Ảo cảm — P11 (Ảo cảm 6, Ảo cảm của Đường Đạo)

Ảo cảm của Đường Đạo

Webinar ảo cảm #103

Giới thiệu: Đây là bình giảng của Thầy Hiệu trưởng MDR về đoạn văn trong quyển Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới nói về Ảo Cảm Trên Đường Đạo, ảo cảm cuối cùng trong 5 ảo cảm cơ bản chi phối nhân loại. Ngài xếp nó ở vị trí cuối cùng , và cũng như tên gọi của nó chỉ ra, nó xảy ra với những người đã bước vào Đường Đạo

Trích từ Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới

Khi người tìm đạo học cách tự giải thoát mình khỏi những ảo cảm mà chúng ta đã đề cập đến, y khám phá ra một thế giới khác của sương mù mà Thánh Đạo dường như chạy qua, và qua đó y phải thâm nhập vào và nhờ đó tự giải thoát mình khỏi những ảo cảm của Đường Đạo [1a] . Huynh đệ thân mến, những ảo cảm này là gì? Hãy nghiên cứu ba sự cám dỗ của Đức Jesus nếu bạn muốn biết rõ ảo cảm này là gì. [1b] Hãy nghiên cứu ảnh hưởng của các trường phái khẳng định nhấn mạnh đến thiên tính (được sử dụng về mặt vật chất) đối với tư tưởng về thế giới; [1c] hãy nghiên cứu những thất bại của các đệ tử do tính tự cao, [1d] phức cảm về Đấng Cứu Thế, phức cảm về việc phụng sự, và tất cả các lệch lạc khác nhau của thực tại mà một người gặp phải trên Đường Đạo, cản trở sự tiến bộ của y và làm hỏng công việc phụng sự những người khác mà y nên thực hiện. [1e] Hãy nhấn mạnh trong trí của bạn tính tự phát của đời sống linh hồn và đừng làm hỏng nó bằng ảo cảm của khát vọng cao cả được giải thích một cách ích kỷ, tự cho mình là trung tâm, tự hi sinh, tự gây hấn, tự khẳng định mình trong công việc tâm linh—đó là một số ảo cảm của Đường Đạo. [1f]

As the aspirant learns to free himself from the glamours upon which we have touched, he discovers another world of fog and mist through which the Path seems to run and through which he must penetrate and thus free himself from the glamours of the Path. What are these glamours, my brothers? Study the three temptations of Jesus, if you would know clearly what they are. Study the effect that the affirmation schools which emphasise divinity (materially employed) have upon the thought of the world; study the failures of disciples through pride, the world saviour complex, the service complex, and all the various distortions of reality which a man encounters upon the Path, which hinder his progress and which spoils the service to others which he should be rendering. Emphasise in your own minds the spontaneity of the life of the soul and spoil it not with the glamour of high aspiration selfishly interpreted, self-centredness, self-immolation, self-aggressiveness, self-assertiveness in spiritual work—such are some of the glamours of the Path.

GAW 80

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét ảo cảm trên cõi dĩ thái và chủ đề về Kẻ Chận Ngõ, và như vậy là hoàn thành đại cương ngắn gọn về vấn đề của chúng ta mà phần đầu của giáo huấn này dự định truyền đạt. [1g]

Trước khi đề cập đến chủ đề này một cách chi tiết, tôi muốn thêm một vài điều vào phần đã xem xét trước đây của chúng ta về vấn đề ảo cảm. [2a] Trong hướng dẫn cuối cùng của bạn, tôi đã giải thích phần nào về chủ đề các loại ảo cảm khác nhau, và để lại cho bạn khái niệm về tầm quan trọng to lớn của chúng trong cuộc sống cá nhân của bạn. [2b] Chiến trường (đối với người sắp trở thành đệ tử chính thức hoặc đang ở trên Con Đường Đệ Tử, theo nghĩa học thuật) chủ yếu là ảo cảm [Trang 81]. [2c] Đó là vấn đề chính, và giải pháp của nó sắp có và khẩn cấp đối với tất cả các đệ tử và những người chí nguyện cấp cao. Do đó, bạn sẽ thấy rõ tại sao trong thời đại Aryan người ta đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc nghiên cứu Raja Yoga và việc trau dồi sự tuân thủ các kỷ luật của nó. [2d] Chỉ thông qua Raja Yoga một người mới có thể đứng vững trong ánh sáng, và chỉ thông qua sự giác ngộ và sự đạt được tầm nhìn rõ ràng, sương mù và chướng khí của ảo cảm cuối cùng mới có thể tan biến. [2e] Chỉ khi nào người đệ tử học cách giữ cho trí của mình “ổn định trong ánh sáng”, và khi những tia sáng thuần khiết phát ra từ linh hồn, thì ảo cảm mới có thể được khám phá, phân biệt, nhận ra bản chất của nó, và do đó có thể làm cho nó biến mất như sương mù của trái đất hòa tan trong những tia nắng mặt trời mọc. [2f] Vì vậy, tôi khuyên bạn nên chú ý nhiều hơn đến việc tham thiền của mình, luôn trau dồi khả năng suy ngẫm, và giữ một thái độ suy ngẫm, duy trì đều đặn trong suốt cả ngày. [2g]

Next, we will consider glamour on the etheric plane and the theme of the Dweller upon the Threshold, and thus complete the brief outline of our problem which the first part of this teaching was intended to convey.

