Ảo cảm của các Cặp Đối Lập
Giới thiệu: Ảo cảm của các cặp đối lập là một trong năm ảo cảm cơ bản của nhân loại, nhất là những người bước trên con đường dự bị. Y bị giằng xé giữa các đối cực, một đằng muốn bước theo con đường của các Đấng Cao Cả, của Chúa, một đằng thì muốn tiếp tục của con đường trần gian. Sự giằng xé đó được gọi trải nghiệm “Đỉnh Núi và Thung Lũng”.
Trong một quyển sách của Ngài (dường như là Nẽo về của Ý hay Hoa Sen trong Biển Lửa), Thiền Sư Nhất Hạnh có kể lại một kinh nghiệm gần như thế của Ngài. Khi sống lưu vong ở Pháp, bị cấm trở về Việt Nam sau năm 1963, Ngài lập ra Làng Mai hay Đạo Tràng Mai Thôn để giảng dạy cho Phật tử khắp thế giới. Một hôm bước đi trên đường phố, thấy những người đang đoàn tụ với gia đình (dường như nhằm Lễ Noel), Ngài chạnh lòng, và trong thoáng chốc cũng ước ao có một gia đình như mọi người. Nhưng ý tưởng đó chỉ trỗi dậy thoáng qua rồi biến mất, và cũng vì Ngài là một vị chân tu. Nhưng với các Đệ tử Dự Bị, các người chí nguyện, sự dao động giữa các cặp đối lập là thường xuyên hơn, và phương pháp đối trị là Con Đường Trung Đạo cao quí, như Đức Phật dạy, và con đường này, theo sự tiến hoá của vị đệ tử, sẽ ngày càng nâng cao. Bạn không thể đứng trung dung mãi giữa các cặp đối lập, vì cuối cùng bạn sẽ cho chọn Cực cao hơn trong hai cực, nhưng lúc đó sẽ có một cặp đối lập khác, và quá trình tiếp tục, và cuối cùng con người nhận ra rằng, không có sự phân biệt giữa các đối lập này, tất cả đều thiêng liêng như nhau.
Trích từ Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới
Trên Con đường Dự bị, có sự dao động, được ghi nhận một cách có ý thức, giữa các cặp đối lập cho đến khi con đường trung đạo được nhìn thấy và xuất hiện. [1a] Hoạt động này tạo ra ảo cảm của các cặp đối lập, vốn có bản chất dày đặc và như sương mù, đôi khi nhuốm màu của niềm vui và hạnh phúc, và đôi khi mang màu sắc của sự sự u ám và phiền muộn khi người đệ tử dao động qua lại giữa các nhị nguyên. [1b] Tình trạng này vẫn tồn tại chừng nào mà người ta còn nhấn mạnh vào cảm giác—cảm giác này trải dài trong thang điệu giữa một niềm vui mạnh mẽ khi con người tìm cách tự đồng nhất với đối tượng của sự sùng kính, hay với nguyện vọng của mình, hoặc khi không làm được như vậy và do đó khuất phục trước nỗi tuyệt vọng đen tối nhất và cảm giác thất bại [1c] . Tuy nhiên, tất cả những điều này đều có bản chất cảm dục và có tính chất cảm quan chứ không hề thuộc về linh hồn. [1d] Những người tìm đạo bị giam cầm trong ảo cảm này trong nhiều năm, và đôi khi nhiều kiếp sống. [1e] Việc giải thoát khỏi thế giới của cảm giác và sự phân cực của người đệ tử trong thế giới của thể trí được soi sáng sẽ làm tiêu tan ảo cảm này, vốn là một phần của đại tà thuyết của sự chia rẽ. [1f] Khoảnh khắc một người phân chia cuộc sống của mình thành ba phần (điều mà y chắc chắn phải làm khi đối phó với các cặp đối lập và đồng hóa mình với một trong số chúng), y bị khuất phục bởi ảo cảm của sự chia rẻ. [1g] Có lẽ quan điểm này có thể giúp ích, hoặc có thể nó sẽ vẫn còn là một bí ẩn, vì bí mật của ảo cảm thế gian nằm ẩn trong tư tưởng rằng sự phân hoá tam phân này che dấu bí mật của sự sáng tạo. [1h] Chính Thượng Đế đã tạo ra các cặp đối lập—tinh thần và vật chất—và cũng tạo ra trung đạo tức là trạng thái tâm thức hoặc trạng thái linh hồn. Hãy suy ngẫm sâu sắc về tư tưởng. [1i]
