The Science of the Emotions—Khoa học Cảm xúc

Preface

The following paper was written in response to student request for a clarification upon the nature of the emotions. It comprises a synopsis of a book l published in 1900, but which is now out of print, called The Science of the Emotions, by Bhagavan Das. I have compiled, edited, deleted, rewritten, and introduced many additions in an attempt to update and cover the main points of the treatise. However, in order not to interrupt the flow of reading, no mention is made of where the original material begins or ends.

Lời tựa

Bài nghiên cứu sau đây được viết để đáp ứng yêu cầu của sinh viên về việc làm rõ bản chất của cảm xúc. Bài viết này bao gồm phần tóm tắt của một quyển sách1 được xuất bản vào năm 1900, nhưng hiện nay đã ngừng in, với tên gọi “Khoa học Cảm xúc”, của Bhagavan Das. Tôi đã biên soạn, chỉnh sửa, lược bỏ, viết lại và đề xuất nhiều bổ sung nhằm cố gắng cập nhật và bao hàm những điểm chính của chuyên luận này. Tuy nhiên, để tránh mạch đọc bị gián đoạn, trong đây sẽ không đề cập đến việc tài liệu gốc bắt đầu và kết thúc ở đâu.

The original masterful treatise by Bhagavan Das was given to me in the summer of 1993 by a student who had traced the book through a nation-wide book search for over nine months. Upon receiving it, the student found it difficult to comprehend, for perhaps it is difficult for the western student who is not schooled in Sanskrit, or in the Eastern philosophical systems and modes of enquiry through proposition, question and debate, leading to illumined reasoning, wherein effects are traced back to causes and negation is the principle mode of resolving inseparable pairs of opposites into an unbreakable transcendental relation.

Tôi nhận được bản gốc của chuyên luận tuyệt vời này của Bhagavan Das vào mùa hè năm 1993 từ một sinh viên. Người này đã truy theo quyển sách trong hơn chín tháng qua một cuộc tìm kiếm quy mô toàn quốc. Khi mới tìm được quyển sách, người sinh viên này cảm thấy khó hiểu, có lẽ vì sinh viên phương Tây không được học tiếng Phạn hay về các hệ thống triết học phương Đông cũng như các phương pháp điều tra thông qua việc đề xuất, đặt câu hỏi và tranh luận, từ đó làm sáng tỏ lập luận, mà trong đó các hệ quả được truy ngược về nguyên nhân của chúng và phủ định là phương thức nguyên tắc để biến các cặp đối lập không thể tách rời thành một mối quan hệ siêu việt không thể phá vỡ.

It would appear that a knowledge of Sanskrit and its translations was more customary to earlier western students during the latter part of the nineteenth century and the earlier part of this century (when this treatise was first published), as the wisdom of the East was being newly “discovered” and a floodtide of translations were finding their way to the West. The student giving me the treatise requested that I explain its contents, and upon studying it I found it to contain such a beautiful jewel of thought that I resolved to make a synopsis of the entire book in order that it may be available to other students. This synopsis of The Science of the Emotions was therefore compiled, organized and developed with a view to producing comprehensibility for the modern western student. As this paper began to be received by other students, it was found to contain much of value and usefulness to them, and furthermore it was suggested by them that it be published and made available to all who care to study it. I am humbled that their request has been fulfilled.

Có vẻ như kiến thức về tiếng Phạn và các bản dịch của nó đã trở nên quen thuộc hơn đối với các sinh viên phương Tây trước đây vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ này (khi chuyên luận này lần đầu tiên được xuất bản), khi mà minh triết phương Đông mới được “phát hiện” và một làn sóng các bản dịch đang bắt đầu tìm đường đến với phương Tây. Bạn sinh viên kia khi đưa cho tôi chuyên luận này đã yêu cầu tôi giải thích nội dung của nó, và khi nghiên cứu nó, tôi tìm thấy trong đây chứa đựng một viên ngọc tư tưởng tuyệt đẹp đến nỗi tôi quyết định làm một bản tóm tắt toàn bộ cuốn sách để các sinh viên khác cũng có thể tiếp cận được. Do đó, bản tóm tắt quyển “Khoa học Cảm xúc” này được biên soạn, sắp xếp và phát triển nhằm giúp các sinh viên phương Tây ngày nay có thể hiểu được về nội dung của quyển sách gốc. Khi các sinh viên khác bắt đầu đón nhận bài nghiên cứu này, họ nhận thấy rằng nó rất có giá trị và hữu ích. Họ còn đề xuất rằng nó nên được xuất bản và để tất cả những ai quan tâm cũng có thể nghiên cứu nó. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé khi yêu cầu của họ đã được đáp ứng.

The reader may forgive me for any omissions from the original treatise deemed important (for my endeavor has been to arrive at essential, concise significances) and also for any additions inserted by me for which there may be disagreement. No claims of infallibility are put forth for that which is contained herein, nor can the present writer claim originality for the organization of all the thoughts presented. The endeavor has been undertaken to meet a need, and the present writer has simply sought to revive certain invaluable insights of Bhagavan Das for the benefit of today’s enquirers—the organization of which may otherwise be unavailable. Sound teaching on the nature of the emotions is most certainly needed these days, and this paper has attempted to present some clear thinking about the matter. It is thus sent forth as a further contribution to the general pool of thought upon a subject that is so often considered from the angle of effects of effects, rather than effects of causes. Though many advances have been made, modern psychology usually omits all reference to an all-pervading immortal Self in its deductions, and thereby somewhat falls short of arriving at a more clearly defined system of consequences in its analysis. It is hoped that the propositions put forth in this paper will meet with sincere considerations, and provide a catalyst for further development and research for those who help others through teaching, counsel and therapy, and likewise for those interested in understanding themselves. May that which is revived and presented herein meet with a fresh receptivity.

Mong quý độc giả sẽ tha thứ cho tôi vì bất kỳ phần nào bị lược bỏ khỏi chuyên luận gốc mà họ cho là quan trọng (vì tôi muốn chú trọng vào việc tóm lược những điều quan trọng nhất một cách ngắn gọn, súc tích nhất) cũng như bất kỳ bổ sung nào mà tôi đã đưa thêm vào mà có thể gây bất đồng. Không có tuyên bố nào được đưa ra về độ chính xác tuyệt đối của những gì nói đến trong đây, và người viết hiện tại cũng không thể khẳng định tính nguyên gốc của việc sắp xếp tất cả những suy nghĩ được trình bày ở đây. Nỗ lực đã được thực hiện để đáp ứng một nhu cầu, và người viết hiện tại chỉ đơn giản là tìm cách làm sống lại một số hiểu biết vô giá của Bhagavan Das vì lợi ích của những người có nhu cầu muốn tìm hiểu ngày nay—những hiểu biết mà có thể hiện nay không có sẵn một bản được sắp xếp hoàn chỉnh. Ngày nay, giảng dạy đúng đắn về bản chất của cảm xúc chắc chắn là việc tối cần thiết, và bài nghiên cứu này đã cố gắng đưa ra một số suy nghĩ rõ ràng về vấn đề này. Do đó, nó được viết ra nhằm đóng góp thêm vào kho tàng tư tưởng chung về một chủ đề thường được xem xét từ góc độ hệ quả của các hệ quả, hơn là hệ quả của các nguyên nhân. Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng tâm lý học hiện đại thường bỏ qua tất cả những ám chỉ đến một Bản ngã bất tử bao trùm khắp nơi trong các suy luận của nó, và do đó phần nào không đạt được một hệ thống hệ quả được xác định rõ ràng hơn trong phân tích của nó. Hy vọng rằng những đề xuất được đưa ra trong bài viết này sẽ đáp ứng được những cân nhắc chân thành, đồng thời mang lại một chất xúc tác để có thể phát triển hơn và nghiên cứu sâu hơn cho những người giúp đỡ người khác thông qua giảng dạy, tư vấn và trị liệu, cũng như cho những người quan tâm đến việc hiểu chính bản thân mình. Mong rằng những gì được phục hồi và trình bày ở đây sẽ một lần nữa được đón nhận.

Keith Bailey Rancho Sante Fe, California 1994

 

For our present purpose let us assume as the starting point for our study that emotions are forms of desire, and that the two elementary degrees of the self as experienced through emotion are: (1) the desire to unite with an object that causes pleasure, and (2) the desire to separate from an object which causes pain—in other words, attraction and repulsion, like and dislike, and any other pairs of opposites.

Before developing this point further, certain fundamental statements should be clarified, beginning with the simple, elementary factors, and proceeding thence to the more complex.

Để phục vụ mục đích hiện tại của chúng ta, trước hết hãy đặt ra một giả định làm xuất phát điểm cho nghiên cứu này rằng cảm xúc là các dạng ham muốn, và rằng hai cấp độ cơ bản của bản ngã được trải nghiệm thông qua cảm xúc là: (1) mong muốn được hợp nhất với một đối tượng tạo ra khoái lạc, và (2) mong muốn được tách rời khỏi một đối tượng gây ra đau khổ—hay nói cách khác, lực hút và lực đẩy, thích và không thích, và bất kỳ cặp đối lập nào khác.

Trước khi tiếp tục khai triển vấn đề này, ta nên làm rõ một số phát biểu cơ bản nhất định, bắt đầu với các nhân tố cơ bản, đơn giản rồi từ đó đến các yếu tố phức tạp hơn.

The first and most elementary factor of life is the SELF. It is no mistake to call the self the most elementary factor. It is not possible to analyze it into anything which is simpler, more intelligible, and more directly present to a living being. The self, towards itself, combines in one ever-present contemplation the three modes in which, when functioning through an individualized unit, it grasps the outer world. These three modes are called by the eastern philosophers: Cognition—Jñânam, Desire— Ichchhâ, and Action—Kriyâ, and they are distinguishable by them in reference to the outer world. But the attitude of the self towards itself is one of indifference, in which it encompasses these three aspects within and towards itself through self-consciousness (self-knowledge and self-cognition), self-love (self-desire), and self-assertion (self-manifestation). To say that “we think before and after” and that the life of the self is made up of memories and expectations is only to describe what accompanies it, what is involved with rather than in the self and self-consciousness, and how it behaves and manifests itself in the individualized condition during the processes of self-conscious evolution and experience-gathering.

Nhân tố đầu tiên và cơ bản nhất của sự sống là BẢN NGÃ. Không có gì sai khi gọi bản ngã là yếu tố cơ bản nhất. Ta không thể phân tích nó thành bất cứ thứ gì đơn giản hơn, dễ hiểu hơn và hiện hữu trực tiếp hơn đối với một thực thể sống. Bản ngã, đối với chính nó, kết hợp ba phương thức trong một sự chiêm nghiệm luôn hiện hữu mà trong đó, khi hoạt động thông qua một đơn vị được cá thể hóa, nó hiểu được thế giới bên ngoài. Ba phương thức này được các nhà triết học ở phương Đông gọi là: Tri nhận—Jñânam, Ham muốn—Ichchhâ, và Hành động—Kriyâ, và ta phân biệt chúng bằng cách quy chiếu chúng với thế giới bên ngoài. Nhưng thái độ của bản ngã đối với chính nó là một thái độ thờ ơ, trong đó nó bao gồm ba khía cạnh này bên trong và đối với chính nó thông qua sự tự ý thức (tự hiểu biết và tự tri nhận), tự yêu bản thân (ham muốn bản thân) và tự khẳng định (tự biểu lộ). Nói rằng “chúng ta nghĩ trước nghĩ sau” và rằng cuộc sống của bản ngã được cấu thành từ những ký ức và kỳ vọng chỉ là để mô tả những gì đi kèm với nó, những gì liên quan đến thay vì những thứ trực tiếp tham gia cùng bản ngã và sự tự ý thức, và cách nó hành xử và biểu lộ trong điều kiện được cá thể hóa trong các quá trình thu thập kinh nghiệm và tiến hóa sự tự ý thức.

Indispensable for life experience in the same degree is the NOT—SELF. When the world which is cognized, desired and acted upon as something different from the self has been named, it is given the name, the not-self. This too cannot be reduced any further, even as the self cannot. The experience of life is therefore a relation of which the two indispensable factors are the self and the not-self. In this relation appear those states of emotion that modify the essential principle of desire. Many philosophers and psychologists assume a third state of the self—that of indifference. In the Mahâbhârata (Vanaparva:182), it says, “As between hot and cold there is a point, a state, which is neither, so is there somewhere between pleasure and pain, a point, a state, which is neither. It is none other than Brahman, All-Consciousness, Universal Self, which has to be diligently striven after and realized.” Yet, if this is truly philosophically considered, this third state may be seen to be a condition of the first essential factor of consciousness that of the self—for do we not also find in the Bahagavad Gita the following statement of eternal consciousness: “Having pervaded this manifested world with one fragment of My Self—I Remain.”

Cũng không thể thiếu được trong quá trình trải nghiệm cuộc sống ở mức độ tương tự là cái PHI NGÃ. Khi cái thế giới mà ta tri nhận, ham muốn và tác động vào như thể nó là một cái gì đó khác với cái bản ngã đã được đặt tên, thì nó được gọi là phi ngã. Cái này cũng giống như bản ngã, không thể giản lược hơn được nữa. Do đó, trải nghiệm cuộc sống là một mối quan hệ mà trong đó không thể thiếu được hai nhân tố là bản ngã và phi ngã. Trong mối quan hệ này xuất hiện những trạng thái cảm xúc có thể thay đổi nguyên tắc thiết yếu của ham muốn. Nhiều nhà triết học và tâm lý học giả định rằng tồn tại một trạng thái thứ ba của bản ngã là trạng thái điềm nhiên. Trong Mahâbhârata (Vanaparva: 182), có nói, “Giống như tồn tại một điểm, một trạng thái ở giữa nóng và lạnh, nhưng không nóng cũng không lạnh, nên cũng tồn tại một điểm, một trạng thái nào đó ở đâu đó giữa khoái lạc và khổ đau, và cũng không phải khoái lạc cũng chẳng phải khổ đau. Đó chẳng phải ai khác mà chính là Brahman, Toàn Thức, Bản ngã Phổ quát, thứ mà ta phải siêng năng theo đuổi để có thể hiện thực hóa”. Tuy nhiên, nếu thực sự xét về mặt triết học, thì trạng thái thứ ba này có thể được coi là một trạng thái của nhân tố thiết yếu đầu tiên của tâmthức thuộc bản ngã—vì chẳng phải chúng ta cũng tìm thấy câu sau đây về ý thức vĩnh cửu trong quyển Bahagavad Gita hay sao: “Sau khi một mảnh Bản ngã của Ta đã tràn ngập thế giới được biểu lộ này—Ta Vẫn Còn Đó.”

The factor of indifference may then be seen to be a condition relative to the actual consciousness of the self as it contemplates the not-self from its own plane of consciousness, and applied in contemplation there from to the primary modifications of pleasure and pain.

Equally universally known and recognized, and perhaps equally impossible to analyze into anything simpler, are pleasure and pain, the two primary modifications of desire, which in alternation, are the constant alternating accompaniments to the self when functioning through and identified with the not-self. With pleasure goes attraction—liking; with pain, repulsion—dislike.

Lúc này, nhân tố điềm nhiên có thể được coi là một trạng thái có liên quan đến tâm thức thực sự của bản ngã khi nó quán chiếu cái phi ngã từ cõi giới tâm thức của chính nó, và được áp dụng trong sự quán chiếu ở đó từ những biến thái cơ bản của khoái lạc và khổ đau.