Before taking up this subject in some detail, I would like to add something to our previous consideration of the problem of glamour. In your last instruction, I elaborated somewhat upon the subject of the various types of glamour and left with you the concept of their great importance in your individual lives. The battlefield (for the man who is nearing accepted discipleship or who is upon the path of discipleship, in the academic sense) is primarily that of [Page 81] glamour. That is the major problem and its solution is imminent and urgent for all disciples and senior aspirants. It will be apparent, therefore, to you why the emphasis has been put, during the Aryan age, upon the necessity for the study of Raja Yoga, and the cultivation of submission to its discipline. Only through Raja Yoga can a man stand steady in the light, and only through illumination and the achievement of clear vision can the fogs and miasmas of glamour be finally dissipated. Only as the disciple learns to hold his mind “steady in the light,” and as the rays of pure light stream forth from the soul, can the glamour be discovered, discerned, recognised for what it essentially is and thus be made to disappear, as the mists of earth dissolve in the rays of the rising sun. Therefore I would counsel you to pay more adequate attention to your meditation, cultivating ever the ability to reflect and to assume the attitude of reflection—held steady throughout the day.

GAW 81

Bạn sẽ thấy thật giá trị khi suy ngẫm sâu sắc về những mục đích mà trực giác phải được trau dồi và trí tuệ được soi sáng phát triển, hãy tự hỏi bản thân xem những mục đích đó có đồng nhất về mục tiêu và đồng bộ về thời gian hay không. [2h] Bấy giờ bạn sẽ khám phá ra rằng các mục tiêu của chúng khác nhau và những ảnh hưởng của sự khai mở rõ rệt của chúng đối với đời sống phàm ngã cũng khác nhau. Ảo cảm không bị xua tan nhờ phương tiện của trực giác, cũng như ảo tưởng không thể khắc phục bằng cách sử dụng trí tuệ được giác ngộ. [2i]

You would find it of real value to ponder deeply upon the purposes for which the intuition must be cultivated and the illumined mind developed, asking yourselves if those purposes are identical in objective and synchronous in time. You would then discover that their objectives differ, and the effects of their pronounced unfoldment upon the personality life are likewise different. Glamour is not dispelled through the means of the intuition nor is illusion overcome by the use of the illumined mind.

GAW 81

Bình luận

Khi người tìm đạo học cách tự giải thoát mình khỏi những ảo cảm mà chúng ta đã đề cập đến, y khám phá ra một thế giới khác của sương mù mà Thánh Đạo dường như chạy qua, và qua đó y phải thâm nhập vào và nhờ đó tự giải thoát mình khỏi những ảo cảm của Đường Đạo. [1a]

Chúng ta đã bàn đến các ảo cảm trước—ảo cảm vật chất, ảo cảm tình cảm, ảo cảm của các cặp đối lập—và bây giờ là ảo cảm của Đường Đạo. Tôi tự hỏi, liệu có ai trong chúng ta chưa bị chúng chi phối trên đường đạo hay không?

Một thế giới khác của sương mù

Trong sương mù, chúng ta dường như bị mù loà và không thể thấy rõ ràng, và chắc chắn là không thể nhìn thấy thực tại một cách rõ ràng,

qua đó Con đường dường như chạy qua và qua đó y phải thâm nhập và như vậy tự giải thoát mình khỏi ảo cảm của Con đường. Huynh đệ thân mến, những ảo cảm này là gì? Hãy nghiên cứu ba sự cám dỗ của Đức Jesus nếu bạn muốn biết rõ ảo cảm này là gì [1b]

Ngài nói ba cám dỗ của Đức Jesus, nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi liệu chúng có phải là những cám dỗ của Đức Jesus, hay chúng là của Đức Christ đang sử dụng thân thể của Ngài, bởi vì chúng [các cám dỗ này] ở cấp độ rất cao. Nhưng vấn đề là, bất cứ khi nào thể xác của một đệ tử được sử dụng, linh hồn của vị đệ tử đó đứng bên cạnh và xem những gì mà người Chiếm Hữu cao hơn sử dụng thể xác của mình đang thực hiện. Do đó, bạn có thể nói, cả hai [đức Christ và đức Jeusu] đều có liên quan. Đôi khi, có vẻ như Chân sư DK sử dụng những tên này không phân biệt, và gần như bạn không ngờ tới. Do đó, bạn phải suy ngẫm xem Ngài đang thực sự nói về ai?

[ND: Tôi trích ở đây đoạn trong Kinh Thánh Tân Ước Matthew, chương 4, câu 1-11, mô tả Sa tăng đang cám dỗ đức Jesus trong sa mạc để các bạn tham khảo.

Ma-thi-ơ 4:1-11

1 Bấy giờ, Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ.2 Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói.3 Bấy giờ, tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi!”4 Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”

5 Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ,6 rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”

7 Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”

8 Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy,9 và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.”10 Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”

11 Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.

Ma-thi-ơ 4:1-11

Ba cám dỗ này là gì? Trong Kinh Thánh Tân Ước Matthew có tường thuật lại, cám dỗ thứ nhất là biến các hòn đá thành bánh mì, cám dỗ thứ hai là gieo mình từ nóc đền thờ xuống đất bình an, và cám dỗ thứ ba phục tùng sa tăng thì được cả thế giới. Và luôn luôn, Đức Christ có những câu trả lời cho những cám dỗ của phàm ngã này. Tất cả cám dỗ này đều lôi cuốn phàm ngã, việc sử dụng một số quyền năng nào đó khiến một người nổi bật lên và được tôn sùng, điều đó chỉ củng cố phàm ngã, cái mà y đang cố gắng loại bỏ. Do đó, chúng ta không khuất phục trước những điều này, chúng ta không quan tâm đến việc được chú ý, được công nhận.

Trong Rays and Initiations, Quy Luật thứ 11 của Điểm đạo nói về yêu cầu thứ 3, loại bỏ mọi xu hướng mong muốn được công nhận, cho dù từ Thánh đoàn hay từ bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn hay bất cứ thứ gì.

“The third quality which must be utterly rooted out and destroyed is that of all reaction towards recognition, whether that recognition is accorded by the world of men, by other disciples, or by the Master. The ability to work without any token of recognition, to see others claim the reward of action taken, and even to be unaware that the results of the good initiated by the individual disciple or [Page 212] his group are claimed by others, are the hallmarks of the hierarchical worker”.

