Luật Nhân Quả – Chương 12: Bệnh tâm thần phân liệt

Đây là chương cuối cùng và Phụ Lục của quyển Luật Nhân Quả do Lan Hương dịch, Mai Oanh hiệu đính. Các bạn có thể xem và download toàn bộ quyển sách trong mục sách tham khảo tại đây.

***********************************************************

Chương 12

Bệnh tâm thần phân liệt— Schizophrenia

 

Nguyên nhân— Causes

Tâm thần phân liệt được mô tả là khuynh hướng được di truyền đối với rối loạn chức năng tâm lý. Khuynh hướng bệnh này với sự biểu hiện là các hành vi tâm lý bất thường có thể do căng thẳng (stress) kích hoạt và tạo ra biểu lộ. Loại cơ thể vật lý mà người bệnh tâm thần phân liệt kế thừa trên khía cạnh hệ thần kinh và các tuyến nội tiết, thể cảm dục mà người đó hình thành từ thời niên thiếu và thanh niên dưới tác động của môi trường xã hội xung quanh, và thể trí mà anh ta kiến tạo, tất cả đóng góp vào việc tăng lên hoặc giảm thiểu đi các biểu hiện của sự bất hoà của Linh hồn với các hiện thể của nó. Nơi có sự ma sát giữa hai điều trên thì các hành vi tâm thần phân liệt có thể sẽ bộc lộ.

Rất nhiều nguyên nhân được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu và các bác sỹ kể từ khi bệnh tâm thần phân liệt được phát hiện ra dưới cái tên “Dementia Praecox”. Bệnh này thể hiện thường xuyên ở thời niên thiếu và có tỷ lệ di truyền gia đình cao. Nhưng chưa có chứng cứ cụ thể nào về yếu tố gen. Tuy nhiên, chân sư người Anh cho rằng điều đó là có. Có cơ sở vật lý cho căn bệnh này. Nó được liên kết với các gen lặn. Khi bố mẹ mỗi người đều có một gen lặn cho chứng bệnh tâm thần phân liệt được kết hợp lại, đứa trẻ sẽ kế thừa cơ thể vật lý có khuynh hướng mắc bệnh tâm thần phân liệt. Điều này có thể không thể hiện ra như dấu hiệu hay triệu chứng để y học quan tâm trừ khi có các yếu tố dẫn đến bệnh trong môi trường, ví dụ như áp lực (stress). Vậy nhiễm sắc thể nào? Điều này phải đợi ở các nghiên cứu sau.

Các nhiễm sắc thể đã được sơ đồ hóa. Trong tương lai không xa, sẽ có sự hỗ trợ trong công việc này từ chân sư người Anh, nhưng thời điểm đó vẫn chưa đến.

Sự không ổn định của mối quan hệ giữa thể cảm dục và thể trí được phóng đại khi có một số yếu tố gen nhất định tồn tại trong người bệnh. Điều này được nói đến, ở một ngôn ngữ khác, bởi Stransky, người mà vào năm 1904 đã tìm ra không chỉ sự kiềm chế của khả năng bộc lộ cảm xúc, mà còn vấn đề không thể kết nối và phối hợp giữa quá trình cảm xúc và lý trí của tâm. Theo cách nói huyền môn, bệnh này đối lập với cái gọi là một phàm ngã tích hợp, nơi mà sự hòa hợp giữa thể cảm dục và thể trí tự nhiên dưới sự lãnh đạo và dẫn đường của Thể Phàm Ngã. Thể cảm xúc tự nhiên ở đó, nhưng nó được thanh lọc và kỷ luật hóa: tiến trình suy nghĩ nằm dưới sự kiểm soát và được định hướng một cách có chủ ý tới các kênh cho phép bộc lộ mục đích của Linh hồn… Tôi là CÁI ĐÓ.

Với những người không ở trên con đường đạo, tiếng gọi của Phàm ngã là quan trọng. Thể Trí và Thể Tình Cảm được kết hợp với phàm ngã dẫn dắt và có chủ ý…Tôi là. Ở những cá nhân mà sự chỉnh hợp còn rất thấp, phàm ngã yếu và chúng trở nên là một công cụ hữu ý của bất kỳ ý nghĩ nào xuất hiện trong thể trí hoặc các tình cảm nổi lên từ thể cảm dục.

Ở chứng bệnh tâm thần phân liệt, sự kết nối của phàm ngã và các thể của nó trở nên yếu. Có sự rối loạn về kết hợp. Các luồng ý nghĩ đi theo những cách bất thường, xa rời sự điều khiển của phàm ngã, phàm ngã cũng thiếu sự chỉnh hợp, trở nên yếu đi. Suy nghĩ thiếu logic và không mạch lạc ở thể trí và các bộ phận của nó xuất hiện, và tình trạng này cho phép các loại hình và sự phức tạp của suy nghĩ trở nên độc lập và tách biệt khỏi phàm ngã. Giờ đây có thể hiểu được tại sao biểu tượng cho bệnh này, trong Ashram của chân sư người Anh, là một trái bóng bầu dục đang bật ngược lại—hướng của nó là không thể đoán định được. Tiếp đó sự rối bời này trở nên dễ dàng được nạp vào năng lượng cảm xúc và thống trị cả phàm ngã. Phàm ngã không có sự lựa chọn thay thế ngoài việc trở nên rời rạc, và trở thành sự kết hợp lỏng lẻo của một mớ bòng bong—sự đối lập với một phàm ngã đã tích hợp.

Hiện thực trên khía cạnh phàm ngã không còn tồn tại. Người mắc bệnh tâm thần phân liệt thậm chí còn không nhìn thấy, lĩnh hội được rất ít, thế giới xung quanh phàm ngã của anh ta. Anh ta nhìn mọi thứ trên phương diện nhưng cái tôi nhỏ bé hoặc sự phức tạp được kích hoạt của mình. Các nỗi sợ hãi và mong muốn trở nên to lớn tột bực và có thể dùng nhiều phương thức thể hiện. Ngoài sự quan trọng phóng đại của chúng (gây tổn hại cho phàm ngã trung tâm còn sót lại) dẫn đến sự ảo tưởng.

