Ảo cảm Tình Cảm
Webinar 100 (Trang 76-77)
Giới thiệu: Đây là webinar bình giảng của Thầy Hiệu trưởng MDR về ảo cảm tình cảm, ảo cảm thứ 2 trong 5 ảo cảm phổ biến của nhân loại. Được xết thứ 2 sau ảo cảm vật chất, nó có ít tính vật chất hơn, ‘cao’ hơn một chút so với ảo cảm vật chất, nhưng lại là ảo cảm rất phổ biến, chi phối mọi mối quan hệ tình cảm của con người: quan hệ của cặp đôi nam nữ, của cha mẹ và con cái, của vợ chồng, của ông bà và con cháu… Nói chung, Ngài phân tích cái mà chúng ta gọi là tình thương (love) thật sự không phải là tình thương đích thực, tình thương thuần khiết của linh hồn, mà là tình thương đậm màu sắc ích kỷ, thương mà mong muốn được hồi đáp, được thương lại, được biết ơn… Tình Thương thật sự là tình thương của linh hồn tự do, không đòi hỏi hồi đáp, bột lộ tự nhiên, và để đối tượng được yêu thương tự do như nó vậy. Đó là một định nghĩa tuyệt vời tình thương đích thực mà Chân sư DK đưa ra cho chúng ta.
Trích từ Ảo Cảm Một Vấn đề Thế Giới
Ảo cảm tình cảm đang cầm giữ những người tốt trên thế gian trong vòng nô lệ, và trong một đám sương mù dày đặc của các phản ứng tình cảm. [1a] Nhân loại đã đạt đến một điểm mà trong đó những người có ý định tốt, có một số hiểu biết thực sự, và có một mức độ tự do khỏi sự yêu thích vàng (nói một cách tượng trưng cho ảo cảm vật chất) đang chuyển ước muốn của họ thành bổn phận, trách nhiệm, ảnh hưởng của họ đối với người khác, và vào sự hiểu biết tình cảm của họ về bản chất của tình thương. [1b] Tình thương, đối với nhiều người, thực ra đối với đại đa số, không hẳn là tình thương mà là sự pha trộn giữa khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương, cộng với sự sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thể hiện và gợi lên tình cảm này, và do đó để thoải mái hơn trong đời sống nội tâm của chính mình. [1c] Sự ích kỷ của những người mong muốn không ích kỷ thật to lớn. [1d] Rất nhiều tình cảm đóng góp tập trung xung quanh tình cảm hoặc mong muốn thể hiện những đặc điểm khả ái và dễ chịu sẽ gợi lên sự hồi đáp tương ứng đối với người yêu thương hoặc người phụng sự tương lai [Trang 77], vốn hoàn toàn còn bị bao quanh bởi ảo cảm của tình cảm.
The glamour of sentiment holds the good people of the world in thrall, and in a dense fog of emotional reactions. The race has reached a point wherein the men of good intention, of some real understanding and owning a measure of freedom from the love of gold (symbolic way of speaking of the glamour of materiality) are turning their desire to their duty, their responsibilities, their effects upon others, and to their sentimental understanding of the nature of love. Love, for many people, for the majority indeed, is not really love but a mixture of the desire to love and the desire to be loved, plus a willingness to do anything to show and evoke this sentiment, and consequently to be more comfortable in one’s own interior life. The selfishness of the people who are desirous of being unselfish is great. So many contributing sentiments gather around the sentiment or desire to show those amiable and pleasant characteristics which will evoke a corresponding reciprocation towards the would-be lover [Page 77] or server who is still completely surrounded by the glamour of sentiment.
GAW 76
Chính tình yêu giả tạo này, chủ yếu dựa trên lý thuyết về tình yêu và sự phụng sự, đặc trưng cho rất nhiều mối quan hệ của con người, chẳng hạn như các mối quan hệ hiện giờ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái của. [1e] Bị ảo cảm bởi tình cảm của họ dành cho những người đó, và biết rất ít về tình yêu thương của linh hồn vốn bản chất là tự do và cũng để người khác tự do, họ lang thang trong sương mù dày đặc, thường kéo theo những người họ muốn phục vụ để thu hút tình cảm (affection) đáp lại. [1f] Huynh đệ thân mến, hãy nghiên cứu từ “tình cảm” (affection) và xem ý nghĩa thực sự của nó. Tình cảm không phải là tình thương. Đó là ham muốn mà chúng ta thể hiện thông qua nỗ lực của thể cảm dục và hoạt động này ảnh hưởng đến các liên hệ của chúng ta; nó không phải là sự vô dục (desirelessness—không ham muốn) tự phát của linh hồn, vốn không đòi hỏi gì cho cái tôi tách biệt. [1g] Ảo cảm về tình cảm này giam cầm và làm hoang mang tất cả những người tốt trên thế gian, áp đặt lên họ những nghĩa vụ không tồn tại, và tạo ra một ảo cảm mà cuối cùng phải bị làm tiêu tan bởi tình yêu thương đích thực và vô kỷ.