RI 211

Tính chất thứ ba phải được nhổ tận gốc và tiêu diệt hoàn toàn là tính chất của mọi phản ứng đối với sự công nhận, cho dù sự công nhận đó được chấp nhận bởi thế giới loài người, bởi các đệ tử khác, hay bởi Chân sư. Khả năng làm việc mà không cần bất kỳ biểu hiện công nhận nào, nhìn người khác đòi phần thưởng cho hành động đã thực hiện, và thậm chí không biết rằng kết quả của việc tốt do cá nhân đệ tử hoặc nhóm của y khởi xướng được người khác tuyên bố, là khả năng dấu hiệu của người làm việc của Thánh đoàn. RI 212

Vì vậy, Hãy nghiên cứu ba sự cám dỗ của Đức Jesus nếu bạn muốn biết rõ ảo cảm này là gì,

[ND: Ý của Thầy MDR trong ba cám dỗ của quỷ Satan, cám dỗ đầu tiên là cám dỗ về vật chất, làm mọi điều để được giàu, cám dỗ thứ hai là cám dỗ thực hiện những điều kỳ diệu, những kỷ lục để được ngưỡng mộ, khen ngợi; và cám dỗ thứ ba phục tùng ác quỷ để được “thế gian”].

Hiện nay, có rất nhiều tỷ phú giàu có, và chúng ta không thể nói họ có bị ảo cảm của thế giới hay không, nhưng chắc chắn họ sở hữu một phần của cải thế gian và đã phải nỗ lực rất nhiều để có điều đó. Chúng ta cũng biết những người làm những công việc mạo hiểm khó khăn để đạt được kỷ lục và được ngưỡng mộ vì điều đó, nhưng rồi “xác thịt” cũng ở đó. Bạn sống bằng gì? Điều gì thực sự đến với bạn ở vị trí thứ hai? Bạn có tiếp xúc với Lời của Chúa không? Hay bạn nuôi dưỡng bản thân từ những nguồn thấp kém hơn?

Chúng ta có thể viết cả một cuốn sách về ba cám dỗ này, và tôi tin rằng chúng đã được thực hiện.

Hãy nghiên cứu ảnh hưởng của các trường phái khẳng định nhấn mạnh đến thiên tính (được sử dụng về mặt vật chất) đối với tư tưởng về thế giới; [1c]

Có một số nhóm Cơ đốc giáo trong các nhà thờ lớn, rất giàu có, và cơ bản, đó là ý tưởng cũ của người theo thuyết Calvin rằng nếu bạn giàu có, nó chứng tỏ rằng Chúa yêu bạn, và vì vậy, phúc lợi vật chất được hứa hẹn cho các giáo dân, và đó là điều lộn ngược, phải không?

hãy nghiên cứu những thất bại của các đệ tử do tính tự cao, [1d]

Vâng, cái đầu tiên là thế giới của sự tích lũy vật chất, và kế đó là sự kiểu hãnh của ma quỷ,

phức cảm về Đấng Cứu Thế, phức cảm về việc phụng sự, và tất cả các lệch lạc khác nhau của thực tại mà một người gặp phải trên Đường Đạo, cản trở sự tiến bộ của y và làm hỏng việc phụng sự những người khác mà y nên thực hiện. [1e]

Theo một cách nào đó, tất cả đều dựa trên chủ nghĩa vị kỷ theo nghĩa thấp. Tất cả đều dựa trên sự đồng hoá với hình tướng, và hành động giải phóng tuyệt vời là học cách không đồng hoá với hình tướng. Nếu bạn có thể luôn thấy mình là Đấng Duy Nhất Bên Trong, Đấng Bên Trong của cái được quan sát bất kể nó ở cấp độ nào, nghĩa là ở cõi giới bên ngoài hoặc các dòng dĩ thái, hoặc các chuyển động của ham muốn hoặc của tư tưởng, nếu bạn luôn có thể thấy mình ở phía sau và bên trong đó. Ý tôi muốn nói là, nếu bạn thực sự thấy chính mình ở đó, thực sự cảm thấy mình ở phía sau và bên trong, bạn sẽ không đồng hoá với điều mà hầu hết mọi người đồng hoá ngay lập tức và theo bản năng, khi đó, bạn sẽ được tự do hơn. Tất nhiên, cuối cùng một người cũng sẽ không đồng hoá với thể nguyên nhân, Hoa Sen Chân Ngã. Hãy tưởng tượng điều đó, rằng chúng ta thậm chí không nhất thiết phải ở đó xét về mặt đồng nhất hoá với nó. Hoặc với Tam nguyên tinh thần, và thậm chí Chân thần, hãy tưởng tượng rằng ngày nào đó bản thân hiện thể chân thần cũng chứng tỏ là một giới hạn cần phải bị phá hủy. Vậy rốt cuộc, bạn là ai? Và cứ thế tiếp tục cho đến khi người ta khám phá ra chính mình là Người quan sát Chân chính, đó là một Bản thể THực Sự, và không có gì khác. Nhưng đó là một bài tập lớn, cần nhiều năm và nhiều kiếp sống để thực hành.

Hãy nhấn mạnh trong trí của bạn tính tự phát của đời sống linh hồn và đừng làm hỏng nó bằng ảo cảm của khát vọng cao cả được giải thích một cách ích kỷ,

Điều đó thực sự là tham vọng tinh thần,

tự cho mình là trung tâm,

Tất cả là một sai lầm. Cái gì là đối tượng ở trung tâm tâm thức của tôi? Đó có phải là ‘Cái Tôi’ không? Hay đó là “Điểm từ bỏ” (Relinquished Point) như ở Leo, luôn hướng tới điểm biến mất, cho đến khi nó biến mất hoàn toàn? Đó thực sự là những gì nên là.

