Huyễn cảm về vật chất (Glamour of Materiality)

Những ngày cận Tết, tin tức trên báo chí, trên mạng internet lan truyền dồn dập những điều khiến những người có chút đạo tâm phải suy nghĩ. Người ta đưa tin tất bật về sự giàu có sang trọng của các ngôi sao, những chiếc váy cưới cả tỉ đồng, những chiếc “siêu xe” năm bảy, tỉ đồng. Thật tương phản làm sao khi so với những người cùng khổ của xã hội, chầu chực kiếm sống hằng ngày, thu nhập cả tháng chỉ bằng một một phần ngàn của những chiếc váy cưới, những chiếc siêu xe đó. Và cũng thật đau lòng biết bao khi hiện nay, chỉ vì vài triệu đồng người ta có thể kết liễu mạng sống của đồng loại của mình. Chưa bao giờ con người lại sống trong huyễn cảm của vật chất đến như vậy. Trong thập niên 1940-1950, trong giáo huấn cho các đệ tử mình, đức DK đặc biệt dạy các đệ tử cách nhận diện và diệt trừ huyễn cảm và ảo tưởng (glamours and illusions). Lúc đầu, giáo lý chỉ dành riêng cho các đệ tử, sau khi bà Alice A. Bailey mất, người ta tập hợp lại và xuất bản thành quyển “Huyễn cảm, một vấn đề của Thế giới” (Glamour, a World Problem). Đây là những giáo lý thật thiết thực mà mỗi người học đạo phải nghiền ngẫm và học hỏi hằng ngày. Trong triết học của Ấn Độ, người ta nhắc đến khái niệm Maya để chỉ ảo ảnh, những gì không thực. Suy cho cùng, đối với họ, cả vũ trụ cũng chỉ là ảo ảnh, là một hình tư tưởng của Thượng Đế, do Thượng đế tạo ra, . Trong giáo lý của đức DK, Ngài dạy cho chúng ta những gì thực tiển nhất, gần gũi nhất đối với chúng ta, nhưng không có nghĩa là giáo lý của Ngài dễ hiểu. Ngài phân ra ba loại huyễn cảm, tương ứng với ba cõi thấp mà chúng ta đang sinh hoạt: cõi dĩ thái (etheirc subplanes), cõi trung giới, cõi trí tuệ. Maya trên cõi hồng trần được Ngài gọi bằng maya (ảo ảnh). Trên cõi trung giới, ngài gọi bằng Glamour, tạm dịch là huyễn cảm, và trên cõi trí tuệ Ngài gọi là illusion, có thể dịch là ảo tưởng. Cả ba loại đều có chung đặc tính là ảo, là không thật, che lấp và làm méo mó sự thật, làm chúng ta không nhận thấy sự vật đúng bản chất của nó. Đa phần nhân loại hiện nay sống nặng về cảm tính, Ngài gọi là “astrally polarised“. Một số hiếm hoi những người tiến hóa cao tâm thức trụ vào cõi trí tuệ, Ngài gọi là mentally polarised. Còn nhân lọai với tâm thực trụ trong cõi hồng trần(physically polarised) gần như đã biến mất, chỉ thấy trong những thổ dân sơ khai kém tiến hóa. Ba lọai người trên đôi khi còn được gọi nhân loại với tâm thức Lemurian, tâm thức Atlantean, và tâm thức Aryan, tương ứng với ba giống dân chính của nhân loại từ thuở ban sơ đến giờ.

Ảo tưởng chỉ ảnh hưởng đến những người tiến hóa cao, ít nhất đã được một lần điểm đạo, nên không phổ biến lắm. Chỉ các đệ tử chính thức (accepted disciple) mới bắt đầu học hỏi về ảo tưởng, cách nhận diện và diệt trừ nó. Còn lại, hầu hết nhân loại, kể cả các đệ tử của Ngài, đều vướng vào huyễn cảm, không ít thì nhiều. Do đó, trong một số huấn thị dạy đệ tử, Ngài yêu cầu họ quán sát, nhận diện, và phá tan huyễn cảm. Nhưng nhận diện huyễn cảm không phải là điều dễ dàng, và lọai trừ nó lại càng khó hơn nữa. Ngài nói rằng nhìn từ các cõi cao, nhân loại giống như bước đi trong làn sương mù dày đặc, và những gì họ thấy đều không rõ ràng, mờ ảo. Điều nầy cũng giống như một người sống thường xuyên trong bầu không khí nhơ bẩn, hôi hám, đến một lúc nào đó y không thể nào nhận diện được mùi hôi thúi xung quanh y. Nó đã trở thành một thành phần của y. Trong bài Hình tư tưởng, bạn đã biết con người tạo ra xung quanh mình vô số các hình tư tưởng (thought forms) và những hình thể của những xúc cảm (astral forms), chúng hòa lẫn với những hình tư tưởng của thế gian, tạo thành một lớp vỏ, một cái lồng (a cage) dày đặc bao quanh y. Y cảm và nhận biết mọi vật xung quanh xuyên qua lớp vỏ dày đặc đó, thành ra không thể nào y nhận thức được chân lý đúng thực.