It is this pseudo-love, based primarily on a theory of love and service, which characterises so many human relationships such as those existing, for instance, between husband and wife, parents and their children. Glamoured by their sentiment for them and knowing little of the love of the soul which is free itself and leaves others free also, they wander in a dense fog, often dragging with them the ones they desire to serve in order to draw forth a responsive affection. Study the word “affection,” my brother, and see its true meaning. Affection is not love. It is that desire which we express through an exertion of the astral body and this activity affects our contacts; it is not the spontaneous desirelessness of the soul which asks nothing for the separated self. This glamour of sentiment imprisons and bewilders all the nice people in the world, imposing upon them obligations which do not exist, and producing a glamour which must eventually be dissipated by the pouring in of true and selfless love.
GAW 77
Tôi chỉ đề cập một cách ngắn gọn về những ảo cảm này, vì mỗi các bạn có thể đào sâu chúng cho chính mình, và khi làm như vậy bạn sẽ khám phá ra vị trí của mình trong thế giới sương mù và ảo cảm. [2f] Do đó, với hiểu biết, bạn có thể bắt đầu giải phóng bản thân khỏi ảo cảm của thế gian.
I am but touching with brevity upon these glamours for each of you can elaborate them for yourselves, and in so doing will discover where you stand in the world of fog and glamour. Thus, with knowledge, you can begin to free yourselves from the glamour of the world.
GAW 77
Bình Giảng
Ảo cảm tình cảm đang cầm giữ những người tốt trên thế gian trong vòng nô lệ, và trong một đám sương mù dày đặc của các phản ứng tình cảm [1a]
Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ về ảo cảm tình cảm này, và như Ngài nói trong quyển Cung và Điểm đạo, đó thường là một vấn đề của sự thích và không thích, và tất nhiên, nó dựa vào thể cảm dục. Trên mạng xã hội, các bạn thấy cách mọi người tụ tập nhau tuỳ theo sự thu hút từ tính hay sự xua đẩy cảm dục.
[ND: Tôi liên tưởng đến ở VN, chỉ trong một thời gian ngắn, một nhóm antifan ai đó tập hợp một số lượng thành viên cả vài trăm ngàn người].😊
Nhân loại đã đạt đến một điểm mà trong đó những người có ý định tốt, có một số hiểu biết thực sự, và có một mức độ tự do khỏi sự yêu thích vàng (nói một cách tượng trưng cho ảo cảm vật chất) đang xoay ước muốn của họ thành bổn phận, trách nhiệm, ảnh hưởng của họ đối với người khác, và vào sự hiểu biết tình cảm của họ về bản chất của tình thương. [1b]
Chúng ta thấy Ngài liệt kê các ảo cảm phổ biến theo mức độ dính mắc với vật chất giảm dần. Đầu tiên là ảo cảm vật chất, tiếp theo là ảo cảm về tình cảm, ít vật chất hơn một chút, bởi vì những người lệ thuộc vào nó ít nhất có thể đạt được một số tự do khỏi ảo cảm này, ảo cảm cho rằng rất nhiều của cải vật chất là cần thiết cho một cuộc sống hạnh phúc.
Tôi nhớ đến vị đạo sư Rama Krishna ở Ấn Độ. Tất nhiên, Ngài là một điểm đạo đồ rất cao, nhưng cơ bản, Ngài chỉ có một chiếc giường cộng với một chiếc tủ nhỏ có ngăn kéo, cực kỳ đơn giản, và Ngài có thể tập trung vào những gì cần được thực hiện. Nhưng tất nhiên, khi bạn nhìn vào đó, bạn cũng thấy có những trách nhiệm sử dụng các nguồn tài nguyên vật chất của thế giới, và Chân sư Rakoczi, vị điểm đạo đồ vĩ đại đã tham gia vào công việc đó. Do đó, sự cực kỳ đơn giản là một cách, nhưng cách khác có những trách nhiệm liên quan đến tính vật chất của thế giới, và điều đó sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong Thời đại Bảo Bình.
và có một mức độ tự do khỏi sự yêu thích vàng (nói một cách tượng trưng cho ảo cảm vật chất) đang chuyển ước muốn của họ thành bổn phận, trách nhiệm, ảnh hưởng của họ đối với người khác,
Đó là một trong những điều quan trọng, phải không?
và vào sự hiểu biết tình cảm của họ về bản chất của tình thương.
