công việc này đều đặn trong nhiều tháng, và nếu cần, trong nhiều năm cho đến khi chính mình thoát khỏi ảo cảm, và ánh sáng tuôn vào cõi cảm dục qua thể cảm dục của y. Tôi xin gợi ý rằng không một người tìm đạo nào nên thử giải quyết toàn bộ vấn đề ảo cảm hoặc tìm cách xua tan mọi ảo cảm mà y dễ mắc phải. Y đang đối phó với cái xấu rất xa xưa và xử lý các thói quen về huyễn cảm đã [215] được tạo ra một cách chắc chắn. Chúng có liên hệ một cách chặt chẽ với các khía cạnh của cách sống hằng ngày của y, với cuộc sống tính dục của y hoặc với các tham vọng của y, các liên hệ của y với người khác, các lý tưởng và ý tưởng ưa thích của y, các mơ ước và các thị kiến của y. Y nên chọn ảo cảm nào dễ thấy nhất và gây cản trở nhiều nhất vào một thời điểm nhất định nào đó (luôn luôn có một ảo cảm như thế) và với mục đích đánh tan ảo cảm đó, y nên tận lực làm việc, nếu y muốn đặt các nền móng để phụng sự có hiệu quả trong việc xua tan huyễn cảm của thế gian.

First, however, let me briefly offer for the use of the individual aspirant a formula whereby he may aid in freeing himself from his particular glamor or glamors. I will tabulate the process, and the aspirant would do well to follow it as given, having in his mind no sense of time, and being willing to do this work regularly for months, and if necessary for years, until he has freed himself and the light breaks in on the astral plane through the medium of his astral body. I would suggest that no aspirant attempt to tackle[1] the problem of glamor as a whole or seek to dissipate all the glamors to which he is susceptible. He is dealing with very ancient evil and with firmly established [215] habits of glamor. They are closely connected with aspects of his daily living, with his sex life or with his ambitions, with his relations to other people, with his pet ideals and ideas, his dreams and visions. He should choose the glamor that is the most apparent and the most hindering at any given time (and there is always one) and for its dissipation he should work conscientiously[2], if he would lay the foundations for effective service in the dissipation of world glamor.

Cách Thức Xua Tan Ảo Cảm (Dành cho cá nhân)

I. Các giai đoạn chuẩn bị.

1.− Nhận diện ảo cảm cần phải xua tan. Giai đoạn này gồm có:

a. Sẵn sàng hợp tác với linh hồn theo các cách thức của thể xác, thể cảm dục và thể trí hầu trợ giúp vào công việc có tính cách kỹ thuật hơn. Hãy suy gẫm về các hàm ý trong câu này.

A willingness to cooperate with the soul in physical, astral and mental ways in order to aid in the more technical work. Ponder on the implications in this sentence.

b. Nhận ra cách thức mà ảo cảm này tác động vào cuộc sống hằng ngày và vào mọi mối quan hệ hằng ngày.

A recognition of the ways in which this glamor affects the daily life and all relationships

2.− Ba giai đoạn tập trung đã vạch ra (tr. 208−210) phải được thực hiện.

a. Giai đoạn tập trung ánh sáng trí tuệ và ánh sáng vật chất trong thể trí. Giai đoạn này được thực hiện bằng tiến trình nâng tâm thức lên, hòa lẫn, phối hợp. Để làm được điều này bạn phải dùng đến ủa trí tưởng tượng sáng tạo (creative imagination).

The stage of focusing the light of the mind and the light of matter in the mental vehicle. This is done by a process of lifting up and of blending and fusion, and to do this the activity of the creative imagination is employed.

b. Giai đoạn thiền định, mà vào đúng lúc sẽ đưa tới việc dung hợp ánh sáng vật chất, ánh sáng trí tuệ và ánh sáng linh hồn trên cõi trí. [216]

The stage of meditation which in time brings about the fusion of the light of matter, the light of the mind and the light of the soul upon the mental plane. [216]

c. Giai đoạn mà cả ba loại ánh sáng này được nhận thức như là một ánh sáng hỗn hợp duy nhất. – giống như ngọn đèn pha, sẵn sàng chiếu vào hướng cần thiết.

The stage in which these three lights are realized to be one unified light—a searchlight, ready to be turned in the needed direction.

 

3.− Nhận thức được hai khía cạnh của việc chuẩn bị – The recognition of two aspects of preparedness:

a. Chỉnh hợp phàm ngã, sao cho ba trạng thái của phàm ngã được nhìn thấy như là tạo ra một con người duy nhất đang hoạt động.