Cũng được biết đến và công nhận rộng rãi như hai khái niệm trên, và có lẽ cũng không thể phân tích được thành bất cứ điều gì đơn giản hơn, là khoái lạc và khổ đau, hai biến thái cơ bản của ham muốn, và chúng luân phiên nhau là những phần bổ trợ xen kẽ liên tục với bản ngã khi hoạt động thông qua và đồng hoá với phi ngã. Khoái lạc đi cùng với lực hút—thích; còn khổ đau thì đi cùng với lực đẩy—không thích.

The attitude of the self towards its condition in the presence of that which causes it pleasure is desire, Attraction, liking, the wish to be nearer. The opposite attitude towards that which causes pain is that of aversion, repulsion, dislike, the wish to be more distant. Generally speaking, in the most comprehensive sense of the terms used, it is true that whatever pleases is liked, and whatever pains is disliked; and the primary consequences of pleasure or pain are the desire to take in, to absorb, to embrace, or to throw out, to push away, to repel the experience, person or thing causing the pleasure or pain respectively.

Thái độ của bản ngã đối với tình trạng của nó trước sự hiện diện của thứ khiến nó thích thú là ham muốn, là lực hút, sự thích thú, là mong muốn được ở gần hơn. Ngược lại, thái độ với cái gây ra đau khổ là sự chán ghét, là lực đẩy, sự không thích, mong muốn được ở xa ra. Nói chung, theo nghĩa toàn diện nhất của các thuật ngữ đã được sử dụng, đúng là cái gì khoái lạc thì thích, cái gì khổ đau thì ghét; và hệ quả chính của khoái lạc hay khổ đau là mong muốn được tiếp nhận, được hấp thụ, được ôm lấy hoặc vứt bỏ, đẩy ra, đẩy lùi trải nghiệm, người hoặc vật gây ra cái khoái lạc hoặc khổ đau ấy.

An attempt is made now and then to reduce the two to one or the one into the other. But the attempt does not succeed. It is the same with all inveterate pairs of opposites. The element of truth behind the effort and the reason why it is persistently made, is that each one of such a pair of opposites is inevitably dependent upon the other and has no significance of its own without reference to the other. Such indefeasible interdependence implies a common underlying unity. The element of error is that it overlooks the fact that the many are the many and cannot be reduced into one, into less than many, without the abolition of both.

Đôi khi người ta cố gắng rút gọn hai cái thành một hoặc cho cái này thành cái kia, nhưng bất thành. Tất cả các cặp đối lập thâm căn cố đế đều như vậy. Yếu tố sự thật đằng sau nỗ lực và lý do tại sao người ta cứ nỗ lực liên tục không ngừng nghỉ, là rằng mỗi cặp đối lập như vậy chắc chắn sẽ có một cái phải phụ thuộc vào cái còn lại và không có ý nghĩa của riêng nó nếu không có sự quy chiếu đến cái còn lại. Sự phụ thuộc lẫn nhau không thể phá vỡ như vậy ngụ ý rằng tồn tại một sự thống nhất chung về mặt cơ sở. Yếu tố sai sót là nó bỏ qua thực tế rằng nhiều là nhiều chứ không thể rút gọn thành một, thành ít hơn nhiều, trừ khi ta hủy bỏ cả hai.

The archetype, of course, is the Absolute Itself, the Supreme Self, wherein the self and the not-self co-exist as inseparable opposites in the unbreakable relation of negation. It is the same with such triplets as those of cognition, desire and action. On realizing the part-less continuum of the whole world process, it will be seen to be the same with everything; everything is seen to imply and therefore to carry within it everything else. In such interdependence of pairs may be found the reason why either is always passing into the other, in endless rotation, light into dark, pleasure into pain, birth into death, the physical into the super-physical and back again, seemingly endlessly.

Tất nhiên, nguyên mẫu là Bản thân Cái Tuyệt đối, Bản ngã Tối cao, trong đó bản ngã và phi ngã cùng tồn tại như những mặt đối lập không thể tách rời trong mối quan hệ phủ định không thể phá vỡ. Điều đó cũng giống với các bộ ba như tri nhận, ham muốn và hành động. Khi nhận thức được miền liên tục không chia phần của toàn bộ quá trình thế giới, nó sẽ được thấy là giống như vậy với mọi thứ; mọi thứ sẽ được coi là bao hàm và do đó mang trong nó mọi thứ khác. Trong sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cặp như vậy, người ta có thể sẽ tìm ra lý do tại sao luôn có một cái này chuyển sang cái khác, trong một vòng quay vô tận, ánh sáng trở thành bóng tối, khoái lạc trở thành khổ đau, sinh thành tử, vật chất trở thành siêu vật chất và ngược lại, dường như kéo dài đến vô tận.

It should be noted that there has existed a distinct difference between the eastern philosopher’s view of the nature of emotion and that taken by the western philosopher. Generally speaking, the latter has regarded emotions as distinct from desires, and as kinds rather than as consequences of the two primary modifications of desire—that of pleasure and pain. Also, there is no clear distinction between mental functions and desires. The oriental philosopher, however, appears to regard all these vrttis (i.e., ‘ways of existing’, moods, functions, psychoses), which are usually called emotions in western philosophy, as modifications of desire.

Cần lưu ý rằng, quan điểm về bản chất của cảm xúc của các nhà triết học phương Đông và các nhà triết học phương Tây khác nhau rất nhiều. Nhìn chung thì các nhà triết học phương Tây coi cảm xúc là một khái niệm khác với ham muốn, và là các  loại khác nhau chứ không coi chúng là hệ quả của hai biến thái cơ bản của ham muốn—đó là khoái lạc và khổ đau. Ngoài ra, cũng không có sự phân biệt rõ ràng nào giữa các chức năng trí tuệ và ham muốn. Tuy nhiên, những nhà triết học phương Đông dường như coi tất cả những vrtti (nghĩa là ‘cách tồn tại’, tâm trạng, chức năng, tâm lý) mà trong triết học phương Tây thường được gọi là cảm xúc này, là những biến thái của ham muốn.

In his classification of the phenomena of consciousness, (functioning through the individualized self-conscious not self), into that of cognition, desire and action, the oriental philosopher thereby describes the nature of the phenomenal aspects of consciousness when functioning through that which has been universally adopted in Theosophical terms, as the mental, astral and physical natures.

Bằng cách phân loại các hiện tượng của tâm thức, (hoạt động thông qua cái phi ngã tự ý thức được cá thể hóa), thành tri nhận, ham muốn và hành động, các nhà triết học phương Đông đã có thể mô tả được bản chất của các khía cạnh hiện tượng của tâm thức khi hoạt động thông qua cái đã được được sử dụng rộng rãi trong thuật ngữ Thông Thiên Học, như là bản chất thể trí, thể cảm dục và thể xác.

Furthermore, the oriental philosopher views these three phenomenon of consciousness essentially as modifications of the thinking principle; i.e., as thought modified through forms of thought and illusory perceptions; as these forms of thought become further modified through their contact with corresponding forms of desire through one or other of the pairs of opposites; and furthermore, as modified thought plus desire inevitably passes into action.

Hơn nữa, các nhà triết học phương Đông coi ba hiện tượng của tâm thức này về bản chất như những biến thái của nguyên lý tư duy; tức là, khi tư tưởng được biến đổi thông qua các hình tư tưởng và nhận thức ảo tưởng; khi những hình tư tưởng này trở nên biến đổi hơn nữa thông qua tiếp xúc với những hình thức ham muốn tương ứng thông qua một cái nào đó trong một cặp đối lập; và hơn nữa, khi cái tư tưởng đã qua biến đổi cộng với ham muốn chắc chắn sẽ trở thành hành động.

Technically speaking, ‘pleasure’ and ‘pain’ per se are regarded as degrees of the self through the primary modifications of desire, rather than forms or aspects of it. It may be said that they are connected with the ‘measure’ or the ‘bulk’ of the self rather than with its form, and as such they pervade the life of the self and its manifestation in the three aspects of cognition, desire and action. The feeling of the increase, expansion, growth, more-ness, of the self is pleasure; of its decrease, contraction, decay, less-ness, is pain. The following little chart may clarify thus far:

Xét về mặt  kỹ thuật, bản thân ‘khoái lạc’ và ‘khổ đau’ được coi là các mức độ của bản ngã thông qua những biến đổi cơ bản của ham muốn, thay vì là các hình thức hoặc khía cạnh của nó. Có thể nói rằng chúng được kết nối với ‘kích thước’ hoặc ‘độ lớn’ của bản ngã hơn là với hình thức của nó, và cứ như vậy, chúng tràn ngập cuộc sống của bản ngã và sự biểu lộ của nó trong ba khía cạnh tri nhận, ham muốn và hành động. Cảm giác về sự gia tăng, sự mở rộng, sự phát triển, sự nhiều hơn của bản thân là khoái lạc; còn sự suy giảm, sự co lại, sự suy tàn, sự kém đi của nó, là khổ đau. Biểu đồ nhỏ sau đây có thể làm rõ hơn những gì đã nói trên:

Desire

modified through

PLEASURE—or—PAIN

expresses

EMOTIONS EMOTIONS

Ham muốn

được biến đổi qua

KHOÁI LẠC-hoặc-KHỔ ĐAU

sẽ thể hiện

CẢM XÚC CẢM XÚC

What is generally and broadly observed is that particular situations in life arouse particular emotions-pleasurable or painful. The truth here is that the emotions are modified desires either to perpetuate a situation if pleasurable, or to escape out of it if painful; and the prospective fulfillment of the desire or the defeat thereof, in expectation and imagination, gives the foretaste of the corresponding pleasure or pain, and makes the pleasurableness or painfulness of the total disposition. The emotion thus begins in, and looks back to, a feeling of positive pleasure or pain, and looks forward to, and ends in, a possible pleasure or pain. These various elements are, however, blended together in ordinary consciousness so closely that, unless a distinction is deliberately looked for, it easily escapes notice, and each emotion comes, as it has come, to be regarded as something not subject to analysis. It is true that we speak of pleasurable and painful cognitions and also actions, and scarcely of pleasant and unpleasant desires—though we speak of pleasant and unpleasant emotions. But it is because the fulfillment or defeat of desires, the increase or decrease of the being of the individual, is by means of cognitions and actions and not by desires per se.

Có một điều mà nhiều người thường quan sát được, đó là, trong cuộc sống, có những tình huống nhất định sẽ làm khơi dậy những cảm xúc nhất định—dù là khoái lạc hay khổ đau. Sự thật ở đây là, các cảm xúc là những ham muốn đã được biến đổi để duy trì một tình huống nếu nó mang đến niềm vui, hoặc để thoát khỏi nó nếu nó mang lại khổ đau; và việc ta kỳ vọng và tưởng tượng xem trong tương lai ham muốn ấy có được đáp ứng hay không, giúp ta hình dung trước được cảm giác khoái lạc hoặc đau khổ tương ứng, và tạo nên sự thích thú hoặc nỗi khổ của sự sắp đặt tổng thể. Do đó, cảm xúc bắt đầu từ, và nhìn lại về, một cảm giác khoái lạc hoặc khổ đau tích cực, và mong đợi và kết thúc bằng một cảm giác có thể là khoái lạc hoặc khổ đau. Tuy nhiên, những yếu tố khác nhau này được pha trộn với nhau trong tâm thức thông thường chặt chẽ đến mức, trừ khi ta cố ý tìm kiếm một sự khác biệt, ta sẽ quên bẵng mất nó đi, và mỗi cảm xúc, như trước nay vẫn vậy, sẽ được coi là một thứ gì đó không thể phân tích được. Đúng là chúng ta có nói về những tri nhận và hành động mang lại khoái lạc và khổ đau, và rất hiếm khi nói đến những ham muốn dễ chịu và khó chịu—mặc dù chúng ta có nói về những cảm xúc dễ chịu và khó chịu. Nhưng đó là vì việc đáp ứng hoặc không đáp ứng các ham muốn và vì sự tăng giảm bản thể của cá nhân là thông qua tri nhận và hành động chứ không phải do bản thân các ham muốn.

The fulfillment of desire is the end; cognitions and actions are the means. Yet if truly analysed, we find that desire is only desire for cognitions and actions. End and means are always passing into each other in a seemingly endless cycle, passing from the indefinite into the definite and back again; passing into and suppressing, and yet supporting and clinging onto and generating each other so that it is a hard task even to distinguish them.

Sự đáp ứng ham muốn là mục đích; tri nhận và hành động là phương tiện [ND-để đạt được mục đích đó]. Tuy nhiên, nếu thực sự phân tích điều này, chúng ta sẽ nhận thấy rằng ham muốn chỉ là ham muốn đối với tri nhận và hành động mà thôi. Mục đích và phương tiện sẽ luôn quyện vào nhau trong một chu kỳ dường như vô tận, từ cái không xác định trở thành cái xác định và ngược lại; trở thành một phần của nhau và đè nén nhau, nhưng lại hỗ trợ và bám vào và tạo ra lẫn nhau đến mức mà chỉ phân biệt chúng thôi đã là một việc vô cùng khó khăn.

Hence, we may not wrongly say that Desire is the innermost nature of the reincarnating jiva or individual, lying hidden between and manifested and realized only in and through cognition and action. The Logia, the ‘Great Sentences’ of the Veda, indicate this primal self-assertion as the will-to-live:

“He desired—may I be much and many, may I propagate.”

“He thought (ideated)—may I be much and many, may I propagate. “

“He thought—let me create worlds.”

“He created it and entered into it (imagined a body and identified Him self with it).”

Do đó, có thể không sai khi nói rằng Ham muốn là bản chất sâu xa nhất của jiva hoặc cá nhân tái sinh, nằm ẩn ở giữa và chỉ được biểu lộ và hiện thực hóa trong và thông qua tri nhận và hành động. Logia, hay ‘Những câu nói Vĩ đại’ của Vệ đà, chỉ ra sự tự khẳng định nguyên thủy này là ý-chí-sống:

“Ngài ấy muốn—ta xin được trở thành nhiều và nhiều, ta xin được sinh sôi.”

“Ngài ấy nghĩ (nghĩ ra những ý tưởng)—ta xin được trở thành nhiều và nhiều, ta xin được sinh sôi.”

“Ngài ấy nghĩ – hãy để ta tạo ra các thế giới.”

“Ngài đã tạo ra nó và bước vào nó (tưởng tượng ra một cơ thể và đồng hoá bản thân Ngài với nó).”

It will be noted that some of the logia of creation make prominent the desire aspect, some the thought aspect, and others the action or creation aspect. Yet “May I” “Let me,” is present in all. Desire, indeed is the energizer of the other two, as cognition is the illuminator of the other two, and action is the mover of the other two—all, however, being coeval, interdependent, equal and important, but their functions distinguishable; all three being distinctions and transformations of Primal Shakti, or Energy.

Cần lưu ý rằng một số các lời sáng tạo làm nổi bật khía cạnh ham muốn, một số khác thì làm nổi bật khía cạnh tư tưởng và một số khác làm nổi bật khía cạnh hành động hoặc sáng tạo. Tuy nhiên, “Ta xin được” “Hãy để ta”, hiện diện trong tất cả. Ham muốn quả thực là nguồn năng lượng của hai thứ còn lại, cũng như tri nhận là thứ làm soi sáng hai thứ còn lại, và hành động là động lực của hai thứ còn lại—tuy nhiên, tất cả đều đồng nhất, phụ thuộc lẫn nhau, bình đẳng và quan trọng, nhưng chức năng của chúng đều có những khác biệt rõ rệt; cả ba đều là những nét độc đáo và những biến đổi của Shakti Nguyên Thủy, hay Năng lượng.