Những sự rối loạn trong hình tư tưởng—Disorders in the Form of Thought

Tất cả những người tâm thần phân liệt thể hiện ra điều này nếu tình trạng bệnh của họ tồn tại đủ lâu. Sự rối loạn này là kết quả của sự thiếu mục đích, một chủ đề trung tâm xung quanh những tư tưởng được hình thành, tạo ra một khái niệm có nghĩa và rõ ràng. Nó biểu hiện ở tất cả mọi người ở một mức độ nào đó. Một nhà tài phiệt kinh doanh có thể không đồng ý với điều này. Anh ta có thể sẽ nhấn mạnh rằng anh ta có một mục đích trung tâm ở cái mà anh ta làm, nhưng trên phương diện mục đích linh hồn của anh ta, các hành động của anh ta có thể là vô nghĩa, hoặc chỉ là một sự lặp lại của các hoạt động đã diễn ra trong quá khứ.

Ở những người bệnh tâm thần phân liệt, thiếu một mục đích, thậm chí ở mức độ phàm ngã, bệnh này thể hiện một chuỗi các tư tưởng mà phương hướng có thể được điểu chỉnh bởi bất kỳ sự xâm nhập của tư tưởng nào thay vì giữ vững nó bởi một ý tưởng quyết định trung tâm. Các tư tưởng, khi chúng được bộc lộ ra, có thể bị chệch hướng bởi cái mà đột nhiên anh ta nghe thấy, hoặc cảm thấy hoặc trực cảm chỗ này chỗ kia. Luôn có điểm gì đó chung giữa các tư tưởng của anh ta, nhưng chúng không liên quan đến một mục đích, động lực, hay ý định trung tâm. Do đó, đối với người quan sát, chúng trở nên chẳng có ý nghĩa gì vì sự kết nối giữa các tư tưởng được phức tạp hóa khi các tư tưởng này phát triển và nó không liên quan gì đến một mục đích trung tâm nào đó.

Ở một cấp độ khác, chúng ta có một nhóm các ý nghĩ hoặc ý tưởng chẳng dẫn đến đâu…các chuyến bay của các ý tưởng và với một số người, khi những ý tưởng này được viết ra, chúng còn thậm chí trở nên rối loạn hơn cả khi nói.

Một trong những cái tên vĩ đại nhất trong nền văn học hiện đại nước Anh trong lĩnh vực tiểu thuyết là Virginia Woolf. Bà là một thiên tài trong việc miêu tả dòng tư tưởng của con người. Các tiểu thuyết của bà là kinh điển của sự xem xét nội tâm với một phong cách độc đáo chưa từng có. Tuy nhiên, ai đã từng nghiên cứu kỹ các tiểu tuyết thuyết của bà và chứng bệnh tâm thần phân liệt sẽ không thể không nhận thấy thiên tài và người điên lại có thể gần nhau đến thế:

“Đó là một mùa hè ở Bourton, đầu những năm 90, khi anh yêu say đắm Clarissa. Có rất nhiều người ở đó, cười đùa và nói chuyên, ngồi quanh một chiếc bàn sau khi uống trà, và căn phòng tràn ngập ánh sáng vàng và khói thuốc lá. Họ đang nói chuyện về một người đàn ông mới cưới cô hầu gái của anh ta, một trong số những người địa chủ lân cận mà anh đã quên tên. Anh ta cưới cô hầu gái và đưa cô tới Bourton—một cuộc viếng thăm đáng sợ. Cô ăn mặc quá sức diêm dúa, như một con vẹt. Clarissa mô tả, bắt chước cô ta, và cô không ngừng nói. Cứ nói, cứ nói và cứ nói. Clarissa bắt chước cô ta. Sau đó có một người nào đó nói—có thể là Sally Seton—“Có sự khác biệt thật sự nào trong cảm nhận của một người khi biết rằng trước khi cưới cô ấy có bầu không?” (Ở trong môi trường xã hội thời điểm đó, đề tài này rất tế nhị để nói ra.) Anh có thể thấy Clarissa bỗng đỏ bừng mặt, trông có vẻ xấu hổ và nói “Ôi em sẽ không bao giờ nói chuyện với cô ta nữa” Tất cả mọi người đang ngồi xung quanh bàn trà dường như đều bị choáng. Không khí trở nên rất nặng nề.”

-Bà Dalloway- tác giả Virginal Woolf

Ở sự rối loạn suy nghĩ này, cá nhân không thể giới hạn chính mình vào công việc ngay trước mắt, để tập trung tâm trí vào một chủ đề nào đó. Anh ta sẽ nắm lấy bất kỳ một đối tượng tư tưởng nào xuất hiện trong tâm trí và có thể phức tạp hóa chúng và trở nên quá quan ngại với một phẩm chất tưởng tượng nào đó của đối tượng đập vào tầm mắt của anh ta. Anh ta cô lập mình trong việc này với phần còn lại của hệ thống thần kinh và bởi vì “năng lượng theo sau tư tưởng”, sự tập trung chú ý vào đối tượng hoặc cảnh nào trước đó trở nên được kích hoạt năng lượng. Chúng choán lấy anh ta. Anh ta trở nên kịch hóa “cái tôi” ở trong đó. Sự cách ly này có thể tiếp diễn để anh ta cuối cùng sẽ được điều hướng ra xa khỏi dòng chảy chính của các vấn đề liên quan đến mình về hướng ngược lại. Do đó, triệu chứng của người tâm thần phân liệt cho thấy sự thiếu khả năng tập trung, gia tăng mức độ cứng nhắc và mất tập trung trong các hoạt động trí tuệ. Những khuynh hướng cô lập của anh ta xảy ra với bất kỳ kích thích nào, và anh ta phản ứng quá mức với chúng, tiếp nhận một vấn đề và phát triển theo các nhánh của sự việc, đôi khi được gọi là nhân cách chia tách—khả năng phân tách bản thân khỏi hoàn cảnh để trở thành “Cái Tôi” trung tâm đầy kịch tính trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác (Xem cuốn Thiền, Lý thuyết và Thực hành, trang 137, của cùng tác giả).

