Hình tư tưởng (Phần 3) – Cứu rỗi khỏi các hình tư tưởng của chúng ta

Bài sau đây trích dịch từ quyền A Treatise on White Magic của đức DK. Trong bài Hình tư tưởng phần 1 bạn đọc có dịp đọc bài viết về hình tư tưởng của C.W. Leadbeater. Với bài viết sau đây, bạn có thể so sánh những gì mà một đệ tử như Ông C.W. Leadbeater viết và những gì mà một Chân Sư như đức DK viết. Đặc điểm bài viết của đức DK là Ngài ít khi mô tả sự việc, ví dụ như hình dạng, màu sắc của hình tư tưởng… mà Ngài dạy cho chúng ta về bản chất của sự việc. Ông C.W. Leadbeater thì thường hay thiên về mô tả sự việc. Qua sách vở của Ông chúng ta có thể hình dung phần nào hình dạng của hào quang, của luân xa, của hình tư tưởng. Sách của Ông có thể bổ sung cho giáo ly của đức DK. Đọc hai bài viết của hai tác giả khác nhau về cùng một đề tài, chúng ta có thể cảm nhận được sự hiểu biết của một Chân sư vượt xa tầm hiểu biết của một người đệ tử biết bao. Bài viết cung cấp cho ta vô vàn kiến thức có giá trị thực tiễn mà một người học đạo có thể vận dụng trong đời sống hằng ngày. Bài tương đối dễ hiểu, tuy nhiên có những ý niệm căn bản mà bạn cần biết để có thể hiểu rõ những gì Ngài nói.

Thứ nhất bạn cần phân biệt giữa một Ý tưởng (idea) và một Tư tưởng. Từ Ý tưởng (idea) ở đây được Chân sư sử dụng để chỉ những cái mà ta có thể gọi là tư tưởng trên cõi giới Bồ đề, cái mà Plato gọi là Idea, các nhà Thông Thiên học gọi là Archetype (nguyên hình, mẫu hình). Khi một người học đạo vươn tâm thức đến được cõi Bồ đề, tiếp cận được những ý tưởng đó, chuyển những ghi nhận đó đến thể trí và bộ óc xác thịt, nó biến thành một tư tưởng thể hiện ý tưởng đó (an idea embodied though-form)

Thứ hai, có nhiều loại hình tư tưởng khác nhau. Một người bình thường kém tiến hoá, thể trí chưa phát triển chỉ tạo ra những hình tư tưởng dưới tác động của các xúc cảm (emotions) của mình. Những hình tư tưởng như thế Ngài gọi là kama-manasic thought-form. Kama là dục vọng, manas là trí tuệ. Những hình tư tưởng như thế bị chi phối mạnh bởi dục vọng, chỉ tác động lên chính người tạo ra nó chứ không thể thoát ra khỏi bầu hào quang của kẻ đã tạo ra nó. Do đó nó chưa nguy hiểm lắm với nhân loại.

Loại tư tưởng thứ hai có yếu tố trí tuệ xen vào, con người tính toán, suy nghĩ, vận dụng năng lực của trí năng để tạo ra hình tư tưởng đó. Lúc này hình tư tưởng có sức mạnh riêng của nó, nó có thể làm điều ích cũng như gây hại cho chính người tạo ra nó cũng như những người xung quanh. Khi được tạo ra nó trở thành một thực thể có đời sống riêng, có sức mạnh riêng của nó, có một sự thông minh nào đó để thực hiện nhiệm vụ của nó. Thường thì hình tư tưởng như thế dính liền với người tạo ra nó bằng một liên kết từ điện. Những nhà huyền thuật chánh phái biết cách tách hình tư tưởng đó ra khỏi hào quang của mình bằng hai cách: thứ nhất là xướng tụng một mantram mà đức DK gọi là cụm từ huyền bí (mystic phrase). Thứ hai là thôi không nghĩ tưởng đến tư tưởng đó nữa. Trong đoạn cuối Ngài dạy rằng mỗi người phải tự lập cho mình cụm từ huyền bí đó.

Thứ ba, khi hình tư tưởng nặng màu trí năng thì con người có thể trở thành một nhà huyền thuật chánh phái hay một kẻ thực hành tà thuật. Những tư tưởng xuất phát từ dục vọng cá nhân, ích kỷ, riêng tư đều dẫn đến con đường tà đạo. Chỉ những ai thực hiện huyền thuật dưới ảnh hưởng của linh hồn mới là huyền thuật gia chánh phái. Ngài có nói một câu có thể gây ngạc nhiên nhiều người, rằng tất cả mọi người trong giai đầu của cuộc tiến hoá đều là những kẻ thực hành tà đạo một cách vô ý thức. Điều này cũng dễ hiểu, vì trong giai đoạn giai đầu linh hồn còn non trẻ thì chính vật chất chi phối mọi hoạt động của con người:

In the early stages of human unfoldment all men are unconscious black magicians, but are not occultly “damned” thereby.  As evolution proceeds they come under the force of the second aspect, and the majority respond to it, escaping from the meshes of the black magicians, and coming under the force of a different number.  The few who do not do so in this manvantara are the “failures” who have to continue the struggle at a later date.  A tiny percentage wilfully refuse to “pass on,” and they become the true “black magicians.” [Cosmic Fire trang 992]

Khi đã có yếu tố trí tuệ xen vào thì con người bắt đầu tạo nghiệp quả. Ngài nói hình tư tưởng vẫn còn kết nối với người tạo ra nó do mục đích sống động mà y có khi tạo ra nó, và y phải chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả mà hình tư tưởng đó gây ra. Ngài cho ta một ví dụ như Giáo hội Ki tô giáo chính là biểu hiện ngoại tại của hình tư tưởng mà đức Jesus tạo ra khi Ngài truyền giảng giáo lý của Ngài, do đó Ngài vẫn còn những liên kết nhân quả với nó. Điều này giống như cha mẹ khi sinh ra một đứa con thì phải chịu mọi trách nhiệm về mọi hành động mà đứa con đó gây ra, tốt hoặc xấu.

Trong bài viết Ngài cũng nêu ra nhiều tình huống mà người học đạo gặp phải trong đời sống hằng ngày và cách giải quyết nó, nhưng bao trùm trên hết là việc thực hành hạnh Bất Hại. Trong một số bài trước bạn có dịp đọc những lời dạy của Ngài liên quan đền hạnh Bất Hại. Trong bài này, bạn lại được Ngài nhắc nhở sự quan trọng của hạnh Bất Hại.

 

Bài viết có nhiều có nhiều câu rất hay và ý nghĩa. Chúng tôi tô đậm các câu đó để nhấn mạnh. Mong rằng bạn đọc sẽ tìm thấy Minh triết Thiêng liêng trong những bài viết như thế này.

 

Sự cứu rỗi khỏi những hình tư tưởng của chúng ta (Salvation from our Thought-Forms [481])

Bây giờ tôi nói cho những người đạo sinh(aspirants), những người mà nhờ sự tập trung tư tưởng và thiền định đang đạt đến những quyền năng trong tư tưởng. Tôi nói cho các nhà tư tưởng của thế giới, những người mà thông qua sự nhất tâm tận tuỵ cho công việc kinh doanh, khoa học, tôn giáo hoặc các phương thức hoạt động khác nhau của con người đã định hướng trí tuệ (không phải định hướng cảm xúc, mà là tâm trí) về một đường lối hoạt động thường xuyên vốn nhất thiết là một phần của các hoạt động thiêng liêng theo ý nghĩa rộng lớn.

I speak now for aspirants, who, through concentration and meditation, are gaining power in thought. I speak for the thinkers of the world, who, through their one-pointed application and devotion to business, to science, to religion or to the varying modes of human activity have oriented the mind (not the emotions but the mentality) to some line of constant action which is necessarily a part of the divine activity in the large sense.

“Trước tiên, chúng ta hãy nhớ rằng không có một người đạo sinh dù thành thực và nhiệt tâm thế nào đi nữa lại không phạm sai lầm. Nếu anh không sai lầm anh đã là một chân sư.

