Ảo cảm — P5 (Maya 4, Thầy MDR bình giảng về Ảo lực – 2)

THẦY HIỆU TRƯỞNG GIẢNG VỀ MAYA—P2
Webinar Ảo cảm số 106

Ghi chú của người dịch: Bài tiếp theo được trích dịch từ webinar Ảo cảm số 106, trong đó Chân sư DK giảng giải cơ chế hoạt động của Maya, khi con người hoạt động một cách vô thức dưới tác động của “những ngọn lửa cổ xưa” và prana của môi trường xung quanh. Thầy Hiệu trưởng cũng giải thích cho ta cụm từ thường gây thắc mắc “đảo ngược bánh xe” mà chúng ta gặp phải trong Chiêm Tinh Học Nội Môn. Theo Thầy, đó là sự đảo ngược của dòng năng lượng, thay vì thông thường đi từ các cõi giới cao xuyên qua các luân xa cao để đến các luân xa thấp, bây giờ là sự đảo ngược lại. Trong một bài sau, trong phần hỏi đáp tôi sẽ trích dịch thêm phần giảng giải của Thầy để làm rõ hơn. Cũng trong bài, Thầy cũng giải thích thế nào Thiên Thần của Hiện Diện (The Angel of Presence) và Thái dương Thiên Thần, và phần này cũng được biên dịch trong bài sau.

Text từ Glamours, A World Problem

Vấn đề ảo lực trở nên phức tạp do sự kiện là trên cõi trần (cũng như trên cõi cảm dục, mặc dù đến nay điều này ít được hiểu rõ) bạn phải đấu tranh với một cặp các đối cực. Trên một vài phương diện, cặp đối cực này có bản chất khác so với cặp đối lập trên cõi cảm dục. [1a] Trên cõi trần (ý của tôi muốn nói các phân cảnh dĩ thái của cõi trần nơi mà người ta trải nghiệm về sức mạnh phỉnh lừa của ảo lực) có sự gặp gỡ của các mãnh lực của cõi giới bên trong của phàm ngã và các năng lượng xưa cũ của chính vật chất, được mang lại như các mầm mống tiềm tàng từ một thái dương hệ trước. [1b]

Có lẽ các bạn sẽ hiểu rõ hơn nếu tôi diễn tả sự thực về ảo lực như sau:

Các xung lực tiềm ẩn của cuộc sống phàm ngã, khi bị tách ra và không ở dưới sự kiểm soát của linh hồn, được phối hợp với dòng sinh khí prana trong phạm vi ảnh hưởng của phàm ngã, lúc bấy giờ trở thành các dòng mãnh lực mạnh mẽ có điều khiển, tìm cách hiển lộ ra ở cõi trần qua trung gian của bảy luân xa trong thể xác. [1c] Các mãnh lực hay xung lực này, cộng với sinh khí prana có sẵn, tạo ra thể dĩ thái của người kém tiến hóa và thường là của kẻ thường nhân. [1d] Do đó, điều hiển nhiên là biết bao nhiêu người kém phát triển trở thành nạn nhân của năng lượng quần chúng thuộc loại thấp kém, bởi vì thể dĩ thái của y đáp ứng với, và thu hút năng lượng cho nó, từ một loại prana chung ở quanh đó, cho đến khi có một sự định hướng rõ rệt và có sự kiềm chế cao hơn—hoặc do nguyện vọng được định hướng và thể trí tuân theo giới luật, hoặc sau này là kết quả của sự kiểm soát của linh hồn (dùng một cụm từ tâm lý học). [1e]

Được tập trung trong thể dĩ thái của cá nhân, năng lượng dĩ thái này đi qua hai giai đoạn trước khi tới giai đoạn của con đường đệ tử:

Năng lượng dĩ thái này, tập trung trong thể dĩ thái của cá nhân, trải qua hai giai đoạn trước khi tới giai đoạn của con đường đệ tử:

1. Giai đoạn mà năng lượng dĩ thái đồng hóa mãnh lục thứ hai mà tôi đã nói đến—mãnh lực tiềm tàng trong hình thể vật chất trọng trược, năng lượng của chất liệu nguyên tử, do đó tạo ra sự phối hợp và pha trộn rõ rệt. Điều này khiến bản chất động vật hoàn toàn tuân phục các xung lực bên trong, xuất phát từ cõi giới prana đối với những người hoàn toàn kém tiến hóa, hay từ cõi cảm dục thấp kém đối với những người tiến hóa hơn hoặc hạng thường nhân. [1f]

2. Tuy nhiên, vào lúc mà sự định hướng bên trong hướng về thế giới của các giá trị cao siêu hơn xảy ra, bấy giờ lực dĩ thái hay sinh lực sẽ xung đột với trạng thái thấp của con người, tức thể xác trọng trược, và trận chiến của các cặp đối cực thấp xảy ra. [1g]

