Luân xa – XX – Luân xa và bệnh tật của người học đạo

Đây là bài viết chuyên sâu về bệnh tật và các khó khăn của người đã bước vào con đường đệ tử (dự bị hoặc chính thức, hoặc của người chí nguyện), tiếp nối loạt bài về các luân xa trước đây. Trong loạt bài về luân xa, chúng tôi có trình bày tóm lượt các bệnh tật liên quan

Dora Van Gelder Krunz – luân xa và bệnh tật

Dora Van Gelder sinh năm 1904, mất 1999. Bà là Hội trưởng Xứ Bộ Thông Thiên Học Hoa Kỳ từ năm 1975 đến năm 1987. Khả năng nhãn thông của Bà là bẩm sinh, phát triển ngay từ bé. Năm 11 tuổi Bà đến cư ngụ tại Mosman, ngoại ô của Sydney, Úc và được C.W. Leadbeater hướng dẫn thêm cách sử dụng và phát triển khả năng nhãn thông của Bà. Cũng thông qua Ông C.W. Leadbeater Bà gặp Ông Fritz Kunz khi ấy thường hay tháp tùng Ông C.W. Leabeater đi khắp nơi. Năm 1927, Bà thành hôn với Ông Fritz Kunz và sang định cư tại Hoa Kỳ. Khi Bà sang sinh sống tại Hoa Kỳ thì bà cùng Ông hoạt động cho Hội Thông Thiên Học Hoa Kỳ. Năm 1975 bà trở thành Hội trưởng của Xứ Bộ Thông thiên học Hoa Kỳ trong 12 năm. Năm 1987, bà nghỉ hưu và tập trung vào việc giảng dạy và viết sách

Luân xa (Phần XVIII) – Điểm đạo (tiếp theo)

Trong quyển sách đầu tiên của đức D.K (viết qua trung gian của bà A.A. Bailey)– quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ–Ngài tiết lộ cho thế gian những sự thật huyền nhiệm của các lễ điểm đạo, về Thánh đoàn, về con đường đệ tử. Chủ yếu chính của quyển sách là nhằm đính chính lại những sai lạc phổ biến trước đó và cung cấp cho công chúng một cái nhìn đúng đắn về Thánh đoàn. Trước đó Bà H.P. Blavatsky có tiết lộ cho thế gian biết về Thánh đoàn nhưng, như lời Ngài nói, Bà trình bày không mạch lạc và không theo một trình tự nào cả.

Luân xa (Phần XVII) – Điểm đạo

Điểm đạo là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, bởi vì chỉ khi nào chúng ta vượt qua nó chúng ta mới khả dĩ viết về nó được. Hội Thần Triết từng bị đức D.K phê phán vì những tuyên bố đầy ảo tưởng về các điểm đạo đồ của mình. Ngài nói không một điểm đạo đồ (initiate) thực sự nào lại được phép tự nhận mình như thế trước công chúng. Quả vị của mỗi điểm đạo đồ phải được minh chứng trong thực tiển, trong các việc làm hằng ngày, trong ảnh hưởng mà y thể hiện lên thế giới xung quanh. Nó phải được thể hiện bằng một cuộc đời phụng sự hiến dâng, vô kỷ. Và điều quan trọng cần nhớ là các điểm đạo đồ không chỉ hiện diện trong giới tâm linh, các nhà huyền linh học, mà họ hiện diện trong mọi lãnh vực của cuộc sống…

Luân xa (Phần XVI) – Phương pháp thở (Pranayama)

Trong tám pháp môn của Raja Yoga, Pranayama đứng ở vị trí thứ tư sau Asana. Pranayama có nghĩa là phương pháp kiểm soát Prana, năng lượng của vũ trụ. Tuy rằng Patanjali không đề cao quá mức Pranayama trong Yoga Sutra của mình, nhưng Ông khuyến cáo việc nên điều hòa hơi thở trước khi tham thiền qua các chu kỳ hít vào, nín thở, và thở ra. Hầu hết chúng ta không ý thức được rằng có một mối quan hệ mật thiết giữa tâm trí và hơi thở. Khi chúng ta thở hổn hển, ngắt quãng, không điều hòa thì tâm trí ta cũng bất an, và ngược lại, khi chúng ta lo sợ, giận dữ hơi thở ta cũng thiếu an tịnh. Hơn thế nữa, đức D.K dạy chúng ta rằng “đừng có ai đó nghi ngờ về hiệu quả của các bài tập thở lên thể sinh lực (dĩ thái) của chúng ta. Cũng giống như ăn và uống ảnh hưởng một cách chắc chắn trong việc kiến tạo hay phá hủy xác thân, phương pháp thở cũng tạo ra những hiệu quả mạnh mẽ lên thể dĩ thái nếu thực hiện trong một thời gian đủ dài.”