“May I be,” may be regarded as the primary form of desire, i.e, desire proper. Desire—being the lowest aspect of the will-is here crystallized through the desire for self-preservation, self-maintenance, self-continuation and self-direction. “May I be much,” may be regarded as the cognitive aspect of desire, through the desire for self-enhancement, self-expansion, self-possession, self-accumulation and self-adornment through forms, knowledge, and things.

“Ta xin được tồn tại”, có thể được coi là hình thức chính của ham muốn, tức là ham muốn đúng nghĩa. Ham muốn—với tư cách là trạng thái thấp nhất của ý chí—ở đây được kết tinh thông qua ham muốn được tự bảo tồn, tự duy trì, tự tiếp tục và tự định hướng. “Ta xin được trở thành nhiều”, có thể được coi là bình diện tri nhận của ham muốn, thông qua mong muốn được tự nâng cao, tự mở rộng, tự sở hữu, tự tích lũy và tự tô điểm thông qua các hình thức, kiến ​​thức và sự vật.

“May I be many,” may be said to correspond to the creative aspect of desire, through the desire for self-multiplication in and through progeny, the self-manifestation through self multiplication in the sex-appetite for the mate, the partner, the completing half, the spouse; or self-multiplication through creative artistic expression.

“Ta xin được trở thành nhiều,” có thể được cho là tương ứng với khía cạnh sáng tạo của ham muốn, thông qua ham muốn được tự nhân giống trong và thông qua con cháu, sự tự biểu lộ thông qua việc tự nhân giống trong ham muốn tình dục với người bạn tình, nửa kia của cuộc đời, người vợ/chồng; hoặc tự nhân lên nhiều lần thông qua thể hiện nghệ thuật sáng tạo.

In Sanskrit, the word kâma stands for the will-to-live, or the will-to-be-in-incarnation in the comprehensive sense, including all its three forms as indicated in the verse of the Rigveda, and in the verses of Manu; “Absence of kâma is nowhere to be found in the World- Process. Whatever a person does, that is the work of kâma. The study of the scriptures, the performance of the duties ordained by them, are all motivated by kâma. None can do any action without the motive of kâma.”

Trong tiếng Phạn, từ kâma có nghĩa là ý-chí-sống, hoặc theo nghĩa toàn diện là ý chí được tồn tại trong kiếp người, bao gồm cả ba hình thức của nó như được ngụ ý trong các câu thơ của Rigveda, và trong các câu thơ của Manu; “Trong Quá trình Thế giới, không có nơi nào là không có kâma. Dù con người có làm gì đi chăng nữa cũng đều là do kâma. Việc nghiên cứu các bộ kinh, việc thực hiện các bổn phận mà chúng quy định, tất cả đều do kâma thúc đẩy. Không một ai có thể thực hiện hành động gì mà không phải do kâma”.

However it is necessary to bear in mind the broader sense of kâma, if metaphysical and psychological mistakes are to be avoided. The manifestation of even the sex-principle has more forms than the different-sexed human one. The why of the different ways of self- multiplication by fission, gemmation, conjugation, fusion, fecundation, germination, ignition, etc., and the corresponding physiological processes in the undifferentiated single cells and in the specialized germ cells, all require to be studied in the light of metaphysics. In the so-called sexless forms of life, we may regard the inner and the outer body, the soul and the body, as of different sexes. The primal archetype, of course, is the pair of Purusha and Prakriti—Spirit and Matter, and this distinction may be noted on all planes of awareness and life. On the mental plane, for instance, we may poetically say that the utterer of the aphorism, the sûtra, is masculine; and the composer of the commentary, the bhâshya, is feminine.

Tuy nhiên, ta cần phải ghi nhớ nghĩa rộng hơn của kâma, nếu muốn tránh những sai lầm về mặt siêu hình và về mặt tâm lý. Sự biểu lộ của ngay cả nguyên tắc giới tính cũng có nhiều hình thức hơn sự biểu lộ của khác biệt giới tính nơi loài người. Câu hỏi tại sao của những cách khác nhau để tự nhân giống, như là bằng cách phân đôi tế bào, bằng mầm, tiếp hợp, hợp nhất, thụ tinh, nảy mầm, đốt cháy, v.v., và các quá trình sinh lý tương ứng trong các tế bào đơn lẻ chưa biệt hóa và trong các tế bào mầm chuyên biệt, tất cả đều cần được nghiên cứu dưới ánh sáng củasiêu hình học. Trong những cái được gọi là các dạng sống phi giới tính, chúng ta có thể coi cơ thể bên trong và bên ngoài, linh hồn và thể xác, là các giới tính khác nhau. Tất nhiên, nguyên mẫu từ thời nguyên thủy là cặp PurushaPrakriti—Tinh thần và Vật chất, và sự phân biệt này có thể được nhận thấy trên mọi cõi giới của nhận thức và cuộc sống. Chẳng hạn, trên cõi trí, chúng ta có thể nói một cách văn vẻ rằng người phát ngôn, sûtra, là giống đực; và người viết bình luận, bhâshya, là giống cái.

A divine duality therefore exists and is real, and is duplicated throughout the system in all the many grades of life. Yet this divine duality already exists as a primal unity, and is known likewise by the mediating neutralizing factor of the self on its own plane—self-absorbed, self-existent, self-conscious, unattached, indifferent and selfless; but this primal unity yet awaits conscious realization by the jiva. Hence, this will-to-live, in a general sense, is motivated by desire, a want, a sense of emptiness, a want of something by something, a hollow, empty something, a desire to unite the seeming pairs of opposites and thus bring fulfillment.

Do đó, một cặp nhị nguyên thiêng liêng tồn tại và có thật, và được lặp lại trong toàn bộ hệ thống ở tất cả các cấp độ của sự sống. Tuy nhiên, nhị nguyên thiêng liêng này vốn đã tồn tại như một thể thống nhất nguyên thủy, và cũng được biết đến bởi nhân tố làm trung gian trung hoà của bản ngã trên cõi riêng của nó—tự say mê, tự tồn tại, tự ý thức, không ràng buộc, điềm nhiên và vị tha; nhưng sự thống nhất nguyên thủy này vẫn đang chờ jiva nhận thức một cách có ý thức. Do đó, ý-chí-sống này, nhìn chung, được thúc đẩy bởi ham muốn, một mong muốn, một cảm giác trống rỗng, một mong muốn một cái gì đó bởi một cái gì đó, một cái gì đó trống rỗng, trống không, một ham muốn được hợp nhất các cặp tưởng chừng như đối lập và từ đó mang lại sự viên mãn.

Forms, becoming living or entified, subjectively take the form of an ovoid, the matter of the form spinning around a central, but seemingly hollow, vortex. Substantial points of matter can be seen, as for instance, around the atom, whirling in several various but symmetrical spirals around a central vortex. The negative-charged electrons whirl around the central equilibrating vortex through certain spirillae, and draw to the atom its density or mass.

Các hình tướng, khi được sống hoặc được tồn tại, về mặt chủ quan bên trong, có dạng hình trứng, vật chất của hình tướng quay quanh một lốc xoáy trung tâm, nhưng dường như trống rỗng. Ví dụ, ta có thể thấy các điểm thực của vật chất xung quanh nguyên tử quay theo một số hình xoắn ốc khác nhau nhưng đối xứng xung quanh một xoáy trung tâm. Các electron mang điện tích âm xoay quanh xoáy cân bằng ở trung tâm theo một số xoắn ốc nhất định và kéo mật độ hoặc khối lượng của nó về phía hạt nguyên tử.

The basis of this factor is preserved in the esoteric teachings through, for instance, Shiva’s Damaru; the neuraxis, mystically described in the esoteric teachings as being the seat and pathway of the combined and triple kundalini energy, and consisting of the central shushumnâ nadis, with the idâ and pingalâ nadis intertwined and running either side, preserved likewise in the symbolism of the caduceus or Mercury’s Rod.

We may thus form some idea of how desire creates all kinds of sheaths; how “Fohat digs holes in space,” and, at the same time, spinning off shells of the displaced plenum around these ‘holes,’ creating atoms, vortices, whirlpools, whirlwinds and dust.

Cơ sở của nhân tố này được lưu giữ trong các giáo lý bí truyền, chẳng hạn như Damaru của Shiva; trục thần kinh, được mô tả một cách thần bí trong các giáo lý bí truyền là nơi tọa lạc và con đường của năng lượng kundalini kết hợp và có ba kênh, gồm đường kinh mạch trung tâm shushumnâ, với đường kinh mạch idâpingalâ đan xen và chạy ở hai bên, cũng được giữ làm biểu tượng trong huy hiệu của ngành y hoặc Trượng Sao Thủy.

Do đó, chúng ta có thể hình thành một số ý tưởng về cách ham muốn tạo ra đủ các loại vỏ bọc; cách “Fohat đào các lỗ trong không gian”, và đồng thời, quay tròn những lớp vỏ của khoảng đầy vật chất bị dịch chuyển xung quanh các ‘lỗ’ này, tạo ra các nguyên tử, xoáy, xoáy nước, gió lốc và bụi.

The position of desire in its primary dualistic distinction of experience through pleasure or pain is a peculiar one, for we tend to apply it to all three aspects. We speak of pleasurable or painful thoughts or attitudes; pleasurable or painful feelings or emotions; pleasurable or painful actions, movements, postures, and so on. It thus gives an indication to the basic polarization of humanity itself, for even our thoughts are colored by our emotional response as they pass through the emotional body to the physical brain and become registered by the materially functioning individual. This may further be considered thus: Cognitions lead to desire because they are either pleasurable or painful; desires lead on to actions only if the actions are expected to bring the fulfillment of pleasurable cognitions or remove painful ones.

Vị trí của ham muốn trong sự phân biệt nhị nguyên chính của nó về trải nghiệm qua khoái lạc hoặc khổ đau là một vị trí đặc biệt, vì chúng ta có xu hướng áp dụng nó cho cả ba trạng thái. Chúng ta nói về những suy nghĩ hoặc thái độ dễ chịu hoặc đau đớn; những cảm giác hoặc cảm xúc dễ chịu hoặc đau đớn; những hành động, chuyển động, tư thế dễ chịu hoặc đau đớn, v.v. Do đó, nó đưa ra một dấu hiệu về sự phân cực cơ bản của chính nhân loại, vì ngay cả những suy nghĩ của chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi phản ứng cảm xúc của chúng ta khi chúng đi qua thể cảm xúc đến bộ não vật lý và được ghi lại bởi cá nhân đang hoạt động vật chất. Điều này có thể được xem xét thêm như sau: Tri nhận dẫn đến ham muốn bởi vì chúng chỉ có thể là dễ chịu hoặc là đau đớn; ham muốn dẫn đến hành động chỉ khi các hành động được kỳ vọng sẽ làm thỏa mãn những tri nhận dễ chịu hoặc loại bỏ những tri nhận đau đớn.

Thus we see this basic universal desire, or will-to-be, is itself essentially dual (pleasurable or painful), though each degree of this duality is in itself a triplicity, (cognitive, desirative, active):

  1. to be (an individual)
  2. to be,
  3. to be much,
  4. to be many,
  5. To Not Be (an individual, but to be the Universal)
  6. to not be (an individual),
  7. to not be selfish,
  8. to not be separate from the many (but to be one with the Universal)

and each of these again has countless forms, varieties and shades, all passing incessantly into and out of each other, elusively and illusively.

Do đó, ta thấy ham muốn phổ quát cơ bản này, hoặc ý-chí-hiện-tồn, về cơ bản là gồm các cặp (dễ chịu hoặc đau đớn), mặc dù mỗi cấp độ của tính nhị nguyên này tự nó là một tam bộ, (tri nhận, ham muốn, hành động):

  1. là (một cá nhân)
  2. hiện tồn,
  3. trở nên nhiều,
  4. trở thành cái nhiều,
  5. Không Là (một cá nhân, nhưng là Vũ trụ Phổ quát)
  6. không là (một cá nhân),
  7. không ích kỷ,
  8. không tách rời khỏi cái nhiều (mà là một với Vũ trụ Phổ quát)

và mỗi phần tử trong số này lại có vô số hình thức, chủng loại và sắc thái, tất cả đều không ngừng đi vào và đi ra khỏi nhau, khó nắm bắt và hão huyền.

We may say, therefore, that the contact, association or experience with another object, person, or thing, has at some time been found empirically to result in either pleasure or pain. This implies, therefore:

(1) that there is a memory of this past fact, and

(2) that there is, in consequence, a desire for either repeated contact, association, experience, or avoidance of contact, association, or experience, but,

(3) that while contact and association, or avoidance thereof, are possible, absolute union is impossible for it is based upon duality; the desire remains a desire only until it advances into the condition of an emotion proper, wherein an approach or withdrawal is advanced or retracted, and each imagines itself as a separate individual and snatches self- realisation, the taste of ahamkâra there from, by a necessary illusion and glamour.

Do đó, chúng ta có thể nói rằng sự tiếp xúc, liên kết hoặc trải nghiệm với một đối tượng, con người hoặc sự vật khác, đã, vào một thời điểm nào đó, được phát hiện theo kinh nghiệm là dẫn đến khoái lạc hoặc khổ đau. Do đó, điều này ngụ ý:

(1) rằng tồn tại một ký ức về sự kiện thuộc quá khứ này, và

(2) do đó, tồn tại một ham muốn được tiếp xúc, liên kết, trải nghiệm lặp lại hoặc một sự tránh né tiếp xúc, liên kết hoặc trải nghiệm, nhưng,

(3) rằng mặc dù có thể tiếp xúc và liên kết, hoặc tránh chúng, nhưng sự kết hợp tuyệt đối là không thể vì nó dựa trên tính nhị nguyên; ham muốn chỉ còn là một ham muốn cho đến khi nó tiến vào trạng thái của một cảm xúc đúng nghĩa, trong đó một sự tiếp cận hoặc rút lui được thực hiện hoặc rút lại, và mỗi người tự tưởng tượng mình là một cá nhân riêng biệt và chộp lấy sự tự nhận thức, hương vị của ahamkâra (ngã thức hay tự thức) từ đó, bởi một ảo tưởng và ảo cảm rũ cần thiết.

An emotion, therefore, implies, a desire plus the cognition involved in the attitude of the one towards the other. The expected pleasure or pain, pictured in the imagination— imagination and expectation representing only slightly different aspects of a similar modified mental process—when interblended with desire, have generally been taken as one emotion, rather than as one cognitive-desire- emotion; attention having been taken up more with, and fixed by, the pleasure or pain- element than with the cognitive-desire element.

Do đó, một cảm xúc mang ngụ ý là một ham muốn cộng với tri nhận có liên quan đến thái độ của người này đối với người kia. Khoái lạc hoặc khổ đau được mong đợi, được hình dung trong trí tưởng tượng—trí tưởng tượng và sự mong đợi chỉ đại diện cho những phương diện hơi khác nhau của một quá trình trí tuệ tương tự đã qua biến đổi—khi được trộn lẫn với ham muốn, thường được coi là một cảm xúc, hơn là là một bộ tri nhận-ham muốn-cảm xúc; ta đã chú ý nhiều hơn và chỉ tập trung vào yếu tố khoái lạc hoặc khổ đau hơn so với yếu tố tri nhận-ham muốn.