Bộ ba của các cặp đối lập và của con đường cân bằng hẹp giữa chúng, con đường trung đạo cao quí, là sự phản ánh hoạt động của tinh thần, linh hồn [Trang 80] và thể xác trên cõi trung giới; của sự sống, tâm thức và hình tướng, ba khía cạnh của Thiên tính—tất cả chúng đều thiêng liêng như nhau. [1j]
Upon the Probationary Path there comes the swing, consciously registered, between the pairs of opposites until the middle way is sighted and emerges. This activity produces the glamour of the pairs of opposites, which is of a dense and foggy nature, sometimes coloured with joy and bliss and sometimes coloured with gloom and depression as the disciple swings back and forth between the dualities. This condition persists just as long as the emphasis is laid upon feeling—which feeling will run the gamut between a potent joyfulness as the man seeks to identify himself with the object of his devotion or aspiration, or fails to do so and therefore succumbs to the blackest despair and sense of failure. All this is, however, astral in nature and sensuous in quality and is not of the soul at all. Aspirants remain for many years and sometimes for many lives imprisoned by this glamour. Release from the world of feeling and the polarising of the disciple in the world of the illumined mind will dissipate this glamour which is part of the great heresy of separateness. The moment a man differentiates his life into triplicities (as he inevitably must as he deals with the pairs of opposites and identifies himself with one of them) he succumbs to the glamour of separation. Perhaps this point of view may aid or perhaps it will remain a mystery, for the secret of world glamour lies hid in the thought that this triple differentiation veils the secret of creation. God Himself produced the pairs of opposites—spirit and matter—and also produced the middle way which is that of the consciousness aspect or the soul aspect. Ponder deeply on this thought.
The triplicity of the pairs of opposites and of the narrow way of balance between them, the noble middle path, is the
GAW 79reflection
on the astral plane of the activity of spirit, soul [Page 80] and body; of life, consciousness and form, the three aspects of divinity—all of them equally divine.
Bình giảng
Trên Con đường Dự bị, có sự dao động, được ghi nhận một cách có ý thức, giữa các cặp đối lập cho đến khi con đường trung đạo được nhìn thấy và xuất hiện. [1a]
Bây giờ, chúng ta xem xét về ảo cảm của các cặp đối lập. Nếu chúng ta xem ở đây trong Chiêm tinh học nội môn:
7. Thiên Bình. — Ánh sáng chuyển động đến ngừng nghỉ . Đây là ánh sáng dao động cho đến khi đạt được điểm cân bằng. Đó là ánh sáng được phân biệt bằng cách chuyển động lên và xuống.
EA330
Libra. —The Light that moves to rest. This is the light that oscillates until a point of balance is achieved. It is the light which is distinguished by a moving up and down.
ESOTERIC ASTROLOGY 330
Vâng, có các loại ánh sáng khác nhau, và Thiên Bình có liên quan đến mô hình đối lập này, và các bạn hãy lưu ý, đó là một chuyển động theo chiều thẳng đứng. Có loại chuyển động theo chiều ngang trong đó không cái nào tốt hơn cái nào, nhưng khi nói đến chuyển động theo chiểu thẳng đứng, cái phía trên, cái vượt trội hơn được xem là quan trọng hơn cái mà nó chứa đựng và nằm ở dưới.