Alignment of the personality, so that the three aspects of the lower nature are seen as constituting one functioning personality

b. Tác động hợp nhất trong đó phàm ngã và linh hồn cũng được nhìn thấy như là một đơn vị. Điều này được thực hiện thông qua sự dâng hiến phàm ngã cho linh hồn và việc linh hồn chấp nhận phàm ngã.

An act of integration in which the personality and the soul are seen also as a unit. This is done through the dedication of the personality to the soul and its acceptance by the soul

Hai đường lối suy tư này tạo ra một lãnh vực tư tưởng và nhận thức có sức thu hút mọi công việc cần làm vào trong đó.

These two lines of thinking produce a field of magnetic thought and realization in which all the work is done.

 

4.− Tiếp theo là một sự tạm ngừng, khi đó toàn thể con người tự chuẩn bị sẵn cho công việc cần làm. Từ sự bận tâm sâu xa tới giai đoạn tiếp xúc với linh hồn và việc chuẩn bị ban đầu, giờ đây y tập trung hết tâm trí của mình vào ảo cảm cần được xóa bỏ. Giai đoạn này không dính dáng đến việc nhận biết về ảo cảm và lý do này nọ của ảo cảm. Nó có nghĩa là chuyển sự chú tâm của linh hồn−phàm ngã đã hoà nhập vào cõi cảm dục và vào ảo cảm đặc biệt; không nên chuyển sự chú tâm vào thể cảm dục của người tìm đạo, là kẻ đang ra sức xua tan huyễn cảm. Điều này rất quan trọng, bởi vì trong lúc hủy diệt loại ảo cảm đặc biệt mà y quan tâm tới, thì người tìm đạo hay vị đệ tử cũng bắt đầu hủy diệt phần đóng góp của mình trong đó – tức là cái ở trong y giúp cho y tiếp xúc được với ảo cảm – và đồng thời y đang tự chuẩn bị cho việc phụng sự nhóm theo cùng đường lối. Điều này cho thấy đây không phải là việc dễ làm. [217]

A pause in which the whole man braces[3] himself for the work to be done. From a profound preoccupation with the stage of soul contact and initial preparation he now focuses his attentive mind upon the glamor to be eradicated. This does not involve a consciousness of the glamor and its why and wherefore. It means a turning of the attention of the integrated soul-personality to the astral plane and the particular glamor; the attention is not turned to the astral body of the aspirant, seeking to do the work. This is a statement of major importance because in destroying the peculiar type of glamor with which he is concerned, the aspirant or disciple begins to destroy his share in it—that in him which gives him contact with the glamor—and at the same time he is preparing himself for group service along the same line. This will not prove an easy task. [217]

 

II. Kỹ thuật hay công thức.

5.− Bằng tác động của trí tưởng tượng sáng tạo, kẻ hành đạo cố gắng để thấy và lắng nghe linh hồn – cội nguồn của ánh sáng và quyền năng trong ba cõi thấp – thở ra thánh ngữ OM vào thể trí của phàm ngã đang chú tâm đợi chờ. Ở đó, ánh sáng và sức mạnh của linh hồn được tiếp nhận và giữ lại bởi phàm ngã tích cực, bởi vì một thái độ tiêu cực không thích hợp.

By an act of the creative imagination the worker endeavors to see and hear the soul—the source of light and power in the three worlds—breathing out the OM into the mind of the attentive waiting personality. There the light and power of the soul is retained and held by the positive personality, for a negative attitude is not desirable.

6.− Ánh sáng và sức mạnh được giữ lại kết hợp với ánh sáng kép của phàm ngã (như chúng ta biết, ánh sáng này tập trung trên cõi trí). Ánh sáng này được nhìn thấy phát ra một ánh sáng mạnh mẽ, giống như ngọn đèn pha có ánh sáng rực sáng. Nó phải được hình dung giống như một quả cầu sáng rực linh hoạt, tuy nhiên chưa tỏa sáng ra hay phóng xuất ra ngoài.

The retained light and power, combined with the dual light of the personality (focused as we know on the mental plane) is seen generating an intense light which can be visualized as a searchlight of great brilliance and strength. It must be seen as a sphere of vivid brilliant light but not yet radiating out or projecting outwards.

 

7.− Khi động tác hình dung này được xem như hoàn tất thỏa đáng, tiếp theo là thời gian tạm nghỉ, trong lúc đó người tìm đạo tập trung mọi ý chí mà y đang có ở đàng sau ánh sáng được tạo ra như thế bằng sự dung hợp của ba loại ánh sáng. Động tác này có liên quan đến giai đoạn mà Patanjali đã nói đến, đó là giai đoạn “thể trí được giữ ổn định trong ánh sáng”. Việc sử dụng ý chí này – ý chí của linh hồn−phàm ngã hoà hợp– thì mãnh liệt, nhưng vào giai đoạn này thì yên tĩnh và không thu hút hay tỏa ra.