Thật là lý thú khi ghi nhận rằng chính trong giai đoạn này mà tầm quan trọng được đặt vào các kỷ luật thể xác, vào các yếu tố kiềm chế như là hoàn toàn tiết dục, độc thân, ăn chay, giữ vệ sinh xác thân và rèn luyện thân thể. [1h] Qua các việc này, sự kiểm soát của sự sống vật chất, biểu lộ thấp nhất của Ngôi Ba, có thể được hoá giải, và con người được tự do cho trận chiến thực sự của các cặp đối cực. [1i] Trận chiến thứ hai này là trận chiến trường Kurukshetra thực sự và diễn ra trong thể cảm dục, giữa các cặp đối cực vốn là đặc trưng của thái dương hệ chúng ta, cũng như các cặp đối cực ở cõi trần là đặc trưng của thái dương hệ trước. [1j] Theo một khía cạnh đáng chú ý, trận chiến của các cặp đối cực trên vòng xoắn ốc thấp, liên quan đến thể xác với hai trạng thái của nó, có thể được thấy xảy ra trong giới động vật. Trong tiến trình này, con người hành động như là các tác nhân giới luật, và các động vật được thuần hóa, vốn bị thôi thúc để phù hợp với sự chi phối của con người, đang vật lộn (cho dù là một cách vô thức theo quan điểm của chúng ta) với vấn đề cặp đối cực thấp này. [1k] Chiến trường của chúng diễn ra qua trung gian của thể xác trọng trược và các mãnh lực dĩ thái, và bằng cách này, một khát vọng cao siêu được biểu lộ. Điều này tạo ra cho chúng kinh nghiệm mà chúng ta gọi là sự “biệt ngã hoá”, trong đó hạt giống của cá tính được gieo vào. [1l] Trên bãi chiến trường của con người, tức Kurukshetra, trạng thái cao của linh hồn bắt đầu chế ngự, tạo ra tiến trình tích hợp giữa thiêng liêng và của con người mà chúng ta gọi là “điểm đạo”. Hãy suy ngẫm về điều này.

Phần Bình Giảng

Vấn đề ảo lực trở nên phức tạp do sự kiện là trên cõi trần (cũng như trên cõi cảm dục, mặc dù đến nay điều này ít được hiểu rõ) bạn phải đấu tranh với một cặp các đối cực. Trên một vài phương diện, cặp đối cực này có bản chất khác so với cặp đối lập trên cõi cảm dục. [1a] Trên cõi trần (ý của tôi là phân cảnh dĩ thái của cõi trần nơi mà người ta trải nghiệm về sức mạnh phỉnh lừa của ảo lực) có sự gặp gỡ của các mãnh lực của cõi giới bên trong của phàm ngã và các năng lượng xưa cũ của chính vật chất, được mang lại như các mầm mống tiềm tàng từ một thái dương hệ trước.

Khi nghĩ về cặp đối cực, chúng ta nghĩ đến hai mãnh lực hoặc hai năng lượng cạnh tranh, và chúng ta thường nghĩ nhất đến linh hồn và phàm ngã. Chúng ta đã đúng khi suy nghĩ như thế, rằng linh hồn và phàm ngã là cặp đối lập thường được đề cập nhất. Nhưng cũng có những cặp đối lập khác, thấp hơn hoặc cao hơn. Chúng ta có thể nói rằng Chân thần – Tam nguyên tinh thần đối lập với phàm ngã được linh hồn hoà nhập, đó là một cặp đối lập theo một cách nào đó; và bản thân bản chất dĩ thái cũng là một loại đối lập với phương diện vật chất dày đặc.

Trên thực tế, nếu bạn nhìn vào hình vẽ sau, nhìn vào cõi cảm dục, bạn sẽ thấy cơ bản bốn phân cảnh giới cao vượt trội so với ba phân cảnh giới thấp hơn, và các luân xa hoặc các xoáy lực xuất phát từ các cảnh giới cao nhất được tìm thấy trên bốn phân cảnh giới cao hơn này. Vì vậy, bốn phân cảnh giới cao của cõi cảm dục vượt trội về mặt năng lượng so với ba phân cảnh giới thấp hơn, và chúng tạo thành một cặp đối lập.

Chart

Description automatically generated

Với cõi trí thì mọi thứ có một chút khác biệt vì Hoa Sen Chân Ngã không hiện diện trên phân cảnh giới thứ tư, nhưng chúng ta có thể xem xét một cặp đối cực giữa cái mà chúng ta gọi là thượng trí và hạ trí. Hình vẽ không thể hiện đầy đủ 7 luân xa trên cõi trí, điều mà Chân sư DK chưa thực hiện, nhưng Ngài nói các luồng lực xoáy này hiện diện trên các phân cảnh giới cao hơn. Khi đó, chúng ta sẽ có bốn phân cảnh giới cao với các luân xa và ba phân cảnh giới thấp—bốn cao và ba thấp v.v. và cứ thế tiếp tục. Do đó, ý tưởng về các mãnh lực cạnh tranh với nhau luôn được tìm thấy, và trên cõi vật lí, đó là trận chiến giữa các cặp đối lập, giữa bản chất dĩ thái và phương diện vật lý dày đặc.

Trên một vài phương diện, cặp đối cực này có bản chất khác so với cặp đối lập trên cõi cảm dục. Trên cõi trần (ý của tôi muốn nói các phân cảnh dĩ thái của cõi trần nơi mà người ta trải nghiệm về sức mạnh phỉnh lừa của ảo lực) có sự gặp gỡ của các mãnh lực của cõi giới bên trong của phàm ngã và các năng lượng xưa cũ của chính vật chất, được mang lại như các mầm mống tiềm tàng từ một thái dương hệ trước [1b]

Các năng lượng cũ được gọi những là những ngọn lửa cổ xưa (ancient fires) trong các Quy Luật cuối cùng quyển Luận Về Chánh Thuật[1]. Và sự tàn phá có thể xảy ra nếu hình tư tưởng được tiếp sinh lực dĩ thái vốn phải biểu hiện trên cõi vật lí không được xử lý đúng cách khi nó xâm nhập vào cõi vật chất dày đặc. Chúng được mang qua như những hạt giống tiềm ẩn từ một thái dương hệ trước đó. Tôi nghĩ là từ thái dương hệ chính trước đây, và tất nhiên, thái dương hệ đầu tiên không phải là thái dương hệ thiêng liêng, cách đây năm thái dương hệ. Thái dương hệ này có vấn đề cụ thể này phải giải quyết, và tiến trình có lẽ không thể xảy ra vượt xa hơn cõi vật lý – dĩ thái hệ thống. Với mỗi thái dương hệ xuất hiện, chúng đã thêm vào các khả năng mới, cho đến khi chúng ta đến thái dương hệ chính đầu tiên, ngay trước thái dương hệ hiện tại của chúng ta. Thái dương hệ hiện tại của chúng ta là thái dương hệ chính thứ hai và là thái dương hệ thứ năm trong một chuỗi các thái dương hệ. Do đó, bạn lại thấy số hai và số năm đi cùng nhau.