Vì vậy , đừng làm hỏng nó bằng ảo cảm của khát vọng cao cả được giải thích một cách ích kỷ, tự cho mình là trung tâm,

Điều hầu như không thể tránh khỏi

tự hi sinh,

Bạn tự hào về những thể hiện rực lửa mà qua đó bạn thoát khỏi con người bề ngoài của mình. Tất cả là sự kiêu hãnh,

tự gây hấn,

Khi bạn áp đặt quan điểm của mình một cách mạnh mẽ lên người khác và hài lòng khi họ đồng tình. Đôi khi, Chân sư DK nói về một đệ tử có thể trí cung một, và vị đệ tử này đã đạt được sự hài lòng nhất định như thế nào khi được mọi người chấp nhận quan điểm áp đặt của mình.

tự khẳng định mình trong công việc tâm linh—

nhấn mạnh một phần hơn là toàn bộ nhóm,

đó là một số ảo cảm của Đường Đạo. [1f]

Thực sự, không có cái gọi là phi-ngã. Mọi thứ đều là “bản ngã”. Mọi thứ đều là Hiện hữu (Being). Nhưng đến một giai đoạn phát triển nhất định, chúng ta phải thấy rằng một số là “Bản ngã” hơn, và một số là Phi ngã hơn, và với cái phi ngã, chúng ta phải không đồng hoá với NÓ (Disidentify). Đó là một trong những phương pháp thanh lọc tâm lý, bài tập “Không đồng hoá với”, phổ biến trong Raja Yoga. Tôi có vận cụ này, nhưng tôi không phải là nó. Tôi có thể xác này, nhưng tôi không phải là thể xác, tôi có thể cảm xúc, nhưng tôi không phải là cảm xúc… Do đó, đồng nhất với vận cụ là sai lầm, và chúng ta phải là Người đứng phía sau, Người quan sát, cho đến khi cuối cùng chúng ta khám phá ra—và tôi không biết sẽ mất bao lâu—Người quan sát chính là Thượng đế Vũ Trụ.

Còn nhiều điều phải hoàn thành, ảo cảm của Đường Đạo, và tôi chắc chắn còn nhiều điều nữa. Chúng xoay quanh cách chúng ta thực hiện công việc phụng sự của một đệ tử của mình. Chúng bao quanh mọi ý thức về tầm quan trọng mà chúng ta có về bản thân chúng ta. Chúng ta luôn có thể là người phụng sự, đứng ở trung tâm, được người khác coi là đang phụng sự, được đánh giá cao và ca ngợi bởi vì chúng ta đang phụng sự. Và như thế, tất cả những gì nó làm chỉ đơn giản là nhấn mạnh bộ phận hơn là vào toàn thể. Chúng ta đang trên đường nhận thức Tổng Thể, và nếu chúng ta đồng hoá sai lệch với công cụ mà chúng ta mang theo, chúng ta đang kìm hãm sự tiến bộ của chính mình, chúng ta đang cản trở khả năng của chính mình, và chúng ta không thể thấy được sự thật, Thực tại của Tổng Thể, bởi vì chúng ta bị mắc kẹt vào một phần của Tổng thể, và đó thực sự là vấn đề của ảo cảm. Đó là sự đồng hoá sai lầm và những ham muốn phát sinh từ sự đồng hoá sai lầm.

Tôi đã đọc rất nhiều về Thế chiến thứ hai và phức cảm “siêu việt” mà người Đức có. Tôi thực sự khuyên bạn nên xem cuốn sách đó, xem Hitler đã lên kế hoạch như thế nào cho một nền văn minh thế giới, và nếu điều đó không làm bạn kinh hoàng, thì tôi không biết những gì sẽ khiến bạn kinh hoàng😊.

Chúng ta đã thảo luận qua 5 ảo cảm phổ biến của nhân loại:

Ảo cảm về vật chất,

Ảo cảm của tình cảm, về sự yêu hay ghét đặc biệt đó mà không thực sự nhìn thấy linh hồn của cá nhân.

Ảo cảm của lòng sùng tín. Nó có thể là một trong những ảo cảm của Đường Đạo, nhưng nó đặc biệt liên quan đến những người trên cung sáu.

Ảo cảm của các cặp đối lập Cuộc chiến diễn ra giữa các đối lập, và người đệ tử hay người tìm đạo khốn khổ giữa cuộc chiến đang diễn ra này với tất cả những “thăng trầm” của y, do đó không thể thiết lập được sự ổn định thực sự. Y luôn luôn dao động, và trong tình trạng bất ổn đó, không ai có thể nhìn thấy thực tại.

Và sau rốt, những gì chúng ta vừa xem qua đôi chút, điều mà Ngài gọi là Ảo cảm của Đường Đạo, một đoạn văn rất ngắn, nhưng chỉ ra những điều mà nhiều người trong chúng ta đã gặp phải, và có thể vẫn còn gặp phải.

Có một cái mà bạn có thể gọi là Sự Giám Sát bên trong, và nó luôn quan sát. Khi chúng ta có nguy cơ vi phạm ranh giới không nên vượt qua, Sự Giám Sát đó sẽ lên tiếng. Và tốt hơn hết, chúng ta nên chú ý đến Sự Giám Sát, bởi vì nó cảnh báo chúng ta dựa trên kinh nghiệm của chúng ta, và đó có thể là sự can thiệp của Thiên thần Hiện diện rằng chúng ta sắp vượt quá những gì mà Định Luật cho phép, và những gì Minh Triết sẽ xử phạt, và chắc chắn chúng ta không muốn làm điều đó. Chúng ta đi trên con đường thẳng và hẹp trong quá trình rèn luyện của mình càng nhiều càng tốt, và đảm bảo rằng chúng ta giữ bản thân đến tình trạng đúng đắn, thay vì lo lắng về tình trạng của các đồng môn. Đó là công việc của họ, và họ sẽ phải lo chuyện đó.

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét ảo cảm trên cõi dĩ thái và chủ đề về Kẻ Chận Ngõ, [1g]

Và các bạn sẽ thấy Ngài nói một số điều thực sự đáng ngạc nhiên. Khi chúng ta đến đó, tôi sẽ chỉ cho bạn điều đó nếu bạn chưa nhìn thấy chúng.

và do đó hoàn thành phác thảo ngắn gọn về vấn đề của chúng ta mà phần đầu tiên của giáo lý này được dự định truyền đạt.