Đây là điều quan trọng mà chúng ta sẽ suy ngẫm. Ai trong chúng ta có thể nói rằng mình thực sự biết như thế nào là tình yêu thương thuần khiết, thay vì những đánh giá cảm tính méo mó của chúng ta về tình yêu thương?
Tình thương, đối với nhiều người, thực ra đối với đại đa số, không hẳn là tình thương
Đó là một câu nói rất thẳng của Ngài, phải không?
mà là sự pha trộn giữa khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương,
Sự yêu thích được yêu là một ảo cảm lớn của cung thứ hai, và chúng ta phải nhớ điều đó. Rất nhiều đệ tử tập hợp quanh Chân sư DK có cung hai nằm ở phương diện linh hồn hoặc về mặt chân thần, và những ảnh hưởng cao siêu này có thể được phàm ngã nắm bắt và thể hiện theo cách riêng, mặc dù chúng phát ra từ những nguồn cao siêu đó. ế,
mà là sự pha trộn giữa khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương, cộng với sự sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thể hiện và gợi lên tình cảm này, và do đó để thoải mái hơn trong đời sống nội tâm của chính mình. [1c]
Chân sư DK đang phân tích cho chúng ta thấy, từng bước một, biết bao người tiếp cận yếu tố tình yêu thương—một điều thực sự rất cơ bản—, nhưng lại vướng mắc vào sai lầm. Sự khao khát được nổi tiếng cũng là một ảo cảm có liên quan đến ảo cảm yêu thích được yêu này, và nó là một phần của những gì diễn ra trong cung hai nói chung. Cõi cảm dục là cõi thứ sáu từ trên xuống hoặc thứ hai từ dưới lên, do đó tương ứng với cung hai và cung sáu, cũng phải chịu đựng ảo cảm này. Có lẽ các cung trên đường lối cứng, như cung năm và cung một, có thể không phải chịu đựng nó quá nhiều.
Và Ngài nói tiếp về điều thực sự thú vị.
Sự ích kỷ của những người mong muốn không ích kỷ thật to lớn. [1d]
Chúng ta hãy tạm dừng để suy ngẫm về điều đó một lát. Hãy xem câu nói đó là tư tưởng hạt giống để suy ngẫm lại chúng ta.
Ngài đang nói đến những người khao khát không ích kỷ, nhưng thực sự lại rất ích kỷ. Họ chỉ nghĩ về chính họ trong những phản ứng cảm xúc của họ đối với những người khác. Họ không nhìn từ quan điểm của linh hồn. Chúng ta luôn nói về việc nhìn từ quan điểm của linh hồn, nhưng đó không phải là điều dễ dàng, không dễ để chúng ta bị ảnh hưởng bởi dòng năng lượng linh hồn trong cuộc sống phàm ngã bình thường của chúng ta, và sau đó, đi xa hơn nữa để tập trung vào chính thượng trí, từ quan điểm của thượng trí, và điều đó còn hiếm hoi hơn nhiều, cần những nỗ lực tham thiền thực sự.
Do đó, con người phải nhìn vào cách họ thể hiện tình yêu thương trên thế gian và, như Chân sư Morya đã nói, với những người thân thiết của mình. Và tình yêu thương chân thực này bao gồm những gì? Liệu chúng ta có muốn gợi lên một phản ứng thuận lợi, thoải mái, hài hòa, không gay gắt từ những người khác không? Tại sao chúng ta yêu thương, hay nói rằng chúng ta yêu thương? Khao khát yêu thương của chúng ta mãnh liệt đến mức nào? Và tại sao mong muốn đó tồn tại?
Vâng, tình yêu thương đích thực là một điều gì khác, và rõ ràng khi chúng ta sẽ phát triển vào điều đó khi chúng ta càng trở nên được linh hồn thấm nhuần, chúng ta càng có khả năng tách mình ra khỏi những khuynh hướng phàm ngã và tập trung vào cõi thượng trí, hoặc thậm chí như Thánh đoàn, ở một điểm trụ nhất tâm cao hơn nữa.
Rất nhiều tình cảm đóng góp tập trung xung quanh tình cảm hoặc mong muốn thể hiện những đặc điểm khả ái và dễ chịu sẽ gợi lên sự hồi đáp tương ứng đối với người yêu thương hoặc người phụng sự tương lai [Trang 77], vốn hoàn toàn còn bị bao quanh bởi ảo cảm của tình cảm.