Anh ta có thể làm điều này rất nhanh chóng và bất ngờ, đặc biệt khi stress hoặc khủng hoảng khiến cho phàm ngã bình thường không giữ vững được. Chân sư Robert Browning đưa ra biểu tượng hình dung cho cách mà người tâm thần phân liệt chuyển sự chú ý từ một nhân cách này sang nhân cách khác như sau:

Bạn đang ở một trận chiến xe tăng: chiếc xe của bạn trở thành mục tiêu chính. Hết lượt bắn này đến lượt bắn khác nhắm tới chiếc xe. Một người đột nhập và giết đội quân trong xe. Kẻ thù đang áp sát. Một lượt bắn nữa làm chiếc xe bùng cháy. Bạn quan sát trận chiến thông qua ống nhòm. Bạn ghi nhận thấy có nhiều cây xanh ở khu rừng gần bên. Không có chút hi vọng cứu giúp nào; bạn phải bỏ trốn. Bạn bật mạnh nắp mở ở bên trên ụ chốt và chạy thật nhanh khỏi trận địa đang bốc cháy. Giờ đây bạn tự do và đang ở giữa rừng cây. Giờ đây bạn có thể nằm xuống thoải mái và ngắm nhìn cư dân của khu rừng, những con sóc chuột đang chơi đùa, có lẽ nếu bạn nhìn gần hơn, có cả những chú lùn tí hon dưới những gốc nấm. Trận chiến xe tăng dường như đã lùi xa bởi vì bạn là một chú lún và có những việc phải làm ở đây…

Ví dụ, người bệnh tâm thần phân liệt có thể đang đứng ở lề đường vẫy tay đi nhờ xe. Mỗi lần có ai đó phóng xe bỏ qua, một sự dâng trào năng lượng qua các suy nghĩ và cảm giác không an toàn, bị từ chối, tự thương hại, trở thành chủ thể của chính chúng—các công cụ cho tâm thức của anh ta. Khi cuối cùng được mời lên cho đi nhờ, anh ta có thể sẽ không muốn nữa vì các thực thể kia đã chiếm gần như toàn bộ mối quan tâm của anh ta, một sân khấu mà “cái Tôi” bi kịch và hiện tại đang lấp đầy trong đó.

Khi môi trường của thể phàm ngã trở nên thù địch, chống đối hoặc thiếu vắng một phàm ngã vững vàng trong đó, anh ta sẽ cố gắng thử các mảnh ghép khác của nó hoặc các cái “Tôi” nhỏ bé, và giống như người diễn kịch đang thử những chiếc mũ mới ở trước gương, anh ta sẽ chọn lấy và nhanh chóng đưa mình vào một vai diễn với một phàm ngã mới được kích thích bởi hình ảnh của anh ta trong chiếc mũ.

Tất cả những chứng rối loạn lời nói (nói không rõ ràng, mạch lạc, thảo luận quá nhiều những thứ không liên quan, hoặc không có khả năng nhận xét) là một phần của quá trình cô lập hóa dẫn anh ta đến với những sân khấu nhân từ hơn nơi mà anh ta có thể tự biên tự diễn cuộc đời của mình. Môi trường trong gia đình hoặc ở cơ quan hay bất kỳ nơi nào đó không cần có sự thù địch rõ ràng. Người tâm thần phân liệt sẽ có thể rất nhạy cảm đối với sự có mặt của các làn sóng cảm xúc, khiến anh ta có thể cảm nhận nó sớm hơn so với những người bình thường khác. Anh ta đặc biệt nhạy cảm với các suy nghĩ và cảm nhận của những người khác, giống như Virgina Woolf.

Khi đó các yếu tố di truyền do gen trong não bộ của anh ta và bộ máy thần kinh phải đối mặt với cú đánh nghiệp quả tàn ác nhất. Sự chỉ trích của những người khác, mặc dù chỉ được biểu hiện trong tư tưởng và xúc cảm, nổi lên trong trung tâm bộ não của anh ta như là của chính anh ta, phát biểu thông qua các nơ ron thần kinh của chính anh ta, kết hợp chúng lại như là một tội lỗi hoặc sự uy quyền, biểu tượng hoặc sự ám ảnh. Giọng nói bên trong này (một hiện tượng rất thật với những người bệnh tâm thần phân liệt) sẽ ngày nào đó sẽ được ghi âm lại, bởi vì nó thực sự là một hiện tượng vật lý! Điều này khác với giọng nói thiên thần bên trong con người (từ sự tĩnh lặng) được những nhà thần bí và những người thông qua thiền định nghe thấy, tạo ra cầu nối với bản thể tự nhiên cao hơn của anh ta, hoặc với tâm thức của các thực thể cao hơn.

Tiếng nói bên trong của người tâm thần phân liệt, đặc biệt trong những thời gian bị stress, khuyên bảo anh ta, phỉnh phờ anh ta, trấn an hoặc nhiếc móc anh ta. Bởi vì anh ta đang ở trong tình trạng stress nghiêm trọng, anh ta tiếp nhận những lời nói của giọng nói bên trong này nhiều hơn. Anh ta có thể cảm thấy rằng anh ta cần lái xe đến vùng quê để tránh xa cái môi trường thù địch xung quanh anh ta. Ngay lập tức giọng nói đó khích động “Đúng đó, đi thôi, đi thôi” Hoặc, theo như tình huống trong vở kịch mà ở đó anh ta đang là diễn viên chính, nó có thể xen vào “Đồ hèn, hèn, hèn”. Và mọi việc cứ tiếp diễn như vậy.