Vì vậy, ánh sáng di chuyển đến ngừng nghỉ, đó là ánh sáng dao động cho đến khi đạt được điểm cân bằng. Do đó, trung đạo là con đường nằm trên con đường thẳng đứng, và nó nằm giữa những đòi hỏi của linh hồn và những đòi hỏi của phàm ngã. Chúng ta biết rằng Thiên Bình là dấu hiệu đặc biệt, ít nhất lúc bắt đầu, quan tâm như nhau đến các yêu cầu của cả hai cặp đối lập này. Tất nhiên, các cặp đối lập này không thực sự đối lập chút nào, nhưng đó là cách chúng ta nhận thức về nó.
Vì vậy , có sự dao động, được ghi nhận một cách có ý thức, giữa các cặp đối lập cho đến khi con đường trung đạo được nhìn thấy và xuất hiện
Và con đường trung đạo này luôn luôn nâng cao lên, điểm trụ nhất tâm tiếp tục nâng lên, nếu chúng ta đang hoạt động theo cách đúng đắn.
Hoạt động này tạo ra ảo cảm của các cặp đối lập, vốn có bản chất dày đặc và mù mịt, [1b]
Chúng ta hãy tạm dừng giây lát và suy ngẫm, vì tôi nghĩ tất cả chúng ta đều bị cuốn vào nó ở một mức độ nào đó, và chúng ta phải xem bằng cách nào và tại sao.
đôi khi được tô điểm bằng niềm vui và hạnh phúc và đôi khi được tô điểm bằng sự u ám và phiền muộn khi người đệ tử dao động qua lại giữa các nhị nguyên.
Đôi khi, chúng ta đang bước đi trong ánh sáng của linh hồn, và những lúc khác, chúng ta dường như bị giới hạn trong phàm ngã mà không thể tiếp xúc với những năng lượng phấn khởi của linh hồn. Chúng ta có thể nghĩ đây hoàn toàn là ảo cảm của dấu hiệu Song Ngư, nhưng trong trong Chiêm Tinh Học Nội Môn, chương nói về Bảo Bình, Ngài nói với chúng ta rằng dấu hiệu của Bảo Bình Š trông giống như một sóng hình sin, biểu thị rất nhiều trải nghiệm về “Ngọn núi và thung lũng”, và người Bảo Bình đôi khi bước đi trong ánh sáng rực rỡ của linh hồn, nhưng có những lúc lại bước trong bóng tối sâu thẳm. Đây là vấn đề mà trong tâm lý học chúng ta gọi đó là “rối loạn tâm thần trầm cảm hưng cảm”. Có một sự xen kẽ giữa hưng phấn và trầm cảm, và điều này đi cùng với cung bốn. Có một sự không ổn định trong sự đáp ứng của hình tướng với năng lượng linh hồn. Hình tướng không chịu nổi áp lực của năng lượng liên tục được chiếu rọi bởi mặt trời linh hồn, nó tiếp cận rồi rút lui, và tiếp cận và rút lui, và chúng ta trở thành điểm sáng dao động đó. Chúng ta tiếp cận và rút lui thay vì là một điểm tỏa sáng tiếp cận ổn định vốn có thể đạt được trên Con Đường Đệ Tử.
Tình trạng này kéo dài,
Hãy nghĩ về điều này trong cuộc sống của chính bạn. Tôi đã trải qua những giai đoạn như thế, và nó thực sự rất đau khổ. Sự dao động “lên” và “xuống” đó, đôi khi trong cùng một ngày, và nhiều khi trong nhiều ngày.