Chính ở đây, trong việc sử dụng tư tưởng, cho ta thấy sự khác nhau giữa tà thuật (black magic) và chánh thuật (white magic). Sự ích kỷ, tàn nhẫn, hận thù, tàn ác vốn đặc trưng cho những người hoạt động trong chất liệu trí tuệ mà  động cơ trong nhiều kiếp sống xoay quanh việc chiếm đoạt, sở hữu tài sản cá nhân, hoàn toàn nhắm vào việc thỏa mãn các ham muốn của mình, không quan tâm đến những gì mà người khác phải gánh chịu. May mắn thay những người như thế là ít ỏi, nhưng con đường đi đến quan điểm như thế thì rất dễ dàng,nhiều người cần phải tự bảo vệ mình kẻo họ sẽ bước vào con đường duy vật đó một cách thiếu suy nghĩ.

It is right here, in the use of thought, that the difference between black and white magic can be seen. Selfishness, ruthlessness, hatred, and cruelty characterize the worker in mental substance whose motives are, for many lives, centered around his own aggrandizement[1], focused on his personal acquisition of possessions, and directed entirely to the attainment of his own pleasure and satisfaction, no matter what the cost to others. Such men are happily[2] few, but the way to such a point of view is easy to achieve, and many need to guard themselves lest they tread unthinkingly the way towards materiality.

Một sự tăng trưởng dần và ổn định của ý thức tập thể và tính trách nhiệm, sự kiểm soát các ham muốn của phàm ngã, sự biểu hiện của một tinh thần yêu thương là đặc trưng cho những người đang hướng về phương diện tinh thần của cái toàn thể thiêng liêng. Chúng ta có thể chia nhân loại thành ba nhóm chính:

A gradual and steady growth in group consciousness and responsibility, a submergence of the wishes of the [482] personal self and the manifestation of a loving spirit characterize those who are oriented towards the life side of the divine whole. It might be said that human beings fall into three main groups:

  1. Đa số là những người không tốt cũng không xấu, nhưng chỉ đơn giản là không tư duy, hoàn toàn bị nhấn chìm trong làn sóng tiến hóa và trong công việc phát triển ngã thức thực sự và các khí thể cần thiết.
  2. Một số ít, rất ít, những người xác định và có ý thức làm việc về phía vật chất hay (nếu bạn thích diễn đạt theo cách sau) ở phía của cái ác. Họ rất mạnh mẽ trên cõi trần, nhưng sức mạnh của họ là tạm thời và không vĩnh cửu. Định luật của vũ trụ vốn là Định luật của Tình thương mãi mãi chống lại họ, và cái tốt sẽ đến từ cái có vẻ xấu xa đó
  3. Một số tương đối những người tiên phong bước vào cõi giới của linh hồn, là những người thể hiện các ý tưởng thời đại mới, và gìn giữ những khía cạnh của nền Minh Triết Muôn đời (Wisdom Ageless) sẽ được tiết lộ tiếp theo cho nhân loại. Nhóm này bao gồm những người nam và nữ vị tha và thông minh trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, của những đạo sinhvà các đệ tử, của các điểm đạo đồ vốn xướng lên âm điệu cho các nhóm và các loại khác nhau, và của chính Thánh Đoàn. Ảnh hưởng của nhóm các nhà thần bí và tri giả này cực kỳ lớn, và cơ hội làm việc hợp tác với họ tại thời điểm này dễ dàng đạt đến hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử nhân loại.
  1. The vast majority, who are neither good nor bad, but simply unthinking, and entirely submerged in the evolutionary tide, and in the work of developing a true self consciousness, and the needed equipment.
  2. A small, a very small number, who are definitely and consciously working on the side of materiality or (if you prefer so to express it) on the side of evil. Potent are they on the physical plane, but their power is temporal and not eternal. The law of the universe, which is the law of love, is eternally against them, and out of the seeming evil good will come.
  3. A goodly number who are the pioneers into the kingdom of the soul, who are the exponents of the new age ideas, and the custodians of that aspect of the Ageless Wisdom which is next to be revealed to mankind. This group is constituted of the unselfish and intelligent men and women in every field of human endeavor, of the aspirants and disciples, of the initiates who sound the note for the various groups and types, and of the Occult Hierarchy itself. The influence of this band of mystics and knowers is exceedingly great and the opportunity to work in cooperation with it at this time is easier of attainment than at any other time in racial history.

Nhóm đầu tiên không tư duy; hai nhóm khác đang bắt đầu tư duy và áp dụng các các định luật về tư tưởng. Tôi đang đề cập đến việc sử dụng tư tưởng của các người tầm đạo. Bạn có thể tìm thấy trong quyển A Treatise On Cosmic Fire nhiều điều về tư tưởng, nhưng tôi có ý định đưa ra một số ý tưởng thực tiễn và gợi ý sẽ giúp các người đạo sinh bậc trung noi theo trong công việc.

The first group is unthinking; the two other groups are beginning to think and to employ the laws of thought. It is with the use of thought by the aspirant that I seek to deal. Much about thought will be found in A Treatise [483] on Cosmic Fire, but I intend to give some practical ideas and suggestions which will help the average aspirant to work as he should.

“Nếu người đạo sinh gợi lên lòng căm thù trong một đồng sự, nếu y khiến người đó nóng giận, và nếu y gặp sự ghét bỏ và đối kháng, đó là vì bản thân y không phải hoàn toàn vô hại; vẫn còn trong y những hạt giống của trắc trở, bởi vì định luật tự nhiên nói rằng chúng ta nhận những gì chúng ta cho ra.”

Trước tiên, chúng ta hãy nhớ rằng không có một người đạo sinh dù thành thực và nhiệt tâm thế nào đi nữa lại không phạm sai lầm. Nếu anh không sai lầm anh đã là một chân sư. Tất cả những người đạo sinh đều ích kỷ, nóng nảy và bực dọc, dễ nản chí, và nhiều khi còn mang thù hận. Thường thì sự nóng nảy và thù hận đó bị kích khởi bởi cái mà chúng ta gọi là nguyên nhân chính đáng. Sự bất công đối với người khác, sự độc ác với con người và thú vật, và những mối thù hận và thói xấu của những người xung quanh làm khơi dậy trong họ những phản ứng tương ứng, và mang đến cho họ nhiều đau khổ và chậm trễ. Ta phải nhớ một điều: nếu người đạo sinh gợi lên lòng căm thù trong một đồng sự, nếu y khiến người đó nóng giận, và nếu y gặp sự ghét bỏ và đối kháng, đó là vì bản thân y không phải hoàn toàn vô hại; vẫn còn trong y những hạt giống của trắc trở, bởi vì định luật tự nhiên nói rằng chúng ta nhận những gì chúng ta cho ra, và tạo ra những phản ứng phù hợp với những hoạt động thể chất, tình cảm hoặc tâm thần của chúng ta.

Let us remember first of all that no aspirant, no matter how sincere and devoted, is free from faults. Were he free, he would be an adept. All aspirants are still selfish, still prone to temper and to irritability, still subject to depression and even at times to hatred. Oft that temper and hatred may be aroused by what we call just causes. Injustice on the part of others, cruelty to human beings and to animals, and the hatreds and viciousness of their fellow men do arouse in them corresponding reactions, and cause them much suffering and delay. One thing must ever be remembered. If an aspirant evokes hatred in an associate, if he arouses him to temper, and if he meets with dislike and antagonism, it is because he himself is not entirely harmless; there are still in him the seeds of trouble, for it is a law in nature that we get what we give, and produce reactions in line with our activity, be it physical, emotional or mental.