Nếu thế giới bên ngoài là hoàn toàn không chịu nổi, anh ta sẽ lấy sự trấn an từ các giọng nói của mình, anh ta sẽ chú ý đến chúng. Nếu thế giới đó cải thiện, hoặc nếu anh ta có được may mắn được chữa trị bởi những nhà trị liệu hoặc tư vấn nhân từ, thì các giọng nói đó sẽ làm anh ta xấu hổ, và mặc dù chúng làm anh phân tán, anh ta không quan tâm đến chúng. Đôi khi, ở các cá nhân có yếu tố tâm linh nhiều hơn, giọng nói sẽ hoà lẫn với giấc mơ tỉnh thức hoặc các kinh nghiệm bên trong sinh động để nó trở thành như các lời chỉ dẫn hoặc huấn thị từ các đấng thiêng liêng, và điều này là một trong những biểu hiện đau khổ nhất trong tất cả các ảo giác pha trộn Chân lý và cái không thật:

Từ sự giả dối hãy dẫn tôi đến với Chân lý

Từ bóng tối hãy đưa tôi đến với Ánh Sáng

Từ cái chết hãy dẫn tôi đến Sự bất tử

Trong các trường hợp này, người bệnh tâm thần phân liệt sẽ được khích động để hành động, để thực hiện cuộc vận động, để trở thành một người truyền đạo.

Tâm trạng có thể khiến cho anh ta coi những thứ xung quanh mình tại thời điểm đó như là sự tốt lành, đáng khích lệ, thậm chí như là một khán giả có thiện ý và tán thưởng với bất kỳ một vở diễn nào mà anh ta muốn đóng vai. Anh ta có thể mới chỉ đặt một quyển sách xuống, quyển sách này đã khuấy động anh ta—một vài nhân vật anh hùng đã bùng lên mong muốn trở thành người hùng trong anh ta. Khi đi xuống con đường dẫn vào vườn, anh ta hành động như thể mình là một người hùng La Mã thắng trận trở về đang phô diễn sự oai phong, đôi lông mày dữ tợn cong lên hướng về hai phía, người làm vườn vẫy tay chào anh ta và gọi “Chào cậu”. Ngay lập tức, anh ta hướng cái nhìn lãnh đạm vào ông ta và từ vị thế rất cao trả lời một cách uy nghiêm, “Sao ngươi dám gọi ta theo cách đó” và hài lòng với tràng cười mà câu nói tạo ra. Khi tiếp tục đi xuống dưới con đường, anh ta rẽ qua một cành cây nhỏ vắt ngang; cành cây trở nên như những biểu tượng chiến thắng, đám đông bắt đầu hô to “Hosana, hosana vạn tuế”. Anh ta chấp thuận sự tán dương của họ, giờ đây với dáng điệu thanh cao của bậc đế vương, anh ta sẽ làm điều gì đó để giải quyết tình trạng tù túng tại đây ở Jerusalem, sau khi anh ta giả quyết xong với Pontius Pilate… Pilate với những lời cạnh khóe của hắn ta – “Hãy lộ diện đi và ngươi sẽ bị sỉ nhục” và ngay lập tức anh ta là Công tước vùng Wellington, và hàng rào đó là những hàng ngũ bộ binh; bộ mặt căng thẳng của anh ta không đối lập với vẻ e ngại lo lắng về sự xuất hiện của tên lang lâm Marshall Blucher…và cứ như vậy, như vậy.

Điều này có thể là một vấn đề choán ngợp tâm trí anh ta trong hàng chục phút hoặc có thể kéo dài nhiều ngày hay nhiều tháng. Không một ai trong chúng ta không trải qua kinh nghiệm ít nhiều của những ảo tưởng như thế này, đặc biệt là trong thời niên thiếu hoặc thanh niên. Tất cả các bậc phụ huynh nên đọc ít nhất một trong số các quyển sách William của Richmal Crompton trước khi họ nghi ngờ đứa trẻ có biểu hiện bệnh. Trong thực tế, ở những đứa trẻ thiên tài, trí tưởng tượng là một phần lớn trong các trò chơi của chúng. Khả năng của đứa trẻ trong việc chăm chú vào sở thích của mình với một món đồ chơi nào đó của mình, chơi không biết chán với một đồ chơi trong nhiều giờ đồng hồ thường là biểu hiện của một Linh hồn tiến hóa cao (xem cuốn Psychology of Discipleship,trang 73-116, của cùng tác giả)

Bố mẹ là những người ảnh hưởng mạnh mẽ, những người có thể đóng góp lớn vào việc ngăn chặn, hay ngược lại là phát lộ chứng tâm thần phân liệt ở đứa con của họ. Phàm ngã chưa tích hợp hay còn non trẻ ở đứa trẻ mắc bệnh tâm thần phân liệt có thể chịu đựng dễ dàng và mạnh mẽ cảm giác tội lỗi hoặc tự trách bản thân. Nếu đứa trẻ, với rất nhiều trường hợp phổ biến ngày nay, được nuôi nấng với mục đích tạo ra sự thoải mái cho bố mẹ (ví dụ như, “Tôi nghĩ việc có con sẽ mang chúng tôi lại gần nhau hơn”), nó có thể khiến cho đứa con có cảm giác có lỗi với những việc gây phiền phức cho cha mẹ, nếu đứa trẻ bôi bẩn, nó sẽ có cảm giác có tội, nếu nó gây ồn khi mẹ nó đang nghỉ trưa, nó sẽ bị la rầy v.v…

Việc tự trách mình đang làm què quặt phàm ngã như thế, và những rắc rối tội lỗi này có thể mất nhiều năm trị liệu tâm lý trong các bệnh viện để loại bỏ trước khi bệnh nhân có thể trở lại lành mạnh tinh thần một lần nữa. Các nhà trị liệu tâm lý thường xuyên quan sát thấy rằng khi một người bố vào viện vì một số rối loạn nào đó, thì đứa con tâm thần phân liệt của anh ta cũng ngay lập tức có sự cải thiện đáng ghi nhận.