When this act of visualization is deemed to be satisfactorily accomplished, a pause then ensues wherein the aspirant focuses all the will he has behind the light thus created by the fusion of the three lights. This refers to the stage spoken of by Patanjali as that of the “mind held steady in the light.” This use of the will—soul-personality will—is dynamic but at this stage quiescent and not magnetic or radiatory.

8.− Tiếp đến là một tiến trình mà ảo cảm được xua tan, và ngọn đèn pha của trí tuệ tác động vào thông qua quyền năng của tư tưởng. Ảo cảm và tính chất của nó, ngọn đèn pha và sức mạnh của nó đều được nhận biết đúng theo bản chất của chúng, một hoặc nhiều hiệu quả được tạo ra bằng mối liên hệ đó nên được xem xét cẩn thận. Không nên thực hiện tiến trình này theo cách mà tiến trình trí tuệ, ánh sáng và quyền năng sẽ làm mạnh thêm ảo cảm đã mạnh sẵn. Cần phải thực hiện như thế nào đó mà vào lúc kết thúc tiến trình, ảo cảm sẽ bị làm yếu đi một cách đáng kể và cuối cùng bị xua tan. Đây là nhận thức quan trọng.

Next follows a process wherein the glamor to be dissipated and the searchlight of the mind are brought into relationship by the power of thought. The glamor and its quality and the searchlight and its power are recognized to be as they are, and the effect or effects to be brought about by that relationship are carefully thought out[4]. This must not be done in such a way that the mind process, light [218] and power will strengthen the already powerful glamor. It must be done in such a way that at the close of the process the glamor will be appreciably weakened and eventually dissipated. This is an important realization.

9.− Sau khi đạt được sự tập trung, sự nhận thức và mối liên hệ cần thiết, bấy giờ người tìm đạo (bằng tác động của ý chí và của trí tưởng tượng sáng tạo) chuyển hướng ngọn đèn pha và thấy một luồng sáng linh hoạt phóng ra và xuyên thủng ảo cảm. Y phải hình dung ra một luồng ánh sáng chói lọi rộng lớn, đang từ thể trí được soi sáng tuôn tràn lên cõi cảm dục. Y phải tin rằng việc xảy ra như thế.

Having, as far as possible, achieved the needed concentration, realization and relationship, the aspirant then (by an act of the will and of the creative imagination) turns on the searchlight and sees a vivid beam of light stream forth and pierce the glamor. He must visualize a broad brilliant beam, pouring forth from the illumined mind on to the astral plane. He must believe that this is so.

 

10.− Kế đó đến giai đoạn quan trọng và khó khăn của công việc, đó là người hành đạo gọi tên ảo cảm và nhìn thấy ảo cảm đang trong tiến trình tan rã. Y giúp vào tiến trình này bằng cách nói với sự nhất tâm và không thành lời:

Quyền năng của ánh sáng ngăn chận việc xuất hiện ảo cảm (đọc tên ảo cảm).

Quyền năng của ánh sáng làm vô hiệu tính chất của ảo cảm, không cho ảnh hưởng đến tôi.

Quyền năng của ánh sáng sẽ hủy diệt sự sống đằng sau ảo cảm.

Việc thốt ra ba câu này, có nghĩa là tạo ra sự xác quyết về sức mạnh, về mục tiêu, và phải được thốt ra vào lúc tập trung, với thể trí được giữ ổn định và với sự định hướng tích cực.

Then comes an important and difficult phase of the work in which the worker names the glamor and sees it in process of dissipation. He aids the process by saying with tension and inaudibly:

“The power of the light prevents the appearance of the glamor (Naming it). The power of the light negates the quality of the glamor from affecting me. The power of the light destroys the life behind the glamor.”

The saying of these three sentences constitutes an affirmation of power and of purpose and must be enunciated at a point of tension, with the mind held in steadiness and with a positive orientation.

 

11.− Lần nữa, xướng lên Thánh Ngữ  với ý định tạo ra những gì mà theo cách nói huyền linh học gọi là “Tác Động Thâm Nhập”. Bấy giờ ánh sáng được thấy hoàn tất ba việc:

  1. Tạo một tác động rõ rệt lên huyển cảm.
  2. Xâm nhập vào ảo cảm và bị nó thu hút.
  3. Từ từ xua tan ảo cảm; theo thời gian qua ảo cảm sẽ không bao giờ mạnh trở lại và sau rốt sẽ cùng biến mất.