Tình trạng này vẫn tồn tại chừng nào mà người ta còn nhấn mạnh vào cảm giác
Chúng ta nhận ra rằng chúng ta có một thể cảm dục mạnh mẽ ở đây, và phần lớn các đệ tử của Chân sư DK đang làm việc để đạt được cấp điểm đạo thứ hai—có thể là trong kiếp sống cụ thể đó hay trong một vài kiếp sau đó—đó được coi là một mốc thành tự cao, vì vậy, một cách tự nhiên, có rất nhiều sự chú ý dành cho thể cảm dục và những dao động của nó, có thể nhiều hơn những gì chúng ta muốn thừa nhận. Trong thái dương hệ của chúng ta và trên hành tinh của chúng ta, thể cảm dục là một vận cụ nổi bật, vì chúng ta sống trong một thái dương hệ Cảm dục – Bồ đề, và Thái dương Thượng đế chưa đạt đến cấp điểm đạo vũ trụ thứ ba, và với hành tinh của chúng ta, chúng ta thậm chí còn chưa đạt mức điểm đạo vũ trụ thứ hai, và nó [lần điểm đạo thứ hai của Hành Tinh Thượng đế chúng ta] sẽ xảy ra vào khoảng thời gian của cái mà chúng ta gọi là Ngày Phán Xét (Judgement Day), điều đó vẫn còn ở phía trước. Vì vậy, về mặt hành tinh, chúng ta có một sự tập trung ở phương diện cảm dục và nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
—cảm giác này trải dài trong thang điệu giữa một niềm vui mạnh mẽ khi con người tìm cách tự đồng nhất với đối tượng của sự sùng kính, hay với nguyện vọng của mình, hoặc khi không làm được như vậy và do đó khuất phục trước nỗi tuyệt vọng đen tối nhất và cảm giác thất bại. [1c]
Đây là một sự dao động thông thường và không thể tránh được trên Đường Đạo cho đến khi chúng ta tìm cách thoát khỏi nó.
Tuy nhiên, tất cả những điều này đều có bản chất cảm dục và có tính chất cảm quan chứ không hề thuộc về linh hồn. [1d]
Linh hồn có thể có những chu kỳ của nó, nhưng đó không phải là những thăng trầm đau khổ gắn liền với trải nghiệm này. Không, linh hồn sẽ tỏa sáng với sự nhất quán tương đối, và chính phàm ngã bị thu hút và tiếp cận dưới ánh sáng của linh hồn là nguyên nhân gây ra điều này. Chúng ta có một hiện tượng mà tâm lý học đã khêu gợi sự chú ý của chúng ta, điều được gọi là “sự kìm nén điều tốt đẹp”, hoặc đôi khi nếu người ta nhận thức được nó, người ta gọi nó là “sự kìm nén của cái cao cả”, nghĩa là chúng ta rút lui khi đối diện ánh sáng, bởi vì chúng ta không thể chịu được cường độ của ánh sáng.
Những người tìm đạo bị giam cầm trong ảo cảm này trong nhiều năm, và đôi khi nhiều kiếp sống. [1e]
Con đường thần bí không kết thúc ngay lập tức. Cần một thời gian để trung tâm tập trung ở phía trên đầu đi xuống giữa đầu, nói về mặt dĩ thái, và chúng ta thực sự nắm bắt sự việc, chúng ta trở thành một đệ tử thực thụ và điểm đạo đồ nhiều hơn. Cảm giác và sự khao khát nhị nguyên—Đây là Chúa, và tôi khao khát đến với Ngài; đây là thiên đường, và tôi mong ước đến thiên đường. Cảm giác nhị nguyên đó không thật nhưng được nhận thức như vậy, và con người có thể được duy trì trong nhiều năm, và thậm chí nhiều kiếp sống.
Rất nhiều người trong chúng ta đến từ con đường thần bí, và chúng ta thực sự không thể đánh mất điều đó. Khi bạn nhìn vào các hành tinh tổng hợp, Sao Thổ ở đó, nhưng thực sự, đây là vấn đề của Sao Hải Vương, và trên đường đến Sao Thiên Vương—vốn là thể trí huyền linh và sự lóe lên của trực giác và liên quan đến nguyên mẫu tâm linh—chúng ta không muốn đánh mất Neptune trên đường đi. Sao Hải Vương rất quan trọng vì nó mang lại cho chúng ta kiểu nhạy cảm mà Đức Christ đã trau dồi ở mức độ rất cao, và chúng ta chỉ đang học một chút gì đó về nó.