Điều khó khăn là ảo cảm quá tinh tế, khó nắm bắt đến nỗi chúng ta luôn nghĩ rằng nó là điều gì đó liên quan đến người khác và không liên quan đến chúng ta. Nhưng có thể khi nhìn thấy kết quả hành vi của mình, chúng ta có thể biết rằng mình đã hoạt động dưới một loại ảo cảm nào đó.

Rốt cuộc thì Ngài nói gì? Ngài nói, chỉ trích, tự thương cảm (‘than thân trách phận’) và nghi ngờ, đây là ba nguyên nhân chính của ảo cảm. Nghi ngờ, cung một; tự thương cảm, cung hai; chỉ trích, cung ba. Tất nhiên, Ngài đưa ra nhiều nguyên nhân khác của ảo cảm, nhưng tại một số nơi trong quyển sách, Ngài đặc biệt nhấn mạnh ba điều này, và tất cả chúng ta có thể có xu hướng hướng tới cái này hay cái kia. Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người thuộc cung một mà tôi biết, họ có xu hướng đặc biệt đối với việc tưởng tượng ra những động cơ đằng sau con người, đó là sự nghi ngờ. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện nhỏ. Về cơ bản, Helena Roerich và Alice Bailey là bạn của nhau trong một thời gian dài, nhưng đã có chuyện xảy ra. Bà Helena Roerich bắt đầu nghi ngờ Alice Bailey như thể bà Bailey đang dẫn kênh cho một nhà huyền thuật hắc đạo nào đó, có tên gọi là “Người Tây Tạng”. Thật buồn cười nếu biết Chân sư Tây Tạng đã viết gì, và có thể Bà Helena Roerich không biết, nhưng sự nghi ngờ rằng Alice Bailey đã không đi đúng hướng đã đầu độc rất nhiều mối quan hệ giữa những người thuộc Agni Yoga và những người của bà Alice Bailey, và cho đến ngày nay, sự nghi ngờ đó vẫn còn tồn tại và nó phải được tiêu tan.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe, khi tôi làm việc với hội Agni Yoga ở New York trong nhiều năm, tôi biết Daniel Anton, một con người tuyệt vời. Ông vừa mất ít lâu. Ông là người đứng đầu toàn thể hội Agni Yoga, và ông luôn cảm thấy rằng mình thuộc về Ashram của Chân sư KH nhiều hơn, được “cho mượn” vào hội. Có lẽ đó là sự thật. Tôi chưa bao giờ tìm thấy ở ông bất cứ điều gì có bản chất đó. Ông có thể chấp nhận những gì Agni Yoga đã nói. Ông có thể chấp nhận, trong chừng mực hợp lý, những gì bà Alice Bailey đang nói. Và tôi nghĩ chúng ta phải rất bao gồm (inclusive). Chúng ta không muốn chấp nhận những gì là ảo cảm, bởi vì có quá nhiều thứ vô nghĩa ở đó, do đó, chúng ta phải có sự phân biện. Nhưng đồng thời, khi một điều gì đó có giá trị xuất hiện, chúng ta phải tiếp nhận nó.

Chúng ta biết khá rõ từ nhiều nguồn rằng Chân sư Hilarion thông qua một đệ tử tên là Mabel Collins đã viết quyển sách này “Ánh sáng trên Đường Đạo”. Đó là một cuốn sách nhỏ, có tính rất “chiến đấu” của cung 1. Liệu chúng ta có nên từ chối nó bởi vì Chân sư Hilarion viết nó? Liệu chúng ta sẽ từ chối bà Blavatsky vì chúng ta là học trò của bà Alice Bailey, hay từ chối bà Alice Bailey vì chúng ta là học trò của Blavatsky? Tất cả những điều đó là vô nghĩa. Chúng ta phải xem xét mọi thứ thông qua sự phân biện của mình, xem với sự sáng suốt thực sự điều gì mang ý nghĩa của giáo lý, bất kể nó có thể dựa trên “cung” nào. Và nếu nó không nói lên tất cả những gì mà những quyển sách huyền linh sâu sắc của Chân sư DK đã nói, nó không nói lên điều đó, nó thuộc một loại khác. Điều này giúp ta tránh khỏi ảo cảm của sự chỉ trích, mà như Chân sư DK nói, chỉ trích là kẻ tạo ra đau khổ thảm khốc[1], và tôi đoán Ngài biết Ngài nói ở đâu và anh ấy nói về cái gì.

Trước khi đề cập đến chủ đề này một cách chi tiết, tôi muốn thêm một vài điều vào phần xem xét trước đây của chúng ta về vấn đề ảo cảm. [2a]

Trong hướng dẫn cuối cùng của bạn, tôi đã giải thích phần nào về chủ đề các loại ảo cảm khác nhau và để lại cho bạn khái niệm về tầm quan trọng to lớn của chúng trong cuộc sống cá nhân của bạn. [2b]

Có lẽ, chúng ta không tự do với những ảo cảm như chúng ta nghĩ. Năm ảo cảm mà Ngài liệt kê phải được xem xét, và chúng ta phải đánh giá bản thân về những gì chúng ta sẽ tìm thấy chúng ở đó.

Chiến trường (đối với người sắp trở thành đệ tử chính thức hoặc đang ở trên Con Đường Đệ Tử, theo nghĩa học thuật) chủ yếu là ảo cảm [2c]

Khi nào thì Con Đường Đệ Tử chính thức xảy ra? Không có quy tắc cứng nhắc nào, nhưng nó đâu đó ở giữa cuộc điểm đạo thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên, một người có thể vượt qua cuộc điểm đạo thứ hai mà thậm chí không phải là một đệ tử chính thức. Ngài nói, tất cả đều liên quan đến mối quan hệ giữa bạn với một Chân sư cụ thể, về việc tại sao bạn có thể được thu nhận làm đệ tử chính thức.