Bất kỳ hình thức chỉ trích nào, trực tiếp hay gián tiếp, đều có thể tàn phá sự cân bằng và ổn định của bệnh nhân. Đó là lý do tại sao từng ấy tiền của bỏ vào để tạo ra các điều kiện lý tưởng ở các viện điều trị tâm lý tự nguyện nơi mà các bệnh nhân có thể tìm kiếm sự trốn thoát khỏi gia đình, công việc, nhằm trốn tránh nhu cầu cộng đồng.

Sự nhạy cảm với lỗi lầm này có thể càng trở nên trầm trọng hơn khi gặp những người chỉ có thái độ thờ ơ và nhẫn tâm với bệnh tâm thần phân liệt. Những người cười cợt và chễ giễu sẽ phải biết đến karma mà họ đang tạo ra, karma này có thể đưa họ vào kiếp sống tương lai với cùng các tình trạng mà hiện giờ họ đang chế nhạo.

Nếu không có sự hỗ trợ, người bệnh tâm thần phân liệt có thể nhanh chóng bị hủy hoại đến mức độ không cứu chữa nổi. Không ai trong chúng ta mong muốn sống một cách bấp bênh, ở trong các điều kiện tồi tàn hay là đối tượng của sự chế nhạo. Tuy nhiên, chúng ta có những phàm ngã phải đối mặt với sự thăng trầm đó. Người tâm thần phân liệt không có sự phục hồi mạnh mẽ của phàm ngã này. Dưới áp lực, anh ta sẽ phản ứng thái quá, hoặc là ngược lại đắm chìm vào thế giới của chính mình, và sau đó biểu lộ ra ngoài sự kiệt quệ về cảm xúc và tinh thần và thiếu sự phối hợp với những thứ xung quanh.

Karma của Bệnh tâm thần phân liệt— Karma of Schizophrenia

Ở những kiếp sống trước, người bệnh tâm thần phân liệt đã được đặt vào các tình huống có thể là thuận lợi cho sự biểu lộ của Linh hồn. Ở một số lần nào đó, trong một nỗ lực để truyền tải mục đích của nó với phàm ngã, Linh hồn đã giao tiếp với anh ta ở bên trong. Cá nhân này, tuy nhiên không thể nghe được giọng nói bên trong đó—sự chú ý của anh ta hướng hầu hết ra các vấn đề bên ngoài, thế giới bên ngoài. Hiện tại với anh ta là các nhu cầu được đặt ra bởi việc kinh doanh của anh ta, các thú vui, bạn bè, gia đình và anh ta theo đuổi một cách khinh suất những ham muốn khởi phát từ thế giới bên ngoài cho những trải nghiệm mới, sự phản hồi, sự ghi nhận và sự an toàn. Bị phân tán bởi những bữa tiệc no say và sự om sòm của thế giới vật chất, anh ta trở nên bị giam cầm trong tình trạng nô lệ của các trải nghiệm bên ngoài. Và với việc liên tục tiếp diễn điều này, anh ta làm mòn đi sự nhạy cảm với các trải nghiệm bên trong, không tiếp nhận bất kỳ dấu hiệu nhắc nhở nào với các nhu cầu của Linh hồn của mình.

Trong tình huống này, Linh hồn có thể trong một nỗ lực nhằm điều chỉnh sự mất cân bằng và sự thiếu nhạy cảm một cách hống hách này, lựa chọn một kiếp sống mà có thể bộc lộ phàm ngã với bệnh tâm thần phân liệt. Giờ đây, ở một kiếp sống là người bệnh tâm thần phân liệt, có sự nhấn mạnh một cách đặc biệt lớn với sự thôi thúc từ bên trong. Trên khía cạnh là các sự biểu lộ bên ngoài, thực tại không còn tồn tại. Anh ta có thể thậm chí là không nhìn thấy, càng ít thấu đáo hơn, các thế giới đã từng bao quanh phàm ngã của mình và đối mặt với các điều kiện mà những tiếng nói bên trong trở nên vang vọng. Giờ đây, các thế giới nội tại yêu cầu anh ta phải chú ý, và anh ta không thể chống lại những ảnh hưởng của chúng.

Cách chữa trị bệnh tâm thần phân liệt— Treatment of Schizophrenia

Trước tiên, người ta đã không nhấn mạnh nhiều rằng không có một trường hợp nào mà liệu pháp điều trị gây shock hoặc gây mê dùng insulin có thể có tác dụng. Cả hai phương pháp đáng sợ này đã chứng tỏ hoàn toàn vô ích. Các bác sỹ tâm lý trị liệu tại Anh cũng như tại Mỹ đều tán thành quan điểm này. Bạn nên chống lại việc sử dụng hai phương pháp này trong bất kỳ trường hợp nào.

Phương pháp tâm lý trị liệu đang được sử dụng là có ích và được khuyến nghị, đặc biệt là khi các trị liệu tâm lý được tiến hành bởi một chuyên gia giàu lòng trắc ẩn. Sự thanh lọc để thoát khỏi cảm giác có lỗi và liệu pháp hỗ trợ được tiến hành ở các phòng khám ngoại trú.., hiển nhiên không cần bàn cãi. Không có trường hợp nào của bệnh tâm thần phân liệt cấp nên được chữa bởi những nhà trị liệu huyền môn. Với những người bệnh tâm thần phân liệt mãn tính, để tránh sự bộc phát bệnh và để có sự điều trị tạm thời xoa dịu, nhà trị liệu huyền môn sẽ sử dụng kết hợp những phương pháp sau:

  • Slippery Elm Bark (Một loại cây thảo mộc)
  • Phương pháp Satipatthana

Phương pháp thứ hai, khi thực hiện ở hình thức đơn giản nhất, không khác gì một bài tập nhằm lấy ra khía cạnh “Tôi là” của phàm ngã của bệnh nhân, để giảm sự dịch chuyển mà thể trí và thể cảm xúc trượt ra ngoài sự tích hợp với một phàm ngã cơ bản hay trung tâm.