The very word—emotion-however, carries with it certain very interesting suggestions. The word e+motion could be regarded as a formula which suggests the idea of energy+ motion (i.e., energy in motion, though often unconscious and lacking the focused direction of the will, but set in motion as a result of desire, the lowest aspect of the will, modified through intelligent cognition, however dim) and carries forward the idea of the cognitive desire element to the motion and action consequent to the desire.

Tuy nhiên, chính từ cảm xúc lại hàm chứa một số gợi ý rất thú vị. Từ cảm xúc (e-motion) có thể được coi là một công thức để gợi lên ý tưởng về năng lượng + chuyển động (nghĩa là năng lượng có thể chuyển động, mặc dù thường là vô thức và thiếu định hướng tập trung của ý chí, nhưng được bắt đầu chuyển động như là kết quả của ham muốn, tức phương diện thấp nhất của ý chí, được biến đổi thông qua tri nhận thông minh, dù có mờ nhạt đến đâu) và chuyển tiếp ý tưởng về yếu tố ham muốn tri nhận sang chuyển động và hành động do ham muốn gây ra.

Emotion, therefore, is a form of motion; motion towards the object of desire, or away from it. The nearest equivalent Sanskrit word for emotion is bhâva, and implies a similar significance, meaning or implying ‘a becoming’ a ‘coming into existence,’ or ‘a condition or state of being.’

It implies a somewhat prolonged intermediate condition of passing or changing from one state into another. When conjoined with sva, signifying ‘self,’ we have svabhâva, a most important and illuminating significance resulting from these compounds (pertaining to our thesis) expressing the idea of the essential nature of a being becoming itself through karmic habits of nature to be this or that—i.e., the many. Svabhâva has two main and important meanings:

Do đó, cảm xúc là một dạng chuyển động; chuyển động về phía đối tượng của ham muốn, hoặc ra khỏi nó. Từ tiếng Phạn tương đương sát nghĩa nhất với cảm xúc là bhâva. Từ này ngụ ý một ý nghĩa tương tự, mang nghĩa hoặc ngụ ý là ‘một sự trở thành’, một ‘sự đi vào hiện tồn’, hoặc ‘một điều kiện hoặc trạng thái hiện tồn’.

Nó ngụ ý một điều kiện trung gian hơi kéo dài của việc đi hoặc thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Khi ghép với sva, có nghĩa là ‘cái ngã’, chúng ta có svabhâva, một ý nghĩa quan trọng nhất và và có thể làm sáng tỏ nhất nhờ việc các từ ghép này (gắn liền với luận điểm của chúng ta) thể hiện ý tưởng về bản chất cốt yếu của một thực thể đang trở thành bản thân nó thông qua các thói quen nghiệp của tự nhiên để trở thành cái này hoặc cái kia—tức cái nhiều. Svabhâva có hai nghĩa chính và quan trọng:

(1) Coming into being or existence through an entity’s or being’s own innate or intrinsic powers of growth, and this can be applied whether the entity be a solar system, planetary scheme, a man or an atom; and,

(2) That whatever the entity or being is or does during its becoming, derives from the inherent or intrinsic qualities latent within it. This may be called its character, whereby its becoming is along, through, or by virtue of intrinsic lines of energies, forces, substances, and attributes which pour forth from within itself, and which are characterized by intrinsic aspects and attributes derived from and consequences of its primary ray or source. H.P .B. puts it concisely in the Fundamentals of the Esoteric Philosophy:

(1) Ra đời hoặc bắt đầu hiện tồn thông qua năng lực phát triển bẩm sinh hoặc nội tại của một thực thể hoặc sinh vật, và điều này có thể áp dụng được bất kể thực thể ấy có là hệ mặt trời, hệ hành tinh, con người hay nguyên tử; và,

(2) Rằng bất cứ thực thể hay sinh vật nào là gì hay làm gì trong quá trình hình thành, đều xuất phát từ những phẩm tính vốn có hoặc nội tại tiềm ẩn bên trong nó. Điều này có thể được gọi là đặc điểm của nó, mà sự hình thành của nó dựa vào, thông qua, hoặc nhờ vào các dòng năng lượng, mãnh lực, chất liệu và thuộc tính nội tại tuôn ra từ bên trong nó, và được đặc trưng bởi các trạng thái và thuộc tính nội tại bắt nguồn từ và hệ quả của cung năng lượng hoặc nguồn chính của nó. H. P. B. giải thích một cách ngắn gọn về điều này trong Nguyên tắc cơ bản của Triết học Bí truyền (Fundamentals of the Esoteric Philosophy) như sau:

The Monad is our inmost Self; each man has his ownor rather is his own—Monad;… every entity, high or low, has, so to say, a Keynote of its being, and this is its Svabhâva: the selfhood of the Self, essential characteristic of the Self, by the urge of which the Self becomes the many selves … The urge behind evolution or development is not external to the evolving entity but within itself; and the future results to be achieved in evolutionthat which the evolving entity becomes—lie in germ or seed in itself; both this urge and this germ or seed, arise out of one thing, and THIS IS ITS SVABHÂVA.”

Chân thần là Bản ngã sâu thẳm nhất bên trong chúng ta; mỗi người có—hay đúng hơn là Chân thần của riêng y;… mọi thực thể, cao hay thấp, cũng có thể nói là đều có một Âm khoá chủ đạo của sự tồn tại của nó, và đây là Svabhâva của nó: cá tính của Bản ngã, đặc điểm thiết yếu của Bản ngã, nhờ sự thúc đẩy của nó mà Bản ngã trở thành nhiều bản ngã… Sự thúc đẩy đằng sau sự tiến hóa hoặc phát triển không phải từ bên ngoài thực thể đang phát triển mà ở bên trong chính nó; và những kết quả có thể đạt được trong tương lai trong quá trình tiến hóa—tức kết quả mà thực thể đang tiến hóa sẽ trở thành—nằm trong mầm mống hoặc hạt giống trong chính nó; cả sự thúc đẩy này và mầm mống hay hạt giống này đều cùng phát sinh từ một thứ, và ĐÂY LÀ SVABHÂVA CỦA NÓ”.

Now, let us see how the first of these two simple primary forms of emotion, or bhâva modified from within the sva itself, defined as a desire plus cognition (as a factor of the mental intelligent cognition or intellectual faculty, however dimly present (and as distinguished from a mere sense-cognition) differentiates into and evolves the more complex forms through this movement towards the thing desired through Attraction.

  1. Attraction—
    plus the consciousness of the equality with one’s self of the attractive object.
  2. Attraction—
    plus the consciousness of the superiority to one’s self of the attractive object.
  3. Attraction—
    plus the consciousness of the inferiority to one’s self of the attractive object.

Giờ thì chúng ta hãy xem xem hình thức đầu tiên trong hai hình thức đơn giản chính này của cảm xúc, hay bhâvađược biến đổi từ bên trong bản thân sva, được định nghĩa là ham muốn cộng với tri nhận (như một nhân tố của tri nhận thông tuệ hoặc khả năng trí tuệ, dù có hiện hữu lờ mờ đến đâu (và như được phân biệt với tri nhận giác quan đơn thuần) phân biệt và tiến hóa thành các dạng phức tạp hơn thông qua chuyển động hướng tới sự vật được mong muốn thông qua Lực hấp dẫn như thế nào.

  1. Lực hấp dẫn—cộng với ý thức về sự ngang bằng giữa đối tượng hấp dẫn của một người và bản ngã của họ.
  2. Lực hấp dẫn—cộng với ý thức về sự vượt trội của đối tượng hấp dẫn của một người đối với bản ngã của họ.
  3. Lực hấp dẫn—cộng với ý thức về sự kém hơn của đối tượng hấp dẫn của một người đối với bản ngã của họ.

It would seem necessary to make an effort to explain the meaning of these cognitional elements—the consciousness of equality, superiority, and inferiority—which can be observed to play such an important part in the structure and development of the emotions, and which are indeed the sole cause of their differentiation from the homogeneity of love into the heterogeneity of the numberless kinds, shades, and grades. A physical analogy will serve our purposes.

Dường như ta cần phải cố gắng giải thích ý nghĩa của những yếu tố tri nhận này—ý thức về sự ngang bằng, sự vượt trội và sự kém hơn—những yếu tố có thể được quan sát để đóng một phần quan trọng đến vậy trong cấu trúc và sự phát triển của cảm xúc, và quả thực là nguyên nhân duy nhất khiến chúng khu biệt tính đồng nhất của tình yêu thương thành tính không đồng nhất của vô số loại, sắc thái và cấp độ. Ta sẽ dùng một phép loại suy vật lý để giải thích điều này.

Given attraction between two magnets properly placed, that which moves the other towards itself, without itself displaying motion, would be called the more powerful magnet; while the other would as clearly be called the less powerful. But if the two should, both of them, move towards each other simultaneously and meet half-way, they would be called equal in power. The case is somewhat similar between two jivas, or individuals, for, towards, and between one individual and another individual. Given attraction between two individuals, that which moves towards the other first is so far the inferior; that which moves the other towards itself first, is, in time and space, the superior. If the two should move towards each other simultaneously, then they are equal.

Khi ta xét lực hút giữa hai nam châm được sắp xếp hợp lý, nam châm nào làm di chuyển nam châm còn lại về phía nó trong khi bản thân không có biểu hiện chuyển động, sẽ được gọi là mạnh hơn; trong khi cái còn lại hiển nhiên sẽ được gọi là yếu hơn. Nhưng nếu cả hai đồng thời tiến về phía nhau và tiếp xúc nhau trên đường di chuyển thì sẽ được gọi là ngang nhau về lực. Hai jiva hoặc hai cá nhân với nhau cũng gần giống như vậy, dù là vì, hướng tới hay giữa cá nhân này với cá nhân khác. Khi ta xét lực hấp dẫn giữa hai cá nhân, thì cho tới nay người nào bị thu hút về phía người còn lại vẫn là người kém hơn; người nào thu hút người khác về phía mình trước, về cả thời gian và không gian, là người vượt trội hơn. Nếu cả hai đồng thời tiến về phía nhau thì họ ngang bằng với nhau.

A similar idea may be expressed in other words: love, registered as desire, tends to the desire for union with the object loved/desired, and, therefore, ever seeks to bring subject and object to a level in order that they may unite and become one. The fact that one individual is perceived to possess a quality which meets a want in another individual, and vice versa, lies at the root of their attraction; it furnishes the common ground, the possibility of a unity, of a coming together, between them. Where these wants and their corresponding supplies are both about equally divided between two individuals, so that each has wants that the other supplies, we may speak of them as equal; for each is inferior to the other in his wants, superior to the other in his corresponding supplies; whilst deficiencies and superfluities exist on both sides, their sums balance each other; exchanges will continue, however, until deficiencies and superfluities alike have disappeared, having become relatively neutralized. Where the wants of one individual are his distinguishing characteristic in his relation to another individual, whose distinguishing characteristic is his power to supply those wants, we may speak of them as inferior and superior respectively. Here, also, the action of Love gradually leads to equalization, as the superior fills up the deficiencies of the inferior, thus lifting him or her to a level of the superior’s own and making union-like communion possible.

Ta có thể diễn đạt ý tưởng tương tự theo một cách khác: tình yêu, khi được nhận diện là ham muốn, sẽ hướng tới mong muốn được hòa hợp với đối tượng được yêu/mong muốn, và vì vậy, luôn tìm cách để đưa chủ thể và đối tượng lên một mức độ mà chúng có thể hợp nhất và trở thành một. Việc một cá nhân được nhìn nhận là sở hữu một phẩm chất có thể đáp ứng mong muốn của một cá nhân khác và ngược lại, là cội nguồn (gốc rễ) của sự hấp dẫn của họ; nó mang lại những điểm chung giữa hai người, giúp họ có thể hòa hợp, xích lại gần nhau. Khi những nhu cầu này và nguồn cung tương ứng của chúng được chia đều cho hai cá nhân, sao cho mỗi người đều có nhu cầu mà người kia có thể đáp ứng được, thì chúng ta có thể nói rằng họ bình đẳng với nhau; vì mỗi người đều kém hơn người kia trong lĩnh vực mà bản thân có nhu cầu, vượt trội hơn người kia trong lĩnh vực mà bản thân có thể đáp ứng; khi cả hai bên đều có thừa và thiếu, thì tổng của chúng sẽ cân bằng lẫn nhau; tuy nhiên, các trao đổi sẽ tiếp tục cho đến khi không còn thừa và thiếu nữa. Khi nhu cầu của một cá nhân là đặc điểm đặc trưng của y trong mối quan hệ của y với một cá nhân khác, mà đặc điểm đặc trưng của cá nhân này lại là khả năng đáp ứng những nhu cầu đó, thì chúng ta có thể lần lượt gọi họ là kém hơn và vượt trội hơn. Ở đây, hành động Tình yêu cũng dần dẫn đến sự bình đẳng hóa, khi người vượt trội hơn lấp đầy những thiếu sót của người kém hơn, từ đó nâng người ấy lên ngang tầm với người vượt trội hơn và giúp họ có thể cùng sẻ chia như thể hợp nhất với nhau.

Of course, the terms inferior and superior are used in a relative sense, and have to do with the relative point in evolution reached by individuals in time and space; it has no reflection upon their ultimate relationship as jivatmas or their essential relationship—spiritually as soul to soul, or when merged with the Absolute.

Tất nhiên, các cụm “kém hơn” và “vượt trội hơn” chỉ được sử dụng ở mức tương đối và để ám chỉ các điểm tương đối trong quá trình tiến hóa mà các cá nhân đạt được trong không gian và thời gian; nó không phản ánh mối quan hệ cuối cùng giữa hai người với tư cách là các jivatma hay mối quan hệ thiết yếu giữa họ—về mặt tinh thần, như hai linh hồn với nhau, hoặc khi được hợp nhất với Cái Tuyệt đối.

Summing up the progressive definitions thus far, a convenient abbreviation would perhaps be: an emotion is a conscious or unconscious modified desire (desire in motion) in one individual to associate with or dissociate from another individual, plus a conscious or unconscious cognition of the latter’s superiority, equality, or inferiority, with a view to a possible voluntary or forcible exchange of pleasures or pains between them.

Tóm tắt lại các định nghĩa đã lần lượt xem xét cho tới thời điểm này, có thể nói ngắn gọn rằng: một cảm xúc là một ham muốn có ý thức hoặc vô thức được biến đổi  (ham muốn có thể chuyển động) của một cá nhân để liên kết với hoặc tách rời khỏi một cá nhân khác, cộng với việc tri nhận có ý thức hoặc vô thức về sự vượt trội, bình đẳng hoặc kém hơn của cá nhân khác đó, với mong muốn có thể trao đổi khoái lạc hoặc khổ đau với nhau một cách tự nguyện hoặc cưỡng ép.

It must also be realized, therefore, that there is no such thing as a pure emotion, for emotion is based upon an illusory duality, whereas only that which is from the soul is pure, being an unmodified condition of equipoise and equilibrium. Emotion, like any and every other aspect or feature or element of individualized life, can never exist in the entire absence of ultimate reference to some not-self.

Do đó, cũng cần phải nhận ra một điều rằng không có cái gọi cảm xúc thuần túy, vì cảm xúc được dựa trên một tính nhị nguyên ảo, trong khi chỉ có những gì xuất phát từ linh hồn là thuần khiết, là một điều kiện chưa bị biến đổi của trạng thái đối trọng và cân bằng. Cảm xúc, cũng như bất kỳ phương diện hoặc đặc điểm hoặc yếu tố nào khác của sự sống được cá nhân hóa, không bao giờ có thể tồn tại nếu thiếu đi sự quy chiếu tối hậu tới một số cái phi-ngã.