Việc giải thoát khỏi thế giới của cảm giác
Ngài nói về điều này trong chương Cự Giải của quyển Chiêm Tinh Học Nội Môn,
và sự phân cực của người đệ tử trong thế giới của thể trí được soi sáng sẽ làm tiêu tan ảo cảm này, vốn là một phần của đại tà thuyết của sự chia rẽ. [1f]
Trên thực tế, những yếu tố này bên trong con người đều là một, chúng không tách biệt như “có vẻ” thế đối với nhận thức chưa được soi sáng.
Trong câu trên, bạn thấy từ “phân cực trong thế giới của thể trí”, nhưng thực sự “phân cực trí tuệ” là một cụm từ được dành riêng cho một khoảng thời gian giữa lần điểm đạo thứ hai và thứ ba, và rất ít đệ tử trong nhóm đệ tử của Chân sư DK đã đạt được điểm đó. Họ không thực sự phân cực trí tuệ (mentally polarised) mặc dù họ có thể “tập trung trí tuệ” (menttaly focussed).
Vì vậy, sự phân cực có liên quan đến khả năng thực sự mang vào ánh sáng của linh hồn và giữ tâm trí ổn định trong ánh sáng đó, và nó liên quan đến kinh nghiệm sa mạc (experience in the desert), sau khi đã được thanh tẩy bằng lễ rửa tội. Do đó, tôi nghĩ rất nhiều sinh viên chúng ta cần sự thanh lọc bằng lửa, điều sẽ xảy ra ở cấp độ thứ hai, và sau đó chúng ta có thể nói về sự phân cực trí tuệ thực sự.
Nhưng dù sao đi nữa, Ngài dùng từ đó ở đây,
và sự phân cực của người đệ tử trong thế giới của thể trí được soi sáng sẽ làm tiêu tan ảo cảm này, vốn là một phần của đại tà thuyết của sự chia rẽ.
Ngài nói đó là một tà thuyết vĩ đại, và theo như tôi có thể hiểu, nó là cơ sở của mọi ảo tưởng, nhìn thấy, nhận thức mọi sự vật một cách rời rạc, phân mảnh, và đó là điều tự nhiên để làm. Các giác quan dường như tách biệt mọi thứ, tách sự vật này với sự vật khác, nhưng chúng ta phải nhận thức được sự thống nhất và tính phổ biến của tất cả.
Khoảnh khắc một người phân chia cuộc sống của mình thành ba phần (điều mà y chắc chắn phải làm khi đối phó với các cặp đối lập và đồng hóa mình với một trong số chúng),
Chúng ta có thể nói gì về câu này? Chúng ta có thể nói: linh hồn, phàm ngã, và cái ở giữa—người quan sát, chúng ta có thể gọi đó là vị đệ tử hay người tìm đạo.
Vào thời điểm y làm điều này, y bị khuất phục bởi ảo cảm của sự chia rẻ. [1g]
Cần một thời gian dài để cố gắng kết hợp tất cả những yếu tố này lại với nhau. Nếu bạn thực sự là một nhà huyền bí học, bạn đang ở trong cái mà chúng ta gọi là sự đồng nhất hoá, và cảm giác chia rẻ hay tách biệt sẽ biến mất. Nhưng nếu bạn là một nhà thần bí, thì đó là một vấn đề khác. Nếu chúng ta là một nhà thần bí, thì luôn có chủ thể và đối tượng, và chúng khác nhau. Khi chúng ta bắt đầu học Chiêm Ngưỡng (Contemplation—Đại Định), chủ thể và đối tượng bắt đầu hợp nhất, và dưới dấu hiệu Thiên Bình, điều này thực sự bắt đầu xảy ra.