Có một số loại người không thuộc dạng người này. Khi một người đã đạt đến một trình độ điểm đạo cao, tình huống sẽ khác đi. Những tư tưởng hạt giống mà y tìm cách truyền đạt, những công việc mà y được trao quyền để làm, các công việc tiên phong mà y đang nỗ lực để thực hiện, có thể và thường là khêu gợi từ những người không cảm nhận được vẻ đẹp của động cơ và tính đúng đắn của sự thật mà y truyền đạt, một lòng căm thù và giận dữ có thể gây ra nhiều rắc rối cho y mà chính y không phải chịu trách nhiệm cá nhân.Sự phản kháng này xuất phát từ những người phản động và những kẻ sùng tín, và chúng ta nên nhớ rằng đa phần chúng là khách quan mặc dù chúng tập trung vào y là đại diện của một ý tưởng. Nhưng tôi không đề cập đến những linh hồn tiến hoá cao này, mà chỉ đề cập đến những sinh viên của Khoa Minh Triết Muôn đời (Ageless Wisdom) đang học hỏi để biết rằng không những ít khi họ suy nghĩ, nhưng khi họ hành động họ thường suy nghĩ một cách sai lệch, vì họ buộc phải suy nghĩ từ các phản ứng có nguồn gốc từ bản chất thấp kém của mình và dựa vào sự ích kỷ và thiếu tình thương.

There are certain types of men who do not come under this category. When a man has reached a stage of high initiation, the case is different. The seed ideas he seeks to convey, the work he is empowered to do, the pioneering enterprise he is endeavoring to carry forward, may—and often do—call forth from those who sense not the beauty of his cause and the rightness of the truth he enunciates, a hatred and a fury which causes him much trouble and for which he is not personally responsible. This antagonism comes from the reactionaries and the devotees of the race and it should be remembered that it is largely impersonal even though focused on him as the representative of an idea. But with these high souls I deal not, but with students of the Ageless Wisdom who are learning not only that they seldom think, but that when they do they are oft thinking [484] wrongly, for they are forced into a thought activity by reactions which have their seat in their lower nature, and are based on selfishness and lack of love.

There are three lessons which every aspirant needs to learn:

ba bài học mà người đạo sinh cần phải học:

“Kẻ đã tạo ra tất cả chúng phải chịu trách nhiệm về công việc sáng tạo của mình.”

Thứ nhất, mọi hình tư tưởng mà y kiến tạo được tạo ra dưới tác động của một cảm xúc hay ham muốn nào đó; trong một số trường hợp hiếm hoi hơn chúng có thể được tạo ra dưới ánh sáng giác ngộ và do đó thể hiện một ít trực giác. Nhưng với đa số, các tác động tạo nên hình tư tưởng là các tác động xúc cảm, hoặc là một ham muốn mãnh liệt, hoặc tốt hoặc hoặc xấu, hoặc ích kỷ hoặc vị tha.

First, that every thought-form which he builds is built under the impulse of some emotion or of some desire; in rarer cases it may be built in the light of illumination and embody, therefore, some intuition. But with the majority, the motivating impulse which sweeps the mind-stuff into activity is an emotional one, or a potent desire, either good or bad, either selfish or unselfish.

Thứ hai, ta cần nhớ rằng một hình tư tưởng được tạo ra như thế hoặc là tồn tại trong bầu hào quang của y, hoặc là tìm đường đi đến mục tiêu của nó. Trong trường hợp đầu tiên, nó sẽ tạo thành một bức tường dày đặc của những hình tư tưởng như thế bao quanh y hoàn toàn, hoặc tạo thành hào quang thể trí của y, và khi y chú ý đến nó nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, cho đến lúc nào đó nó sẽ đóng bịt cánh cửa thực tại ra khỏi y, hoặc là nó sẽ năng động và mạnh mẽ đến nỗi y sẽ trở thành nạn nhân của những cái mà y đã xây dựng. Những hình tư tưởng này sẽ mạnh hơn kẻ đã tạo ra nó, do đó y bị ám bởi ý tưởng của mình, và bị điều khiển bởi sự sáng tạo của riêng mình. Trong trường hợp thứ hai, hình tư tưởng sẽ tìm đường vào hào quang thể trí của một người khác, hoặc một nhóm nào đó. Trong trường hợp này bạn thấy mầm mống của tà thuật và sự áp đặt của một tam trí mạnh mẽ lên một tâm trí yếu ớt. Nếu nó tìm đường vào một nhóm nào đó, những hình thể tư tưởng tương tự (được tìm thấy trong vòng hào quang nhóm) sẽ kết hợp lại với nó, có cùng tốc độ rung động. Sau đó, điều tương tự sẽ diễn ra trong hào quang nhóm như đã diễn ra trong vòng giới hạn (ring-pass-not) của cá nhân. Nhóm sẽ có một bức tường tư tưởng ức chế bao quanh, hoặc họ sẽ bị ám bởi một ý tưởng nào đó. Ở đây chúng ta tìm thấy nguyên do của tất cả tính bè phái, cuồng tín, và một số hình thức của sự điên loạn, của tập thể hoặc cá nhân

Secondly, it should be borne in mind that the thought-form so constructed will either remain in his own aura, or will find its way to a sensed objective. In the first case, it will form part of a dense wall of such thought-forms which entirely surround him or constitute his mental aura, and will grow in strength as he pays it attention until it is so large that it will shut out reality from him, or it will be so dynamic and potent that he will become the victim of that which he built. The thought-form will be more powerful than its creator, so that he becomes obsessed by his own ideas, and driven by his own creation. In the second case, his thought-form will find its way into the mental aura of another human being, or into some group. You have here the seeds of evil magical work and the imposition of a powerful mind upon a weaker. If it finds its way into some group, analogous impulsive forms (found within the group aura) will coalesce with it, having the same vibratory rate or measure. Then the same thing will take place in the group aura as has taken place within the individual ring-pass-not,—the group will have around it an inhibiting wall of thought-forms, or it will be obsessed by some idea. Here we have the clue to all sectarianism, to all fanaticism, and to some forms of insanity, both group and individual. [485]

“Một hình tư tưởng có thể hành động giống như một boomerang. Nó có thể quay trở lại người đã phóng nó ra để thực thi sứ mệnh của nó, nhưng với tốc độ được gia tăng.

Thứ ba, kẻ tạo ra hình tư tưởng hình thức (trong trường hợp này là người tầm đạo) vẫn còn trách nhiệm. Hình tư tưởng mà y tạo ra vẫn còn liên kết với y nhờ bởi cái mục đích sống động của y, do đó nghiệp quả của các tác động của nó, và những công việc rốt cuộc nhằm tiêu huỷ cái mà y đã xây dựng phải thuộc về y. Điều này đúng với mọi ý tưởng thể hiện tốt cũng như xấu. Kẻ đã tạo ra tất cả chúng phải chịu trách nhiệm về công việc sáng tạo của mình. Đức Chân Sư Giêsu chẳng hạn vẫn còn phải xử lý với hình tư tưởng mà chúng ta gọi là Giáo Hội Kitô giáo, và còn nhiều việc phải làm. Đức Christ và Đức Phật vẫn còn có một số công việc còn lại để thực hiện hoàn tất, mặc dù không quá nhiều đối với các hình thể thể hiện những nguyên lý do các Ngài đưa ra như là với các linh hồn đã tiến hóa thông qua việc áp dụng những nguyên lý này.

Thirdly, the creator of the thought-form (in this case an aspirant) remains responsible. The form remains linked to him by his living purpose and therefore the karma of the results, and the ultimate work of destroying that which he has built must be his. This is true of every embodied idea, the good as well as the bad. The creator of all of them is responsible for the work of his creation. The Master Jesus, for instance, has still to deal with the thought-forms which we call the Christian Church, and has much to do. The Christ and the Buddha have still some consummating work to carry through, though not so much with the forms which embody Their enunciated principles, as with the souls who have evolved through the application of those principles.

Tuy nhiên, với người đạo sinhlà những người vẫn còn học tập để tư duy, vấn đề khác đi. Y vẫn còn khuynh hướng sử dụng chất liệu tư tưởng để thể hiện sự hiểu biết sai lạc của mình về ý tưởng thật sự. Y vẫn còn dễ dàng thể hiện những gì mình thích và không thích thông qua sức mạnh của tư tưởng; y vẫn còn khuynh hướng sử dụng các chất liệu trí tuệ (mind stuff) để đạt được những ham muốn riêng tư của mình. Điều này mỗi ngưởi đạo sinhthành thực đều tự biết.