For instance, love, registered as desire, is the desire for union with the object loved by equalization, reciprocation, or complete identification. But this desire can never be fulfilled, except by the disappearance of love/desire with the disappearance of its object. Each, if carried to excess, to its metaphysical completion, loses its original character and abolishes itself, becoming indistinguishable, indeterminable, and unspecifiable, in absence of its opposite. Love, uttermost, becomes IDENTITY, reducing all the Many into One.

Ví dụ, tình yêu, khi được nhận diện là ham muốn, là ham muốn được kết hợp với đối tượng được yêu bằng cách cân bằng, đáp lại hoặc gắn kết hoàn toàn. Nhưng ham muốn này sẽ không bao giờ có thể được thoả mãn, trừ khi tình yêu/ham muốn ấy biến mất cùng đối tượng được yêu. Mỗi thứ ấy, nếu bị đẩy cao quá mức, đến mức hoàn thiện siêu hình của nó, sẽ bị mất đi đặc điểm ban đầu và sẽ tự hủy hoại bản thân nó, trở nên không thể phân biệt được, không thể xác định được và không thể chỉ định được, nếu thiếu đi cái đối lập của nó. Ở cực điểm, tình yêu trở thành SỰ ĐỒNG NHẤT, khiến cho cái Nhiều người trở thành Một.

It may be said that the virtues and vices of mankind are only those emotions which have become relatively permanent, wide-reaching, and habitual modified fixities of mind, further extended through desire, guiding modes of action towards others generally. How they become thus habitual and relatively permanent is a matter of psychological temperament, resulting from past karma and effort, education and environment—though all are subjected to the process of transformation through evolution and the conscious engagement of faculty.

Có thể nói rằng những đức tính tốt và xấu của con người chỉ là những cảm xúc đã trở thành những sự cố định trong tâm trí tương đối thường trực, gây tác động rộng rãi và được biến đổi dựa theo thói quen. Những sự cố định này lại được mở rộng hơn nữa thông qua ham muốn, tức các phương thức định hướng hành động đối với người khác nói chung. Cách chúng trở thành thói quen và tương đối cố định như vậy là vấn đề liên quan đến tính khí tâm lý, là kết quả của nghiệp và nỗ lực trong quá khứ, của giáo dục và môi trường—mặc dù tất cả đều chịu ảnh hưởng của quá trình biến đổi thông qua sự tiến hóa và sự tham gia có ý thức của năng lực [ND- của người đó].

Relatively speaking however, it is often said that, “the ruling passion strong in death” is the characteristic virtue or vice of a person. In the incarnated cognition its head, and action its limbs. In the case of virtues, we could say that those relatively permanent habits of virtue are emotions on the side of love; in the case of vices, those on the side of hate.

Tuy nhiên, nói một cách tương đối thì, người ta thường nói rằng, “niềm đam mê thống trị dữ dội” là đức tính tốt hoặc tính xấu đặc trưng của một người. Trong tri nhận được hiện thân là cái đầu, và trong hành động là các chi. Về các đức tính tốt, ta có thể nói rằng những thói quen tốt tương đối cố định ấy là những cảm xúc nghiêng về phía tình yêu thương; về các tính xấu, chúng nghiêng về phía thù ghét.

For example, love, felt and expressed as emotion by an individual, and originally felt towards a small circle, for personal reasons, ties of blood, etc., becomes, through transformation, the virtue of love—lovingness, an unselfish nature, inclusiveness, friendliness, affection, and benevolence—when felt towards all with whom such a person comes into contact, recognized deliberately or instinctively as an automatic out-flowing expression owed to each, and based upon the root-idea of the growing realization of the Unity of the Self. The emotion of parental love, felt towards the progeny, becomes the virtue of compassion, tenderness and protectiveness, when exercised habitually towards everyone.

Ví dụ, tình yêu thương, được cảm nhận và thể hiện dưới dạng cảm xúc của một cá nhân, và khởi đầu từ cảm nhận của cá nhân ấy đối với một nhóm nhỏ, vì lý do cá nhân, quan hệ huyết thống, v.v., trải qua biến đổi, trở thành một đức tính tốt là tình yêu thương—lòng yêu thương, bản chất vị tha, tính bao gồm, thân thiện, tình cảm và lòng nhân từ—khi được cảm nhận với tất cả những người mà một người như vậy tiếp xúc, được nhận biết một cách có chủ đích hoặc theo bản năng như một biểu lộ tự động tuôn ra của mỗi người, và được dựa trên ý tưởng gốc của việc một nhận thức ngày càng gia tăng về Sự Thống nhất của Bản ngã. Cảm xúc về tình yêu thương của cha mẹ, cảm nhận về phía con cái, trở thành các đức tính tốt là lòng trắc ẩn, tính dịu dàng và sự chở che khi được thực hiện thường xuyên đối với mọi người.

Hence the Sanskrit saying that a person should regard all seniors as parents, all equals as friends or brothers and sisters, and all young folk as one’s children, widening the personal emotion into its corresponding virtue. Hence, also, a Buddhist description of the Arhat speaks of his love as infinite, all- embracing, regarding all as a mother regards her firstborn child. Hence also, the Christian scripture which says that, “love is the fulfilling of the Law,” since all that duty can lay down as virtue, true spiritual love pours out spontaneously in fullest measure.

Vì vậy nên mới có câu châm ngôn trong tiếng Phạn rằng một người nên coi tất cả những người lớn tuổi là cha mẹ, coi tất cả những người cùng lứa như bạn bè hoặc anh chị em, và coi tất cả những người trẻ tuổi như con cái của mình, từ đó mở rộng cảm xúc cá nhân thành đức tính tốt tương ứng. Cũng vì vậy nên một mô tả của Phật giáo về A-la-hán mới nói về tình yêu thương của ngài như một tình yêu thương vô bờ bến, bao trùm tất cả, coi chúng sinh như cách một người mẹ coi đứa con đầu lòng của mình. Cũng vì vậy nên kinh thánh của Cơ Đốc giáo mới nói rằng, “tình yêu thương là sự thi hành Định Luật”, vì tất cả những nghĩa vụ ấy có thể được coi là đức tính tốt, nên tình yêu thiêng liêng chân chính sẽ bộc lộ một cách tự nhiên ở mức độ đầy đủ nhất.

Likewise, on the other side, fits of anger or scorn, when thus becoming habitual, make the vice of the individual into that of peevishness, malevolence, and hauteur. Thus, we then see that if an individual acts to every one as to his own under the sway of love, he will be a virtuous person; if he behaves to others generally as he does towards the special objects of his dislike, he will be a vicious one. We may rightly say, therefore, that virtues are emotions on the side of love, vices those on the side of hate.

Tương tự như vậy, mặt khác, những cơn cáu giận hoặc khinh miệt, khi trở thành thói quen, biến tính xấu của cá nhân thành sự dễ bị kích động, ác tâm và ngạo mạn. Từ đó ta thấy rằng nếu một cá nhân đối xử với mọi người như đối với chính mình dưới sự ảnh hưởng của tình yêu thương, anh ta sẽ là một người đức hạnh; nếu anh ta đối xử với mọi người như đối với những đối tượng đặc biệt mà anh ta không thích, anh ta sẽ là một kẻ xấu xa. Do đó, chúng ta có thể công bằng mà nói rằng đức hạnh là những cảm xúc đứng về phía tình yêu thương, những  tính xấu là những cảm xúc đứng về phía sự thù hận.

A list of emotions might be prolonged indefinitely. The bulk of every language of an intellectually advanced race, excluding technical names and words relating to cognitions and actions, will be found to consist of words dealing with modifications of mind relating to phenomena, but particularly with those modifications of desire wherein is expressed some phase or other of an emotion. It is impossible to deal with all of them in one place, nor is it necessary. Illustration of the general principles expounded throughout this paper is the immediate purpose. It is hoped that the student find sufficient reason to understand that emotions are capable of being reduced into terms arising primarily from pleasure and pain, and from the two poles—love and hate, permutated and combined with cognitive consciousness of grades and kinds of superiority, equality, and inferiority. But likewise, the student should try to find justification or refutation of this exposition in practical analytic exercises with the new phases of emotion that he or she may come across.

Nếu ta liệt kê các cảm xúc ra thì sẽ chẳng thể nào viết hết được. Người ta nhận thấy rằng, phần lớn mọi ngôn ngữ của một chủng tộc tiến bộ về mặt trí tuệ, ngoại trừ các tên chuyên ngành những từ liên quan đến tri nhận và hành động, đều có những từ liên quan đến những biến đổi của tâm trí liên quan đến các hiện tượng, nhưng đặc biệt là với những biến đổi của ham muốn mà trong đó thể hiện một giai đoạn nào đó của một cảm xúc. Ta không thể đề cập tất cả chúng ở cùng một chỗ được, mà ta cũng không cần phải làm vậy. Mục tiêu trước mắt là giải thích cặn kẽ trong bài nghiên cứu này về sự minh họa các nguyên tắc chung. Tôi hy vọng rằng các sinh viên có thể tìm được đủ lý lẽ để hiểu rằng cảm xúc có thể được quy giản thành các thuật ngữ phát sinh chủ yếu từ khoái lạc và khổ đau, và từ hai cực—yêu và ghét, được hoán vị và kết hợp với ý thức tri nhận về bậc và các loại vượt trội, bình đẳng và kém hơn. Nhưng tương tự như vậy, các sinh viên cũng nên cố gắng tìm cách biện minh hoặc bác bỏ cách giải thích này trong các bài tập phân tích thực tế với các giai đoạn mới của cảm xúc mà họ có thể gặp phải.

A few tabulations are here appended, tentatively casting the emotions of more frequent occurrence into groups. It should be noted that the subordinate triplet of cognition:

  1. chit or jñâna conferring knowledge;
  2. desire—ânanda or ichchhâ; and
  3. action—sat or kriyâ

may be regarded as arising in the little or not-self by virtue of the reflection in it of the self in its indivisible triple aspect of selfhood, respectively:

  1. consciousness—chit, ‘intelligence,’ and substance’);
  2. bliss—ânanda; and
  3. being—sat;

or to put this triplicity into its theosophical or more modern nomenclature and division- intelligence, love, and will, or Manas, Buddhi, an Atma. In these words, the following tabulations indicate this reflection or correspondence.

Tôi xin tạm thời sắp xếp các cảm xúc thường xảy ra hơn vào các nhóm như đây. Cần lưu ý rằng bộ ba tri nhận cấp dưới:

  1. chit hay jñâna trao tặng kiến thức;
  2. ham muốn—ânanda hay ichchhâ; và
  3. hành động—sat hay kriyâ

có thể được coi là phát sinh trong tiểu hoặc phi ngã nhờ vào sự phản ánh trong nó của bản ngã trong ba phương diện không thể chia nhỏ được của nó về cá tính, lần lượt là:

  1. ý thức—chit, ‘trí tuệ’ và phần quan trọng’);
  2. an lạc—ânanda; và
  3. tồn tại—sat;

hoặc gọi và phân chia bộ ba này theo đúng thuật ngữ và phân loại trong thông thiên học hoặc theo lối hiện đại hơn của chúng—trí tuệ, tình yêu thương và ý chí, hoặc Manas, Buddhi, và Atma. Nói cách khác, các bảng sau đây chỉ ra sự phản ánh hoặc tương ứng này.

Starting with Tabulation II, the tabulations are according to Ray types. It is presumed that the student is familiar with the teaching on the Seven Rays, for it is the most important truly psychological key yet given to mankind. Therefore, the writer begs the forgiveness of the reader for omitting any introduction or explanation of this indispensable teaching concerning these sevenfold distinctions, for such is not the purpose of this paper. The earnest student is of course referred to the Tibetan Teacher’s Instructions, published in the books bearing Alice Bailey’s name.

Từ Bảng II trở đi sẽ được phân loại theo Cung. Ở đây tôi cho rằng các sinh viên đã quen thuộc với giáo lý về Bảy Cung, vì đó là chìa khóa tâm lý thực sự quan trọng nhất từng được trao cho nhân loại. Vì vậy, người viết xin độc giả thứ lỗi vì đã lược bỏ bất kỳ phần giới thiệu hay giải thích nào về giáo lý không thể thiếu liên quan đến những cách phân biệt theo bộ bảy này, vì chúng không nằm trong mục đích của bài viết này. Tất nhiên, các sinh viên tha thiết sẽ được giới thiệu về Những Lời Chỉ Dạy Của Chân sư Tây Tạng, được xuất bản trong những quyển sách mang tên Alice Bailey.

A consideration may be advanced as to corresponding emotions with each other, and how the presence of one calls another into existence. Emotions tend to create their own likeness, even as fire does. Indeed, every other element too. The principle of self-assertion, of imposition of self on others, of self- enhancement, self-multiplication and conversion is present everywhere, always, and in everything, because the Infinite Self is present in, and identified with everything. In the actual workings of life, these results undergo modifications by the special circumstances of the cases. These modifications may be generalized under two observations:

Ta có thể cân nhắc về những cảm xúc tương ứng với nhau và việc sự hiện diện của cái này mang lại sự tồn tại của cái khác như thế nào. Cảm xúc có xu hướng tạo ra sự giống nhau của chính chúng, việc này thậm chí có thể nói là tương tự như lửa. Và đối với mọi nguyên tố khác cũng vậy. Nguyên lý về việc tự khẳng định, việc áp đặt bản thân lên người khác, việc tự cải thiện bản thân, tự nhân giống và chuyển đổi hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc và trong mọi thứ, bởi vì Bản ngã Vô hạn hiện diện và đồng nhất hoá với mọi thứ. Trong các cách mà sự sống thực sự vận hành, các kết quả này sẽ thay đổi tùy theo hoàn cảnh đặc biệt của từng trường hợp. Ta có thể tóm lược được cách chúng thay đổi qua hai quan sát sau:

  1. Among ordinary individuals, inclined strongly neither to the side of love nor to the side of hate, emotions produce their own likeness or counterpart.
  2. Among individuals belonging definitely to the one class rather than the other; the emotions of others, whether those emotions belong to the side of love or of hate, create the corresponding emotions in that class only to which the individuals belong

1. Trong số những cá nhân bình thường, không nghiêng hẳn về phía tình yêu thương cũng không nghiêng hẳn về phía thù ghét, các cảm xúc sẽ tạo ra sự giống nhau hoặc đối phần của chính chúng.

2. Trong số những cá nhân chắc chắn thuộc về một tầng lớp nào đó chứ không phải một tầng lớp nào khác; cảm xúc của những người khác, dù thuộc về phía tình yêu thương hay thù ghét, sẽ chỉ tạo ra những cảm xúc tương ứng trong tầng lớp mà các cá nhân ấy thuộc về.

Thus, among ordinary people, midway, so to say, between pursuit and renunciation, love will produce love, and anger, anger, assuming equality. Pride and scorn and oppressiveness will inspire fear and malice and vindictiveness in the really inferior; equal or greater pride and scorn and oppressiveness in the really superior and stronger; or merely anger and annoyance in the really equal. Again, fear and distrust will inspire pride and scorn in the superior; and equal or greater fear and distrust in the really inferior; or merely anger and annoyance in the really equal. So benevolence will inspire humility, love or benevolence. And again, humility will evoke benevolence, love or humility.