Again the Sacred Word is sounded with intent to produce what in occult parlance is called an “Act of Penetration”; the light is then seen accomplishing three things: [219]

  1. Making a definite impact upon the glamor.
  2. Penetrating the glamor and being absorbed by it.
  3. Dissipating it slowly; as time elapses the glamor will never again be so powerful and will eventually disappear altogether.

12.− Tiến trình này được nối tiếp bằng một tiến trình thu hồi, trong đó người tìm đạo thu hồi luồng sáng một cách có chủ tâm và đồng thời tái định hướng chính mình vào cõi trí.

This is followed by a process of withdrawing wherein the aspirant consciously and deliberately withdraws the beam of light and reorients himself upon the mental plane.

 

Tôi xin nói rằng huyễn cảm không bao giờ bị xua tan ngay tức khắc. Ảo cảm có nguồn gốc quá lâu đời. Nhưng kiên trì sử dụng công thức này sẽ làm yếu ảo cảm và nó sẽ từ từ và chắc chắn biến mất, con người sẽ tự do bước khỏi chướng ngại đặc biệt đó. Công thức này có vẻ như là rất dài, nhưng tôi đã cố ý phân nó ra thành chi tiết với đầy đủ ý nghĩa để cho người tìm đạo có thể hiểu được một cách rõ ràng những gì mà y định làm. Sau khi thực hành đúng và tuân theo một cách trung thực các điều kiện cần thiết, người tìm đạo sẽ tuân theo nó hầu như một cách tự động và tất cả những gì mà bấy giờ y cần sẽ là phương thức rút gọn theo nét phác họa vắn tắt sau đây:

I would point out that glamor is never immediately dissipated. It is of too ancient an origin. But a persistent use of this formula will weaken the glamor and slowly and inevitably it will vanish and the man will walk free from that particular hindrance. This may seem like a very long formula but I have purposely detailed it in as full a manner as possible so that the aspirant may clearly apprehend what he is intended to do. After due practice and a faithful following of the required conditions, the aspirant will follow it well-nigh automatically and all that he will then need will be the formula reduced to the following brief outline:

 

Phác họa ngắn gọn Phương thức

  1. Bốn giai đoạn chuẩn bị:

Nhận ra ảo cảm cần phải xua tan.

Giai đoạn tập trung ánh sáng của phàm ngã, ánh sáng kép (dual light).

Giai đoạn thiền định và nhận ra ánh sáng vĩ đại hơn.

Hợp nhất của ánh sáng kép của vật chất và ánh sáng của linh hồn, như vậy tạo ra đèn pha của thể trí. [220]

  1. Nhận biết tiến trình chỉnh hợp và hội nhập.
  2. Thận trọng chuyển hướng đèn pha của thể trí vào cõi cảm dục.

Công thức

  1. Hoạt động của linh hồn và giữ lại ánh sáng.
  2. Tạo ra và hình dung ra ngọn đèn pha.
  3. Kêu gọi đến ý chí đằng sau ngọn đèn pha của thể trí.
  4. Ánh sáng hợp nhất sinh ra được chuyển vào ảo cảm bằng sức mạnh của tư tưởng.
  5. Gọi tên ảo cảm và khẳng định ba lần.
  6. Tác động Thấu Nhập.
  7. Tiến trình Triệt Thoái.