Thông thường, khi Chân sư DK sử dụng từ vật lý, Ngài đang đề cập đến các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta, Ngài thực sự bao gồm các phân cảnh giới dĩ thái và xem chúng là cấp độ vật lý thực sự. Các phân cảnh giới còn lại chỉ là sự tập hợp tự động của vật chất từ ​​một hệ mặt trời trước đó.

Sẽ có xung đột liên tục giữa các khuynh hướng của một số năng lượng này, và sự xung đột đó diễn ra ngay trong bản chất của chúng ta. Có lẽ một trong những biểu hiện nhất mà ta thấy là ở đức Chohan Hilarion, một trong các tiền kiếp của Ngài là Thánh Paul (Phao Lồ). Ngài đã thực hiện quá trình chuyển đổi từ Sau-lơ sang Phao-lô, và Ngài luôn chiến đấu với chính mình. Chúng ta được biết Ngài là một người chịu ảnh hưởng Hổ Cáp, và có một năng lượng cung 4 rất mạnh mẽ trong bản chất của Ngài. Câu nói nổi tiếng của Ngài thường được nhắc đến có thể diễn giải như sau: “Những gì mà tôi muốn làm, tôi không làm; những gì mà tôi không muốn làm, tôi làm. Tôi là một người khốn khổ! Ôi, Ai có thể cứu tôi thoát khỏi thân xác khốn khổ này”[2]. Sự xung đột với nhị nguyên là một trong những đặc điểm chính trong cuộc sống của Ngài. Nhưng, giống Milarepa, Ngài đã tiến bộ vượt bậc. Tôi nghĩ, nếu tôi đánh giá những gì đã xảy ra với Ngài, Ngài đã tiến từ một điểm đạo đồ bậc 2 cuồng tín sang điểm đạo đồ bậc 4 khi Ngài chọn cái chết tự nguyện ở Rome sau đó.

Trang 333 của Esoteric Astrology viết về Hổ Cáp, dấu hiệu hoàng đạo chính của nhân loại, vì Huyền Giai Sáng Tạo thứ 4 của các Chân thần được cai quản bởi Hổ Cáp, như sau:

 

Undeveloped Man

Advanced Man

Disciple Initiate

8. Scorpio

Unity of selfishness

Conflict with duality.

Higher unity.

 

The Monster.

The Fighter.

The Disciple.

 

Keynote: Scorpio stages the release of Leo.

Trong giai đoạn đầu tiên ta thấy: Sự thống nhất của sự ích kỷ, Quái vật, và bộ phim kinh dị điển hình của bạn nằm ở đây. Kế đó, đến giai đoạn con người tiên tiến, và có thể đây là nơi chúng ta tìm thấy chính mình: người tiến bộ, người chí nguyện, Xung đột với lưỡng nguyên, Kẻ chiến đấu. Đây là nơi mà chúng ta luôn phải trải qua, một cuộc chiến trước khi hòa bình có thể xảy đến. Sau đó, sự thống nhất cao hơn xuất hiện, và bạn có một Đệ Tử Chân Chính Và Điểm Đạo Đồ được tìm thấy khi sự hợp nhất đạt được. Scorpio là dấu hiệu được cai quản bởi sao Thủy cuối cùng mang lại cho chúng ta rằng sự hòa hợp của Bồ đề. Và có lẽ bạn cũng đã quen thuộc với câu châm ngôn phàm ngã Scorpio: “Hãy để Maya phát triển và sự lừa dối thống trị”. Đây là giai đoạn trước khi con người kiểm soát được bản thân và bắt đầu kiểm soát cuộc sống từ những nguồn cao hơn. Maya sẽ phát triển, sự lừa dối hoặc mù quáng của tâm thức với sự thật sẽ thống trị.

Có lẽ các bạn sẽ hiểu rõ hơn nếu tôi diễn tả sự thực về ảo lực như sau:

Các xung lực tiềm ẩn của cuộc sống phàm ngã, khi bị tách ra và không ở dưới sự kiểm soát của linh hồn, được phối hợp với dòng sinh khí prana trong phạm vi ảnh hưởng của phàm ngã, lúc bấy giờ trở thành các dòng mãnh lực mạnh mẽ có điều khiển, tìm cách hiển lộ ra ở cõi trần qua trung gian của bảy luân xa trong thể xác. Các mãnh lực hay xung lực này, cộng với sinh khí prana có sẵn, tạo ra thể dĩ thái của người kém tiến hóa và thường là của kẻ thường nhân. Do đó, điều hiển nhiên là biết bao nhiêu người kém phát triển trở thành nạn nhân của năng lượng quần chúng thuộc loại thấp kém, bởi vì thể dĩ thái của y đáp ứng với, và thu hút năng lượng cho nó, từ một loại prana chung ở quanh đó, cho đến khi có một sự định hướng rõ rệt và có sự kiềm chế cao hơn—hoặc do nguyện vọng được định hướng và thể trí tuân theo giới luật, hoặc sau này là kết quả của sự kiểm soát của linh hồn (dùng cụm từ tâm lý học).

Các xung lực tiềm ẩn của cuộc sống phàm ngã, các xung lực này được lưu trữ trong các hiện thể mặt trăng [ba thể của phàm ngã],

khi bị tách ra và không ở dưới sự kiểm soát của linh hồn, Đây là cụm từ quan trọng. Nói cách khác, các tinh linh (elemental) đang thống trị và không có sự kiểm soát của linh hồn. Do đó, chúng ta có một loại xung động thấp kém, không được linh hồn kiểm soát, và đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá.