Biểu hiện này không phải thuần hạ trí (manas) hay thuần kama, mà là một pha trộn liên quan đến trí cảm (kama-manas), và các yếu tố giác quan và chiêm tiêm tham gia vào. Nó vẫn có kỳ vọng cá nhân lớn trong đó—người mà tôi yêu thương sẽ phản ứng với tôi như thế nào, dễ chịu hay khó chịu? Và tôi sẽ tìm cách gợi lên những phản ứng dễ chịu khiến tôi cảm thấy thoả mãn trong chính mình. Tình yêu thương đích thực—đôi khiđược gọi là tình yêu ‘khó khăn’ (tough lve)—có thể gợi lên điều gì đó không dễ chịu chút nào, và bạn có thể phải trải qua điều gì đó khi người bạn yêu thương đối nghịch hay phản kháng với tình thương đích thực mà bạn thể hiện, và đó không phải là một tình huống hài hòa ngay lập tức. Nhưng về lâu dài, họ sẽ tốt hơn, và bạn đã thể hiện tình yêu đúng như những gì nó nên được thể hiện. Đó thực sự không phải là một chủ đề dễ dàng, bởi vì nó được bao quanh bởi những quan niệm ảo cảm của chúng ta về tình yêu thương. Các động cơ nằm sau sự yêu thương không đúng đắn, chúng ta muốn được yêu thương, được đáp lại bằng sự hòa nhã dễ chịu, bằng những cử chỉ chúng ta dành cho nhau. Luôn luôn, tâm trí của chúng ta không phải luôn nghĩ đến điều tốt đẹp cho người chúng ta yêu thương, mà đến phản ứng của họ đối với chúng ta. Điều này quá phổ biến, phải không, và nó có hiện diện trong đời sống của chúng ta không? Đó là câu hỏi cho chúng ta. Thỉnh thoảng tôi tạm dừng để suy ngẫm đôi chút. Lấy ví dụ, khi một người nhìn thấy bệnh tật hoặc một yếu tố thực sự gây suy nhược nào đó ở người khác, có hai phản ứng có thể xảy ra, hoặc là người đó chỉ đơn giản duy trì cảm giác hài hòa, bất kể sự tiến triển của yếu tố gây suy nhược này, hoặc người đó nhắc nhở người có dấu hiệu suy nhược đó để điều chỉnh hoặc loại bỏ nó, trong hai trường hợp như vậy, ai là người yêu thương nhiều hơn? Ở một khía cạnh nào đó, nó cũng giống như sự vô tổn hại, một người thực hành vô tổn hại có thể gợi lên những phản ứng dường như gây hại, nhưng chúng lại cải thiện cuộc sống của người mà hành động đó hướng đến.
Chính tình yêu giả tạo này, chủ yếu dựa trên lý thuyết về tình yêu và sự phụng sự,
Tôi thường nói hoặc đã đi đến kết luận trong đời tôi rằng rất nhiều người trong chúng ta không thực sự biết tình thương của Đức Christ là gì. Chúng ta có một số loại lý thuyết về nó, và khi điều thực sự có thể xảy ra với chúng ta, chúng ta sẽ bị sốc về những gì nó thực sự có thể xảy ra.
Chính tình yêu giả tạo này, chủ yếu dựa trên lý thuyết về tình yêu và sự phụng sự,
Đó là, Hãy thương tôi, và tôi sẽ thương bạn, vì vậy, chúng ta yêu nhau. 😊
Lý thuyết này,
đặc trưng cho rất nhiều mối quan hệ của con người, chẳng hạn như các mối quan hệ hiện giờ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái của. [1e]
Đó là những mối quan hệ gia đình, và chúng nằm dưới Mặt trăng và dưới dấu hiệu Cự Giải, do đó thực sự không có tự do ở đó.
Bị ảo cảm bởi tình cảm của họ dành cho những người đó,
Chúng ta có một tình cảm (sentiment) dành cho người khác hơn là tình yêu thương đích thực (true love),
Bị ảo cảm bởi tình cảm của họ dành cho những người đó, và biết rất ít về tình yêu thương của linh hồn vốn bản chất là tự do và cũng để người khác tự do,
Đây là một định nghĩa tuyệt vời về tình yêu thương của linh hồn, tình yêu thương của linh hồn vốn tự do và cũng để cho những người khác tự do, nhưng người yêu thương theo cảm xúc không biết nhiều về điều đó.
họ, những người bị ảo cảm ,
họ lang thang trong sương mù dày đặc, thường kéo theo những người họ muốn phục vụ để thu hút tình cảm (affection) đáp lại. [1f]
Ngài nhấn mạnh khá nhiều rằng tình cảm (affection) là một phản ứng của thể cảm dục và không phải là tình yêu thương (love).
Huynh đệ thân mến, hãy nghiên cứu từ “tình cảm” (affection) và xem ý nghĩa thực sự của nó.
Vì vậy, khi chúng ta có tình cảm với người khác, đó có thể là kết quả của tình yêu, có thể có hoặc không. Nó tuỳ thuộc động cơ.