Luân xa (Phần XV) – Kỹ thuật hình dung (visualisation)

Trong các bài tham thiền mà Chân sư D.K giảng dạy cho các đệ tử, việc hình dung (visualization) giữ một vai trò trọng yếu trong việc thực hiện thành công các bài tham thiền, vì “năng lượng đi theo tư tưởng”. Ngài nói rằng trong các trường tham thiền nội môn tương lai, việc hình dung sẽ là một trong các kỹ thuật cơ bản được giảng dạy cho các đệ tử. Nó là bước đầu tiên trong việc điều khiển năng lượng (direct energy). Khi người đạo sinh đã thuần thục kỹ thuật hình dung y sẽ dễ dàng áp dụng nó trong các bài tham thiền khác như tham thiền kiến tạo đường antahkarana nối liền giữa phàm ngã và chơn ngã, tham thiền trong việc chữa bệnh hoặc khai mở các luân xa.

Luân xa (phần XIV) – luồng xà hoả Kundalini

Kundalini, còn gọi là luồng hoả hầu, xà hỏa (serpent fire) … là năng lượng của Ngôi Ba thượng đế, Nó là luồng lửa của vật chất (fire of matter). Trong một người bình thường Kundalini nằm ngũ yên tại luân xa đáy cột sống. Nói nó ngũ yên chỉ đúng một phần nào, vì thật ra nó có những chu kỳ hoạt động và thức tỉnh. Đức D.K dạy rằng trong con người bình thường, một phần ba năng lượng của nó đã thức tỉnh và đi lên theo một trong ba vận hà (channel) dọc theo cột sống, hai phần ba năng lượng của nó vẫn nằm yên và dùng để nuôi dưỡng các luân xa thấp, các cơ quan sinh dục.

Luân xa (Phần XIII) – Luân xa và sự chết

Chết là điều mà không ai tránh khỏi, từ người thường đến bậc thánh nhân. Do đó nó luôn luôn khiêu gợi sự tò mò của mọi người. Những người duy vật triệt để, khi cận kề cái chết lại là những người sợ hãi nhất. Vì với họ, chết nghĩa là hết, là chấm dứt. Nhiều người sợ chết vì không ai biết sau khi chết họ sẽ ra sau. Người ta nghiên cứu, tìm hiểu về cái chết. Ngay cả trong giới thần triết (theosophy), vẫn có những bất đồng trong việc diễn giải đời sống sau chết. Bà H.P. Blavatsky dạy khác, Ông C.W. Leadbeater và bà Annie Besant dạy khác. Theo lẽ thường, người ta tin bà H.P. Blavatsky hơn vì bà là thầy dạy của C.W. Leabeater và Annie Besant. Nhưng thật ra sự việc không lúc nào đơn giản như vậy. Trong mỗi giai đoạn, Thánh đoàn chỉ phổ biến một phần nào của chân lý. Những vị giáo chủ, những bậc Thầy trong những giai đoạn sau mang đến cho thế gian nhiều chân lý mới hơn, hé lộ cho nhân loại những chân lý chưa phổ biến.

Luân Xa (Phần XII) – Thái Dương Thiên Thần – The Solar Angel

Đấng Thái dương Thiên Thần (the Solar Angel) có lẽ là một trong những đề tài huyền nhiệm và bí ẩn nhất của Huyền Linh học mà đức D.K tiết lộ cho chúng ta trong thế kỷ 20. Chính nhờ Ngài mà chúng ta hiểu biết đội chút về những gì mà bà Blavatsky chỉ đề cập bóng gió trong bộ Giáo lý Bí truyền của Bà. Chúng tôi nói hiểu đội chút vì thực ra thông qua những gì Ngài tiết lộ chúng ta chỉ mới thấy chút ánh sáng le lói để hiểu về huyền nhiệm của bản thể con người.