được phối hợp với dòng sinh khí prana trong phạm vi ảnh hưởng của phàm ngã, lúc bấy giờ trở thành các dòng mãnh lực mạnh mẽ có điều khiển, tìm cách hiển lộ ra ở cõi trần qua trung gian của bảy luân xa trong thể xác [1c]

Về cơ bản, bạn không tìm thấy những biểu hiện cao siêu khi rơi vào trường hợp này. Các xung lực tiềm ẩn trở nên hòa quyện với dòng prana, và chúng biểu hiện ở cấp độ thấp qua các luân xa. Các luân xa, giống như bất kỳ hành tinh nào, đều có khả năng biểu hiện cao, trung bình hoặc thấp, tùy theo mức độ tiến hóa hoặc khai mở của các luân xa đó. Trong buổi đầu, các luân xa chỉ đơn giản là hòa trộn với dòng prana có sẵn và thể hiện những gì có trong các nguyệt tinh quân (lunar lords) của phàm ngã—đó là dạng năng lượng chưa được cứu chuộc (redeemed) — và chúng ta phải học cách kiểm soát những elemental lives này từ một vị trí cao hơn. Do đó, những xung lực bên trong các nguyệt tinh quân hòa trộn với dòng prana bên trong phàm ngã của chúng ta, và sau đó chúng biểu hiện mạnh mẽ theo một cách thấp kém và tiêu cực, tìm kiếm sự biểu hiện vật lý thông qua bảy luân xa của chúng ta. Nhưng ban đầu, chúng biểu hiện qua các luân xa thấp nhiều hơn so với các luân xa cao, vì các luân xa cao hơn phát triển muộn hơn sau này.

Các mãnh lực hay xung lực này, cộng với sinh khí prana có sẵn, tạo ra thể dĩ thái của người kém tiến hóa và thường là của kẻ thường nhân. Do đó, điều hiển nhiên là biết bao nhiêu người kém phát triển trở thành nạn nhân của năng lượng quần chúng thuộc loại thấp kém, [1d]

đây là nơi mà tâm thức đám đông bước vào…

bởi vì thể dĩ thái của y đáp ứng với, và thu hút năng lượng cho nó, từ một loại prana chung ở quanh đó,

chứ không từ các nguồn cao hơn có thể hướng dẫn thể dĩ thái, và do đó, thể vật lý, theo đúng cách…

cho đến khi có một sự định hướng rõ rệt và có sự kiềm chế cao hơn—hoặc do nguyện vọng được định hướng và thể trí tuân theo giới luật, hoặc sau này là kết quả của sự kiểm soát của linh hồn (dùng một cụm từ tâm lý học). [1e]

Lúc đầu, không có gì ngoài xung lực. Không có sự định hướng rõ rệt, và tuỳ theo cách năng lượng di chuyển, bạn di chuyển theo. Và như trong Stanza của Cổ Luận mà tôi có trích dẫn trước đây nói, chỉ đến khi sao Thổ kiểm soát, chúng ta sẽ bị “đưa lên và xuống vùng đất”. Chúng ta làm theo những thôi thúc, những thói quen của mình một cách vô định hướng. Do đó, cho đến khi có định hướng xác định và có sự kiểm soát cao hơn, luôn sẽ có sự thu hút từ môi trường chung. Và nếu chúng ta đọc Ánh Sáng Của Linh Hồn, chúng ta sẽ thấy có năm loại prana khác nhau, tất cả chúng đều nhằm chỉ đạo và hướng dẫn các phần khác nhau của cơ thể. Và cho đến khi chúng ta có thể đối phó một cách có ý thức với những pranas đó, chúng ta bị thúc đẩy bởi các xung động thấp kém vốn tồn tại sẵn trong các hiện thể mặt trăng chưa được cứu chuộc, và chúng ta sẽ nhận được những gì mà Chân sư DK gọi là Maya, ‘mớ hỗn độn cảm xúc không suy nghĩ’.

Sẽ có lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi với tất cả sự hỗn loạn, và chúng ta bắt đầu có tầm nhìn về một cái gì đó cao hơn. Chúng ta hướng ước vọng của mình đến các cảnh giới cao hơn, đến những ham muốn thôi thúc cao cả hơn, và chúng ta bắt đầu áp dụng ý chí thông qua hạ trí, để từ đó có thể có sự điều tiết trong thể dĩ thái. Điều quan trọng là cung bảy phải được áp dụng vào thể dĩ thái để điều chỉnh cuộc sống của con người ngoại tại. Đó là nhiệm vụ trong thời xa xưa, và là nền tảng của cuộc điểm đạo trong giống dân Lemuria. Ở thời Lemuria, những người có thể nhận được điểm đạo —cơ bản là lần điểm đạo đầu tiên —trải qua cuộc đấu tranh giữa thể dĩ thái và những “ngọn lửa cổ xưa” vốn có những khuynh hướng riêng của chúng. Và khi thể xác có thể được điều khiển một cách có ý thức bởi thể thái, thì con người đạt được lần điểm đạo thứ nhất. Và chúng ta lặp lại điều đó khi chúng ta bắt đầu áp dụng các kỷ luật thể chất khi chúng ta tiếp cận cuộc điểm đạo đầu tiên trong cuộc sống cá nhân của chúng ta. Và kế đến, chúng ta bắt đầu điều tiết và kiểm soát cảm xúc.