Khi nào cuộc điểm đạo thứ hai xảy ra? Nó có thể là nhiều kiếp sau lần điểm đạo đầu tiên, hoặc cũng có thể là một hoặc hai kiếp sau đó. Không có gì cứng nhắc. Yếu tố thời gian nằm trong tay chúng ta, và liên quan đến khả năng hy sinh thực sự của chúng ta.

Nhưng hy sinh (sacrifice) là gì? Tôi đã đọc những lời kỳ diệu trong Sự Hiển Lộ của Thánh Đoàn, những lời thật tuyệt vời. Nhưng cơ bản, tất cả là về forgiveness, sự tha thứ. Forgiveness theo đúng từ nguyên không phải là sự tha thứ, tha lỗi ai đó. Đó là thói quen cho ra tất cả những gì với phẩm chất cao quý mà mình có cho người khác để họ vươn lên—give forth.

The fourth phrase runs: May forgiveness on the part of all men be the keynote at this time. As you know, the word “forgiveness” is a curious and unusual one and signifies (according to the best derivative sources) simply “to give for.” Forgiveness is not therefore, a synonym for pardon though the word has been distorted in theological circles to mean this, so little has the Church understood the basic, motivating power behind divine expression in our solar system. Theologians ever think in terms of the human mind and not in terms of the divine mind. Forgiveness is sacrifice, and is the giving up of one’s self, even of one’s very life, for the sake of others and for the good of the whole group. This spirit of sacrifice is ever found when the Shamballa force is rightly contacted, even in the smallest degree, and the underlying impulse behind the loving will of God is sensed and understood, accompanied as this always is with the desire to participate in that will and its spirit of divine sacrifice. Manifestation is itself the Great Forgiveness. The [Page 166] stupendous Lives—outside manifested existence—entered into manifestation in order to give Themselves for the lesser lives and forms of existence in order that these lesser lives might be enabled to proceed onward towards a goal which is known to Deity alone, and thus eventually reach high places of spiritual expression. Achievement is ever followed by sacrifice and the giving of the greater for the lesser. This is an aspect of the Law of Evolution. Such is the note and theme of the entire creative process and is the basic meaning of the phrase, “God is Love,” for love signifies giving and sacrifice, at least in this solar system.

EOH 165

Cụm từ thứ tư như sau: Cầu mong sự tha thứ từ phía tất cả mọi người là chủ âm vào lúc này. Như bạn đã biết, từ “tha thứ” là một từ gây ngạc nhiên và khác thường, và có nghĩa (theo các nguồn từ nguyên tốt nhất) chỉ đơn giản là “cho đi”. Do đó, pardon (tha lỗi) không phải là một từ đồng nghĩa với tha thứ mặc dù từ này đã bị bóp méo trong giới thần học để có nghĩa này, vì vậy Giáo hội hiểu rất ít về sức mạnh cơ bản, thúc đẩy đằng sau sự biểu hiện thiêng liêng trong hệ mặt trời của chúng ta. Các nhà thần học luôn nghĩ về tâm trí con người chứ không phải về Thiên Trí. Tha thứ là hy sinh, và là từ bỏ chính mình, thậm chí cả mạng sống của mình, vì lợi ích của người khác và vì lợi ích của cả nhóm. Tinh thần hy sinh này luôn được tìm thấy khi sức mạnh Shamballa được tiếp xúc đúng cách, dù ở mức độ nhỏ nhất, và động lực tiềm ẩn đằng sau ý muốn yêu thương của Thượng Đế được cảm nhận và hiểu rõ, luôn đi kèm với mong muốn tham gia vào ý muốn đó và tinh thần hy sinh thiêng liêng của nó. Chính sự Biểu hiện là sự tha thứ [Cho Ra] vĩ đại. Các Các Đấng kỳ diệu—bên ngoài sự tồn tại được biểu lộ—đã đi vào sự biểu lộ, hy sinh chính các Ngài cho các sinh linh và các hình thức sự sống thứ yếu, sao cho các sự sống thứ yếu này có thể được phép tiến tới một mục tiêu mà chỉ một mình Thượng Đế biết được, và như vậy, sau rốt đạt đến các chốn cao thâm của sự biểu lộ tinh thần. Thành tựu luôn đi kèm với sự hy sinh và cống hiến của những người vĩ đại hơn cho những người nhỏ bé hơn. Đây là một khía cạnh của Luật Tiến Hóa. Đó là chủ âm và chủ đề của toàn bộ quá trình sáng tạo, và là ý nghĩa cơ bản của cụm từ, “Thượng đế là Tình Thương”, vì tình thương có nghĩa là cho đi và hy sinh, ít nhất là trong hệ mặt trời này. EOH 165

Đó chính là sự tha thứ thực sự, và nó liên quan trực tiếp đến việc hy sinh, trao đi những gì thiêng liêng bên trong bạn, và không chú trọng đến những gì không như vậy ở giữa. Chỉ có bạn mới biết bạn có thực sự tha thứ hay không, liệu bạn có thực sự hy sinh hay không. Một cái gì đó có thể trông giống như một sự hy sinh đối với một ai đó quan sát, và chỉ bạn mới biết liệu đó có phải là một sự hy sinh thực sự hay không. Nhưng điều đó không có nghĩa là nên gạt bỏ cách hiểu thông thường về sự hy sinh.

