THE THIRD EYE – CHƯƠNG 3

CHAPTER 3 “CON MẮT THỨ BA”
Cơ quan Nội Nhãn

Cách mà cơ quan nội nhãn hoạt động là một vấn đề rất mang tính hiện sinh. Sai lầm thường gặp là tin rằng khả năng thông nhãn—như nhìn xuyên tường, thấy những thứ ở khoảng cách xa, hoặc nhìn vào quá khứ và tương lai—là những cách duy nhất mà con mắt thứ ba biểu hiện. Điều này không đúng. Những khả năng này có thể là những cách thể hiện kịch tính nhất, nhưng chắc chắn không phải là duy nhất. Bất kỳ sự tiếp cận nào tới một thẩm quyền thực sự cao hơn bản thân phàm ngã đều là dấu hiệu của một con mắt thứ ba đang hoạt động, miễn là cá nhân đủ nhận thức và không đánh mất ý thức của mình vào một thực thể chiếm hữu nào đó.

The Third Eye – Chương 2

CHƯƠNG 2 “The Third Eye”
Sức Mạnh Bên Trong Các Hình Thể

Những sự thật liên quan đến những vấn đề này đã được khắc sâu vào tôi một cách mạnh mẽ trong những năm tôi rút lui vào đầu thập niên 1950. Đó là khoảng thời gian tôi phải đưa ra những quyết định quan trọng về toàn bộ tương lai của mình, và tôi cảm nhận một lời kêu gọi mạnh mẽ từ bên trong để rút lui. Tôi chọn thực hiện điều này ở một khu vực hoang vắng phía nam Cape Town, Nam Phi, được gọi là Phillipi. Đó là một vùng bán sa mạc với hàng dặm vuông cồn cát và những đầm cỏ. Phillipi nằm gần mũi phía nam của châu Phi, nơi hai đại dương lớn—Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương—gặp nhau, một bên lạnh giá và đầy sóng gió, một bên ấm áp và thường yên tĩnh.

CHƯƠNG 1-Ý NGHĨA HUYỀN BÍ CỦA ĐẠI ẤN HOA KỲ

Giới thiệu: Chúng tôi sẽ dịch giới thiệu một số tác phẩm của Douglas Baker, nhà huyền bí học người Anh. Các bạn đã đọc những quyển sách của Ông được các bạn học viên Morya Federation Việt Nam dịch như Tái Sinh, Luật Nhân Quả, những quyển có tính chất “phổ thông”. Bây giờ là quyển “The Third Eye”, một chủ đề dễ gây nhầm lẫn. Nhiều người nghĩ Con mắt thứ ba chính là luân xa Ajna, hoặc liên quan đến thông nhãn, nhất là sau khi đọc “Con mắt thứ ba” của Lobsang Rampa. Thật sự, con mắt thứ ba là một điều khác hoàn toàn, và được Chân sư DK giải thích rất kỹ trong các sách của Ngài.

Tái Sinh — Phụ Lục: Các Kiếp Sống của Erato

Phần Phụ Lục của quyển Tái Sinh, viết về các kiếp sống của Erato (John Varley) trích từ tác phẩm của C.W Leadbeater.

Sau khi một người đã chấp nhận ý tưởng tái sinh, rằng linh hồn sẽ tiếp tục trở lại hết lần này sang lần khác trên Trái Đất, một câu hỏi không tránh khỏi sẽ nảy sinh: “Thế tất cả điều này kết thúc ra sao?” Câu trả lời được đưa ra bởi các triết gia Phương Đông là Sự Giải thoát, hoặc là sự tự do cuối cùng khỏi những lần tái sinh. Trong bản ghi lại về các lần tái sinh của rất nhiều linh hồn khác nhau trong loạt bài về “Các kiếp sống” này, một sự chỉ dẫn khác được đưa ra về mục đích của sự tái sinh.