With the aspirant, however, who is still learning to think, the problem is different.  He is still prone to use thought matter to embody his mistaken apprehension of the real ideas; he is still apt to express his likes and dislikes through the power of thought; he is still inclined to use the mind stuff to make possible his personality desires.  To this every sincere aspirant will bear witness.

Nhiều người trong các bạn quan tâm về việc bảo vệ các tư tưởng và những ý tưởng được hình thành. Một vài tư tưởng là ý tưởng khoác lấy lớp áo của chất liệu trí tuệ và tồn tại trên cõi trí tuệ. Đó là những ý niệm trừu tượng và sự kiện về đời sống thần bí hay tâm linh nội tại đôi khi hiếm hoi được cảm nhận đến với tâm trí của nhà tư tưởng. Những tư tưởng này không khó lắm để bảo vệ bởi vì rung động của chúng quá cao và quá tế vi đến nỗi chỉ có một số ít người có khả năng khóac cho nó lớp vỏ vật chất trí tuệ tương xứng, và số người đó ít đến nỗi sự rủi ro về việc truyền bá một cách thiếu khôn ngoan là không lớn lắm.

Much concern is being felt among many of you as to the guarding of thoughts and the protection of formulated ideas.  Some thoughts are ideas, clothed in mental matter and keep their habitat on the plane of thought matter.  Such are the abstract conceptions and the scarcely sensed facts of the inner occult or mystic life that pass through the mind of the thinker.  They are not so difficult to guard, for their vibrations are so high and light that few people have the power to clothe them adequately in mental matter, and those few are so very scarce that the risk of such statements being unwisely promulgated is not very great.

Kế đến là sự trao đổi liên quan đến giáo lý huyền môn. Nhóm những người hiểu biết chúng ngày càng mở rộng và các tư tưởng này khoác vào chúng lớp vỏ vật chất cõi trung giới do bởi những ham muốn của người sinh viên muốn kiểm chứng, xác nhận, chia sẻ với tập thể có cùng sự hiểu biết như sự hiểu biết của mình. Đôi khi điều này được phép, đôi khi không. Nếu không được phép thì làm cách nào để bảo vệ chúng? Chủ yếu người sinh viên không cho phép chất liệu cõi trung giới bám vào hình tư tưởng trí tuệ đó. Chống lại chất liệu đó trên cõi trung giới và ngăn cấm loại chất liệu đó tạo thành. Khi chúng ta không có ý muốn nói, và khi chúng ta cố ngăn cản sự tụ tập của chất liệu xung quanh hạt nhân, ta đã tạo ra một tư tưởng khác xen vào và bảo vệ.

Then there are the communications involved in occult teaching.  The circle of those who apprehend them is widening somewhat and these thought-forms frequently [486] take to themselves astral matter from the desire in the heart of the student to verify, corroborate, and share with the group whose knowledge is as vital as his.  Sometimes this is possible, and sometimes not.  If prohibited what is the method of protection then?  Largely a refusing to allow the matter of the astral plane to adhere to the mental thought-form.  Fight the matter out on the desire level, and inhibit that type of matter from formulating.  Where no desire to speak exists, and where the striving is to prevent the gathering of the material around the nucleus, another thought-form is built up, one that intervenes and protects.

Còn một loại hình tư tưởng khác, phổ biến nhất và gây khó khăn nhất. Đây là những sự kiện thông tin, những dữ liệu chi tiết, những tin tức (nếu bạn thích gọi như thế), nền tảng của những gì có thể thoái hoá thành việc “nói hành” (gossip) có liên quan đến công việc của bạn (về quản trị hay việc khác), hoặc là can hệ đến người khác. Làm cách nào bạn ngăn cản không cho tâm trí bạn truyền đạt cho kẻ khác những sự kiện như thế? Đây là những sự kiện có nguồn gốc từ những sự việc xảy ra trên cõi trần, và khó khăn nằm ở đây. Những sự kiện nội tàng của đời sống huyền linh và những sự kiện xuất phát từ cõi giới trí tuệ không khó để che dấu đến thế. Chúng sẽ không xuất hiện đến với bạn cho đến khi mức độ rung động của bạn đã đạt đến mức đủ cao để tiếp cận chúng, và như một qui luật, khi điều này xảy ra thì đức hạnh của bạn cũng đạt độ ổn định và minh triết cũng theo cùng. Nhưng điều này không xảy ra với những sự kiện của cõi trần. Bạn phải làm gì? Những tư tưởng khác giáng xuống từ trên cao; những tư tưởng loại này lại tác động từ cõi trần lên cõi trên, chúng được gia tăng sinh lực bởi sự hiểu biết của nhiều người, mà thường là những người vô minh. Một loại tư tưởng xuất phát từ hình thể mơ hồ trên cõi trí tuệ, chỉ có những người có trí tuệ cao mới có thể định hình nó được, khoác cho nó lớp vật chất thành những hình dáng hình học chính xác, và những tâm trí như thế có đủ minh triết để ngăn không cho nó khoác lấy lớp vỏ của chất liệu cõi trung giới. Những sự kiện của cõi trần không được như thế. Nó là một thực thể (entity) sống động khoác trong lớp chất liệu cõi trung giới và cõi trí tuệ khi bạn lần đầu tiên gặp và tiếp xúc nó. Bạn sẽ tiếp sinh lực hay bạn sẽ ngăn chặn nó lại? Bạn hãy ngăn chặn nó lại bằng một làn sóng tình thương hướng về đối tượng của nó, bao trùm nó với làn sóng thương yêu này và gởi trả nó lại nơi đã phát sinh ra nó. Làn sóng tình thương này phát sinh ra trên đôi cánh của một đợt dâng trào của vật chất cõi trung giới, đủ mạnh để quét qua và bao trùm nó, có thể làm nó tan rả, nhưng chắc chắn nhất là trả nó lại, một cách vô hại, cho người đã phóng nó ra. Có lẽ nó là một mẫu thông tin ác độc, một sự dối trá, hay một câu chuyện nói hành. Hãy làm nó mất sinh lực bằng tình thương, phá vở nó ra từng mảnh bằng sức mạnh của một hình tư tưởng của binh an và hoà điệu đối kháng lại nó.

Still another type of thought-form comes forth,—the most prevalent and the one that causes the most trouble.  These are the facts of information, the detailed material, the news (if so you like to call it), the basis of what may degenerate into gossip, that concerns either your work, administrative or otherwise, and that which concerns other people.  How shall you prevent your mind from transmitting to another facts such as these?  These are facts that have their origination in physical plane occurrence, and therein lies the difficulty.  The inner facts of the occult life, and those that originate on the mental plane are not so difficult to hide.  They do not come your way till your vibrations are keyed high enough for them, and as a rule, when that is so, character of sufficient stability and wisdom goes alongside.  But it is not thus with a physical plane fact.  What must be done? The other thoughts descend from above; these latter work upwards from the physical plane and are increased in vitality by the knowledge of the many, often of the many unwise.  One kind starts nebulously on the mental plane, and only the higher type of mind can formulate it, and clothe it with matter in geometrical precision, and such a mind usually has the wisdom that refuses to clothe it in astral plane matter.  Not so with the physical plane fact.  It [487] is a vital entity, robed in material of the astral plane and the mental plane when first you meet and contact it.  Will you vitalise it, or will you arrest it?  Arrest it by a rush and wave of love for the party implicated, that envelops the thought-form and sends it back to the originator, borne on the wings of a surge of astral plane matter, strong enough to sweep through and around, mayhap disintegrating, but most certainly returning it harmlessly to the sender.  Perhaps it is an evil piece of information, a lie or item of gossipDevitalise it by love, break it in pieces by the power of a counter thought-form of peace and harmony.