Năng lượng dĩ thái này, tập trung trong thể dĩ thái của cá nhân, đi qua hai giai đoạn trước thời kỳ con đường đệ tử:

1. Giai đoạn mà năng lượng dĩ thái đồng hóa mãnh lục thứ hai mà tôi đã nói đến—mãnh lực tiềm tàng trong hình thể vật chất trọng trược, năng lượng của chất liệu nguyên tử, do đó tạo ra sự phối hợp và pha trộn rõ rệt. Điều này khiến bản chất động vật hoàn toàn tuân phục các xung lực bên trong, xuất phát từ cõi giới prana đối với những người hoàn toàn kém tiến hóa, hay từ cõi cảm dục thấp kém đối với những người tiến hóa hơn hoặc hạng thường nhân. [1f]

2. Tuy nhiên, vào lúc mà sự định hướng bên trong hướng về thế giới của các giá trị cao siêu hơn xảy ra, bấy giờ lực dĩ thái hay sinh lực sẽ xung đột với trạng thái thấp của con người, tức thể xác trọng trược, và trận chiến của các cặp đối cực thấp xảy ra.

Do đó, một người chưa phát triển—chưa phải là một thường nhân—bị thúc đẩy bởi prana, còn một người bình thường bị thôi thúc hoặc thúc đẩy bởi những khuynh hướng cảm xúc thấp kém. Tôi sẽ giải thích cho bạn ý tưởng tại sao điều này là không mong muốn.

Phân cảnh giới 5 và 6 của cõi cảm xúc là những khu vực mà con người trong thời điểm hiện tại không có gì để làm cả. Có tất cả các loại hiện tượng không mong muốn xảy ra trên phân cảnh giới thấp nhất của cõi cảm dục [phân cảnh giới 7], và nơi đây có thể tìm thấy cái gọi là “địa ngục” của những tín đồ bình thường. Phân cảnh giới thứ sáu (từ trên xuống) cũng không tốt hơn bao nhiêu. Sau đó, có một quá trình chuyển tiếp bắt đầu xảy ra ở phân cảnh giới 5, và ở phân cảnh giới thứ tư, chúng ta thấy các luân xa cảm dục, là nơi chúng ta có thể mong đợi sẽ có một số loại ham muốn có chiều hướng tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ không tìm kiếm những ham muốn thấp kém nhất. Vì vậy, khi Ngài nói rằng một người bình thường phải chịu những xung động từ cõi cảm dục thấp kém, ý của Ngài là gì? Đó là phân cảnh giới thứ sáu và thứ bảy, và chúng thực sự không được mong muốn. Phân cảnh giới thứ năm là phân cảnh giới chuyển tiếp, phân cảnh giới thứ tư nơi các luân xa cảm dục thấp nhất hoặc thấp hơn được tìm thấy [ND: các luân xa dưới cách mô được tìm thấy trên phân cảnh giới 4, gồm luân xa đáy cột sống, luân xa xương cùng, luân xa lá lách, luân xa tùng thái dương], và nó có thể hướng dẫn con người bình thường. Hai phân cảnh giới bên dưới bị bỏ ra khỏi bức tranh khi xem xét cõi cảm dục, và ngay cả khi xem xét cõi vật lí. Các phân cảnh giới chất lỏng và chất đặc bị bỏ ra khỏi bức tranh và một vị trí tiếp nối có thể xảy ra với phân cảnh giới thứ năm. và chúng ta biết, từ các nghiên cứu khoa học của chúng ta, các phân tử không khí tham gia vào quá trình nghe như thế nào.

Đó là hai giai đoạn trước khi trở thành đệ tử, và chúng áp dụng cho người chưa phát triển và thường nhân, nhưng một thường nhân ở mức thấp.

Tuy nhiên, vào lúc mà sự định hướng bên trong hướng về thế giới của các giá trị cao siêu hơn xảy ra, [1g]

Đây là giai đoạn mà những người như chính chúng ta được định hướng thông qua cảm giác ‘no chán’. Chúng ta đã trải qua đủ những xung lực thấp kém, vì sau rốt, chúng ta là tinh thần, và chúng ta nhận ra sự trói buộc của mình. Vào lúc này, đứa con hoang đàng nổi dậy chống lại tình trạng hiện hữu của mình, khi đó lực dĩ thái hay sinh lực được đưa vào xung đột với khía cạnh thấp nhất của con người, cơ thể vật chất dày đặc, và trận chiến của các cặp đối lập thấp hơn diễn ra. Nó không còn chỉ đơn giản phục vụ những thói quen thấp thỏi, những xung lực thấp kém và xu hướng của những ngọn lửa cổ xưa. Bây giờ, có một xung đột vì trong thể dĩ thái có những năng lượng cao hơn đến từ cõi cảm dục cao, từ cõi trí, thậm chí có thể từ các phân cảnh giới của linh hồn. Do đó, một số người xem thời điểm sự tái định hướng này diễn ra như một sự ‘đảo ngược của bánh xe tiến hóa’. Chúng ta nghe nói về điều đó nhiều trong chiêm tinh học, và nó có nghĩa là năng lượng đang đi theo một hướng khác. Chúng hướng lên trên trong hệ thống, thay vì theo cách cũ, đi qua các luân xa cao và cung cấp năng lượng cho các luân xa thấp. Đó là ý nghĩa của việc ‘đảo ngược bánh xe’ —một sự thay đổi hướng di chuyển của các dòng chảy dĩ thái và cảm dục trong hệ thống năng lượng của con người. Khoảnh khắc điều đó xảy ra, mãnh lực dĩ thái hoặc sinh lực xung đột với khía cạnh thấp nhất của con người, cơ thể vật chất dày đặc, và trận chiến của các cặp đối lập thấp hơn diễn ra.

Chân sư DK nói với chúng ta rằng điều này thực sự diễn ra trong Chiến Tranh Thế Giới thứ 1—Chiến Tranh Thế Giới thứ hai chưa xảy ra khi điều này được viết ra. Nhưng rất nhiều người đã trải nghiệm lại (replay) cuộc điểm đạo thời Lemurian thời xưa khi họ trải qua trận Thế Chiến thứ nhất. Nó khá thú vị. Xác thân vật lí muốn chạy trốn để bảo toàn bản thân, và ham muốn thấp cũng muốn rút lui, nhưng các khía cạnh cao hơn của cõi cảm dục và hạ trí liên quan nói rằng điều này không đúng, hãy giữ vững vị trí của bạn. Do đó, khuynh hướng của cơ thể khi bị kích hoạt bởi các lực dĩ thái thấp bị dừng lại, và định hướng mới diễn ra, xác thân không bỏ chạy.