Tái Sinh — Chương 9-12

Đây là ba chương cuối cùng của quyển sách (ngoại trừ phụ lục nói về các kiếp sống của Erato). Khi khép lại quyển sách, những gì đọng lại trong chúng ta có lẽ là lời kết của quyển sách:
“Khi chúng ta hiểu được điều gì đó về luật Karrma…Khi chúng ta cảm nhận được quá trình tái sinh vĩ đại… chúng ta cũng bắt đầu hiểu rõ giá trị của sự bất tử… thì câu chuyện lãng mạn của quá khứ bắt đầu lay động từ sâu thẳm trong chúng ta.

THAM THIỀN HUYỀN MÔN–PHƯƠNG TIỆN ĐI VÀO SIÊU Ý THỨC

Mục tiêu của tất cả các truyền thống bí truyền chính và của tất cả các tôn giáo trên thế giới là bước vào một “giới” tự nhiên cao hơn, vào “lãnh địa của chư thần”. Giới hay “vương quốc” này được gọi là Giới thứ năm, và nhận thức và trải nghiệm của một người về thế giới đó tạo thành cái gọi là trải nghiệm siêu ý thức.

Tái Sinh

Chúng tôi xin giới thiệu 6 chương đầu của quyển Tái Sinh, tác giả là nhà huyền bí học Douglas Baker người Anh. Bản dịch do Lan Hương và Vũ Thành Khánh dịch, Mai Oanh hiệu đính.

Luật Nhân Quả – Chương 12: Bệnh tâm thần phân liệt

Chương 12 của quyển Luật Nhân Quả

Tâm thần phân liệt được mô tả là khuynh hướng được di truyền đối với rối loạn chức năng tâm lý. Khuynh hướng bệnh này với sự biểu hiện là các hành vi tâm lý bất thường có thể do căng thẳng (stress) kích hoạt và tạo ra biểu lộ. Loại cơ thể vật lý mà người bệnh tâm thần phân liệt kế thừa trên khía cạnh hệ thần kinh và các tuyến nội tiết, thể cảm dục mà người đó hình thành từ thời niên thiếu và thanh niên dưới tác động của môi trường xã hội xung quanh, và thể trí mà anh ta kiến tạo, tất cả đóng góp vào việc tăng lên hoặc giảm thiểu đi các biểu hiện của sự bất hoà của Linh hồn với các hiện thể của nó. Nơi có sự ma sát giữa hai điều trên thì các hành vi tâm thần phân liệt có thể sẽ bộc lộ.

Luật Nhân Quả – Chương 11 – Chứng Nghiện rượu: Một sự khát khao quyền lực

CHƯƠNG 11 của Luật Nhân Quả: Chứng Nghiện rượu: Một sự khát khao quyền lực
Con người bắt đầu uống rượu trên hành tinh này từ rất sớm, chắc chắn trước cả thời kỳ Atlantis. Tuy nhiên, ở thời kỳ Lemuria, nó được sử dụng chủ yếu như một chất kích thích các cơ quan trong cơ thể để điều chỉnh với những thay đổi nhiệt độ bên ngoài.

Luật Nhân Quả – Chương 10 – Bệnh Down: Sự hấp thụ các phẩm tính của Linh Hồn

CHƯƠNG 10 – Hội chứng bệnh Down: Sự hấp thụ các phẩm tính của Linh Hồn
Gần đây hai bác sỹ Pakistan đã thảo luận về tỷ lệ mắc Hội chứng bệnh Down ở Anh. Cả hai đều cảm thấy rằng tỷ lệ này đang tăng lên và rằng ở đất nước của họ, chẳng có sự gia tăng giống với các tình trạng mắc bệnh như ở Anh Quốc. Điều này có thể đúng. Patterson (Cuốn Những đứa trẻ mắc bệnh, tác giả Donald Patterson, phát hành bởi Cassell) xếp nó là một trong 600 khiếm khuyết bị lưu giữ trong các viện tâm thần.