Như vậy, trong số những người bình thường, ở giữa, có thể nói như vậy, giữa theo đuổi và từ bỏ, thì yêu thương sẽ sản sinh ra yêu thương, còn giận dữ sẽ sản sinh ra giận dữ, có sự tương đương. Lòng kiêu hãnh, sự khinh bỉ và áp bức sẽ khơi dậy nỗi sợ, ác tâm và thù hận ở những người thực sự kém hơn; lòng kiêu hãnh, sự khinh bỉ và áp bức ngang bằng hoặc lớn hơn ở những người thực sự vượt trội và mạnh mẽ hơn; hoặc chỉ đơn thuần là sự tức giận và khó chịu ở những người thực sự ngang bằng. Tương tự, nỗi sợ và sự ngờ vực sẽ khơi dậy lòng kiêu hãnh và sự khinh bỉ ở người vượt trội hơn; và nỗi sợ và sự ngờ vực ngang bằng hoặc lớn hơn ở những người thực sự kém hơn; hoặc chỉ đơn thuần là sự tức giận và khó chịu ở những người thực sự ngang bằng. Vì vậy, lòng nhân từ sẽ khơi gợi sự khiêm tốn, tình yêu thương hoặc lòng nhân từ. Và tương tự, sự khiêm tốn sẽ gợi lên lòng nhân từ, tình yêu thương hoặc sẽ được đáp lại cũng bằng một sự khiêm tốn.

But in an individual belonging to the class in whom the “united self” is strong (belonging to the side of virtue, love and unselfishness by deliberate cultivation) the sight of fear, equally with the sight of humility, will not arouse scorn—but on the contrary, benevolence, or friendliness, or greater humility accordingly as the person towards whom fear is expressed, feels himself to be stronger; that of anger, sullenness, and moroseness will not inspire annoyance, reserve and withdrawal, but likewise on the contrary, will evoke love and affection and an effort to break down the other’s crust-wall of evil, selfish mood; equally, that of pride will not evoke fear, but true humility, benevolence or friendliness.

Nhưng khi một cá nhân thuộc về tầng lớp có “bản ngã đồng nhất” mạnh mẽ (thuộc về phía đức hạnh, tình yêu thương và lòng vị tha từ sự trau dồi có chủ ý), nhìn thấy sự sợ hãi, cũng ngang bằng với việc nhìn thấy sự khiêm tốn, họ sẽ không cảm thấy một sự khinh miệt đang trào dâng—mà ngược lại, sẽ là lòng nhân từ, sự thân thiện, hoặc một sự khiêm tốn hơn, tương ứng tuỳ người mà nỗi sợ kia hướng về, cảm thấy bản thân họ mạnh mẽ hơn; khi họ thấy sự tức giận, ủ rũ và rầu rĩ, họ sẽ không cảm thấy khó chịu, dè dặt và muốn tránh né, mà ngược lại, sẽ cảm thấy trong họ đang trào dâng một tình yêu thương, một lòng trìu mến và sẽ muốn nỗ lực phá bỏ đi lớp vỏ ngoài của tâm trạng xấu xa, ích kỷ của người kia; tương tự, khi họ thấy lòng kiêu hãnh, họ sẽ không cảm thấy sợ hãi, mà sẽ muốn thể hiện sự khiêm tốn, lòng nhân từ hoặc sự thân thiện thực sự.

Conversely, in an individual belonging through definite intention or persuasion in the direction of the darker side, (the side of hate, vice and selfishness), the sight of humility will evoke disdain, suspicion, contempt, anger or scorn; that of love—anger, scorn, suspicion and fear; that of benevolence fear and distrust.

Ngược lại, khi một cá nhân thuộc về phía xấu hơn (phía của sự thù ghét, các tính xấu và sự ích kỷ), dù là do có chủ đích rõ ràng hoặc do bị thuyết phục, nhìn thấy sự khiêm tốn, trong họ sẽ trào dâng sự khinh thường, nghi ngờ, khinh bỉ, tức giận hoặc khinh miệt; khi họ thấy tình yêu thương, sẽ trào dâng sự tức giận, khinh miệt, nghi ngờ và sợ hãi; khi họ thấy lòng nhân từ, sẽ trào dâng sự sợ hãi và nghi ngờ.

The correspondences may be worked out and observed through all grades and kinds of emotion, the details being as numberless as individual beings.

It may be useful to put the generalizations made above in the form of tabulations:

Ta có thể luận ra và quan sát được những sự tương ứng qua tất cả các cấp độ và loại cảm xúc, với lượng chi tiết nhiều vô kể như số lượng thực thể cá nhân.

Sau đây tôi sẽ xếp những khái quát trên thành các bảng như sau:

Generally speaking, “three ways of dealing with impulses recognized by society as undesirable,” are: (1) rewards and punishments; (2) sublimation, and the provision of harmless (or even useful) outlets; and (3) physiological treatment leading to the weakening or destruction of the impulse in question. These three modes, in essentials, are as old as humanity itself, but in accordance with the general law of change and evolution, newer aspects and forms are always coming forward and sending older ones into dissolution.

Nói chung, “ba cách để xử lý những xung động được xã hội coi là không mong muốn,” là: (1) thưởng và phạt; (2) thăng hoa và cung cấp các đầu ra vô hại (hoặc thậm chí là có ích); và (3) điều trị sinh lý nhằm làm suy yếu hoặc phá hủy sự xung động kia. Ba thể thức này, về bản chất, đã tồn tại từ thuở hồng hoang, nhưng theo quy luật chung về thay đổi và tiến hóa, những phương diện và hình thức mới hơn sẽ luôn luôn phát triển và làm những hình thức cũ dần mất đi.

  1. Rewards and Punishments
  2. In the case of the deliberate preserver of self-discipline, the use of rewards and punishments would be primarily subjective or mental, would take the shape of meditating upon the negative and positive consequences of resisting or yielding to the good or the evil impulses—pain first and pleasure afterwards where the virtuous impulses are followed; or pleasure first and pain afterwards when the vices are given play.
  3. In the case of the ordinary person also, the persisting idea of punishment and reward produce motives for refraining from indulgence of the more selfish passions, thereby permitting the manifestation of the good. The difference is that the indulgence avoided and subsequent elimination of its inevitable or consequent manifestation, in this case the mostly overt one, produces rewards and punishments that are personal.

 

  1. Thưởng và Phạt
  2. Trong trường hợp một người muốn giữ kỷ luật tự giác một cách có chủ đích, việc sử dụng phương pháp thưởng và phạt sẽ chủ yếu mang tính chủ quan bên trong hoặc trí tuệ, sẽ có hình thức suy ngẫm về những hệ quả tiêu cực và tích cực của việc cưỡng lại hoặc chịu thua những xung lực tốt hoặc xấu—khổ trước sướng sau nếu các xung lực của đức hạnh được tuân theo; hoặc sướng trước khổ sau nếu các tính xấu được phát huy.
  3. Trong trường hợp của người bình thường, ý tưởng dai dẳng về thưởng và phạt cũng tạo ra những động cơ để kiềm chế y không chìm đắm vào những đam mê có phần ích kỷ, từ đó cho phép biểu lộ ra những điều tốt đẹp. Điểm khác biệt so với nhóm đối tượng trên là, khi những người thuộc nhóm đối tượng này tránh được việc nuông chiều bản thân và từ đó loại bỏ sự biểu lộ hậu quả hoặc không thể tránh khỏi của nó, và trong trường hợp này, phần lớn là công khai, thì phần thưởng và hình phạt họ nhận được sẽ mang tính cá nhân.

Where the unity of all life has been recognized, the good or ill consequences are sensed as wide-reaching, and as psychical as well as physical. The indulgences are therefore guarded against, whilst beneficent manifestations are promoted—the rewards and punishments contemplated being inner more than outer.

Nơi nào sự thống nhất của tất cả sự sống được nhận ra, các hậu quả dù tốt hay xấu đều được cảm nhận như có tác động trên diện rộng, cả về mặt tâm linh lẫn vật chất. Vì vậy nên ta phải thận trọng tránh việc chạy theo ham mê của bản thân, và trong khi đó đề cao những biểu lộ có ích—các phần thưởng và hình phạt được suy ngẫm sẽ thiên về bên trong hơn là bên ngoài.

For the individual who is dominated by the sense of personal egoistic separateness and selfishness, the system of external rewards and punishments and the constant maintenance of these before his or her mind’s eye by various devices of instruction and discipline, have to come primarily and mainly from without.

Đối với những cá nhân bị chi phối bởi ý thức về sự tách biệt vị kỷ cá nhân và sự ích kỷ, hệ thống khen thưởng và trừng phạt thuộc bên ngoài và việc duy trì chúng liên tục trước con mắt thể trí của y bằng các phương tiện hướng dẫn và kỷ luật khác nhau, phải xuất phát chủ yếu từ bên ngoài.

In the case of the individual who has crossed over from prevailing egoism to prevailing altruism, from “I” to “We,” from the concrete to the abstract, the singular to the universal, the needed instruction and discipline well up primarily and mainly from within.

Trong trường hợp một cá nhân chuyển từ chủ nghĩa vị kỷ sang chủ nghĩa vị tha, từ “Tôi” thành “Chúng Ta”, từ cái cụ thể thành cái trừu tượng, từ cái đơn lẻ thành cái phổ quát, thì sự hướng dẫn và kỷ luật cần thiết chủ yếu bắt nguồn từ bên trong.

  1. Sublimation.

The measure which should follow immediately after, or indeed be taken simultaneously with, that of the restraint of the vicious impulse, is the providing of a healthy outlet for the energy involved, by means of sublimation—that is, transmutation or elevation from a lower and grosser form of expression to a higher, finer and more noble one. As is axiomatic in psychology, physiology, physics, politics, etc., mere repression of energies without redirection into safe and useful vents or outlets could lead only to explosions, dam-burstings, inundations, revolts, hysteria, insanities, manias, congestions, and peculiar maladies or diseases of all kinds, the disease of cancer being a prime example.

  1. Thăng hoa.

Biện pháp cần được thực hiện ngay sau đó, hoặc thực sự được thực hiện đồng thời với biện pháp kiềm chế xung lực xấu, là cung cấp một lối thoát lành mạnh cho năng lượng liên quan, bằng phương pháp thăng hoa — nghĩa là chuyển hóa hoặc nâng cao từ một hình thức biểu hiện thấp và thô thiển hơn sang hình thức biểu hiện cao hơn, tinh tế hơn và cao quý hơn. Như một tiên đề trong tâm lý học, sinh lý học, vật lý, chính trị, v.v., việc chỉ kìm nén năng lượng mà không chuyển hướng chúng tới các đầu ra an toàn và hữu ích để giải phóng chúng, sẽ chỉ có thể dẫn đến kết quả là các vụ nổ, vỡ đập, ngập lụt, nổi loạn, cuồng loạn, điên loạn, điên cuồng, tắc nghẽn, và đủ các loại tệ nạn hoặc bệnh tật đặc biệt, trong đó ví dụ điển hình là bệnh ung thư.

“Do not do this,” is only less than half the wise counsel. “Do this other thing,” is the other and more important half. The indispensable complement of vairâgya, “turning away” from the wrong, is adhyâsa, “turning towards” the right. With sublimation, as with rewards and punishments, the direction has to come from without for the unregenerate and predominantly egotistic individual. For the altruistic or twiceborn, it comes from within.

“Đừng làm điều đó,” mới chứa được một nửa lời khuyên khôn ngoan. “Hãy làm việc kia kìa,” là nửa còn lại quan trọng hơn. Phần bổ sung không thể thiếu được của vairâgya, “tránh xa” những điều sai trái, là adhyâsa, “hướng về” những điều đúng đắn. Với sự thăng hoa, cũng như với thưởng và phạt, nó phải đến từ bên ngoài đối với các cá nhân chủ yếu là vị kỷ và không muốn cải tạo. Đối với những người vị tha hoặc có được một sự sống mới, nó sẽ đến từ bên trong.

One predominant way to bring about the needed change of heart and head, to transform and sublimate the energies of passion into regenerating moral fire and illuminating intellectual light—whereby people will foster and promote each other by action and reaction- -is to teach diligently a new and yet most ancient religion, to spread anew the “Eternal Universal Mystery Religion of the Indestructibility and Inextinguishable nature of the Universal Flame of the Spirit of Man,” which of course, lies at the heart of all beings and all true religion. When that Elixir of Life enters into and slowly pervades the organism of the human race, the disease and corruptness extant will be regenerated through fiery aspiration and transformation, thereby leaving the body of humanity whole.

Một cách chính yếu để mang lại sự thay đổi cần thiết thuộc tâm (trái tim) và trí óc, để chuyển hóa và thăng hoa năng lượng đam mê thành ngọn lửa đạo đức tái tạo liên tục và ánh sáng trí tuệ làm soi tỏ—nhờ đó mọi người sẽ khuyến khích và thúc đẩy lẫn nhau bằng các hành động và phản ứng—là siêng năng giảng dạy về một tôn giáo tuy mới mà lại cổ xưa nhất, để một lần nữa truyền bá “Tôn giáo Bí ẩn Vũ trụ Vĩnh cửu về bản chất Bất hoại và Bất diệt của Ngọn lửa Vũ trụ của Tinh thần Con người,” mà tất nhiên sẽ nằm trong tâm của tất cả chúng sinh và tất cả các tôn giáo chân chính. Khi thứ Thuốc Trường Sinh đó đi vào và từ từ tràn ngập khắp cơ cấu tổ chức của loài người, những bệnh tật và đồi bại đang tồn tại sẽ được tái sinh qua sự biến đổi và khát vọng rực lửa, từ đó toàn bộ nhân loại được trọn vẹn.

  1. Physiological Operations.

The third mode of physiological treatment, which is the view of the more orthodox thinkers, considers that the impulsive life can be utterly transformed by physiological means, that is, by stimulating or retarding the action of various glands or by extirpations of various parts of the brain or other organs. Whilst the benefits of modern surgery and medical science to humanity must be duly acknowledged as nothing short of an absolute essential and most significant advancement in the care of the human race, here also, the ancient eastern practice seems to have been to work mostly from within, while the modern western society has worked more from without. Both methods of course are complementary and will some day be seen so to be. Physiological means become psycho-physical ones in yoga practices. Surgical operations are not unknown to yoga; but the general suggestions and indications in such works as the Yoga Sûtra and Bhâshya are that the nerves and glands can be worked on from within (as a result of a study and knowledge of the occult anatomy involved in the constitution of man) by means of the three process of dharanâ(concentration or focusing the mind), dhyâna (contemplation leading to an evoked regeneration of chitta-intelligence substance into regenerated wisdom substance, through steady and intent observation), samâdhi (rapt realization or the highest form of meditation-contemplation), and which are all summed up in sam-yama (mind-control attention). It must be noted that while some details are given exoterically as regards the stimulation of special glands and plexi for the development of special powers or extension of faculties, indications and training must also be given regarding the cultivation of special virtues and the atrophying or eradication of the more selfish tendencies.