Tôi có một người bạn nuôi một con chó giống Đức (German Shepherd), và con chó rất thích đuổi bắt thỏ. Nhưng người phụ nữ đã huấn luyện nó để khi một con thỏ xuất hiện, con chó phải đứng yên. Bà gọi tên con chó với một giọng nghiêm nghị, và con chó, mặc dù rất muốn đuổi theo con thỏ, nó phải tự kỷ luật, có lẽ là để làm hài lòng chủ, đứng yên lại. Có lẽ một số người trong chúng ta đã trải qua những hoàn cảnh tương tự, khi chúng ta biết điều gì đó mà chúng ta có khuynh hướng làm là không đúng, và năng lượng cao hơn xung đột với xung lực thấp hơn của chúng ta, và chúng ta giữ vững lập trường của mình để không theo đuổi những gì lẽ ra chúng ta sẽ theo đuổi khi bị thúc đẩy.

Thật là lý thú khi ghi nhận rằng chính trong giai đoạn này mà tầm quan trọng được đặt vào các kỷ luật thể xác, vào các yếu tố kiềm chế như là hoàn toàn tiết dục, độc thân, ăn chay, giữ vệ sinh xác thân và rèn luyện thân thể. [1h]

Giai đoạn này là giai đoạn trước khi linh hồn thực sự kiểm soát thông qua Vulcan, áp dụng ý chí tinh thần vào kỷ luật bản thân. Những điều này thực sự cần thiết, nhưng nhiều người bị ám ảnh quá mức với những kỷ luật này, và họ coi đó là một hình thức tâm linh rất cao. Những điều đó là cơ bản, nhưng chắc chắn không phải là những gì cao nhất. Chân sư DK nói nếu mọi người chú ý nhiều đến việc đạt được sự đáng yêu về mặt tình cảm (emotional loveliness) giống như cách họ làm với các kỷ luật thể chất, thì mọi thứ sẽ tốt hơn nhiều[3]. Do đó, con người có thể bị mắc kẹt trong giai đoạn Lemurian đầu của quá trình điểm đạo và không thể tiếp bước lên. Công việc chính của chúng ta bây giờ không phải tập trung quá nhiều để kiểm soát cơ thể vật lý. Tất nhiên là cần một liều lượng hợp lý, nhưng sự quan tâm phải nằm ở mối quan hệ giữa cảm xúc và linh hồn, giữa ham muốn và linh hồn, giữa những ham muốn của linh hồn so với ham muốn của phàm ngã. Đây là lĩnh vực mà những người như chúng ta phải tập trung, và chúng ta ngày càng tiến sâu hơn vào sự kiểm soát trí tuệ, nơi thượng trí giành quyền kiểm soát hạ trí và ảo tưởng bị vượt qua. Rất nhiều người vướng vào điều này, có thể họ trẻ hơn, và sau này họ sẽ nhận thấy rằng đó chỉ là một phần của bức tranh chứ không phải toàn bộ.

Qua các việc này, sự kiểm soát của sự sống vật chất, biểu lộ thấp nhất của Ngôi Ba, có thể được hoá giải, và con người được tự do cho trận chiến thực sự của các cặp đối cực. [1i]

Trận chiến thực sự của các cặp đối cực diễn ra xảy ra giữa linh hồn và phàm ngã trên cõi cảm dục, và chúng ta có một ví dụ về nó.

Mỗi người trong chúng ta đều là một Arjuna, một chiến binh, và mỗi người trong chúng ta cũng đều có Krishna, người đánh xe, là linh hồn, cố gắng hướng dẫn chúng ta theo con đường đúng đắn. Chúng ta phải đưa ra quyết định chúng ta sẽ chiến đấu với bên nào, và sẽ gửi lực lượng của mình đến đâu. Hãy nhớ rằng Ấn Độ cổ đại, và ngay cả Ấn Độ hiện nay, có phàm ngã được cai quản bởi cung bốn, và đó là vùng đất đã chứng kiến ​​sự những xung đột khủng khiếp, và trận chiến lớn nhất trong tất cả các trận chiến, nổi bật trong tâm trí của nhiều con người tinh thần là trận chiến Kurukshetra. Nó đang xảy ra trong mọi cá nhân, trong mọi nhóm, mọi quốc gia, và trong chính nhân loại. Nhân loại chủ yếu được cai quản bởi cung 4. Do đó, khi chúng ta làm việc với những kỷ luật thể chất này, và ít nhất có thể tin cậy vào một bộ máy không đòi hỏi quá nhiều sự chú ý, chúng ta đang vượt qua Maya, và khi đó chúng ta được tự do cho trận chiến thực sự của các cặp đối lập.

Trận chiến thứ hai này là trận chiến trường Kurukshetra thực sự và diễn ra trong thể cảm dục, giữa các cặp đối cực vốn là đặc trưng của thái dương hệ chúng ta, cũng như các cặp đối cực ở cõi trần là đặc trưng của thái dương hệ trước. [1j]

Chúng ta đang sống trong một thái dương hệ ‘astral – buddhic’, và chúng ta tham gia vào việc kiểm soát những ham muốn và cảm xúc bởi linh hồn.