Tình cảm không phải là tình yêu. Đó là ham muốn mà chúng ta thể hiện thông qua nỗ lực của thể cảm dục và hoạt động này ảnh hưởng đến các liên hệ của chúng ta; [1g]
Vì vậy, tình cảm nhuốm màu ham muốn, còn tình yêu thương thì không. Và bây giờ, Ngài bắt đầu nói về tình yêu thương đích thực,
nó không phải là sự vô dục (desirelessness—không ham muốn) tự phát của linh hồn, vốn không đòi hỏi gì cho cái tôi tách biệt.
Với tình cảm, một yêu cầu thầm kín nào đó mong được đáp lại một cách phù hợp và bảo đảm. Thường thì những người đang yêu muốn yên tâm rằng người họ yêu cũng yêu họ. Tôi đoán khi Đấng Christ bày tỏ tình thương của Ngài, Ngài không hỏi “Con có yêu ta không?” 😊 Ngài đang tặng một món quà tuyệt vời, và tất nhiên, sự đáp lại món quà này sẽ là tình yêu nếu món quà đó được trao đúng cách, nhưng không phải lúc nào người tặng cũng tìm kiếm tình cảm đáp lại đó.
Ảo cảm về tình cảm này giam cầm và làm hoang mang tất cả những người tốt trên thế gian,
Điều này hoàn toàn đúng, phải không? Nó luôn tìm cách duy trì sự hài hòa bên ngoài này, vốn không phải là sự hài hòa bắt nguồn từ sâu xa. Nó giống như “hòa bình ở bất cứ giá nào”.
[Ghi chú của người dịch: Cụm từ “Hoà bình với bất cứ giá nào” nhắc đến câu sau đây trong EOH 233, trong đó Chân sư phê phán những người chủ trương hoà bình bằng mọi giá:
I would say to those who cry, “Peace, peace when there is no peace”: Are you going to profit by their death and sacrifice when the ultimate triumph of the Forces of Light comes to pass? Are you going to take the position that you can then live in a safe world because others gave their lives that you might do so? Are you going to issue forth from the safe security of your pacifist alibi and gratefully acknowledge what they have done and grasp your share of the gains which they have purchased at such a cost? I would warn you not to be glamoured by the false premise that you must stand by your hard-earned convictions, even at the expense of other peoples’ lives and the downfall of nations, forgetting that fear and false pride will make this argument of importance to you. Are the peace-minded people of the world going to reap the benefits of a peace for which they have paid no price? It is the people who value peace above all [Page 234] else who are today seeking by every possible method to stop Germany.
Tôi muốn nói với những người kêu gọi, “Hòa bình, hòa bình khi không có hòa bình”: Có phải bạn sẽ hưởng lợi từ cái chết và sự hy sinh của họ khi chiến thắng cuối cùng của Lực lượng Ánh sáng diễn ra không? Có phải bạn sẽ đảm nhận vị trí mà sau đó bạn có thể sống trong một thế giới an toàn bởi vì những người khác đã hy sinh mạng sống của họ để bạn có thể làm như vậy? Bạn có xuất lộ từ nơi chốn an toàn dưới cái cớ chủ nghĩa hòa bình của bạn, chấp nhận với lòng biết ơn những gì họ đã làm, hiểu được những thuận lợi mà bạn có được đã được họ mua được với giá như thế nào hay không? Tôi muốn cảnh báo bạn rằng đừng để bị ảo cảm bởi tiền đề sai lầm rằng bạn phải kiên định với niềm tin khó đạt được của mình, thậm chí phải trả giá bằng mạng sống của những người khác và sự sụp đổ của các quốc gia, hãy quên rằng nỗi sợ hãi và niềm tự hào sai lầm sẽ khiến lập luận này trở nên quan trọng. cho bạn. Có phải những người yêu hòa bình trên thế giới sẽ gặt hái những lợi ích của một nền hòa bình mà họ đã không phải trả giá? Chính những người coi trọng hòa bình hơn tất cả ngày nay đang tìm mọi cách có thể để ngăn chặn nước Đức. [Trang 234]
EOH 233
Ảo cảm về tình cảm này giam cầm và làm hoang mang tất cả những người tốt trên thế gian, áp đặt lên họ những nghĩa vụ không tồn tại, và tạo ra một ảo cảm mà cuối cùng phải bị làm tiêu tan bởi tình yêu thương đích thực và vô kỷ.