Huyễn cảm cũng có nhiều mức độ thanh trọc khác nhau, và nó cũng tùy thuộc vào cung mà mỗi người có. Đức DK liệt kê ra năm loại huyễn cảm chính ảnh hướng đến toàn thể nhân loại hiện nay:

  1. Huyễn cảm vật chất.
  2. Huyễn cảm của cảm tính
  3. Huyễn cảm của lòng sùng tính
  4. Huyễn về các cặp đối nghịch.
  5. Huyễn cảm về Đường Đạo

a. The glamour of materiality.
b. The glamour of sentiment.
c. The glamour of devotion.
d. The glamour of the pairs of opposites.
e. The glamours of the Path.

(Glamour, a World Problem, trang 73)

Các huyễn cảm kể trên là những huyễn cảm căn bản nhất chi phối toàn thể nhân loại, xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Thô thiển nhất và phổ biến là huyễn cảm về vật chất. Bạn có thể thấy nó thể hiện diện khắp mọi nơi. Và khi đã bị nó khống chế, người ta ngày càng mê đắm vào nó không thoát ra được. Say tiền là một dạng của huyễn cảm vật chất. Có một câu thơ trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du mà nhiều người thuộc lòng: “Chữ Tài liền với chữ tai một vần“, ý nói những người tài ba hay gặp hoạn nạn. Ta cũng có thể hiểu câu thơ trên chệch đi một chút, “chữ tài (tiền bạc) liền với chữ tai một vần,” và điều nầy thật sự đúng. Tiền bạc là năng lượng Prana kết tinh lại, nếu chỉ sử dụng một cách ích kỷ sẽ mang đến sự tắc nghẻn (congestion), bệnh tật và tai họa. Bạn có thể thây chân lý nầy thể hiện trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Prana là sinh lực vũ trụ, dành cho tất cả mọi người. Mọi sinh vật chỉ nên hấp thụ vừa đủ cho mình, còn lại chia sẻ cho vạn vật chung quanh. Trong Tử Vi đẩu số của Phương đông, hai sao Lộc tồnHóa lộc vừa là Tài tinh, vừa là Phúc tinh. Nếu tính chất tài của nó phát triển mạnh quá, tính chất Phúc sẽ mất đi. Do đó, giàu có, tiền bạc là để chia sẻ, chứ không phải để hưởng thụ bản thân ích kỷ, và định luật vũ trụ luôn luôn luôn hướng đến sự công bằng và điều chỉnh hợp lý.

Một phương pháp để diệt trừ huyễn cảm một cách khoa học và nhanh chóng mà đức DK dạy cho các đệ tử là Technique of  Light. Chúng tôi sẽ có bài nói về Technique nầy. Mong rằng tất cả những người có đạo tâm trong chúng ta không ngừng học hỏi để nhận diện huyễn cảm, và loại trừ nó ra bản thân mình. Như thế chúng ta cũng góp phần loại trừ huyễn cảm trên thế gian.

Cầu mong Quyền năng của Ánh sáng phá tan sự sống đằng sau huyễn cảm!

May the power of the light destroys the life behind the glamour. 

 

 

 

7 Comments

  1. jupiter nguyen

    Có một câu rất hay và rất đúng chân lý là ” Càng cho ra thì càng tiếp tục có ” , do đó cho ra ( chia sẻ tiền bạc , vật chất , của cải … cho những người đang thiếu thốn ) không có nghĩa là mất mát , thua thiệt mà thật sự người cho ra sẽ tiếp tục có để có thể cho ra mãi mãi.

  2. Jupiter Nguyen

    Tôi tin rằng ai mà thoát khỏi mọi huyễn ảo là người đó có thể chấm dứt mọi phiền não trên thế giới này. Đó cũng là mục tiêu chiến đấu của tôi.

  3. Jupiter Nguyen

    Trong quyển sách Điểm đạo trong nhân loại và thái dương hệ, chân sư D.K nói rằng ” tiền bạc có một ý nghĩa huyền bí mà ít ai hiểu được ” . Câu nói đó là một bí mật khó hiểu, tôi chỉ biết rằng những người rất giàu có thì thường có nhiều kẻ thù và bị người đời oán ghét, ganh tị. Trong một quyển sách khác của chân sư D.K ngài nói rằng những người mà gom góp quá nhiều tiền bạc của thiên hạ vào tay mình là phạm luật Trời và là một đại tội. Vì vậy tôi nghĩ rằng kẻ nào đã gom góp vào quá nhiều tiền bạc thì kẻ đó cũng nên cho ra ( chia sẻ ).