Hoặc nữa, một huynh đệ lầm lỗi làm một việc hoặc hành động xấu xa đáng buồn. Khi đó bạn cần phải làm gì? Chúng ta không thể phá huỷ hoặc làm suy yếu sự thật. Ở đây Định luật Hấp thu sẽ giúp bạn lúc này. Bạn hãy hấp thu hình tư tưởng bạn gặp vào trong tâm của bạn và chuyển hoá nó bằng khoa luyện kim của tình thương. Hãy để tôi thực tế và giải thích cho bạn vì vấn đề này là quan trọng.

Or again, it may be true, some sad or evil occurrence or deed of some mistaken brother.  What then is there to doTruth cannot be devitalised or disintegrated.  The Law of Absorption will aid you hereInto your heart you absorb the thought-form you encounter and there transmute it by the alchemy of love.  Let me be practical and illustrate, for the matter is of importance.

Một vài huynh đệ đến với bạn và kể cho bạn nghe sự việc về một huynh đệ khác, sự việc liên quan đến cái mà thiên hạ gọi là lỗi lầm của người huynh đệ đó. Bạn là người có sự hiểu biết hơn một thường nhân ngoài đường phố, sẽ nhận thức được rằng cái gọi là hành động sai quấy đó có thể chỉ là do tác động của nghiệp quả, hoặc có cơ sở trên một động cơ tốt đẹp nhưng hiểu một cách sai lạc. Bạn sẽ không phụ hoạ vào câu chuyện, cũng không kể tiếp cho ai khác, xem như hình tư tưởng được tạo ra xung quanh sự việc đó đã đi vào cái mà bạn gọi ngõ cụt.

Some brother comes to you and tells to you a fact about another brother—a fact involving what the world would call wrongdoing on that brother’s part.  You who know so much more than the average man of the street, will realise that that so called wrongdoing may be but the working out of karma, or have its basis in a good motive wrongly construed.  You add not to the talk, you do not hand on the information, as far as you are concerned the thought-form, built around the fact, has wandered into what you call a cul-de-sac.

Khi đó bạn sẽ làm gì? Bạn tạo ra một dòng tư tưởng đối nghịch (dựa vào đợt sóng tình thương) bạn gởi đến huynh đệ bề ngoài có vẻ lỗi lầm đó: những tư tưởng hỗ trợ thân ái, của lòng can đảm và ngưỡng vọng, và của sự áp dụng thông minh những bài học đã học được qua hành động mà y đã làm. Bạn không được sử dụng mãnh lực, bởi vì một tư tưởng gia mạnh mẽ không được tác động lên người khác trái phép, nhưng bằng một luồng tình thương nhẹ nhàng chuyển hoá thông minh. Ở đây ta có ba phương pháp để áp dụng, các phuong pháp này không thuần tuý huyền linh như những phuong pháp đượng truyền dạy sau này, nhưng đây là những phuong pháp khả dĩ cho nhiều người.

What do you then?  You build a counter stream of thoughts which (on a wave of love) you send your apparently erring brother: thoughts of kindly assistance, of courage and aspiration, and of a wise application of the lessons to be learnt from the deed he has accomplished.  Use not force, for strong thinkers must not unduly influence other minds, but a gentle stream of [488] wise transmuting love.  We have here three methods, none strictly occult, for those later shall be imparted, but methods available for the many.

  1. Giữ tư tưởng trên cõi trí tuệ, nghĩa là ngăn không cho chất liệu trung giới bám vào.
  2. Dùng một luồng năng lượng yêu thương điều khiển đúng cách để phá huỷ và phân rả hình tư tưởng đó.
  3. Bằng cách hấp thu hình tư tưởng đó và tạo ra một tư tưởng đối lập của tình thương và minh triết.

Ngăn cản – Phân huỷ – Hấp thu

  • The thought form kept to the mental levels, i.e. the inhibiting of astral plane matter.
  • The thought-form broken up and disintegrated by a stream of love-force well-directed.
  • The absorbing of the thought-form, and the formulation of a counter-thought of loving wisdom.

Inhibition-Disintegration-Absorption

There are three main penalties which attach to the wrong use of thought substance,

Có ba hình phạt chính dành cho những sử dụng sai lạc chất liệu tư tưởng, và người đạo sinhphải học cách bảo vệ mình tránh những hình phạt đó. Điều này cuối cùng sẽ khiến cho tiến trình cứu rỗi không cần thiết nữa.

1. Một hình tư tưởng có thể hành động giống như một boomerang. Nó có thể quay trở lại người đã phóng nó ra để thực thi sứ mệnh của nó, nhưng với tốc độ được gia tăng. Một sự thù hận khoác trong lớp vỏ chất liệu trí tuệ có thể quay ngược lại người đã tạo ra nó với năng lượng được tăng cường của người bị thù hận, và như thế có thể tàn phá đời sống của người đạo sinh. Đừng thù oán vì oán thù bao giờ cũng quay trở về nơi nó xuất phát. Có một chân lý sâu xa trong câu cách ngôn cổ: “Lời nguyền rủa giống như những con gà, chúng luôn quay về nhà để ngũ” (Ác giả ác báo).

There are three main penalties which attach to the wrong use of thought substance, and from these the aspirant must learn to save himself, and to avoid those activities; eventually this will make the process of salvation unnecessary.

1. A potent thought-form can act like a boomerang. It can return, charged with increased velocity, to the one who sent it on its mission. A strong hatred, clothed in mental matter, can return to its creator charged with the energy of the hated person, and can hence work havoc in the life of the aspirant. Hate not, for hatred returns ever from whence it came. There is a depth of truth in the ancient aphorism: “Curses, like chickens, come home to roost.[4]

Một lòng ham muốn sở hữu vật chất mạnh mẽ cuối cùng cũng sẽ quay trở lại, chắc chắn đem lại những gì được mong cầu, nhưng trong đa số trường hợp để chỉ thấy rằng người đạo sinh không còn khát khao sở hữu nữa, mà chỉ xem đó là cơn ác mộng, hoặc là hiện nay đã có nhiều hơn những gì y cần và đã chán ngấy nó, không biết làm gì với tất cả những gì mà y thu đạt được.

A potent desire for material acquisition will eventually return bringing inevitably that which has been desired, only to find in the majority of cases that the aspirant no longer aches for[5] possession, but regards it as an incubus[6], or, in the meantime, already possesses more than he needs and is satiated and knows not what to do with all that he has gained.

Một hình tư tưởng mạnh mẽ thể hiện khát vọng giác ngộ tinh thần, hoặc được Chân sư quan tâm, có thể mang đến cho y một cơn lũ ánh sáng chiếu diệu đến nỗi có thể khiến y mù loà, và do đó khiến y trở thành kẻ sở hữu nguồn năng lượng tinh thần dồi dào mà hiện y chưa sẵn sàng cho điều đó và cũng không thể sử dụng nó. Hoặc nữa, nó có thể thu hút hình tư tưởng của một Đấng Cao Cả đến với y, và như thế khiến y càng sa vào cõi ảo tưởng và huyễn cảm. Do đó người đạo sinh cần có lòng khiêm tốn, một ý hướng phụng sự, cùng kết quả là sự quên mình nếu người đạo sinh muốn xây dựng cách thực sự và đúng đắn. Đó là luật.

A potent thought-form embodying an aspiration for spiritual illumination or for recognition by the Master may bring such a flood of light as to blind the aspirant, and make him consequently the possessor of a wealth of spiritual energy for which he is unready, and which he [489] cannot use. Again, it may attract to the aspirant a thought-form of one of the Great Ones, and thus swing him deeper into the world of illusion and of astralism. Hence the need for humility, for a longing to serve and a resulting self-forgetfulness if one is to build truly and correctly. Such is the law.