Vì vậy, hãy dừng lại một chút và xem xét cuộc sống của chính bạn, cách bạn thể hiện tình yêu thương. Có một số người hoàn toàn che chắn sự tương tác của họ bằng tình cảm hòa hợp này đến nỗi họ không bao giờ hiểu được tình yêu thực sự là gì, và họ không bao giờ thực sự giúp đỡ người khác hoặc được giúp đỡ. Họ chỉ đơn giản là duy trì tình cảm và sự hài hòa. Hãy nghĩ về những người bạn yêu thương và cách bạn thể hiện tình yêu thương. Hãy nghĩ về Đức Christ, Ngài đã nói với những người mà Ngài cần nói những câu nói “thẳng thắn” mang tính chất của cung một, đến từ thể trí cung một của Ngài, như chúng ta được cho biết trong quyển Vận mệnh của các Quốc gia[1], và những điều mà Ngài nói có thể không phải lúc nào cũng dễ chịu hoặc dễ dàng đồng ý đối với những người nghe, nhưng chúng xuất phát từ một tình yêu sâu sắc muốn thấy những người mà Ngài đang giáo hóa được giải thoát. Hãy nhớ lại xem Chân sư DK đã viết những bức thư của mình như thế nào. Liệu chúng có đầy những đảm bảo màu hồng rằng Chân sư yêu các bạn không? Hay chúng giúp hướng bạn đến sự giải thoát, được tự do hơn về phương diện tinh thần trong cuộc sống của bạn không?
Vì vậy, tôi nghĩ người yêu thương đích thực, người thực sự có thể bày tỏ tình yêu đích thực và vô kỷ, phải rất tỉnh táo trước những nhu cầu của đối tượng. Đôi khi, đó không phải là một bức tranh màu hồng, và một người sẽ có nguy cơ bị phản ứng trực tiếp chống lại mình nếu nhu cầu thực sự được đề cập đến. Do đó, vấn đề thể hiện tình yêu trông có vẻ đơn giản này không hề đơn giản chút nào, ít nhất là trong giai đoạn đầu khi bạn đang tách mình ra khỏi một số cách thể hiện sai lầm dựa trên kỳ vọng cá nhân và mong muốn của chính bạn, và sau này, sự đơn giản sẽ trở lại.
Tôi muốn đọc cho các bạn một đoạn trích từ quyển Các Cung và Điểm đạo. Có bốn sự loại bỏ phải thực hiện được nêu ra trong Quy Luật 11. Chúng là những Quy Luật nâng cao dành cho nhóm, là những Quy Luật dành cho đệ tử và điểm đạo đồ, và Quy Luật 11 thực sự chuẩn bị cho cuộc điểm đạo thứ tư, thậm chí được hiểu theo nghĩa nhóm. Đó là một Quy Luật rất cao, nhưng việc loại bỏ được đề xuất là không dễ dàng.
Trích một đoạn trong Rays and Initiations nói về ảo cảm tình cảm:
“Có thể hữu ích nếu xem xét ngắn gọn việc điểm đạo nhóm liên quan đến điều gì, và việc thực hiện nó một cách thực tế chứ không phải cảm tính và khát vọng. [2a]
Một trong những vấn đề mà Thánh Đoàn phải đối mặt trong mối liên hệ này là việc loại bỏ tình cảm—phản ứng và mối quan hệ đầy cảm xúc, tò mò, liên kết tất cả các thành viên của một nhóm với nhau trong mối quan hệ thích hoặc không thích. [2b] Khi có sự yêu thích, thì mối quan hệ phàm ngã quá mạnh được thiết lập, xét về mặt lợi ích cho nhóm. Trạng thái cân bằng của nhóm bị xáo trộn. [2c] Nơi nào có sự không thích, khả năng cự tuyệt bên trong hoạt động liên tục, và sau đó sự chia tách xảy ra. Các huynh đệ thân mến, có đúng không rằng mối quan hệ của các bạn với nhau thường xuyên chịu tác động của sự chấp thuận hoặc không chấp thuận? [2d] Khi thái độ đó tồn tại, các bước đầu tiên hướng tới sự hợp nhất nhóm sẽ không có. Đây là những gì chúng tôi muốn nói về tình cảm, và phản ứng cảm xúc này phải biến mất như một giai đoạn sơ bộ”. [2e] R&I 209
It might be of value to consider briefly what group initiation involves, and to do this factually and not sentimentally and aspirationally.
One of the problems confronting the Hierarchy in this connection is the elimination of sentiment—that curious, emotional reaction and relationship which links all the members of a group together in the bonds of liking or disliking. Where there is liking, then too strong a personality relation is established, as far as the good of the group is concerned. The group equilibrium is disturbed. Where there is disliking, the inner faculty of rebuff works constantly, and cleavages then occur. Is it not true, my brothers, that your relation to each other is frequently subjected to the impact of approval or of disapproval? When that attitude exists, the first steps towards group fusion are absent. This is what we mean by sentiment, and this emotional reaction must disappear as a preliminary stage.