Phương pháp Satipatthana —The Satipatthana Method

Nếu nhà trị liệu huyền môn tham khảo quyển Thiền định, Lý thuyết và thực hành của tôi trong mục “Sự tiêu hao liên tục”, phương pháp Satipatthana sẽ thể hiện một loại trị liệu hỗ trợ người bệnh tâm thần phân liệt—một bài tập được điều chỉnh và áp dụng nhẹ nhàng với mục đích trung tâm là kết nối tâm trí tập trung với các vấn đề của cuộc sống hàng ngày:

“Yêu cầu quan trọng đầu tiên trong nhiệm vụ học cách kiểm soát thể trí là hạn chế các hoạt động của nó. Kiểm soát một cách có ý thức tâm trí trong bất kỳ điều kiện nào cũng là một việc khó đạt được, nhưng nếu trong quá trình nỗ lực để làm điều này, tâm trí được để cho hoạt động hết mức, việc kiểm soát có ý thức là không thể. Tâm trí phải được hạn chế theo một cách thức nào đó. Chúng ta có thể làm việc này một cách vô thức khi chúng ta đặc biệt thích và chú ý đến một thứ gì đó mà không để tâm đến thứ khác; và nếu sự hạn chế hiệu quả có thể giới hạn một cách thành công các hoạt động của tâm trí trong một thời gian dài, thì tâm trí có thề dần dần lấy lại kiểm soát. Tất cả bí mật của thành công trong phương pháp Satipatthana nằm ở việc lựa chọn một lĩnh vực tự nhiên cho các hoạt động mà tâm trí có thể tập trung liên tục vào, cho dù bị hạn chế.

“Hai bài tập cơ bản được đưa ra cho tôi trong buổi phóng vấn đầu tiên là việc bắt đầu quá trình hạn chế này. Tôi đã đề cập trước đó là sự hứng thú về giác quan đơn giản mà tôi có được từ việc đi dạo trong buổi trà sáng phải được thay thế bởi sự quán sát di chuyển của bàn chân cho mỗi bước đi tới và quay trở lại. Rất nhanh chóng sau đó, các hành động của việc ăn cũng được đưa vào bài tập quán sát. Tâm trí phải đi theo chuyển động của bàn tay và cánh tay trong việc đưa thức ăn vào miệng, hoạt động nhai, nuốt và uống. Mỗi hành động tuần tự trong bữa ăn, từ hành động đầu tiên là ngồi xuống đến hành động cuối cùng là lau miệng và đứng dậy cần được theo dõi một cách có ý thức và không có đoạn ngắt quãng nào. Càng nhiều chi tiết được đưa vào, ví dụ như nếm và cảm nhận nước lạnh ở trong miệng, cấu trúc thực sự của thức ăn đang được ăn thì càng dễ hơn cho việc giữ tâm trí được tập trung và không đi lang thang. Nó thực sự không khó như nghe nói một khi vượt qua được sự miễn cưỡng ban đầu để chấp thuận thực hiện nhiệm vụ này. Sau đó, các hoạt động như dậy vào buổi sáng, tắm rửa… và đi ngủ vào buổi tối sẽ được thêm vào danh sách các đối tượng quán sát. Rất nhanh chóng nó sẽ trở thành thói quen đưa ý nghĩ có ý thức đầu tiên vào buổi sáng của tôi “thức dậy, thức dậy”, tiếp sau bởi một sự di chuyển nhanh các giác quan để kiểm tra sự tiếp xúc, âm thanh… mà chúng nhận được. Sau đó đến các hành động ngồi dậy, duỗi thẳng một chân rồi hai chân, dậy khỏi giường, đứng lên, vân vân. Mỗi hành động của việc tắm được tiếp diễn: duỗi tay để bật vòi hoa sen, cảm giác về nước trên cơ thể, chà người với xà phòng, lau khô sau đó quay lại phòng, xoay qua xoay lại và ngồi xuống, cho đến khi có ai đó đến gõ cửa, khi đó các hoạt động duỗi người, xoay người là cần thiết để đi vào phòng. Có thể được hiểu rõ ràng rằng tâm trí luôn được giữ bận rộn và việc theo dõi sát sao các hành động của cơ thể được duy trì” – Theo cuốn An Experiment in Mindfulness của Rear Admiral E. H. Shattock. Nhà xuất bản Rider & Company, London.”

Vỏ cây Slippery Elm— Slippery Elm Bark

Slippery Elm cũng giống với với Rock Elm, Elm Ấn Độ, Elm Ngọt, Elm Nai sừng, Elm Mỹ, Elm đỏ. Sau đây là các triệu chứng vật lý đi cùng với việc uống Slippery Elm: giảm căng thẳng và tăng năng lượng sống trong vòng vài giờ. Khả năng làm việc lâu hơn và trí óc được giữ tập trung ổn định. Có sự gia tăng hoạt động cơ ở hệ thống dinh dưỡng, mặc dù hoạt động này có thể có chọn lọc. Ví dụ như co thắt môn vị có thể trở nên suy giảm gây ra sự không thoải mái một chút, nhưng điều này sẽ nhanh chóng qua đi. Các nhu động ruột được tăng cường.

Hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm tạo ra một số hiện tượng mang tính sinh lý. Loại cỏ này chống chỉ định với người có thai vì nó có tác động lên các cơ của dạ con. Ở đàn ông, không có sự chống chỉ định cho khu vực có tính kết cấu này, nhưng với sự phì đại tuyến tiền liệt, có thể có cảm giác căng khó chịu. Điều thú vị là dấu vết còn sót lại ở dạ con ở cơ thể đàn ông được đặt ở túi nhỏ trong khu vực tuyến tiền liệt. Xuất hiện xu hướng cương cứng vào buổi sáng sớm, giống như thời trai trẻ.

Các triệu chứng tâm lý đi kèm với sử dụng Slippery Elm: Các trải nghiệm tinh thần và cảm xúc cả khi tỉnh thức cũng như trong trạng thái mơ màng có vẻ như thay đổi trục nhận thức ra xa khỏi sự trừu tượng, xa khỏi sự bí hiểm, xa khỏi con đường đệ tử để hướng tới thế giới vật chất, hướng tới việc hưởng thụ những nhu cầu cơ bản. Điều này có thể gây bối rối với các học viên huyền môn, những người đang từng bước cẩn trọng khám phá các thế giới bên trong nơi mà sự bám chấp và các kinh nghiệm trần tục được coi là các ảo tưởng, nhưng với những người bệnh tâm thần phân liệt, những người đã sa vào trạng thái ảo tưởng, mơ hồ huyền bí quá dễ dàng, tác động của Slippery Elm có tác dụng xoa dịu lớn nhất và có hiệu quả trong việc kéo bệnh nhân ra khỏi các trạng thái tâm lý này.

Cuộc sống trong mơ trở nên thường xuyên với các trải nghiệm hoang tưởng, và điều này có xu hướng làm dịu đi những thôi thúc bên ngoài để biểu lộ chúng. Có nhiều khả năng để tập trung tâm trí và liên kết các ý nghĩ với ý tưởng trung tâm. Sự kích thích của hệ thống thần kinh giao cảm kích thích phàm ngã gốc trung tâm, cho nó nhiều sự nhận diện và bồi đắp nó với những nhu cầu và sự thúc giục mạnh mẽ.

Việc sử dụng loại cỏ này chống chỉ định với người cao huyết áp. Nó có xu hướng làm tăng huyết áp nhưng thường là chỉ là tăng nhẹ, cho nên những người cao huyết áp cần rất cẩn trọng khi sử dụng vì có thể nguy hiểm khi uống Slippery Elm bark.

Học viên tâm lý huyền môn sẽ hiểu điều gì được ám chỉ ở đây khi tôi nói rằng “Tôi là” được tái khẳng định thay thế cho “Tôi là cái đó”. Không cần phải nói, tất cả các hình thức xem xét nội tâm – từ thiền định cho đến mơ mộng – đều không được khuyến khích. Bệnh nhân cần được giữ bận rộn với các hoạt động thú vị nhưng nhẹ nhàng, đặc biệt các sở thích và các môn thể thao tái tạo sức lực nên được tận dụng.

Bao nhiêu? Dùng thường xuyên thế nào? Khi nào thì chỉ định? Khi nào thì chấm dứt? Các câu hỏi này trong việc điều trị với Slippery Elm liên quan tới bệnh tâm thần phân liệt hiện chưa được trả lời và chỉ có nghiên cứu cẩn thận bởi các nhà khoa học có năng lực mới có thể trả lời được. Phương pháp của tôi, phương pháp mà tôi đã thử nghiệm với hiệu quả cao và an toàn, là lấy một thìa thảo dược này đun với nước. Sau khi đun hỗn hợp này cho sủi bọt ở nhiệt độ thấp trong vòng từ 15-20 phút, để nguội và sau đó lọc ra qua một cái rây. Nước chắt được có thể cho thêm đường hoặc thêm vị hạt nhục đậu khấu kết hợp với một loại đồ uống thích hợp, canh hoặc sữa nóng.

Hầu hết các nhà thảo dược học đồng ý là nó có thể uống theo nhu cầu, nhưng như đã nói ở trên, liều dùng hiệu quả nhất cho tình trạng bệnh tâm thần phân liệt sẽ còn tùy thuộc vào nghiên cứu mà nhà chữa trị đã thực hiện. Cuối cùng, chính là bệnh nhân và các biểu hiện và triệu chứng tâm lý mà anh ta thể hiện cùng sự tiến triển trong việc điều trị sẽ quyết định vấn đề này.

235.jpg

 

Phụ lục 1

Từ trường

Trong trường sóng tần số thấp, chúng tôi đã thử nghiệm ở Viện Thấp khớp ở trường Đại học Rome một máy tạo ra các sóng siêu dài với tần số 50Hz, được gọi là Magnetiser – Máy tạo từ trường (Được sản xuất bởi công ty Kawasaki, Tokyo). Nguyên tắc của Máy tạo từ trường là tạo ra các từ trường xung quanh các điện cực phát ra. Các điện cực này, đối nghịch nhau, bắt đầu rung động khi dòng điện đi qua. Xung lực được tạo ra bởi khối trung tâm, ở đó các điện cực khác có thể được kết nối với khả năng có thể điều trị nhiều khu vực khác nhau trên cùng một bệnh nhân cùng một lúc.

Các đặc điểm vật lý đã được chúng tôi kiểm tra tại Viện Vật lý của Đại học Rome theo các điều kiện sau: tăng cung 30 wat, mức tiêu thụ hiện tại 300 milli amp. Các họat động sau được tiến hành ở các khoảng cách khác nhau từ các điện cực này với các kết quả sau:

  • Ở điểm A (1 cm từ trung tâm của cực) 400 gauss.
  • Ở điểm B (3 cm từ trung tâm của cực) 100 gauss.
  • Ở trường dọc theo nam châm (điểm C) ở khoảng cách 1 cm đưa ra 20 gauss.

Thêm vào đó, với việc dụng cụ này bao gồm hai nam châm đối nghịch, ở bên ngoài khu vực từ trường lực hút và đẩy tạo ra bởi hai nam châm giống nhau cũng tạo ra một rung động ở mỗi lần đảo ngược của chiều phân cực.