Có lẽ quan điểm này có thể giúp ích, hoặc có thể nó sẽ vẫn còn là một bí ẩn,
Và tiếp theo là câu nói bí ẩn,
vì bí mật của ảo cảm thế gian nằm ẩn trong tư tưởng rằng sự phân hoá tam phân này che dấu bí mật của sự sáng tạo. [1h]
Bạn có thể nói, ở trên cùng của vũ trụ, chúng ta có ba yếu tố: chủ thể, khách thể và mối quan hệ giữa, và dường như chúng ta có Tinh Thần, chúng ta có Vật Chất, và sau đó chúng ta có tâm thức, mối quan hệ ở giữa, và ba yếu tố này cần thiết cho sự hình thành vũ trụ. Theo một cách nào đó, Brahma là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ. Ngài là trạng thái thứ ba, và Ngài cũng có ba trạng thái. Vì vậy, chúng ta bắt đầu tìm kiếm bên trong của mình, dưới Sư Tử và Xử Nữ, chúng ta cảm giác có ba yếu tố vận hành, chúng ta coi mình là chủ thể. Chúng ta quan sát đối tượng và nghĩ về nó tách biệt với bản chất của chúng ta. Và sau đó là tâm thức làm cho chúng ta nhận thức được.
Trong Luận về Chánh Thuật, trang 473, chúng ta thấy
6. Hãy học để biết rằng người suy tưởng, tư tưởng của y, và cái là phương tiện của suy nghĩ, tuy đa dạng về bản chất, nhưng là một trong thực tại tối hậu.
WM 473
Learn that the thinker and his thought and that which is the means of thought are diverse in their nature, yet one in ultimate reality.
WM 473
Hãy học để biết rằng người suy tưởng, tư tưởng của y, và cái là phương tiện của suy nghĩ, tuy đa dạng về bản chất,
Điều đó rõ ràng là trong giai đoạn đầu,
nhưng là một trong Thực tại Tối hậu
Và chúng ta phải hợp nhất tất cả những thứ này, và chúng ta bắt đầu thực sự hợp nhất chúng trong giai đoạn chiêm ngưỡng hay đại định. Chúng ta có thể nghĩ về đại định chiêm ngưỡng như phần giữa của một loạt các bước thiền định—tập trung, tham thiền, chiêm ngưỡng, khai ngộ, linh hứng và điểm đạo, và Ngài liên kết các giai đoạn với các dấu hiệu hoàng đạo từ Sư Tử đến Ma Kết. Nhưng sự chiêm ngưỡng có thể được đánh giá rất cao, và khi một cá nhân rơi vào trạng thái Samadhi, nơi mà sự đồng nhất của mọi thứ được đánh giá cao, thì đó được coi là trạng thái chiêm ngưỡng.
Được rồi, chính Chúa đã tạo ra các cặp đối lập — tinh thần và vật chất ,
Hoặc tôi muốn nói, đã trở thành tinh thần và vật chất. Tôi luôn luôn, khi nói đến sáng tạo, và công việc của bàn tay hay công việc của trí óc, luôn trở nên có ý nghĩa hơn đối với tôi. Nhưng, lời nói, Vale, vì vậy
Chính Thượng Đế đã tạo ra các cặp đối lập—tinh thần và vật chất—và cũng tạo ra trung đạo tức là trạng thái tâm thức hoặc trạng thái linh hồn. Hãy suy ngẫm sâu sắc về tư tưởng này. [1i]
Vâng, tất cả chúng ta đang cố gắng cải thiện khía cạnh tâm thức trên hành tinh này và trong hệ mặt trời này. Hành tinh của chúng ta được dành riêng cho việc nâng cao khía cạnh tâm thức, và chắc chắn hệ mặt trời của chúng ta là hệ mặt trời chính thứ hai, và khi chúng ta đề cập đến số hai, chúng ta đang đề cập đến tâm thức. Chỉ cần nhìn lại cuộc sống của bạn và nghiên cứu của bạn về huyền linh học, và thử xem tâm thức đã trở nên nhạy cảm hơn, rộng mở hơn đến mức độ nào. Làm thế nào bạn đã vượt qua một vòng giới hạn nhất định trong nghiên cứu của bạn, trong việc tham thiền của bạn. Đó chính là sự nâng cao khía cạnh tâm thức, và đây cũng là điều xác định sự điểm đạo, cũng như kỹ năng, khả năng sử dụng khía cạnh tâm thức, sử dụng sức mạnh của điểm trụ nhất tâm cụ thể, sử dụng khía cạnh tâm thức nâng cao.