RI 209
Một trong những sự loại bỏ đầu tiên là sự phi tình cảm này (non sentimental), hay sự cắt đứt sự tương quan và tương tác nhóm dựa trên tình cảm. Chúng ta hãy xem xét điều đó,
Có thể hữu ích nếu xem xét ngắn gọn việc điểm đạo nhóm liên quan đến điều gì, và việc thực hiện nó một cách thực tế chứ không phải cảm tính và khát vọng. [2a]
Theo một cách nào đó, đó là một thể trí trong sáng, mát lạnh (clear and cool mind), và bạn đang đề cập đến ánh sáng lạnh lẽo, trong trẻo đó. Có nhiều định nghĩa về ánh sáng lạnh lẽo, trong trẻo đó. Nó liên quan đến năng lượng Bồ đề, và xét trên phương diện đáp ứng phàm ngã, nó lạnh lẽo với những thúc giục thông thường, và sáng suốt hay trong trẻo trong tâm trí nó nhờ Buddhi và Manas. Và tôi thấy từ thực tế (factually) rất quan trọng ở đây, bởi vì tình cảm, và thậm chí cả nguyện vọng, đây không phải là sự thật (fact), không phải là những điều kiện như chúng thực sự tồn tại. Và tôi nghĩ, trên tất cả, trên Đường Đạo, chúng ta phải thực tế về bản thân, dù điều đó khá khó chịu.
Một trong những vấn đề mà Thánh Đoàn phải đối mặt trong mối liên hệ này là việc loại bỏ tình cảm
Và đây là cách Ngài định nghĩa tình cảm (sentiment). Tình cảm là
—phản ứng và mối quan hệ đầy cảm xúc, tò mò, liên kết tất cả các thành viên của một nhóm với nhau trong mối quan hệ thích hoặc không thích. [2b]
Hãy suy nghĩ về định nghĩa này của tình cảm. Nó vẫn hoạt động ngay cả trong một nhóm có tính chất tương đối cao, và nó phải được loại bỏ. Đó là cảm xúc.
Hãy nhìn lại xem chúng ta hiện diện trong nhóm hay tập thể của mình như thế nào. Chúng ta có thích tính cách của những người mà chúng ta được liên kết hay không, hay yếu tố từ chối có tác dụng trong quá trình nhóm của chúng ta?
Khi có sự yêu thích, thì mối quan hệ phàm ngã quá mạnh được thiết lập, xét về mặt lợi ích cho nhóm. [2c]
Tâm thức phải thực sự tập trung vào những thứ khác ngoài việc “Tôi thích bạn, tôi không thích bạn”.
Trạng thái cân bằng của nhóm bị xáo trộn.
Bây giờ, chúng ta hãy nghĩ về điều đó trong một giây lát, nhìn vào quá trình nhóm của bạn và xem liệu bạn có thể thấy rằng nó là như vậy, hoặc đã là như vậy không? Ý của tôi là khi bạn tập hợp với các huynh đệ trong nhóm của bạn, yếu tố “thích” này có nổi bật, hay tậm thức tập trung vào điều khác?
Nơi nào có sự không thích, khả năng cự tuyệt bên trong hoạt động liên tục, và sau đó sự chia tách xảy ra.
Hãy nghĩ về việc “thích”. Tôi giống bạn, bạn cũng giống tôi, nên chúng ta thích nhau. Bạn không giống tôi, tôi không giống bạn, cho nên chúng ta không ưa nhau. Đó không phải là sự đánh giá thực tế về việc người khác là ai và giá trị của họ đối với nhóm là gì. Nó hoàn toàn không dựa trên sự thật. Nó chỉ đơn giản dựa trên lực hút và lực đẩy này khi nó được trải nghiệm trong thể cảm dục.
Các huynh đệ thân mến, có đúng không rằng mối quan hệ của các bạn với nhau thường xuyên chịu tác động của sự chấp thuận hoặc không chấp thuận? [2d]
Đó là cách như, “Ồ, người đó đang làm mọi thứ theo cách tôi sẽ làm, vì vậy tôi tán thành, tôi thích anh ấy”. “Ồ, người đó không làm những việc như tôi sẽ làm. Tôi không đồng ý. Tôi không thích anh ta”. Đó là một dạng bài tập về các cặp lực đối lập hút và đẩy.
Khi thái độ đó tồn tại, các bước đầu tiên hướng tới sự hợp nhất nhóm sẽ không có.
Chúng ta phải có khả năng bằng cách nào đó để không ghét hoặc bị thu hút quá mức bởi những biểu hiện và cách cư xử của các thành viên trong nhóm. Chúng ta phải nhìn họ theo một cách khác, như con người thực sự đằng sau những đặc điểm tính cách bên ngoài, và điều đó đòi hỏi một mức độ sáng suốt tâm linh để phân biện, phân biện tinh thần thực sự bản chất linh hồn của những người liên quan.