2. Một hình tư tưởng cũng có thể tác động giống như một chất độc, làm nhiễm độc tất cả suối nguồn của đời sống. Có thể nó chưa đủ mạnh để thoát ra khỏi bầu hào quang của kẻ tạo ra nó (rất ít tư tưởng có thể làm điều này), và hướng đến một bầu hào quang khác để tăng cường sức mạnh của nó, để rồi quay trở lại nơi nó xuất phát, nhưng có thể nó có một sinh lực riêng của nó, có thể tàn phá cả đời sống người đạo sinh. Một sự oán ghét mãnh liệt, một nỗi lo lắng gặm nhắm trong lòng, một sự ghen tị, một sự lo âu thường xuyên, một sự thèm muốn khao khát một người hay một vật nào đó có thể tác động một cách mãnh liệt giống như một chất kích ứng hay một chất độc làm cho cả đời sống người đạo sinh bị hư hoại, và biến việc phụng sự thành vô ích. Cả đời sống bị tước mất sinh lực và biến thành cay đắng bởi sự thù hận, lòng tham vọng, hay nỗi lo lắng được biểu hiện. Tất cả những mối quan hệ với những người khác trở nên vô ích, thậm chí là nguy hại, bởi vì người đạo sinh mang nỗi lo lắng hay nghi ngờ làm nhiễm độc cả gia đình, hoặc nhóm bạn bè thân hữu do thái độ độc hại bên trong y chi phối bởi một ý tưởng. Mối liên hệ của y với linh hồn của y, sức mạnh của sự tiếp xúc của y với thế giới ý tưởng tinh thần bị dừng lại, bởi vì y không thể tiến bộ được, bị kềm giữ lại bởi chất độc bên trong hệ thống trí tuệ của y. Nhãn quang của y bị méo mó, bản chất của y bị hư hoại, và tất cả mối liên hệ của y bị ngăn trở bởi những tư tưởng dai dẳng, mệt mỏi mà y đã tự biểu hiện thành hình thể có một đời sống mạnh mẽ đến nỗi nó có thể làm nhiễm độc y. Y không thể thoát khỏi chúng được dù y đã cố gắng hết sức hay đã nhận thấy rõ ràng, về mặt lý thuyết, nguyên do của sự khó khăn của y. Đây là một trong những dạng khó khăn phổ biến nhất bởi vì nó cội nguồn trong đời sống cá nhân ích kỷ, và thông thường nó linh hoạt đến nỗi dường như nó lách khỏi những tác động trực tiếp.

2. A thought-form can also act as a poisoning agent, and poison all the springs of life. It may not be potent enough to swing out of its creator’s aura (very few thought-forms are), and find its goal in another aura there to gather strength and so return from whence it came, but it may have a vitality of its own which can devastate the life of the aspirant. A violent dislike, a gnawing[7] worry, a jealousy, a constant anxiety and a longing for something or someone may act so potently as an irritant or poison that the entire life is spoilt, and service is rendered futile. The entire life is embittered[8] and devitalized by the embodied worry, hatred or desire. All relationships with other people are rendered equally futile or even definitely harmful, for the worried or suspicious aspirant spoils the home circle or his group of friends by his inner poisonous attitude, governed by an idea. His relation to his own soul and the strength of the contact with the world of spiritual ideas is at a standstill, for he cannot progress onward and is held back by the poison in his mental system. His vision becomes distorted, his nature corroded, and all his relationships impeded by the wearing[9], nagging[10] thoughts which he has himself embodied in form and which have a life so powerful that they can poison him. He cannot rid himself of them no matter how hard he tries or how clearly he sees (theoretically) the cause of his trouble. This is one of the commonest forms of difficulty, for it has its seat in the selfish personal life, and is oft-times so fluidic that it seems to defy direct action.

“Cái chân lý ngày hôm nay ngày mai có thể được thấy như là một mảng của một chân lý lớn hơn.”

3. Mối nguy hiểm thứ ba mà người đạo sinh phải dè chừng là y có thể bị ám bởi chính ý tưởng được thể hiện của mình, chúng có thể đúng tạm thời hoặc cơ bản là sai. Nên nhớ rằng tất cả những ý tưởng đúng đắn có bản chất tạm thời, cuối cùng chúng cũng trở thành chân lý một phần và nhường chỗ lại cho chân lý lớn hơn. Cái chân lý ngày hôm nay ngày mai có thể được thấy như là một mảng của một chân lý lớn hơn. Một cá nhân có thể nắm được một số các nguyên lý thứ yếu của Minh Triết Muôn Đời một cách rõ ràng và tự tin về sự đúng đắn của chúng đến nỗi y bỏ quên cái toàn thể lớn hơn, và y tạo ra một hình tư tưởng về một phần chân lý mà y đã thấy. Hình tư tưởng này tạo ra một giới hạn, giam hảm y không cho y tiến bộ. Y chắc chắn về việc y sở hữu chân lý đến nỗi y không thể thấy chân lý của một ai khác. Y có thể tự tin về sự đúng đắn của khái niệm được thể hiện của riêng mình về chân lý đến nỗi y quên đi những hạn chế của não bộ của mình, và rằng chân lý đã đến với y qua linh hồn của y, và do đó bị tô điểm bởi Cung của y, sau đó được thể trí riêng biệt của y tạo thành hình thể. Y chỉ sống cho chân lý nhỏ bé đó; y không thể thấy chân lý nào khác; y áp đặt hình tư tưởng của mình lên kẻ khác; y trở thành kẻ cuồng tín bị ám và có một tâm trí không cân bằng, ngay cả khi cả thế giới xem y là bình thường.

The third danger against which the aspirant must [490] guard himself is becoming obsessed by his own embodied ideas, be they temporarily right or basically wrong. Forget not that all right ideas are temporary in nature and must eventually take their place as partial rights and give place to the greater truth. The fact of the day is seen later as part of a greater fact. A man can have grasped some of the lesser principles of the Ageless Wisdom so clearly and be so convinced of their correctness that the bigger whole is forgotten and he builds a thought-form about the partial truth which he has seen which can prove a limitation and keep him a prisoner and hold him back from progress. [11]He is so sure of his possession of truth that he can see the truth of no one else. He can be so convinced of the reality of his own embodied concept of what the truth may be that he forgets his own brain limitations and that the truth has come to him via his own soul and is consequently colored by his ray, being subsequently built into form by his personal separative mind. He lives but for that little truth; he can see no other; he forces his thought-form on other people; he becomes the obsessed fanatic and so mentally unbalanced, even if the world regards him as sane.

Bằng cách nào chúng ta có thể bảo vệ mình khỏi những hiểm nguy này? Bằng cách nào y tạo dựng hình tư tưởng đúng cách? Bằng cách nào y duy trì được sự cân bằng khiến y có thể thấy đúng đắn, phán đoán đúng cách, và như thế duy trì sự tiếp xúc với linh hồn của y và với linh hồn của những người khác?

How shall a man guard himself from these dangers? How shall he rightly build? How shall he preserve that balance which will enable him to see truly, judge rightly, and so preserve his mental contact with his soul and with the souls of his fellow men?

Trước nhất và quan trọng nhất là thực hành hạnh Bất Hại. Điều này bao gồm tính bất hại trong lời nói, trong tư tưởng, và do đó trong hành động. Đó là hạnh Bất hại tích cực, liên quan đến hoạt động thường xuyên và sự chăm chú. Nó không phải là sự dung hoà thụ động, dễ thay đổi.

First and foremost, by the constant practice of Harmlessness. This involves harmlessness in speech and also in thought and consequently in action. It is a positive harmlessness, involving constant activity and watchfulness; it is not a negative and fluidic tolerance.

“Điều này đòi hỏi một sự quan sát chăm chút từng ngày, từng giờ, cho tới khi y đã vượt qua những thói quen cũ và thiết lập tiết điệu mới.”