  1. Hoạt Động Sinh Lý.

Phương thức thứ ba, điều trị sinh lý, theo quan điểm của các nhà tư tưởng chính thống, cho rằng  một cuộc sống bốc đồng có thể được biến đổi hoàn toàn bằng các biện pháp sinh lý, nghĩa là bằng cách kích thích hoặc làm chậm hoạt động của các tuyến khác nhau, hoặc loại bỏ các bộ phận khác nhau của não hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Mặc dù những lợi ích của phẫu thuật và y học hiện đại đối với nhân loại quả thực phải được công nhận một cách chính đáng là một tiến bộ tuyệt đối thiết yếu và quan trọng nhất trong việc chăm sóc loài người, nhưng tại đây, y học cổ truyền của phương Đông dường như chủ yếu hoạt động từ bên trong, trong khi xã hội phương Tây hiện đại có xu hướng làm việc nhiều hơn từ bên ngoài. Tất nhiên, cả hai phương pháp thực ra là bổ trợ lẫn nhau và một ngày nào đó người ta sẽ nhận ra điều này. Các biện pháp sinh lý trở thành các biện pháp tâm-vật lý trong thực hành yoga. Không phải là yoga không biết đến các loại phẫu thuật; nhưng hàm ý chung của các tác phẩm như Yoga SûtraBhâshya là các dây thần kinh và các tuyến có thể được tác động từ bên trong (do kết quả của một nghiên cứu và kiến thức về giải phẫu huyền bí liên quan đến cấu tạo của con người) bằng cách sử dụng ba quá trình là dharanâ (sự tập trung tâm trí), dhyâna (sự suy ngẫm làm kích thích sự tái sinh của chất chitta—trí tuệ để chúng trở thành chất thông thái, thông qua quan sát đều đặn và có chủ đích), samâdhi (việc hiện thực hóa một cách chăm chú hoặc hình thức thiền định—suy ngẫm cao nhất), và tất cả những điều được tóm tắt trong sam-yama (sự chú ý kiểm soát thể trí). Cần lưu ý rằng mặc dù một số chi tiết được đưa ra một cách công khai liên quan đến việc kích thích các tuyến và mạng thần kinh đặc biệt để phát triển năng lực đặc biệt hoặc mở rộng các khả năng, thì các dấu hiệu và sự huấn luyện cũng phải được đưa ra để có liên quan đến việc trau dồi các đức tính tốt đặc biệt và làm suy yếu hoặc loại bỏ các xu hướng ích kỷ hơn.

An old Sanskrit verse says, “There is no sound which has not magical potency, and which is not a mantra-incantation. There is no substance which has not a therapeutic value. There is no human being who is really good- for-nothing. But what is wanted and is not easily found is the person who knows how to use each.” A scientific yet all-inclusive social organization which will effect a compromise between individualism and socialism, which will reconcile or indeed combine the divisions of the stages in the individual life and the divisions of vocations in the communal life, must first be agreed upon so as to shape the world into an orderly world.

Có một bài kệ cổ tiếng Phạn viết rằng, “Không có âm thanh nào mà không có sức mạnh kỳ diệu và không phải là một câu thần chú chân ngôn. Không có chất liệu nào mà không thể dùng để chữa bệnh. Không có một người nào là thực sự vô dụng. Nhưng thứ mà người ta muốn có và không thể dễ dàng tìm được là một người biết cách sử dụng từng thứ.” Một cách tổ chức xã hội tuy khoa học nhưng bao hàm tất cả sẽ mang lại sự thỏa hiệp giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa xã hội, sẽ dung hòa hoặc thậm chí kết hợp sự phân chia các giai đoạn trong đời sống cá nhân và sự phân chia nghề nghiệp trong đời sống cộng đồng. Nhưng trước hết người ta phải cùng đồng thuận về cách tổ chức này thì mới có thể định hình được thế giới thành một thế giới có trật tự.

Some of the undesirable and selfish passions (from which nearly all human beings suffer, more or less) would have a better chance of being transmuted into their corresponding virtues, or at the very least, diluted into milder forms, through the transformation of society itself. But, let it be reiterated, what has been herein set forth is comparative. Speaking in terms of absolutes, and with regard to conditions relative to and within our three worlds of human evolution, neither is ‘good’ wholly abolishable, nor’ evil’; neither joy, nor sorrow, As Shukra said to Bali in theBhâgavata, “Untruth, Error, Evil, is the hidden root and manure of the Tree of Life; Truth, Wisdom and Beauty or Goodness is its flower and fruit.”

Một số những đam mê ích kỷ và có thể làm phiền người khác (mà gần như tất cả mọi người ít nhiều đều phải chịu đựng) sẽ dễ được chuyển hóa thành những đức tính tốt tương ứng của chúng hơn, hoặc ít nhất là trở nên dễ chịu hơn thông qua sự biến đổi của chính xã hội. Tuy nhiên, xin được nhắc lại rằng, những gì được trình bày ở đây đều chỉ mang tính so sánh. Để mà nói ở mức độ tuyệt đối, và có liên quan đến những điều kiện liên quan đến và nằm trong ba thế giới tiến hóa của loài người chúng ta, cả ‘tốt’ lẫn ‘xấu’ đều không hoàn toàn có thể bị loại bỏ; vui và buồn cũng vậy. Như Shukra đã nói với Bali trong Bhâgavata, “Dối trá, Sai lầm, Xấu xa, là gốc rễ và phân bón vô hình của Cây Sự sống; Sự Thật, Minh Triết và Vẻ Đẹp hay Cái Thiện là hoa và quả của nó.”

The place where all these states begin and end is in the mind nature itself, and thus through its non-use, misuse, use or right use, it leads to suffering or to joy, to bondage or to freedom and liberation. It is thus to that of right mental development, control and expansion and the right use of the mind that our attention is directed in order to reinforce – in right spiritual direction—the nature of the will.

Nơi mà tất cả những trạng thái này bắt đầu và kết thúc là trong chính bản chất của thể trí, và do đó, vì không được sử dụng, bị sử dụng sai, được sử dụng hoặc được sử dụng đúng đắn, nó sẽ dẫn đến đau khổ hoặc niềm vui, trói buộc hoặc tự do và giải phóng. Vì vậy, ta cần phải hướng sự chú ý của bản thân vào sự phát triển, kiểm soát và mở rộng tinh thần đúng đắn, cũng như việc sử dụng thể trí một cách đúng đắn, nhằm củng cố—theo hướng tâm linh đúng đắn—bản chất của ý chí.

However, collectively speaking, a state or condition in which only the one exists, and not the other, is not possible relatively speaking. But what is possible, and actually occurs, is that at certain periods in time and space the good prevails, and then the evil. It is for all of us to endeavor to make the good prevail. The duty of the person who has glimpsed the unity of all life and the organic continuity of all nature is to strive to the best of his or her little power, whatever be the actual result, to minimize the bad and maximize the good within the time and space, culture and civilization, to which his or her reach extends. Thus, also, can a well-planned social organization emerge into fuller beauty.

Tuy nhiên, nói chung, một trạng thái hoặc điều kiện mà trong đó chỉ tồn tại một cái duy nhất thì không thể, nói một cách tương đối. Nhưng điều có thể và thực sự sẽ xảy ra là, ở những khoảng thời gian và không gian nhất định, cái tốt đẹp sẽ chiếm ưu thế, rồi đến lượt cái xấu xa. Như vậy là để tất cả chúng ta nỗ lực làm cho cái tốt đẹp có thể chiếm ưu thế. Nhiệm vụ của người đã thoáng thấy sự thống nhất của mọi sự sống và tính liên tục hữu cơ của toàn bộ tự nhiên là phải cố gắng hết sức với khả năng ít ỏi của mình, bất kể kết quả cuối cùng sẽ ra sao, để giảm thiểu những điều xấu xa và tăng tối đa những điều tốt đẹp trong phạm vi thời gian và không gian, văn hóa và văn minh mà họ có thể vươn tới được. Vì vậy, một sự tổ chức xã hội được chuẩn bị tốt cũng có thể xuất hiện với vẻ đẹp đầy đủ hơn.

To recapitulate: the self has been stated to be the first and foremost indispensable factor of life. It has also been stated that, in the conscious individual condition, the self, through modified extended identification with an upâdhi (a vehicle or body), and therefore with the outer crust of material life, is in a state of either pleasure or pain. By careful examination, it has appeared that pleasure is the feeling of an expansion, an increase of the self, or self as experienced unconsciously through the self. The very essence of pleasure is an enhancement of the self, its growth, its intensification, its superiority over others or over its own past states, its moreness in short- moreness than before or compared with others. Likewise, pain is the feeling of contraction, narrowing, inferiority, lessness of the self than before and than compared to others. But if pleasure and pain are capable of such uniform characterization, how is it that in the concrete, actual life experience, that which gives pleasure to one individual gives positive pain to another, and vice versa? Do these facts contradict the definition or are they reconcilable with it? They are, of course, reconcilable with it for indeed, it is out of all such facts that the definition has been generalized. An individual is a compound of the Pratyagâtmâ (the abstract self, the one) and a portion of the concrete not-self, the Mûlaprakriti, (the many). Not until such a combination takes place is the multitudinous world-process, sam sâra, possible. The self, as such, the abstract self, is incapable of being added to or subtracted from; it has no quantity. The not-self as such, the concrete many, is also incapable of being added to or subtracted from; it is only the implicit total, the whole of all particulars and has no manifest and explicit quality. For there to be any definition the two Avyaktas, the Unmanifest Infinite Self and the Indefinite Not Self, must be seen in relation, in mutual transfusion, confusion, superimposition, adhyâsa. This superimposition brings out attributes in each, and, at the same time, imposes those of each upon the other, whereby we have qualities, quantities, and movements in the causal, subjective, mental and psychical, as well as in the objective, physical portions of the individual. Thus, we are referred again to svabhâva. Now, when the self has become identified with an upâdhi, a vehicle or portion of the not-self, principally through desire, when an individual proper—a conglomerate of self and not-self, the whole behaving and regarding itself as an individual-the semblance of a personality with quantity and quality has been formed, then contraction and expansion, pain and pleasure, become possible. Accordingly, the nature and the stage of development of the particular, limited, individual personal self will determine its causes of pleasure and pain. Whatever helps to expand that particular nature will be on the side of pleasure; the opposite painful.

Tóm lại: bản ngã đã được tuyên bố là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất không thể thiếu của cuộc sống. Ngoài ra, trong tình trạng cá nhân có ý thức, bản ngã, thông qua gắn kết mở rộng đã được biến đổi với upâdhi (một phương tiện hoặc một thể), và vì thế, với lớp vỏ ngoài là đời sống vật chất, sẽ ở trong trạng thái khoái lạc hoặc khổ đau. Bằng cách xem xét cẩn thận, có vẻ như khoái lạc là cảm giác thấy bản ngã được mở rộng, gia tăng, hoặc là cảm giác về bản thân được trải nghiệm một cách vô thức thông qua bản ngã. Bản chất của khoái lạc là sự nâng cao của bản thân, sự phát triển của nó, sự tăng cường của nó, sự vượt trội của nó so với những người khác hoặc so với các trạng thái trong quá khứ của chính nó, hay nói ngắn gọn là sự nhiều hơn của nó—sự nhiều hơn so với trước đây hoặc so với những người khác. Tương tự, khổ đau là cảm giác bị thu hẹp, tự ti, hoặc cảm giác kém cỏi, ít hơn so với bản thân trước đây và so với người khác. Nhưng nếu khoái lạc và khổ đau có thể mang những đặc điểm đồng nhất như vậy, thì làm thế nào mà trong kinh nghiệm sống cụ thể và thực tế, cái mang lại khoái lạc cho một cá nhân lại mang lại khổ đau tích cực cho một cá nhân khác, và ngược lại? Những sự thật này có mâu thuẫn với định nghĩa hay không, hay chúng có thể hòa hợp được với nó không? Tất nhiên là chúng có thể, vì định nghĩa ấy là kết quả của việc khái quát hóa tất cả những sự thật kia. Một cá nhân là một sự kết hợp giữa Pratyagâtmâ(bản ngã trừu tượng, cái duy nhất) và một phần của cái phi ngã cụ thể, Mûlaprakriti (cái nhiều). Phải đến khi sự kết hợp ấy diễn ra thì vô số các tiến trình thế giới, samsâra, mới có thể xảy ra. Bản ngã như vậy, hay bản ngã trừu tượng, không thể được thêm vào hoặc bị bớt đi; nó không có số lượng. Cái phi ngã như vậy, hay cái nhiều cụ thể, cũng không có khả năng được thêm vào hoặc bị bớt đi; nó chỉ là tổng số tiềm ẩn, tổng thể của tất cả các sự thật cụ thể và không có phẩm tính hiển nhiên và rõ ràng. Để có thể định nghĩa được hai Avyakta, Bản Ngã Vô Hạn Chưa Biểu Lộ và Cái Phi Ngã Bất định, thì phải nhìn được mối quan hệ giữa chúng, và sự chuyển hóa, sự nhầm lẫn, chồng chất lẫn nhau giữa chúng, tức adhyâsa. Sự chồng chất này làm xuất hiện những thuộc tính của mỗi cái, và đồng thời, chồng chúng lên lẫn nhau, nhờ đó chúng ta có những sự vận động, phẩm tính và số lượng trong các phần nguyên nhân, chủ quan, tinh thần và tâm linh, cùng với các phần khách quan và vật chất của các cá nhân. Như vậy, chúng ta lại hướng trở lại về svabhâva. Lúc này, khi bản ngã đã gắn kết với một upâdhi, một phương tiện hay một phần của cái phi ngã, chủ yếu thông qua ham muốn, khi một cá nhân đúng nghĩa—một tập hợp của bản ngã và vô ngã, tất cả hành xử và tự coi mình là một cá nhân—một sự giống nhau của một nhân cách với số lượng và chất lượng đã được hình thành, sau đó co lại và mở rộng, đau đớn và khoái lạc, sẽ có thể xảy ra. Theo đó, bản chất và giai đoạn phát triển của bản ngã cá nhân, hữu hạn, riêng biệt, sẽ quyết định nguyên nhân của khoái lạc và khổ đau là do đâu. Bất cứ điều gì có thể giúp mở rộng bản chất riêng biệt đó thì sẽ thuộc về phía khoái lạc; và những điều ngược lại thì thuộc về phía khổ đau.

Selfish individuals find pleasure in whatever increases their individual sensory pleasure, or material sheath (upâdhi), their ‘feeling good’ or physical possessions and belongings; hence for them ‘taking’ is the watchword, even if, for them it is unconscious. With unselfish individuals, on the other hand,’giving’ is the guiding principle. In the first case, the individual is under the illusion or glamour that the more he solidifies his astral or material sheath (or upâdhi) the more he strengthens, perpetuates, and expands his self. In the second case, the individual feels that the more he gives away of his upâdhi, the more he eliminates from it, attenuates, cultures and re-fines it, then more is the possibility of his self uniting with other selves, and through its expansion and increase, assimilation into the One Self.

Những cá nhân ích kỷ tìm thấy niềm vui trong bất cứ điều gì làm tăng khoái lạc thuộc giác quan hoặc vỏ bọc vật chất của họ (upâdhi), hoặc từ việc họ ‘cảm thấy tuyệt vời’ hoặc từ tài sản vật chất của họ; do đó, ‘chiếm lấy’ là khẩu hiệu của họ, ngay cả khi chỉ là trong vô thức. Mặt khác, với những cá nhân không ích kỷ, tôn chỉ của họ là ‘cho đi’. Trong trường hợp đầu tiên, cá nhân bị ảo tưởng hoặc ảo cảm rằng anh ta càng củng cố lớp vỏ thể cảm dục hoặc vật chất (hay upâdhi) của mình thì bản ngã của anh ta càng được củng cố, duy trì và mở rộng. Trong trường hợp thứ hai, cá nhân cảm thấy rằng anh ta càng cho đi upâdhi của mình, càng tránh khỏi nó, làm suy yếu, trau dồi và tinh chỉnh nó, thì càng có nhiều khả năng bản ngã của anh ta được hợp nhất với những bản ngã khác, và nhờ sự mở rộng và gia tăng của nó mà có thể đồng hóa được vào Đại Ngã Duy Nhất.