Trong đền thờ, Đức Christ chỉ cho các môn đệ về đồng xu của người phụ nữ góa[2], những người Pharisêu cho rất nhiều, và người phụ nữ chỉ cho một ít, và Ngài hỏi các môn đệ: “Ai cho nhiều hơn? ” Tất nhiên, đó là người phụ nữ góa vì bà đã cho đi tất cả những gì bà có, và người Pha-ri-si chỉ cho đi khi thấy dư dả. Vì vậy, khi bạn đang tự đặt mình vào tình trạng căng thẳng, và Chân sư DK nói, hãy cho đi cho đến khi nó gây tổn thương, Ngài thực sự đã nói như vậy, và Ngài đã nói điều đó hơn một lần, hãy cho đi cho đến khi nó gây tổn thương [3]. Nó sẽ không làm tổn thương linh hồn, mà chúng ta đang nói về phàm ngã. Và khi bạn đã dốc hết những gì bạn có thể, dốc ra một cách đúng đắn trong một hoàn cảnh, thì chính bạn sẽ biết điều đó và không ai khác có thể nói cho bạn biết, và đây là những điều sẽ khiến Nhóm Người Mới Phụng Sự Thế Gian thành công và cơ bản ngăn chặn khả năng chiến tranh.

Quyển Sự Hiển Lộ của Thánh đoàn thật kỳ diệu, tôi bị cuốn hút vào quyển sách đó, với Lời Thỉnh Nguyện đầu tiên:

Cầu xin các Mãnh Lực Ánh Sáng đem sự giác ngộ đến cho mọi người.

Cầu xin Lực lượng Ánh sáng mang ánh sáng đến cho toàn thể nhân loại.

Cầu xin Tinh thần Hòa bình lan tỏa khắp nơi.

Cầu mong những người thiện chí khắp nơi gặp nhau trong tinh thần hợp tác.

Cầu xin sự tha thứ từ phía tất cả mọi người là chủ âm vào lúc này.

Cầu xin quyền năng tham gia vào các nỗ lực của Đấng Cao Cả

Cầu mong được như thế, và giúp chúng con thực hiện vai trò của chúng con

Đó là một Lời Khẩn Nguyện Thái dương, mạnh mẽ đáng kinh ngạc. Nó mạnh đến mức một số thành viên của Thánh đoàn không muốn nó được phổ biến rộng rãi cho nhân loại, vì sợ rằng những người không thể vượt qua nó. Đó là Lời Thỉnh Nguyện đầu tiên, và tôi chắc chắn sẽ là người ủng hộ việc đưa nó trở lại sử dụng càng nhiều càng tốt. Và cả Stanza thứ hai mang tính chiến đấu rất cao của cung 1, được phổ biến vào năm 1940. Chúng ta sẽ thảo luận về những điều đó khi chúng ta tiếp tục.

Trở lại chủ đề của chúng ta, khi chúng ta sắp được chấp nhận trở thành Đệ tử Chính Thức ở một thời điểm nào đó giữa cuộc điểm đạo 1 và 2, trận chiến sẽ diễn ra với ảo cảm, sao cho vào thời điểm cuộc điểm đạo thứ hai đạt được, nhiều ảo cảm chính yếu sẽ bị làm tiêu tan.

Đó là vấn đề chính và giải pháp của nó sắp xảy ra và khẩn cấp đối với tất cả các đệ tử và những người tìm đạo cấp cao.

Người chí nguyện cấp cao là gì? Đó có thể một người đang tiếp cận cấp điểm đạo đầu tiên, hoặc có thể đã vượt qua cấp điểm đạo đầu tiên một chút. Có thể nói rằng, đôi khi đệ tử thực thụ (true disciple) chỉ là đệ tử được chấp nhận (accepted disciple), và cho đến lúc đó, thì người đó vẫn là đệ tử dự bị và người chí nguyện cấp cao.

Do đó, bạn sẽ thấy rõ tại sao trong thời đại Aryan người ta đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc nghiên cứu Raja Yoga và việc trau dồi sự tuân thủ các kỷ luật của nó. [2d]

Raja Yoga là khoa học “vua” về linh hồn, về tâm trí được soi sáng. Nó hơn cả Jnani yoga vốn là yoga của tri thức. Raja yoga là yoga của trí tuệ được linh hồn thấm nhập (soul-infused mind) và sức mạnh đi kèm với nó.

Tại sao nghiên cứu về Raja Yoga này lại được nhấn mạnh? Điều này trở nên rõ ràng với chúng ta. Chúng ta quan tâm đến Agni Yoga, pháp môn Yoga mới, Yoga của Lửa, và nó dựa trên Raja Yoga. Vì vậy, một trong những cuốn sách chúng ta luôn mang theo bên mình là Yoga Sutra của Patanjali, cùng các bình luận của bà Alice Bailey

Chỉ nhờ Raja Yoga, con người mới có thể đứng vững trong ánh sáng,

Pháp môn Raja Yoga rất quan trọng trong việc xua tan ảo cảm, vì “tôi đứng trong ánh sáng, tôi không bao giờ rời bỏ nó, và nhờ đó tôi được bảo vệ”.

[ND: Câu này trích trong Công Thức Bảo Vệ trong bài Thiền nhóm Xua Tan Ảo cảm Thế Gian:

“As a soul I work in light and darkness cannot touch me. I take my stand within the Light, I work, and from that Point, I never move.”

Chỉ thông qua Raja Yoga, một người mới có thể đứng vững trong ánh sáng, và chỉ thông qua sự giác ngộ và đạt được tầm nhìn rõ ràng, sương mù và chướng khí của ảo cảm cuối cùng mới có thể tan biến. [2e]

Và sự soi sáng hay khai ngộ sẽ đến qua Raja Yoga. Do đó, việc nghiên cứu đồng thời Raja Yoga và sự xua tan ảo cảm đi đôi với nhau.

Chỉ khi nào người đệ tử học cách giữ cho trí của mình “ổn định trong ánh sáng”, và khi những tia sáng thuần khiết phát ra từ linh hồn, thì ảo cảm mới có thể được khám phá, phân biệt, nhận ra bản chất của nó, và do đó có thể làm cho nó biến mất như sương mù của trái đất hòa tan trong những tia nắng mặt trời mọc. [2f]

Đó là một hình ảnh tuyệt vời, và bạn thấy điều đó nếu bạn dậy rất sớm, ngay trước bình minh, xung quanh bạn bị bao phủ bởi một làn sương mù dày đặc. Và sau đó khi mặt trời mọc lên, và sương mù dần tan đi. Đó là một biểu tượng hoàn hảo, khi mặt trời mọc, sương mù biến mất. Và đó cũng là lý do tại sao tôi luôn hình dung hình ảnh mặt trời chiếu sáng trên một phong cảnh quang đãng, sau khi đã làm việc với chùm ánh sáng xua tan ảo cảm trong bài thiền Kỹ Thuật Ánh sáng.