Các huynh đệ thân mến, các bạn sẽ thấy những gì tôi đang làm thực ra là giảng dạy cho thế hệ sắp đến cách hủy diệt các hình tư tưởng đang cầm giữ nhân loại, và, trong trường hợp ảo cảm, vốn là các hình thể mà dục vọng, xúc cảm, sự nhạy cảm với môi trường, đạo tâm đang phát triển và các lý tưởng cổ xưa đã chiếm đoạt và đang ngăn chận ánh sáng của linh hồn không cho chiếu rọi vào tâm thức đang thức tỉnh. Các năng lượng khoác lấy hình thể trên cõi cảm dục đều không phải là xúc cảm và cảm giác thuần khiết, được khoác dưới lớp chất liệu thuần túy cảm dục, vì không có sự việc nào như thế. Chúng là các ham muốn theo bản năng được khơi hoạt bằng vật chất tiến hóa của cõi trần, và trong toàn bộ của nó và qua hoạt động của gia đình nhân loại, vật chất này đang được chuyển đổi và nâng lên cho đến một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy sự biến hình của vật chất đó và “Sự Huy Hoàng của Đức Mẹ Đồng Trinh” – Trạng Thái Mẹ liên quan với thiên tính. Chúng cũng là các hình tư tưởng đi xuống mà con người đang tiến hoá luôn luôn tạo ra và đưa vào sự biểu lộ, khoác cho chúng chất liệu của dục vọng. Khi các hình tư tưởng đang đi xuống này (một phản chiếu trong ba cõi thấp của “đám mây lớn chứa các điều khả tri” (“cloud of knowable things) đang được nhận biết như Patanjali đã gọi, và đang lượn lờ trên cõi Bồ Đề chờ lắng tụ xuống) và khối giáng xuống gồm các đòi hỏi theo bản năng từ trạng thái thấp của từng cá nhân và từ nhân loại nói chung, gặp nhau ở điểm tập trung (point of tension) khi đó bạn có sự xuất hiện của cõi cảm dục – một lãnh vực hoạt động do con người tạo ra. Trong thiên nhiên, các giới dưới nhân loại không hề biết cõi cảm dục; các giới siêu nhân loại đã vượt qua cõi ấy, đã tìm ra cái bí ẩn về sự phỉnh lừa của cõi cảm dục và không còn thừa nhận cõi đó nữa ngoài việc xem cõi đó như lãnh vực kinh nghiệm tạm thời mà con người sinh hoạt trong đó. Trong lãnh vực đó con người học được sự thật rằng thực tại “vốn không là cái nào trong những cái này, mà chỉ có Cái Này (the One) và Cái Kia (the Other) có liên quan với nhau”. Đây là một trong các lối nói của huyền linh học mà vị đệ tử phải học cách hiểu và dùng để mô tả sự biểu lộ.

You will see, brother of mine, that what I am in fact doing is teaching the coming generation how to destroy those forms of thought which hold the race in bondage and which in the case of glamor are the forms which desire, emotion, sensitivity to environment, developing aspiration and old ideals have taken and which prevent the light of the soul from illuminating the waking consciousness. The energies taking form upon the astral plane are not pure emotion and feeling, clothed in pure astral matter, for there is no such thing. They are the instinctual desires, evoked by the evolving substance of the physical plane and this, in its entirety and through the activity of the human family, is being redeemed and drawn upwards until some day we shall see the transfiguration of that substance and the “Glorification of the Virgin Mary”—the Mother Aspect in relation to divinity. They are also the descending thought-forms which the developing human being is always creating and [221] drawing downwards into manifestation, clothing them with the substance of desire. When the descending forms of thought (a reflection in the three worlds of that vast “cloud of knowable things” in process of perception, as Patanjali calls it, and which hovers upon the buddhic plane, awaiting precipitation) and the ascending mass of instinctual demands from the lower aspect of the human unit and from humanity as a whole, meet at a point of tension then you have the appearance of what is known as the astral plane—a man-created sphere of activity. The subhuman kingdoms of nature know no astral plane; the superhuman kingdoms have surmounted it and discovered the secret of its delusion and no longer recognize it except as a temporary field of experience wherein man lives. In that sphere he learns the fact that reality is “none of these but only the One and the Other in relation with each other.” This is one of the occult phrases which the disciple has to learn to understand and which is descriptive of manifestation.

1 Comments

  1. jupiter nguyen

    – ” Trong lãnh vực đó con người học được sự thật rằng thực tại “vốn không là cái nào trong những cái này, mà chỉ có Cái Này (the One) và Cái Kia (the Other) có liên quan với nhau”. Đây là một trong các lối nói của huyền linh học mà vị đệ tử phải học cách hiểu và dùng để mô tả sự biểu lộ .
    . In that sphere he learns the fact that reality is “none of these but only the One and the Other in relation with each other.” This is one of the occult phrases which the disciple has to learn to understand and which is descriptive of manifestation. ”
    Đoạn trên chân sư DK nói ra những chân lý thật cao siêu , tuyệt diệu . Phải chăng đó là lý do tại sao mà không có một thứ gì hay một sự vật gì có thể sống hay tồn tại trong đơn độc , riêng lẻ ?
    Phải chăng đó là lý do tại sao Cái Này hiện hữa [ tồn tại ] bởi vì Cái Kia hiện hữa [ tồn tại ] ?
    Phải chăng mọi sự vật hiện hữa hay tồn tại là có sự tương quan [ liên hệ qua lại ] lẫn nhau ?
    Phải chăng bí mật của khoa Chiêm Tinh Học là dựa trên sự thật căn bản đó ? Bởi vì mọi sự vật biểu lộ là dựa trên nền tảng của sự tương quang [ liên hệ qua lại ] lẫn nhau ?

Leave Comment