Điều này đưa đến một gợi ý: Cung Chân thần sẽ kiểm soát, vào thời điểm thích hợp, hạ trí; Cung linh hồn sẽ kiểm soát các khuynh hướng cảm dục và cung cảm dục; chúng có thể ở trên các cung khác nhau, nhưng cung linh hồn sẽ kiểm soát cảm dục. Bản thân phàm ngã như yếu tố hợp nhất các tinh linh (elementals) sẽ kiểm soát thể xác. Do đó, chúng ta đang tiến lên từ một lãnh vực mà phàm ngã điều chỉnh cơ thể vật chất trọng trược sang lãnh vực mà linh hồn điều chỉnh thể cảm xúc. Và khi chúng ta tham thiền, cơ bản đó là những gì chúng ta đang làm, bạn sẽ nhận ra rằng năng lượng linh hồn được đưa vào thể cảm xúc.

Trận chiến thứ hai này là trận chiến trường Kurukshetra thực sự và diễn ra trong thể cảm dục, giữa các cặp đối cực vốn là đặc trưng của thái dương hệ chúng ta, cũng như các cặp đối cực ở cõi trần là đặc trưng của thái dương hệ trước.

Thái dương hệ hiện tại của chúng ta là thái dương hệ cảm dục–Bồ đề (astral buddhic), cũng như thái dương hệ trước đây là thái dương hệ vật lí–trí tuệ (physical – mental), trong đó phương diện linh hồn không quá nổi trội, và phương diện cảm xúc cũng thế.

Theo một khía cạnh đáng chú ý, trận chiến của các cặp đối cực trên vòng xoắn ốc thấp, liên quan đến thể xác với hai trạng thái của nó, có thể được thấy xảy ra trong giới động vật. Trong tiến trình này, con người hành động như là các tác nhân giới luật, và các động vật được thuần hóa, vốn bị thôi thúc để phù hợp với sự chi phối của con người, đang vật lộn (cho dù là một cách vô thức theo quan điểm của chúng ta) với vấn đề cặp đối cực thấp này. [1k]

Tôi đã kể cho bạn nghe câu chuyện thú vị về người phụ nữ bạn tôi. Tôi thường đi dạo với vị đệ tử ấy. Bà là một người lớn tuổi, một linh hồn cung một, và bà thực sự áp dụng kỷ luật với mọi người mà bà tiếp xúc, kể cả với con chó được huấn luyện tốt của bà.

Trong tiến trình này, con người hành động như là các tác nhân giới luật, và các động vật được thuần hóa, vốn bị thôi thúc để phù hợp với sự chi phối của con người, đang vật lộn (cho dù là một cách vô thức theo quan điểm của chúng ta) với vấn đề cặp đối cực thấp này.

Chân sư nêu ví dụ về cặp đối cực trong thế giới động vật được thuần hoá. Trong quá trình này, con người đóng vai trò là tác nhân của kỷ luật, và tương tự như thế, con người chúng ta cũng đang được các Chân sư và các Đấng Cao Cả thuần hóa. Đối với động vật được thuần hoá, trận chiến của chúng diễn ra thông qua môi trường của thể vật lí trọng trược và các lực dĩ thái, và chúng đã bắt đầu làm việc hướng tới sự điểm đạo mà ngày nào đó, khi đã tiến vào giới nhân loại, trở thành ‘người’, chúng sẽ đạt được. Đạt được không phải vì có một ai đó nói rằng hãy làm điều này, nhưng chúng đạt được nhờ ý chí của bản thân, thông qua thể dĩ thái kiểm soát được thể xác trọng trược.

Chiến trường của chúng diễn ra qua trung gian của thể xác trọng trược và các mãnh lực dĩ thái, và bằng cách này, một khát vọng cao siêu được biểu lộ. Điều này tạo ra cho chúng kinh nghiệm mà chúng ta gọi là sự “biệt ngã hoá”, trong đó hạt giống của cá tính được gieo vào. [1l]

Khát vọng dẫn đến biệt ngã hóa, mục tiêu mong muốn cao hơn dẫn đến biệt lập cá tính, trong đó

hạt giống của cá tính được gieo vào.

Khi một cá thể được biệt ngã hoá từ giới động vật, điều đó không có nghĩa rằng cá thể này đã là một ‘phàm ngã’ (personality). Điều đó chưa xảy ra, và phải mất một thời gian rất lâu để phát triển các thể và tích hợp chúng trước khi bạn đạt đến giai đoạn của một phàm ngã đích thực.

Trên bãi chiến trường của con người, tức Kurukshetra, trạng thái cao của linh hồn bắt đầu chế ngự, tạo ra tiến trình tích hợp giữa thiêng liêng và của con người mà chúng ta gọi là “điểm đạo”. Hãy suy ngẫm về điều này

Khía cạnh cao hơn của linh hồn có thể không phải là ‘linh hồn nhập thể’ (soul-in-incarnation), mà là Krishna, người đánh xe của chúng ta, và chúng ta bắt đầu chú ý đến lời nói và lời nói và năng lượng của Ngài. Và sự biệt ngã hoá giới động vật cũng giống như điểm đạo với con người.

Khi người chí nguyện đạt đến điểm đó trong nấc thang tiến hóa của mình, khi đó việc kiềm chế phàm ngã là một nhu cầu cấp bách, y tóm tắt lại trong cuộc sống riêng của y trận chiến trước kia với các cặp đối hợp thấp nhất, và bấy giờ bắt đầu giữ giới luật cho thể xác trọng trược của mình.

Tóm tắt:

Chúng ta đã đề cập đến các cặp đối lập thấp, đến cuộc chiến ở giới động vật, và việc diễn lại (‘ôn lại’) trận chiến tương tự ở giới nhân loại, và điều này dẫn đến cuộc điểm đạo đầu tiên. Và chúng ta cũng học qua cách thức điều này liên quan đến năng lượng từ thái dương hệ chính đầu tiên, và một khi chúng ta bắt đầu làm chủ các năng lượng, không để các xung động của cơ thể cộng với các prana có sẵn điều khiển, chúng ta có thể bắt đầu cuộc chiến với bản chất cảm dục của chúng ta. Đây là chủ đề thực sự hơn với thái dương hệ astral – buddhic của chúng ta. Và tất nhiên, bạn phải hiểu rằng con đường đệ tử là con đường đấu tranh, và Chân sư DK thực sự nói về điều đó. Và đấu tranh cũng là bản chất của giới nhân loại, giới trung gian của tự nhiên.