Thiết bị này cũng bao gồm một bộ phận cố định và các bộ phận tách rời được. Bộ phận cố định bao gồm một ghế ngồi có tay với khu vực ứng với độ cao của gáy, lưng, xương chậu và bàn chân có các khối có chức năng vận hành cùng lúc hoặc riêng biệt ở 2 mức độ: yếu và mạnh. Ở mức hoạt động cực đại, các thông số hoạt động vật lý đã được trình bày, và ở mức yếu các giá trị bằng một nửa các mức này. Phần tách rời bao gồm một chuỗi các khối cách điện, mỗi khối gồm có 2 nam châm đối nghịch, với cùng các điều kiện chức năng và kiểm soát và có thể được áp dụng với các khu vực tương ứng của các chi.

Chúng tôi thực hiện quan sát trên 40 bệnh nhân với các mức độ viêm khớp khác nhau và ở các giai đoạn khác nhau, được lựa chọn theo cách mà việc điều trị bằng máy tạo trừ trường có thể tác dụng được. Việc trị liệu được áp dụng một lần một ngày, sử dụng ghế ngồi và một hoặc nhiều hơn các khối theo cặp, ở mức cực đại. Việc sử dụng các khối theo cặp được khuyến nghị để có tác động tốt hơn hoặc có sự thâm nhập sâu hơn vào các tế bào bởi các sóng từ trường điện cực. Thời gian của mỗi lần điều trị dao động từ mức thấp nhất là 15 phút lên mức cao nhất là 30 phút, và số lần điều trị tối ưu được thiết lập là từ 20-30 lần trị liệu. Trong 25 bệnh nhân được ghi nhận là khi bắt đầu trị liệu có phản ứng phụ, cơn đau trở nên nhức nhối hơn và sau đó sẽ giảm dần đi khi việc điều trị tiếp tục. Chỉ có hai trường hợp bệnh nhân viêm khớp mà cơn đau giảm đi một cách đáng ghi nhận với sự giảm nhẹ sự sưng khớp tay. Trong 9 bệnh nhân viêm khớp cổ, có hai người không có sự cải thiện sau điều trị, trong khi 7 người kia có sự giảm nhẹ đau đớn. Trong hai người viêm khớp lưng, một người cho kết quả rất tốt, thậm chí có sự kết nối khớp, còn bệnh nhân còn lại không cho thấy tiến triển gì. Trong hai bệnh nhân đau khu vực thắt lưng, cả hai đều có kết quả tốt với sự vận động khớp tốt và đau đớn giảm đi. Trong 10 bệnh nhân viêm khớp khu vực thắt lưng, 1 người không có tiến triển gì, còn trong 9 người còn lại, 8 người cơn đau có giảm và 1 người cho kết quả tốt. Trong 3 bệnh nhân đau ở vùng đĩa đệm, có 2 người không có tiến triển gì trong khi người còn lại cảm thấy cơn đau giảm nhiều. Trong 3 bệnh nhân viêm khớp gối, một người tràn dịch khớp gối, một người không cho thấy tiến triển, người thứ hai có kết quả tốt với việc dừng tràn dịch khớp gối và người thứ ba cho kết quả không tốt.

Ở các mô khớp, nơi có sự viêm cấp, các tác động có lợi của việc điều trị mà chúng tôi áp dụng là một bằng chứng cụ thể. Các tác động tích cực được ghi nhận ở một số tình trạng viêm khớp rõ ràng là kết quả của các tác động giảm viêm và giảm đau của các sóng điện từ dài và các rung động mát xa. Trong các thử nghiệm không có tác dụng phụ, không có dấu hiệu của sự khó chịu hay có phản ứng thái quá với độc tố hay rối loạn gì. Mọi người do đó có thể khẳng định rằng hoạt động của các sóng siêu dài được coi là vô hại. Thực tế, chúng tôi có thể nói rằng nhìn chung các bệnh nhân được điều trị với nhiều khối cho kết quả khả quan. Về mặt tổng thể, các bệnh nhân cảm thấy thư thái hơn, trở nên dễ di chuyển hơn và tăng khả năng chống chọi với sự mệt mỏi. Tác động này đã được các nhà văn người Nhật mô tả trong các thí nghiệm được tiến hành ở các điểm đau đớn không được điều trị bởi các sóng dài.

Cơ chế mà các hoạt động điều trị này tạo nên tác động hiện chưa được giải thích rõ ràng. Người ta có thể giả định rằng một tác động trên hệ thống lưu chuyển làm tăng cường hoạt động và do đó tạo ra sự lưu thông máu tốt hơn ở các mô, đưa dinh dưỡng tốt hơn nhờ sự gia tăng trao đổi chất tế bào, sự điều chỉnh của mô và tác động giảm đau chung trên hệ thần kinh. Thêm vào đó, cần lưu ý rằng, rung động tạo ra bởi máy có thể mang đến một quá trình vận hành của dây thần kinh vận mạch, gia tăng lưu lượng máu lưu thông ngoại biên và dẫn tới gia tăng trao đổi chất tế bào. Việc nghiên cứu các tác động điều trị theo quan sát của chúng tôi dẫn đến kết luận rằng về mặt y tế các sóng rất dài tiến tạo ra tác động chủ yếu thông qua việc giải quyết sự thu hẹp của các cơ và do đó làm giảm đi sự đau đớn, mặc dầu việc can thiệp của các yếu tố khác của cơ chế hoạt động chưa được phát hiện và chưa thể kết luận. Các cơ chế đó sẽ được giải thích khi có sự hiểu biết hơn về hoạt động sinh vật học của các sóng dài ở mức độ tế bào.

Báo cáo trên, được viết bởi các tác giả F. Dainotto và D. Tognazzi, được đăng trên tạp chí Recentia Medica, Vol. V, No.4, Tháng 4 năm 1966.

 

Leave Comment