Khi thái độ đó tồn tại,
Thái độ đó là “tán thành, không tán thành, thích, không thích”
Khi thái độ đó tồn tại, các bước đầu tiên hướng tới sự hợp nhất nhóm sẽ không có. Đây là những gì chúng tôi muốn nói về tình cảm, và phản ứng cảm xúc này phải biến mất như một giai đoạn sơ bộ”. [2e]
Chúng ta hãy cố gắng ghi nhớ điều đó, bởi vì tất cả chúng ta tất nhiên sẽ quan tâm đến công việc nhóm, và ngày càng nhiều hơn trong Thời đại Bảo Bình sắp tới, và có một số điều kiện tiên quyết nhất định—loại bỏ ảo cảm tình cảm, cắt đứt các ràng buộc về phàm ngã giữa các thành viên trong nhóm, học cách làm việc như một Thánh đoàn thu nhỏ mà không có hiệu ứng thăng bằng giả tạo, hoặc điều gì đó như đố kị và ghen ghét, trịch thượng… Tất cả những điều đó. Tôi cao hơn, tôi thấp hơn, bạn cao hơn, bạn thấp hơn, tất cả những thứ đó. Và như bà Mary Bailey đã từng mô tả, người ta phải nhận ra cái được gọi là phạm vi trách nhiệm, và khi đó mọi người được phân bổ một cách công bằng về những gì tốt nhất để họ xử lý trong quy trình nhóm.
Và cuối cùng là sự im lặng huyền bí (Occult Silence). Chúng ta phải loại bỏ những vi phạm của sự im lặng huyền bí trước khi chúng ta sẵn sàng làm việc nhóm thực sự. Điều đó có nghĩa là giữ cho tâm trí của chúng ta được tổ chức một cách hiệu quả để chúng ta nói và suy nghĩ một cách phù hợp và cân xứng trước sự hiện diện của nhiều kiểu người khác nhau. Chúng ta không huyên thuyên về Ashram với những người mà điều đó hoàn toàn có nghĩa gì với họ, và thậm chí có tác động tiêu cực đối với họ. Chúng ta không làm hỏng tư tưởng của Ashram bởi tất cả những gì thuộc thế tục và cá nhân. Chúng ta thực sự không thể kéo phàm ngã của mình vào điểm trụ nhất tâm cao hơn mà chúng ta gọi là Ashram.
Tôi chỉ đề cập một cách ngắn gọn về những ảo cảm này, vì mỗi các bạn có thể đào sâu chúng cho chính mình, và khi làm như vậy bạn sẽ khám phá ra vị trí của mình trong thế giới sương mù và ảo cảm. [2f]
Có một số đoạn trong Cổ Luận mô tả tuyệt vời hình ảnh này,
Do đó, với hiểu biết, bạn có thể bắt đầu giải phóng bản thân khỏi ảo cảm của thế gian
Đó là một đoạn ngắn Chân sư DK nói về ảo cảm của tình cảm, và chắc chắn, năng lượng của tình yêu thương là quan trọng nhất, nhưng nó rất khác biệt với ảo cảm của sự thích và không thích, của sự mong đợi điều gì đó được đền đáp, và để mắt đến bản thân, quan tâm quá nhiều đến cách người khác phản ứng với bạn khi bạn làm một số việc nhất định. Nó khá khác biệt, phải không? Một người thực sự yêu thương phải thể hiện một sự vô tư nhất định và sự sẵn sàng chịu đựng một số phản ứng khó chịu khi tình thương được thể hiện vì lợi ích của người khác. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên đi khắp nơi, ‘trau dồi’ tinh thần phê phán, và nói, “Này, đây là thứ bạn cần” 😊. Nhưng có lúc Ngài nói, bạn có thể nói thành thật với X, Y hoặc Z, bởi vì bạn đủ yêu thương để nói. Nếu bạn định thể hiện một sự phân tích hoặc thu hút sự chú ý của ai đó, thì không nên làm điều đó từ quan điểm của tinh thần phê phán. Nó phải được thực hiện trong bối cảnh thực sự của tình yêu thương. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ học được mọi thứ về tình thươg trong một kiếp sống, và Đức Thái Dương Thượng Đế cũng chỉ đang học hỏi. Ngài chưa phải là một Thượng Đế Thiêng Liêng. Đây là một điều đang diễn ra trong quá trình tái phát triển của chúng ta trong vũ trụ, vũ trụ cụ thể của chúng ta, nhưng chúng ta phải bắt đầu bằng cách đi đúng hướng.
Download file pdf ở đây.
-
Trang 39 DON ↑