Vì vậy, chúng ta phải học cách giữ thể trí ổn định trong ánh sáng, và điều này không dễ dàng. Chúng ta phải kết nối với linh hồn trước khi chúng ta có thể làm việc này, và thực sự một với linh hồn, bởi vì ảo cảm không dễ để phát hiện ra, được phân biện và nhận ra bản chất của nó, và đó là vấn đề. Nó lẫn tránh chúng ta, nó “trơn trượt”, rất giống sao Hải Vương theo nghĩa đó. Chúng ta phải rất nhạy bén, rất sáng suốt để nhận ra điều đó.

Vì vậy, tôi khuyên bạn nên chú ý nhiều hơn đến việc tham thiền của mình, luôn trau dồi khả năng suy ngẫm, và giữ một thái độ suy ngẫm, duy trì đều đặn trong suốt cả ngày. [2g]

Chúng ta suy ngẫm điều gì? Chúng ta suy ngẫm thế giới cao hơn trong tâm trí của chúng ta, và duy trì sự liên tục của tâm thức, ngay cả khi đang làm nhiều việc khác. Chúng ta có thể trượt ngã và rơi trở lại vào ảo cảm trừ khi chúng ta giữ được sự liên tục của tâm thức này.

Bạn sẽ thấy thật giá trị khi suy ngẫm sâu sắc về những mục đích mà trực giác phải được trau dồi và trí tuệ được soi sáng phát triển, hãy tự hỏi bản thân xem những mục đích đó có đồng nhất về mục tiêu và đồng bộ về thời gian hay không. [2h]

Có một gợi ý nhỏ ở đây. Nói chung, trực giác xua tan ảo tưởng, và chùm ánh sáng rõ ràng của trí tuệ – linh hồn xua tan ảo cảm, và chúng ta có thể sử dụng những từ đó [ánh sáng linh hồn – trí tuệ], nhưng chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận chúng thực sự có nghĩa là gì?

Bấy giờ bạn sẽ khám phá ra rằng các mục tiêu của chúng khác nhau và những ảnh hưởng của sự khai mở rõ rệt của chúng đối với đời sống phàm ngã cũng khác nhau. Ảo cảm không bị xua tan nhờ phương tiện của trực giác, cũng như ảo tưởng không thể khắc phục bằng cách sử dụng trí tuệ được giác ngộ. [2i]

Đó là một câu nói quan trọng. Thực tế, Ngài nói, nếu bạn ném quá nhiều năng lượng linh hồn vào ảo cảm, nàm trực giác vào ảo cảm, bạn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Do đó, chúng ta phải rất phân biện, rất cẩn thận về cách làm tiêu tan ảo cảm.

Ảo cảm không bị xua tan nhờ phương tiện của trực giác, cũng như ảo tưởng không thể khắc phục bằng cách sử dụng trí tuệ được giác ngộ.

Bởi vì, chúng ta phải làm việc ở cấp độ cao hơn, bên trên cấp độ mà chúng ta muốn tác động. Trí tuệ ở bên trên cõi cảm dục, và chúng ta có thể làm điều gì đó với ảo cảm qua chùm ánh sáng trí tuệ-sinh lực-linh hồn (clear soul mind vitality beam) trong sáng của mình. Trực giác bên trên tâm trí, nơi ảo tưởng xảy ra, và do đó, từ vị trí cao hơn đó, chúng ta có thể làm điều gì đó với ảo tưởng, hay các hình thức suy nghĩ sai lầm.

Chúng ta không chỉ phải khéo léo sử dụng năng lượng linh hồn, mà chúng ta còn phải thực sự biết về mặt trí tuệ những gì chúng ta đang làm, và có sự chỉnh hợp sao cho bộ óc cũng tham gia. Ý của tôi là, trước khi thốt lên bất kỳ mantram (quyền lực từ) nào, cần có sự chỉnh hợp, nếu không, chúng ta chỉ đơn giản thốt lên các lời nói bình thường, và điều đó không hữu ích gì.

Download file pdf đây

  1. 3. Đặc điểm thứ ba của người phụng sự thế gian mới là sự vui vẻ. [Trang 133] Điều này thay thế cho sự chỉ trích (kẻ tạo ra đau khổ thảm khốc đó), và là sự im lặng lên tiếng. EPII, 133

    3. The third characteristic of the new server is joyfulness. [Page 133] This takes the place of criticism (that dire creator of misery) and is the silence that sounds.

  2. Câu chuyện kể trong Kinh Thánh Mark, chương 12:41-44

  3. Điều này, và chỉ điều này mới chứng minh sự tồn tại của các bạn và khơi gợi từ tất cả các bạn, là những người đáp ứng với viễn cảnh, sự hy sinh hoàn toàn, vốn rất hiếm và có các hiệu quả rất sâu rộng. Việc ném tất cả những gì mà người ta có ở chân của vị Chúa của Sự Sống để cho công việc cứu rỗi thế gian có thể xúc tiến, việc loại khỏi cuộc sống của con người tất cả những gì có thể gây cản trở, việc cho ra tất cả những gì người ta đang có cho đến khi việc cho ra đó gây tổn thương, việc thể hiện đời sống của con người trên cơ sở của sự từ bỏ, lúc nào cũng tự hỏi: Tôi có thể từ bỏ những gì để cho tôi có thể giúp đỡ đầy đủ hơn? – Điều đó và còn nhiều điều hơn thế nữa ở phía trước của tất cả các bạn vốn nghe thấy lời kêu gọi và đáp ứng với nhu cầu và cơ hội.. WM 428

Leave Comment