    • webmaster

      Chào bạn,

      Bạn nói rằng “trong một quyển sách khác của chân sư D.K ngài nói rằng những người mà gom góp quá nhiều tiền bạc của thiên hạ vào tay mình là phạm luật Trời và là một đại tội,” tôi chưa tìm thấy câu nói trên nằm ở quyển sách nào, nếu có thể bạn cho biết để tiện thảo luận. Tuy nhiên, bản thân giàu có và tiền bạc không có tội và không xấu, chỉ có cách người ta kiếm tiền và sử dụng đồng tiền mới xấu hoặc tốt. Giàu có để sử dụng tiền cho các mục đích cao cả, không phải phục vụ các ham muốn cá nhân là những hành động đáng cho chúng ta ngưỡng mộ. Sau đây là một vài trích dẫn lời đức DK nói về tiền bạc:

      I do not, however, intend to write a treatise upon finance. It would largely be a record of man’s dire selfishness, but I seek to deal with money as the Hierarchy sees the problem, and to consider it as a form of energy, prostituted at this time to material ends or to the selfish aspirations and ambitions of well-meaning servers. They are limited in their view and need to get a picture of the possibilities inherent in the present situation which could deflect much of this form of concretised divine energy into constructive channels and “ways of light.” [The EXternalisation of the Hierarchy, trang 60]

      3. The Energy of Active Intelligence. This third type of energy is the easiest one for modern humanity to receive—which is perhaps a sad commentary upon man’s aspirations. [Page 646] The proof of this lies in the fact that much of this type of energy (through the selfish perception and desires of mankind) has been crystallised into money. Human intelligence has served on the side of materialism and not on the side of the spiritual values. Money is the concretised expression of the third type of spiritual energy. This particular expression appeared first in the ancient and equally materialistic system of barter and exchange; then, in later civilisations (predominantly including ours) we have the appearance of money, made first from the products of the mineral kingdom, and then later came paper money, made from the products of the vegetable kingdom. This has culminated in the modern preoccupation with money. There is very deep occult meaning to be found in the statement in the New Testament that “the love of money is the root of all evil”. It is largely money and selfishness which lie behind the present disastrous economic situation. Great financiers are in reality those in whom the receipt of money, or of this type of energy, constitutes the line of least resistance, plus the will to make vast fortunes, which cannot be gainsaid. They will to make a fortune; they bring their intelligence to bear upon their goal, and naught can stop them. Many of them are purely selfish; some regard their money as a trust to be used for others and are amazingly generous in a philanthropic and humanitarian sense. These men are receptive to the first type of energy, and frequently all the three types find a channel through them, and the world is greatly benefited; such men are nevertheless very rare. It still remains for the crystallised aspect of this third energy—money—to be used on a large scale for the furtherance of the work of the Hierarchy. It is at this point and in connection with money that the great test of goodwill should demonstrate. [EOH trang 646]

      It is here that the whole mystery of money lies hid and the creation and production of money. I would like here to point out to you that it is with the third aspect of divinity and the third aspect alone that the creative process is concerned. It is through the relation of the three aspects of the third divine manifestation—law, affinity and concretised energy—that money is created. [Esoteric Astrology trang 246]

  4. Jupiter Nguyen

    Thưa bạn Webmaster , câu nói trên tôi chỉ nói lại cái ý đại khái của chân sư D.K về vấn đề tiền bạc và theo sự hiểu của tôi về câu nói đó của Ngài chứ tôi không nhớ rõ nguyên câu của Ngài nên tôi đã không để nó trong ngoặc kép và tôi cũng không nhớ rõ đã đọc trong quyển sách nào ( có thể là quyển Thư về tham thiền huyền linh hay Đường đạo trong kỷ nguyên mới ). Vì có hàng triệu người trên thế giới này đang đói kém và thiếu thốn nên những người mà tích lũy và gom góp quá nhiều tiền bạc cho mình mà không chia sẻ và giup cho đồng loại là phạm luật và là đại tội. Dù sao cũng cảm ơn sự góp ý của Wedmaster qua sự góp ý của bạn tôi cũng nhận ra sự không thận trọng của mình khi trích dẫn và nhắc lại ý của chân sư D.K vì nếu không thận trọng tôi có thể làm méo mó giao lý của chân sư D.K và làm người đọc hiểu sai giáo lý của Ngài. Đây là một bài học và là một kinh nghiệm cho tôi. Thanks Wedmaster.

    • webmaster

      Vâng, chúng ta nên thận trọng khi diễn giải giáo lý của đức DK, vì những gì Ngài viết rất tinh tế. Những người đọc khác có thể hiểu sai những gì Ngài dạy nếu chúng ta dịch hoặc diễn đạt không đúng mực. Cám ơn bạn đã thường xuyên đọc và comment cho http://www.minhtrietmoi.org.

      Thân ái,

  5. Jupiter Nguyen

    Tôi là một chiến sĩ, tôi sẽ chiến đấu để xoá tan tất cả mọi huyễn cảm, mọi ảo tưởng, mọi tư tưởng vô minh lầm lạc trong con người của tôi. Trong cuộc chiến đấu này tôi có một vũ khí đó là tự ” sữa sai chính mình ” . Đó sẽ là một cuộc chiến đấu trường kỳ bất tận của tôi mà tôi đã bắt đầu từ nhiều năm nay. Khi một giọt nước rơi vào đại dương thì giọt nước đó sẽ không bao giờ biến mất trước khi đại dương khô cạn. Tôi muốn là giọt nước đó.

Leave Comment