Thứ hai, bằng cách kiểm soát hằng ngày các tư tưởng được tạo ra và giám sát đời sống tư tưởng. Người đạo sinh không cho phép một vài loại tư tưởng nào đó phát sinh; một số thói quen tư tưởng cũ phải được hoá giải bằng cách xây dựng những tư duy sáng tạo xây dựng. Y phải đưa vào hậu trường một số định kiến nào đó (bạn hãy lưu ý giá trị huyền linh của từ ngữ đó) để cho y có thể thấy được chân trời mới và những ý tưởng mới có thể đến với y. Điều này đòi hỏi một sự quan sát chăm chút từng ngày, từng giờ, cho tới khi y đã vượt qua những thói quen cũ và thiết lập tiết điệu mới. Khi đó người đạo sinh sẽ khám phá ra rằng tâm trí y tập trung vào những ý tưởng tinh thần mới đến nỗi những hình tư tưởng cũ không còn lôi kéo sự chú ý của y nữa. Những hình tư tưởng này sẽ chết đi vì thiếu nguồn cung cấp dưỡng chất. Có một sự khích lệ về điều này. Ba năm đầu tiên sẽ là thời gian khó khăn nhất. Sau đó thì tâm trí sẽ chăm chú vào các ý tưởng chứ không phải bởi hình tư tưởng.

Secondly, by a daily guarding of the doors of thought and a supervision of the thought life. Certain lines of thought will not be permitted; certain old thought habits will be offset by the institution of constructive creative [491] thinking; certain preconceived ideas (note the esoteric value of that phrase), will be relegated to the background so that the new horizons will be visioned and the new ideas can enter. This will entail a daily, hourly watchfulness, but only until ancient habits have been overcome and the new rhythm established. Then the aspirant will discover that the mind is so focused on the new spiritual ideas that the old thought-forms will fail to arrest the attention; they will die of inanition. There is encouragement in this thought. The first three years work will be the hardest. After that the mind will be engrossed by the ideas and not by the thought-form.

Thứ ba, bằng cách từ chối không sống trong thế giới tư tưởng của riêng mình mà bước vào thế giới của ý tưởng và dòng tư tưởng của nhân loại. Thế giới của ý tưởng là thế giới của linh hồn, của thượng trí. Dòng suối các tư tưởng và ý kiến của nhân loại thuộc về tâm thức chung và của hạ trí. Người đạo sinh phải tự do hoạt động trong cả hai thế giới. Bạn hãy lưu ý cẩn thận điều này. Điều này không có nghĩa là y phải hoạt động một cách tự do, vốn liên hệ nhiều hơn đến ý tưởng thuận lợi, mà có nghĩa rằng y phải hoạt động như một tác nhân tự do trong cả hai thế giới. Y thực hiện điều đầu tiên bằng cách tham thiền hằng ngày. Y hoàn tất điều thứ hai bằng cách đọc rộng, quan tâm cảm thông và hiểu biết.

Thirdly, by refusing to live in one’s own thought world and by entering the world of ideas and the stream of human thought currents. The world of ideas is the world of the soul, and of the higher mind. The stream of human thoughts and of opinions is that of the public consciousness and of the lower mind. The aspirant must function free in both worlds. Note this with care. The thought is not that he must function freely, which involves more the idea of facility, but that he must function as a free agent in both worlds. Through constant daily meditation he does the first. Through wide reading and sympathetic interest and understanding he accomplishes the second.

Thứ tư, y phải học cách tách rời khỏi hình tư tưởng của y và để cho chúng tự do hoàn thành mục đích mà y đã tạo ta chúng một cách thông minh. Bước thứ tư này bao gồm hai phần:

  1. Bằng cách sử dụng một cụm từ huyền bí (mystic phrase) y cắt đứt sợi dây giữ ý tưởng được thể hiện trong vòng hào quang của y.
  2. Bằng cách tách rời tâm trí của y khỏi ý tưởng một khi y đã phóng nó ra để thực thi sứ mệnh của nó, y học bài trong “Chí Tôn Ca” và “hành động mà không bị ràng buộc”.

Hai điểm này thay đổi tuỳ theo sự phát triển và trình độ của người đạo sinh. Mỗi người phải tự thiết lập cụm từ huyền bí tách ly của riêng mình, và mỗi người phải tự mình học hỏi, không cần ai trợ giúp, cách nhìn khỏi ba cõi thấp nơi mà y đang nỗ lực để đưa ra ý tưởng của công việc cần thực hiện. Y phải tự dạy mình cách tách khỏi hình tư tưởng mà y đã tạo ra, hình tư tưởng thể hiện ý tưởng đó, và biết rằng khi y sống như một linh hồn và khi mà năng lượng tinh thần tuôn tràn qua y, thì hình tư tưởng của y sẽ thể hiện ý niệm tinh thần và hoàn thành được công việc của nó. Nó được cố kết bằng đời sống của linh hồn chứ không bằng dục vọng phàm ngã. Những kết quả nhận biết được luôn phụ thuộc vào sức mạnh của xung động tinh thần kích hoạt ý tưởng của y được thể hiện trong hình tư tưởng. Công việc của y nằm trong thế giới của ý tưởng chứ không nằm trong những hiệu quả trần gian. Những khía cạnh trần gian sẽ tự động đáp ứng với xung động tinh thần.

Fourthly, he must learn to detach himself from his own thought creations, and leave them free to accomplish the purpose for which he intelligently sent them forth. This fourth process falls into two parts:

  1. By the use of a mystic phrase he severs the link which holds an embodied idea in his thought-aura.
  2. By detaching his mind from the idea, once he has sent it on its mission, he learns the lesson of the Bhagavad Gita and “works without attachment”.

These two points will vary according to the growth and status of the aspirant. Each has, for himself, to formulate [492] his own “severing phrase”, and each has for himself, alone and unaided, to learn to look away from the three worlds wherein he works in his effort to push his idea of the work to be done. He has to teach himself to withdraw his attention from the thought-form he has built, wherein that idea is embodied, knowing that as he lives as a soul, and as spiritual energy pours through him so his thought-form will express the spiritual idea and accomplish its work. It is held together by the life of the soul, and not by personality desire. The tangible results are ever dependent upon the strength of the spiritual impulse animating his idea, which is embodied in his thought-form. His work lies in the world of ideas and not in physical effects. Automatically the physical aspects will respond to the spiritual impulse.

****

9 Comments

  1. jupiter nguyen

    Bài trích dịch trên thật vô cùng hay ,hữu ích và dễ hiểu . Chúng tôi là những Chela ( mới học Đạo ) , do đó chúng tôi mong muốn Webmaster thường xuyên có những trích dịch chọn lọc và giảng giải giáo huấn của chân sư D.K phù hợp với trình độ chúng tôi như bài Hình Tư Tưởng trên. Webmaster nên cho chúng tôi học những bài dễ hiểu trước và thường xuyên như bài trên còn những bài khó và cao siêu sẽ từ từ học sau . Chúng tôi đã mong muốn học quyển A Treatise on White Magic từ lâu lắm rồi , nay thì bạn đã bắt đầu làm thõa mãn niềm khao khát của chúng tôi. Thanks so much Webmaster.

    • webmaster

      Có lẽ bạn dùng từ “aspirant” thì đúng hơn. Aspirant chỉ người mộ đạo, người tầm đạo, học đạo, đạo sinh, người có đạo tâm … Còn Chela là từ Ấn độ, chỉ đệ tử của Chân sư. Đức DK cũng dùng chela theo ý nghĩa này…

  2. jupiter nguyen

    Trong bài trích dịch trên tôi để ý câu nói của master D.K ” tất cả chúng ta trong giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa đều thực hành tà đạo ( black Magic ) một cách vô ý thức ” . Tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta đều thực hành tà đạo hàng ngày một cách vô thức bằng những tư tưởng xấu xa , trù ẻo người khác vì sự ghen ghét và ganh tỵ … Trước đây tôi có đọc một số sách Mật tông Tây Tạng họ rất am hiểu về quyền năng của lời nói và tư tưởng , sách Mật tông Tây Tạng nói rằng lời nói là biểu hiện của tư tưởng và khi một người nào đó thốt ra một lời nói với sự chú tâm và tập trung cao độ ( cho dù là với động cơ tốt hay xấu ) thì sẽ tạo ra một sức mạnh vô hình khiến cho lời nói đó trở thành sự thật. Tôi xin phép kể một trong số những trường hợp mà tôi đã có kinh nghiệm như sau : hồi đó có một lần cái bóng đèn nhà của tôi bị cháy nên má tôi bảo tôi đi mua một cái bóng đèn mới để thay nhưng mà tôi lại mua tới 2 cái bóng đèn luôn ( vì tính tôi lười đi chợ nên mua thứ gì cũng muốn mua thật nhiều để dự trữ ) khi mua về thì má rầy la tôi ( vì má tôi chỉ muốn mua 1 cái thôi ) lúc đó tự nhiên tôi nổi khùng lên và tôi nói với một sự tập trung cao độ ” con mua sẵn 2 cái để ngày mai cái kia cháy thì thay luôn khỏi mất công đi mua thêm một lần nữa ” . Quả thật qua ngày hôm sau thì cái bóng đèn mới mua đó cũng cháy luôn.