Cuộc đấu tranh của chúng ta nằm ở đâu? Có thể khi còn trẻ, chúng ta ôn lại cuộc đấu tranh giữa thể dĩ thái và thể vật lí trọng trược. Rồi sau đó là cuộc đấu tranh là trong lãnh vực của ham muốn. Và nếu chúng ta tiếp tục và tiến tới cuộc điểm đạo thứ ba, cuộc đấu tranh sẽ là giữa linh hồn nằm trên cõi thượng trí và xu hướng trí tuệ bình thường của chúng ta. Đâu là bãi chiến trường, ở đâu diễn ra cuộc đấu tranh của bạn là điều cần phải xác định. Và tất nhiên, nếu chúng ta không có cuộc đấu tranh nào, chúng ta không tuân theo lời của Chân sư về điểm này, vì Ngài này “Bạn hãy chiến đấu!”, vì đây là cách mà nhân loại vượt qua và tiến bộ.

Chúng ta không thể tránh né đấu tranh, điều không thể trên hành tinh thứ tư của chúng ta vốn có biểu tượng là thập giá được bao quanh bởi vòng tròn . Cung bốn nổi bật ở đây vì vị trí và nhiệm vụ của chúng ta như một ‘bệnh viện’ trong thái dương hệ của chúng ta, nơi mà những xu hướng rất mạnh mẽ của thái dương hệ chính trước đó vẫn còn đang hoạt động chống lại xu hướng lý tưởng của thái dương hệ chính thứ hai này.

Điều quan trọng là tình trạng đấu tranh của chúng ta. Nếu chúng ta không đấu tranh với tư cách một con người, với tư cách là thành viên của Huyền Giai Sáng Tạo thứ tư, với tư cách là thành viên của giới thứ tư, chúng ta thực sự chưa làm được phần việc của mình, khi mà chúng ta được đưa đến một tình trạng yên ổn tạm thời vốn không phải là tình trạng hài hòa và tròn đầy thực sự có được sau khi đã chiến thắng cuộc đấu tranh mà chúng ta đang phải đối mặt. Các bạn hãy xem toàn bộ ý tưởng năng lượng phát triển thành nhị nguyên, sau đó quay trở lại thống nhất, rồi mở rộng ra thành nhị nguyên và rồi thống nhất. Mỗi lần tách biệt thành nhị nguyên sẽ dẫn cuộc đấu tranh trước khi sự thống nhất sắp đến một lần nữa đạt được. Và sau đó, từ mọi sự thống nhất, một cuộc đấu tranh phải được tạo ra, và đó là cách chúng ta tiến lên, ít nhất khi chúng ta là thành viên của giới nhân loại. Đối với các giới khác, có thể có những cách khác để tiến triển. Nhưng theo những gì chúng ta hiểu, ngay cả với các Hành Tinh Thượng đế, cũng có cuộc đấu tranh của các Ngài, và tôi cho rằng có sự khác biệt giữa Thái dương Thượng đế thiêng liêng và không thiêng liêng, và điều đó ngụ ý đấu tranh. Chúng ta đang ở trong thái dương hệ của một Thái dương Thượng đế Không Thiêng liêng, và hệ thống của Sirius là một hệ thống của Thái dương Thượng đế thiêng liêng, và đây là tương ứng cao hơn của các hành tinh thiêng liêng và không thiêng liêng ở cấp độ thấp hơn của chúng ta. Và đó là lý do tại sao Chân sư DK nói “Bạn hãy chiến đấu” (See that you battle), bởi vì chúng ta phải biết tình trạng tiếp theo của mô hình năng lượng cần phải vượt qua hoặc gia nhập vào.

++++++

Điều tốt là nên đọc sách của Chân sư DK hàng ngày, để làm mới bản thân về những điểm quan trọng. Tôi không biết bạn có giống tôi không, nhưng sau một thời điểm nhất định, qua nhiều năm đọc sách, dù có thể hơi chậm một chút, nhưng tôi đã buộc mình vào kỷ luật phải liên tục đọc sách, và luôn có điều gì đó mới mẻ xuất hiện, luôn có điều gì đó chưa tiếp thu hiện ra trước mắt tôi. Vì vậy, tôi chỉ khuyên bạn hãy học những gì mà tôi đã học được, đừng bỏ qua việc đọc sách của bạn, hãy tiếp tục mỗi ngày việc nghiên cứu học hỏi của bạn. Chân sư DK yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu khoảng một giờ mỗi ngày. Bạn có thể làm điều đó hay không?

Download file pdf tại đây

  1. Qui Luật 14— When this clothing has been assumed by the solar Angel, a final stage is reached, and solar fire and fire by friction must be brought into contact with three “most ancient fires“. These are the fires of the dense physical objective matter or of those material energy units which we normally cover by the words “gaseous, liquid and dense”, a meaningless phrase and only of use to us, through its teaching of differentiation. These three ancient fires are an aspect of fire by friction. WM 566

  2. I do not understand what I do. For what I want to do I do not do, but what I hate I do. 16 And if I do what I do not want to do, I agree that the law is good. 17 As it is, it is no longer I myself who do it, but it is sin living in me. 18 For I know that good itself does not dwell in me, that is, in my sinful nature.[c] For I have the desire to do what is good, but I cannot carry it out. 19 For I do not do the good I want to do, but the evil I do not want to do—this I keep on doing. 20 Now if I do what I do not want to do, it is no longer I who do it, but it is sin living in me that does it. Romans 7:15

  3. RI trang 84

Leave Comment