Bộ ba của các cặp đối lập và của con đường cân bằng hẹp giữa chúng, con đường trung đạo cao quí, là sự phản ánh hoạt động của tinh thần, linh hồn [Trang 80] và thể xác trên cõi trung giới; của sự sống, tâm thức và hình tướng, ba khía cạnh của Thiên tính—tất cả chúng đều thiêng liêng như nhau. [1j]
Chân sư DK là một Huấn Sư Cao cấp, và Ngài đã cho chúng ta những cách để giúp chúng ta nhớ những điều nhất định. Đôi khi chúng có ba chữ và bắt đầu bằng cùng một chữ cái, chẳng hạn như Instinct, Intellect, Intuition—Bản năng, Trí tuệ, Trực giác—ba chữ ‘I” đi cùng nhau. Và một số chữ ‘D’ đi cùng nhau giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn—Discipline, Dispassion, Discrimination, Decentralisation, Detachment (Kỷ luật, Vô dục, Phân biện, Phi tập trung (vào bản ngã), Tách rời, và việc nhớ năm chữ này cùng nhau sẽ dễ dàng hơn vì tất cả chúng đều bắt đầu bằng chữ D.
Do vậy, bằng cách nào đó, chúng ta phải học cách bước đi trên Con đường Trung đạo Cao quý không ngừng phát triển này giữa những điều đối lập. Nếu chúng ta sống một cuộc sống quá vật chất, chúng ta sẽ bỏ qua những khả năng cao hơn. Nếu chúng ta sống một cuộc sống quá cao siêu, thì chúng ta trở nên phi thực tế, hay cái mà Ngài ấy gọi là nhà thần bí phi thực tế, cao siêu hơn đến mức không hữu ích gì cho thế. Chúng ta phải cân bằng giữa nhu cầu của tinh thần, linh hồn và phàm ngã, và cuối cùng là tinh thần và vật chất. Và sau rốt, như bà HP Blavatsky nói, tất cả đều giống nhau. Tất cả chúng đều là sản phẩm của Sự Hiện Diện Thuần Khiết, tất cả đều là sản phẩm của Bản Thể. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta cần thời gian để bắt đầu tổng hợp những yếu tố này.
Vì vậy , ảo cảm của các cặp đối lập, liệu chúng ta có giữ được một tâm trí quan sát tiến trình ổn định trong được soi sáng không? Liệu chúng ta có thể nghiên cứu những gì đang diễn ra bên trong chúng ta với một mức độ khách quan khoa học không? Đây là điều mà Roberto Assagioli đã đề xuất, và nó là một phần của Thái độ “Don’t Care”, không quan tâm của Chân sư DK—Tôi không quan tâm những gì tôi thấy, tôi thấy những gì tôi thấy trong sự thật. Ít nhất đó là giai đoạn đầu, xem có gì ở đó, và sau đó bạn có thể làm điều gì đó với nó. Nhưng nếu chúng ta có khuynh hướng cảm xúc và kinh hoàng hoặc phấn khích quá mức trước những gì chúng ta thấy, thì chúng ta đã rơi vào ảo cảm sương mù này, và không có sự ổn định nào trong đó. Tất cả sẽ đều hoạt động trên cơ sở của cảm giác và tri giác, và chúng ta sẽ sống một cuộc sống không ổn định thay vì cuộc sống thực sự của một đệ tử.
Bài học này cho chúng ta cơ hội thảo luận về cuộc sống thần bí và cuộc sống của nhà huyền bí, sự pha trộn giữa Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, sự pha trộn giữa trí óc và trái tim, và sự tiếp cận của Sao Kim với tình yêu và ánh sáng.
Download file pdf ở đây