Bearing in mind the possibility of endless modifications all of which will be found capable of reduction by the general principles mentioned in this paper—it may be noted that to a certain class of individuals the circumstances arousing the one class of emotions will be exclusively pleasurable and the opposite painful; whereas amongst the other the reverse will be the case. Wherever there is occasion for the exercise of an ~ emotion of one class, there is present also, either as cause or ~ effect, an occasion for an emotion of the opposite class.

Ta sẽ nhận ra rằng tất cả những khả năng sửa đổi vô tận đều có thể được giảm bớt theo các nguyên tắc chung đã được nói đến trong bài nghiên cứu này—có thể lưu ý rằng đối với một lớp cá nhân nhất định, những hoàn cảnh có thể làm khơi dậy một loại cảm xúc sẽ chỉ có thể là dễ chịu và đối với loại cảm xúc ngược lại thì sẽ là đau đớn; còn với những người khác thì ngược lại. Bất cứ nơi nào có cơ hội để thực hiện một cảm xúc của một loại, thì cũng tồn tại một cơ hội cho một cảm xúc của loại đối nghịch với tư cách là nguyên nhân hoặc kết quả.

It should also be noted that the desire of the individual is always towards ‘moreness’ and away from ‘lessness’. It loves that which makes it more; it hates that which makes it less. But the it that is to be made more or less of is different in varying cases. Desire, per se, may be considered neither pleasurable nor painful. That which is desired, and the condition of the self when it has been gained, are both called pleasurable. That which is desired to be avoided, and the condition of the self when it is not avoided, are both called painful.

Cũng cần lưu ý rằng ham muốn của một cá nhân sẽ luôn hướng tới sự ‘nhiều hơn’ và tránh khỏi ‘sự ít hơn’. Nó yêu cái làm cho nó được trở nên nhiều hơn; nó ghét những gì làm cho nó bị trở nên ít hơn. Nhưng cái bản thân nó khi được tạo ra là nhiều hay ít thì tùy trường hợp sẽ khác nhau. Bản thân ham muốn có thể được coi là không dễ chịu cũng chẳng đau đớn. Cái được ham muốntình trạng của bản ngã khi đạt được nó đều được gọi là dễ chịu. Cái muốn tránh khỏi, và tình trạng của bản ngã khi không tránh được nó đều được gọi là đau khổ.

The individual cannot fully understand and realize the true meaning of love and hate until it has, in some moment or other of its life, risen beyond them into, and preserves the memory of, the region in which neither has existence and from which both take their birth. It is at such time that the Science of the Emotions is most helpful. But having, even once, seen them on their essential level, the individual can thenceforth deliberately choose those on the side of love, for in that realization and choice, the purposes of Deity are cooperated with. From that moment onwards, with increasingly clearer vision, the individual—reviewing before and after as consequential, understanding the way it has come, understanding also the way it must return, knowing the nature of the desires that led it ‘forward,’ into denser and denser material life and would now hold it there—rises above them by that very knowledge, for to know the limited is to be above and beyond it.

Một cá nhân không thể hiểu một cách tường tận và hoàn toàn nhận ra ý nghĩa thực sự của tình yêu và thù hận cho đến khi nó, tại một thời điểm trong đời, vượt lên trên chúng để bước vào, và lưu giữ ký ức về, khu vực mà cả hai đều không tồn tại và là nơi chúng được sinh ra. Đó là lúc Khoa học về Cảm xúc trở nên hữu ích nhất. Nhưng sau khi đã nhìn thấy chúng, dù chỉ một lần, ở cấp độ bản chất của chúng, cá nhân có thể từ đó chủ ý chọn những gì đứng về phía tình yêu, vì trong sự nhận thức và lựa chọn đó, ta có thể hợp tác được với những mục đích của Chúa trời. Kể từ thời điểm đó trở đi, với tầm nhìn ngày càng rõ ràng hơn, cá nhân đó—sau khi xem xét trước và sau như là hệ quả, hiểu cách nó xảy đến, đồng thời hiểu cách nó phải trở lại, biết được bản chất của những ham muốn đã đưa nó ‘tiến lên’, đi vào cuộc sống vật chất ngày càng dày đặc hơn và lúc này sẽ giữ nó ở đó— sẽ vươn lên trên chúng bằng chính kiến thức đó, vì khi biết được giới hạn,  ta đã vượt qua và ở trên nó.

Thus then, may the Science of the Emotions be addressed to all, though all may not obviously and openly be in sympathy with its practical purpose. For, hidden away in the heart of each member of the human race, is the seed of vairâgyâ,2 and there is no mystery in this. Desire is in the human heart, or rather the “sun of the personality.” Desire carries with it its own frustration, and in the frustration is vairâgya. Cultivate vairâgya my brothers. And when the seed of it begins to show soft sprouts within your minds, nourish and guard them carefully. Cease to live for the separated self; begin to live for others. There is no fallacy in spreading abroad this counsel, friends! For such an individual becomes, by constant practice, the master of emotions from having been their slave; and by and by, with further long-continued practice, the individual learns to guide the emotions of his fellow-men also to better, or more desirable ways, himself being always guided by the large-hearted charity in the interpretation of the conduct of others which arises in him from the knowledge that we are all, at least, as much effects as causes, and that we are all “as we have made ourselves” through past habits, desires, and efforts; yet there is also and always the possibility of remaking ourselves anew.

Do đó, tôi mong sao Khoa học về Cảm xúc được mang đến cho tất cả mọi người, mặc dù mọi người có thể không đồng tình một cách rõ ràng và công khai với mục đích thực tế của nó. Bởi ẩn sâu trong trái tim mỗi thành viên của loài người là hạt giống vairâgyâ,2 và việc này cũng không có gì bí ẩn cả. Ham muốn nằm trong trái tim của mỗi người, hay đúng hơn là “mặt trời của phàm ngã”. Ham muốn mang theo sự khó chịu của chính nó, và trong sự khó chịu ấy là vairâgya. Hãy trau dồi vairâgya, hỡi các huynh đệ của tôi. Và khi hạt giống của nó bắt đầu nảy mầm trong tâm trí bạn, hãy nuôi dưỡng và bảo vệ chúng cẩn thận. Hãy ngừng sống vì cái ngã tách biệt; hãy bắt đầu sống vì người khác. Thưa các bạn, truyền bá lời khuyên này không có gì là sai cả! Để các cá nhân như vậy, bằng cách luyện tập liên tục, có thể thoát khỏi những xiềng xích của cảm xúc và trở thành chủ nhân của chúng; và dần dần, sau khi đã luyện tập liên tục lâu dài hơn nữa, các cá nhân sẽ học được cách dẫn lối cho cảm xúc của đồng loại của mình vào những con đường tốt đẹp hơn, hoặc đáng ao ước hơn, còn bản thân anh ta sẽ luôn được dẫn lối bởi lòng bác ái rộng lớn trong cách hiểu về hành vi của những người khác nảy sinh trong anh ta từ sự hiểu biết rằng ít nhất thì tất cả chúng ta đều là hậu quả cũng như nguyên nhân, và rằng tất cả chúng ta đều là “như chúng ta đã tạo nên chính mình” thông qua những thói quen, ham muốn và nỗ lực trong quá khứ; tuy nhiên ta cũng sẽ luôn luôn có khả năng được làm lại bản thân một lần nữa.

Last Words—Verbatim from Bhagavan Das

Lời Bạt—Nguyên văn từ Bhagavan Das

My readers! Never again, after having read this booklet with understanding, can you be altogether without the self examining consciousness and the self-mastery that makes you turn again and again upon yourself to watch and regulate what you are thinking, saying, doing; and even if with this there should come upon you a harassing weariness and sense of emptiness of life and constant defeat of pleasure, you will not think that this is due to your new habit of self-analysis. You will know that this has come to you with the partial cessation of Desire, which has made it possible for you to turn inwards towards the Self, and understand the Science of the Emotions as one important portion of the Science of the Self. And you will know that it is this very Science that will help you to successfully struggle against and gain victory over that dreary emptiness and dull harassing weariness, by enabling you to cultivate Love universal and the capacity for work in identification with the cosmic life of Ishvara, and gradually to find greater and greater joy in sacrifice for others, even as He finds joy in sacrifice for His worlds. Long do the uses of this Science last—indeed, all through the life of the cosmic systems. For, wherever and whenever is the Jiva-self, there with it go its threefold activities of Cognition, Desire, and Action. Thought, Emotion, and Occupation, and therefore always is it useful to know and bear in consciousness the inmost nature of these three. Facts of outer science are useful or useless according to the outer material surroundings. The chemistry of an element, the physics of a force, are useless in a world where the element or that force is not. But there are no worlds where Jivas are not; and therefore are the facts of the inner Science useful always; therefore is the Science of the Self, Adhyâtma-Vidyâ., the highest of the Sciences.

Các độc giả của tôi ơi! Sau khi đã đọc và hiểu được cuốn sách nhỏ này, các bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn toàn mất đi ý thức tự kiểm điểm và khả năng tự làm chủ khiến bạn quay đi quay lại với chính mình để quan sát và điều chỉnh những gì bạn đang nghĩ, đang nói, đang làm; và ngay cả khi bạn cảm thấy một sự mệt mỏi khó chịu và cảm giác trống rỗng về cuộc sống cũng như liên tục đánh mất niềm yêu thích, bạn sẽ không nghĩ rằng điều này là do thói quen tự phân tích mới của bạn. Bạn sẽ biết rằng điều này đã đến với bạn khi bạn ngừng được một phần Ham muốn, điều mà đã giúp bạn có thể hướng vào trong về phía Bản ngã và hiểu rằng Khoa học Cảm xúc là một phần quan trọng của Khoa học của Bản ngã. Và bạn sẽ biết rằng chính Khoa học này sẽ giúp bạn đấu tranh thành công và giành chiến thắng trước sự trống rỗng buồn tẻ và sự mệt mỏi khó chịu đó, bằng cách cho phép bạn trau dồi Tình yêu thương phổ quát và khả năng làm việc đồng nhất với sự sống vũ trụ của Ishvara, và dần dần tìm thấy những niềm vui ngày càng lớn hơn trong sự hy sinh cho người khác, ngay cả như Ngài tìm thấy niềm vui trong sự hy sinh cho thế giới của Ngài. Việc sử dụng Khoa học này chắc chắn sẽ lâu dài—thật sự, suốt sự tồn tại của các hệ thống vũ trụ. Bởi vì, bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào bản ngã Jiva tồn tại, sẽ có bộ ba hoạt động Tri nhận, Ham muốn và Hành động của nó. Tư tưởng, Cảm xúc và Hoạt động, và vì vậy, việc ta biết và ghi nhớ bản chất sâu xa nhất của bộ ba này sẽ luôn là có ích. Sự thật của khoa học về thế giới bên ngoài là hữu ích hay vô dụng phụ thuộc vào môi trường vật chất bên ngoài. Hóa học về một nguyên tố, Vật lý của một lực, đều vô dụng trong một thế giới không có nguyên tố hoặc lực đó. Nhưng không có một thế giới nào mà không có các Jiva; và vì vậy, các sự thật của Khoa học về thế giới bên trong sẽ luôn là hữu ích; vì vậy, Khoa học của Bản ngã, Adhyâtma-Vidyâ, là Khoa học cao nhất của mọi Khoa học.

PEACE TO ALL BEINGS

CẦU MONG TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐƯỢC BÌNH AN

  1. In a Treatise on White Magic (p.296) the Tibetan states “I would like to suggest to students that they procure if possible The Science of the Emotions by Bhagavan Das. It is an able treatise on the astral and sentient body, and deals with the factors that most nearly concern the aspirant as he faces the problem of understanding and of controlling his emotional nature, of mastering the technique of development, and of reorienting it to wider experience and of preparing it for the tests and expansions of the second major initiation—the Baptism and the final entering of the stream.”
  2. Vairâgya: A very important word in Sanskrit with a profoundly untranslatable meaning. It essentially refers to the seed or condition within which is capable of turning towards the Light, or an even greater Light, at any stage of the journey towards enlightened Being. It is essentially that condition of “turning“ or “that which can be turned.“

 

  1. Trong Luận về Chánh thuật (tr.296), Chân sư Tây Tạng nói rằng “Tôi muốn gợi ý cho các môn sinh rằng họ nên mua cuốn Khoa học về Cảm xúc của Bhagavan Das nếu có thể. Đây là một chuyên luận tuyệt vời về thể cảm dục và tri giác, nó đề cập đến các nhân tố mà người tìm đạo quan tâm nhất khi y đối mặt với vấn đề về việc hiểu và kiểm soát bản chất cảm xúc của y, về việc làm chủ kỹ thuật phát triển, về việc định hướng lại nó theo trải nghiệm rộng hơn và chuẩn bị nó cho các bài kiểm tra và sự mở rộng của cuộc điểm đạo chủ yếu, lần hai—Lễ rửa tội và lần bước vào dòng cuối cùng.”
  2. Vairâgya: Một từ rất quan trọng trong tiếng Phạn với ý nghĩa sâu sắc không thể dịch được. Về cơ bản, nó nói đến hạt giống hoặc điều kiện bên trong có khả năng hướng về phía Ánh sáng, hoặc một Ánh sáng thậm chí còn vĩ đại hơn, ở bất kỳ giai đoạn nào của hành trình hướng tới Sự giác ngộ. Về cơ bản, đó là điều kiện của sự “hướng về” hoặc “cái có thể đổi hướng được”.

Copyright © 1996 Keith Bailey—All rights reserved.

Keith Bailey, a musician and composer, performs concerts on his Temple Percussion Instruments. He received the “Young Musicians Award from the Greater London Arts Association and a “Composition Fellowship from the Arts Council of Great Britain. He studied music composition in New York City with Nils Vigeland and, as a fellow at S.U.N.Y, Buffalo, with the late Morton Feldman. A Long-time student of the Ageless Wisdom, Keith has emerged as a teacher and writer in this field, speaking at seminars, workshops, and conferences. He formed Fiery World Music in 1984 and Ancient Universal Mysteries (A.U.M.) in 1988.

Bản quyền © 1996 Keith Bailey—Bảo lưu mọi quyền.

Keith Bailey, một nhạc sĩ và nhà soạn nhạc, biểu diễn các buổi hòa nhạc trên các nhạc cụ bộ gõ điển hình của ông. Ông đã nhận được “Giải thưởng dành cho nhạc sĩ trẻ từ Hiệp hội nghệ thuật Greater London và “Học bổng vị trí Com từ Hội đồng nghệ thuật của Vương quốc Anh. Ông học sáng tác âm nhạc ở Thành phố New York với Nils Vigeland và, với tư cách là ‘“đồng nghiệp“ tại S.U.N.Y, Buffalo, với Morton Feldman quá cố. Là một môn sinh lâu năm của Minh triết Ngàn đời, Keith đã nổi lên như một giáo viên và nhà văn trong lĩnh vực này, phát biểu tại các buổi hội thảo và hội nghị. Ông đã thành lập Fiery World Music vào năm 1984 và Ancient Universal Mysteries (A.U.M.) vào năm 1988.

 

The Science of the Emotions Journal of Esoteric Psychology • Volume X • No. 1 • Spring 1996

Khoa học về cảm xúc Tạp chí tâm lý bí truyền • Tập X • Số 1 • Mùa xuân 1996

Leave Comment