    • khách

      Theo tôi nghĩ có thể bạn đã nhầm về trường hợp mua bóng đèn hồi đó của bạn (có thể thôi).Để tôi nói rõ hơn. Theo tôi thì những nhân quả mà một người phải trả ở kiếp này phần lớn là do những vong hồn (ma, cõi vô hình) tạo ra hoặc ít nhất cũng là nhân tố tạo nên quả đó. Tôi nghĩ như thế , vì từ những giấc mơ lạ của tôi và vài chuyện. Do đó bóng đèn thứ hai bị bể có thể là do sinh vật cõi vô hình làm , tôi nghĩ thế.

      p/s Cảm ơn webmaster một bản dịch khá ý nghĩa . Có lẽ tôi nên sẽ thay đổi quan điểm của mình về con ma đang quấy rầy tôi( nó hay gõ vào thành giường của tôi).

  3. jupiter nguyen

    Khi đọc đến đoạn “… cái chân lý của ngày hôm nay hay ngày mai có thể được nhìn thấy như là một mảng của một chân lý lớn hơn … ” thì tôi nhớ đến câu nói của Đức Chirst ” chúng ta không thể đổ rượu mới vào cái bình cũ ” . Tôi nghĩ rằng nhân loại bây giờ đã tiến hóa hơn xưa rất nhiều nên cần phải có giáo lý mới phù hợp với nhân loại ngày nay ( và đó chính là giáo lý của master D.K ) , không thể đem những giáo lý cũ rích của những thời đại xưa mà áp dụng cho con người thời đại khoa học hiện nay. Trong các quyển sách của master D.K thì Ngài còn gợi ý rằng Hội Đồng Tiên Thánh ( Hierarchy ) sẽ còn đưa ra những giáo lý mới cho nhân loại nữa.

    • webmaster

      Bạn nói rất đúng. Nhiều người tự giam hảm mình trong tư tưởng chật hẹp và cũ kỷ của mình, hoặc như đức DK nói, hính tư tưởng trở nên mạnh mẽ hơn và khống chế kẻ đã tạo ra nó. Khi bạn học đến quyển Esoteric Psychology, đức DK sẽ dạy cho bạn có những loại bệnh tâm thần do con người bị ám bởi hình tư tưởng của mình

  4. jupiter nguyen

    Trong bài trích dịch trên có một đoạn vô cùng hay và tôi nghĩ rằng đó chính là một định luật hay là một chân lý hiển nhiên và tôi sẽ vĩnh viễn không bao giờ quên lời dạy đó của master D.K , đoạn đó là ” … Ta phải nhớ một điều : nếu người đạo sinh gợi lên lòng căm thù trong một đồng sự , và nếu y khiến người đó nóng giận … , thì có nghĩa người đạo sinh chưa hoàn toàn bất hại … , bởi vì định luật tự nhiên nói rằng chúng ta nhận những gì chúng ta cho ra … ” . Thật là hay vô cùng , thật là minh triết vô cùng . Quả thật giáo lý của master D.K giúp chúng ta mở mang trí tuệ và giúp chúng ta thoát khỏi địa ngục của vô minh.

    • webmaster

      Quyển A Treatise on White Magic nằm trong chương trình học của trường Morya Federation of Esoteric Meditation, kéo dài 3 năm liền (năm thứ 3, 4, và 5). Trong quyển sách đức DK đưa ra 15 qui luật cổ xưa nói về các qui tắc để thực hành Chánh thuật (White Magic). Trong 15 qui luật của Chánh thuật đó có 6 qui luật áp dụng cho cõi trí tuệ (mantal plane), 5 qui luật cho cõi trung giới (astral plane), và 4 qui luật cho cõi hồng trần. Sau mỗi qui luật Ngài diễn giải (commentary) để học viên hiểu các qui luật đó. Bài trên là phần bình giảng của qui luật số 11. Khi học, các học viên phải đọc thật kỹ để hiểu rõ, làm tóm tắt. Đôi khi bạn được yêu cầu tìm ra những hint (những ẩn ý huyền linh) mà Ngài nêu ra, hoặc tìm ra tối thiểu ba tư tưởng nổi bật nhất có ảnh hưởng nhất đến tâm thức của bạn. Như thế thì việc học mới có hiệu quả, bạn dần mở mang trí tuệ, trí trừu tượng và trực giác. Bạn Jupiter đã nêu ra được ba tư tư tưởng nổi bật nhất của bài viết, là một cách học theo đúng hướng của đức DK dạy. Và nếu các bạn viết lại tóm tắt của bài viết của đức DK để sau này khi bạn đọc lại, các bạn có thể lướt qua các nội dung chính một cách nhanh chóng. Đó cũng là cách mà đức DK khuyên chúng ta nên làm khi đọc sách của Ngài

  5. jupiter nguyen

    Lời dạy của master D.K sâu xa , minh triết và thâm thúy vô cùng nhưng đồng thời cũng không phải hoàn toàn dễ hiểu như đọc quyển Dưới Chân Thầy . Do đó tôi đọc đi đọc lại hoài mà không chán và càng đọc , càng suy gẫm lại càng cảm thấy hay . Tôi thấy trong bài trích dịch trên có một câu nói rất đáng để chúng ta quan tâm và suy gẫm thật sâu xa ” … Đừng oán thù vì oán thù bao giờ cũng quya trở về nơi nó xuất phát . Có một chân lý sâu xa trong câu cách ngôn cổ : lời nguyền rủa cũng giống như những con gà , chúng luôn quay về nhà để ngủ ” . Tôi nhận thấy câu nói trên là một sự thật hiển nhiên và rõ ràng mà chúng ta có thể nhận thấy ngay trong cuộc sống mỗi ngày . Hiển nhiên khi mình thù oán người nào là vì người đó đã làm khổ mình , đã hãm hại mình , đã gây tổn hại về mặt vật chất hay tình cảm đối với mình … Nhưng điều vô cùng kỳ lạ và quan trọng để hiểu là nếu mình vẫn tiếp tục oán thù người đó thì mình vẫn còn bị ràng buộc bởi người đó , vẫn còn bị người đó làm cho đau khổ. Và Krishnamutri cũng đã nói rằng ” Ghét người thì cũng bị người ràng buộc ( làm khổ ) y như thương người ” . Master D.K đã dạy một điều vô cùng thực tiễn và sâu xa mà tôi sẽ không bao giờ quên , Ngài dạy chúng ta rằng ” Bạn đừng bám víu vào bất cứ ai cả và cũng đừng để bất cứ ai bám víu vào bạn cả ” . Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta thật sự hiểu được và sống được với lời dạy đó của master D.K thì chúng ta sẽ không bao giờ phải đau khổ và phải rơi lệ vì một người nào cả ( cho dù đó là người thân yêu nhất của ta ). Điều đó không có nghĩa là trái tim của ta đã biến thành sắt đá mà vì trong ta đã thấu hiểu và đã đạt đến một chân lý tuyệt vời khác rồi ( các vị chân sư đã đạt đến điều đó rồi nên các Ngài không bao giờ đau khổ hay rơi lệ vì bất cứ ai cả ). Tôi tự hỏi rằng ai có thể hiểu được điều gì đã khiến các vị Chân sư không còn đau khổ và không bao giờ rơi lệ vì bất cứ ai ?

Leave Comment